Trang Chủ Hòa Bình là kết quả của Công Lý và Tình Liên Đới (Is 32,17; Gc 3,18; Srs 39) - Peace As The Fruit Of Justice and Solidarity Quà tặng Tin Mừng
Tiến sĩ Nguyễn Học Tập
Bài Viết Của
Tiến sĩ Nguyễn Học Tập
PHẨM GIÁ CON NGƯỜI TRONG HIẾN CHẾ GAUDIUM ET SPES
NGƯỜI TÍN HỮU GIÁO DÂN TRONG HIẾN CHẾ LUMEN GENTIUM - CHƯƠNG IV
TÌM HIỂU PHÚC ÂM THÁNH LUCA (40)
CÁM ƠN LÀ BIẾT SỐNG ĐỨC TIN
TÌM HIỂU PHÚC ÂM THÁNH LUCA (39)
GIÀU CÓ ĐÓNG CỔNG CON ĐƯỜNG ĐẾN CHÚA VÀ DỮNG DƯNG VỚI ANH EM
TÌM HIỂU PHÚC ÂM THÁNH LUCA (37).
CỦA CẢI VỮNG BỀN CHO ANH EM
TÌM HIỂU PHÚC ÂM THÁNH LUCA (36)
CHÚNG TA PHẢI ĂN MỪNG, EM CON ĐÃ CHẾT, MÀ NAY LẠI SỐNG.
“VÁC THẬP GIÁ MÌNH MÀ THEO TA”
TÌM HIỂU PHÚC ÂM THÁNH LUCA (34)
“AI HẠ MÌNH XUỐNG SẼ ĐƯỢC TÔN LÊN ”.
TÌM HIỂU PHÚC ÂM THÁNH LUCA (33)
“HÃY CỐ GẮNG QUA CỬA HẸP MÀ VÀO”
TÌM HIỀU PHÚC ÂM THÁNH LUCA ( 32)
NHẬN BIẾT DẤU CHỈ THỜI ĐẠI ĐỂ CHỌN LỰA MỤC ĐÍCH CHÍNH ĐÁNG
“BỞI ĐÂU TÔI ĐƯỢC THÂN MẪU CHÚA TÔI ĐẾN VỚI TÔI”
TÌM HIỂU PHÚC ÂM THÁNH LUCA (31)
PHẢI SẴN SÀNG ĐỢI CHỦ VỀ
TÌM HIỂU PHÚC ÂM THÁNH LUCA (30)
“HÃY LO TÌM NƯỚC THIÊN CHÚA”
TÌM HIỂU PHÚC ÂM THÁNH LUCA (29)
PHẨM GIÁ CON NGƯỜI TRONG HUẤN DỤ XẴ HỘI CỦA GIÁO HỘI (5).
TÌM HIỂU PHÚC ÂM THÁNH LUCA (28)
"MARIA ĐÃ CHỌN PHẦN TỐT NHẤT"
PHẨM GIÁ CON NGƯỜI TRONG HUẤN DỤ XÃ HỘI CỦA GIÁO HỘI (4)
TÌM HIỂU PHÚC ÂM THÁNH LUCA (27)
" AI THÂN CẬN VỚI NGƯỜI BỊ RƠI VÀO TAY KẺ CƯỚP ? "
PHẨM GIÁ CON NGƯỜI TRONG HUẤN DỤ XÃ HỘI CỦA GIÁO HÔI (3)
TÌM HIỂU PHÚC ÂM THÁNH LUCA (26)
TÌM HIỂU PHÚC ÂM THÁNH LUCA (25)
" ANH HÃY THEO TA ! "
PHẨM GIÁ CON NGƯỜI TRONG HUẤN DỤ XÃ HỘI CỦA GIÁO HỘI (2).
THẦY LÀ ĐẤNG KITÔ CỦA THIÊN CHÚA.
PHẨM GIÁ CON NGƯỜI TRONG HUẤN DỤ XÃ HỘI CỦA GIÁO HỘI (1)
TÌM HIỂU PHÚC ÂM THÁNH LUCA (23)
NÀNG ĐƯỢC THA THỨ NHIỀU, VÌ NÀNG ĐÃ THƯƠNG YÊU NHIỀU
TÌM HIỂU PHÚC ÂM THÁNH LUCA (22)
TA TRUYỀN CHO ANH HÃY TRỖI DẬY !
TÌM HIỂU PHÚC ÂM THÁNH LUCA (11)

 

 NGUYỄN HỌC TẬP

 

Phép Rửa cho Chúa Giêsu ( Lc 3, 21-22). 

Phép Rửa mà Chúa Giêsu đem đến là Phép Rửa " trong Chúa Thánh Thần và lửa ", chớ không còn phải là phép rửa đơn sơ chỉ để thanh tẩy đã được Gioan Tẩy Giả thực hiện.

Như vậy, điều đó nói lên diện mạo của vị Tiền Hô, người khước từ mọi khuynh, hướng cám dỗ cho rằng ngài đớng vai trò của Đấng Cứu Thế mà nhiều người ngoài khuôn viên các môn đệ ngài tưởng nghĩ đến.

Với tư tưởng đó, Thánh Gioan Tẩy Giả có ý và mời gọi mọi người chú tâm vào Chúa Giêsu.

Kế đến, như để hoàn hảo hóa diện mạo của Gioan Tẩy Giả, Thánh Luca tiên báo trước tin tức về cuộc tù tội của vị Tiền Hô do động tác của Erode Antipa thực hiện, để " bịt miệng " Gioan Tẩy Giả về cuộc sống ngoại tình của ông ta với Erodiade.

Đến đây, nói một cách nào đó, Thánh Luca giã biệt Gioan Tẩy Giả. Ngài không đề cập đến Gioan Tẩy Giả nữa và bỏ qua tường thuật lại biến cố tử đạo của Gioan, mặc dầu Thánh Luca đã có đọc trong Phuc Âm Thánh Marco, chương 6.

Tuy nhiên Thánh Luca cũng không thiếu nhắc lại trong những lần đề cập liên hệ đến Gioan Tẩy Giả sau đó ( Lc 7, 18-33) và cho biết Gioan Tẩy Giả vẫn còn hoạt động tích cực, ngay cả trong những lúc tù tội: 

   - " Tiểu vương Erode nghe biết những gì đã xãy ra, thì phân vân lắm. Thật vậy, có kẻ nói. " Đó là ông Gioan từ cỏi chết trỗi dậy. Kẻ khác nói: " Ông Elia xuất hiện đó ! ". Kẻ khác nữa: " Đó là một ngôn sứ thời xưa sống lại ! ". Còn vua Erode thì nói: " Ông Gioan, chính ta đã chém đầu rồi ! Vậy thì ông nầy là ai mà ta nghe đồn đến những chuyện như thế ? ". Rồi vua tìm cách gặp Chúa Giêsu " ( Lc 9, 7-9). 

Với phép rửa của Gioan tác động cho Chúa Giêsu, Thánh Luca đã kết thúc đoạn tường thuật lại vai trò tiền hô của Gioan Tẩy Giả. 

Trong biến cố đó, Thánh Luca, so với Thánh Matthêu và Thánh Marco, đem vào Phúc Âm của ngài biến cố trọng đại Chúa Giêsu tỏ mình ra, như là " Con yêu dấu " của Chúa Cha với hai yếu tố quan trọng:

   - yếu tố thứ nhứt là cầu nguyện, chủ đề thân thương đặc biệt đối với Thánh Luca;

   - yếu tố thứ hai là biến cố Chúa Thánh Thần tỏ hiện, làm cho ai cũng thấy được, dưới " thân thể " hình chim bò câu: 

     * " ...và đang khi Người cầu nguyện, thì trời mở ra, và Thánh Thần ngự xuống trên Người dưới hình dáng chim bò câu..." ( Lc 3, 21a). 

" Trời mở ra " khiến cho sự liên hệ, hội nhập giữa thế giới thiên thánh và con người trở thành hiện thực.

Các từng trời mở ra là thực thể thường được nhắc đến trong các bản văn về biến cố Chúa mạc khải và luôn luôn tiên báo một cuộc diện kiến: 

   - " Năm vua Ozia băng hà, tôi thấy Thiên Chúa ngự trên ngai rất cao, tà áo Người bao phủ Đền Thờ " ( Is 6, 1);

   - " Ngày mồng năm, tháng ba, năm thứ ba mươi, tôi đang ở giữa những người bị lưu đày, bên bờ sông Cheba, thì trời mở ra và tôi nhìn thấy thị kiến Thiên Chúa cho xem " ( Ez 6, 1 ).

   - " Ông nói: " Kià, tôi thấy trời mở ra, và Con Người đứng bên hữu Thiên Chúa " ( Act 7, 56 ).  

Nhưng trong đoạn phúc Âm chúng ta đang học hỏi, " trời mở ra " không có ý ám chỉ đến việc diện kiến thiên quốc, mà đúng hơn là biến cố hiện xuống của Chúa Thánh Thần.

Có lẽ đoạn Cựu Ước mà Thánh Luca liên tưởng đến khi thuật lại biến cố, được ngài lấy lại đoạn của tiên tri Isaia: 

   - " Từ lâu rồi, chúng con là những kẻ không còn được Ngài cai trị, không còn được cầu khẩn danh Ngài. Phải chi Ngài xé trời mà xuống, cho núi non rung chuyển trước Thánh Nhan " ( Is 63, 19). 

Đây là một lời cầu nguyện mà người đang khẩn cầu van xin Chúa mở ra các từng trời, tỏ hiện Người ra và ngự xuống giữa dân chúng, để khởi đầu một cuộc xuất hành mới khỏi ách nô lệ.

Những lời gợi ý đó trong sách tiên tri Isaia nói lên ý nghĩa quan trọng trong phép rửa cho Chúa Giêsu, sau một thời gian thinh lặng chờ đợi lâu dài, Thiên Chúa trở lại hiến tặng mình cho con người và nói chuyện với con người    

   " dưới hình dáng chim bò câu ", 

     * " Chúng sẽ chạy tới lẹ như chim từ Ai Cập, như bò câu từ đất Assiria và Ta sẽ cho chúng cư ngụ trong nhà của chúng, sấm ngôn của Chúa " ( Os 11, 11);

     * " Sao các ngươi nằm yên sau tường kín, khi cánh bò câu dát bạc long lanh, cả bộ lông mườn tượng ánh vàng ..." ( Ps 68, 14), 

Đó là truyền thống cỗ cựu diễn tả dân Israel và cộng đồng thời cánh chung với hình ảnh chim bò câu.

Qua câu ghi nhận " dưới hình dáng chim bò câu " vừa kể, Thánh Luca có ý nói lên Chúa Giêsu có thể dang rộng tay Người ra và chạm đến cộng đồng dân chúng mới đang được thành hình chung quanh Người. Điều đó đã có thể thực hiện được một cách đặc biệt, khi Chúa Thánh Thần hiện xuống, Người đã thực hiện lời hứa trong Phép Rửa của Chúa Giêsu ban cho chúng ta. 

   " Từ trời có tiếng phán rằng " , " từ trời " không chỉ có nghĩa là nơi phát xuất, cho bằng đúng hơn là nói lên uy quyền của tiếng phán.

Đây là cách diễn tả Thánh Kinh, được thể hiện dưới nhiều hình thức và ám chỉ một sứ điệp hay một động tác nói lên niềm hy vọng của mình vào Thiên Chúa và vào quyết định của Người: 

   - " Thiên Chúa phán với ông Moisen: " Ta sẽ đến với ngươi trong đám mây dày đặc, để khi Ta nói với ngươi thì dân nghe thấy và cũng tin vào ngươi luôn mãi ". Ông Moisen thưa lại với Chúa những lời dân nói " ( Ex 19, 9);

   - " Thiên Chúa gọi Samuel. Cậu thưa: " Dạ con đây ". Rồi chạy lại với ông Elia và thưa: " Dạ, con đây, thầy gọi con ". Ông bảo: " Thầy không gọi con đâu, về ngủ đi ..." ( 1 Sam 3, 4ss).

   - " Trong khi Samuel dâng lễ toàn thiêu, thì người Philistine tiến lại giao chiến với Israel và Thiên Chúa. Nhưng hôm đó, Chúa giáng sấm sét ầm ầm xuống người Philistine; Người khiến chúng tán loạn và và chúng bị Israel đánh bại " ( 1 Sam 7, 10); Ps. 29. 

    " Con là con yêu dấu của Cha ", các từ ngữ " con của Cha " được Tân Ước chuyển đổi ý nghĩa từ từ ngữ Do Thái " ebed " ( người đầy tớ ) của Cựu Ước. Bởi lẽ " người đầy tớ Chúa " là con người  lý tưởng cũng như là người đại diện cho cả cộng đồng: 

     * " Đây là tôi trung Ta nâng đỡ, là người Ta tuyển chọn và qúy mến hết lòng. Ta cho Thánh Thần Ta ngự trên nó; nó sẽ làm sáng tỏ công lý trước muôn dân " ( Is 42, 1 ). 

Chúa Giêsu hoàn toàn hội nhập vào cộng đồng thời cánh chung, đến nỗi được chịu phép rửa như tất cả mọi người; nhưng Người cũng hội nhập đặc tính duy nhứt con người của Người ( bản tính Thiên Chúa ) vào lý tưởng cao cả nhứt và vào các hy vọng của con người.

Vì lý do sự hội nhập hoàn toàn của Người vào mọi sự yếu đuối của nhân loại, Người Đấy Tớ Chúa Giêsu cũng phải hội nhập mình vào cái chết của nhân loại để có thể thẩm thấu đời sống vào mỗi lãnh vực cuộc sống của con người.

Điều liên kết hội nhập đó của phép rửa Người nhận trên sông Giordano được liên kết với cuộc tử nạn và  phục sinh của Người, được thể hiện rõ ràng trong Phúc Âm Thánh Luca: 

    - " Thầy còn một phép rửa phải chịu và  lòng Thầy khắc khoải biết bao cho đến khi việc nầy hoàn tất " ( Lc 12, 50) ; ( Mc 10, 38).    

Dường như trong Phúc Âm Thánh Luca, các từ ngữ " Con của Cha " được hoàn hảo hoá bởi những gì trước đó nói về Chúa Thánh Thần, cũng là điều tuyên xưng bản tính thần linh của Chúa Giêsu.

Tác giả: Tiến sĩ Nguyễn Học Tập

Nguyện xin THIÊN CHÚA chúc phúc và trả công bội hậu cho hết thảy những ai đang nỗ lực "chắp cánh" cho Quê hương và GHVN bay lên!