Trang Chủ Hòa Bình là kết quả của Công Lý và Tình Liên Đới (Is 32,17; Gc 3,18; Srs 39) - Peace As The Fruit Of Justice and Solidarity Quà tặng Tin Mừng
Tiến sĩ Nguyễn Học Tập
Bài Viết Của
Tiến sĩ Nguyễn Học Tập
PHẨM GIÁ CON NGƯỜI TRONG HIẾN CHẾ GAUDIUM ET SPES
NGƯỜI TÍN HỮU GIÁO DÂN TRONG HIẾN CHẾ LUMEN GENTIUM - CHƯƠNG IV
TÌM HIỂU PHÚC ÂM THÁNH LUCA (40)
CÁM ƠN LÀ BIẾT SỐNG ĐỨC TIN
TÌM HIỂU PHÚC ÂM THÁNH LUCA (39)
GIÀU CÓ ĐÓNG CỔNG CON ĐƯỜNG ĐẾN CHÚA VÀ DỮNG DƯNG VỚI ANH EM
TÌM HIỂU PHÚC ÂM THÁNH LUCA (37).
CỦA CẢI VỮNG BỀN CHO ANH EM
TÌM HIỂU PHÚC ÂM THÁNH LUCA (36)
CHÚNG TA PHẢI ĂN MỪNG, EM CON ĐÃ CHẾT, MÀ NAY LẠI SỐNG.
“VÁC THẬP GIÁ MÌNH MÀ THEO TA”
TÌM HIỂU PHÚC ÂM THÁNH LUCA (34)
“AI HẠ MÌNH XUỐNG SẼ ĐƯỢC TÔN LÊN ”.
TÌM HIỂU PHÚC ÂM THÁNH LUCA (33)
“HÃY CỐ GẮNG QUA CỬA HẸP MÀ VÀO”
TÌM HIỀU PHÚC ÂM THÁNH LUCA ( 32)
NHẬN BIẾT DẤU CHỈ THỜI ĐẠI ĐỂ CHỌN LỰA MỤC ĐÍCH CHÍNH ĐÁNG
“BỞI ĐÂU TÔI ĐƯỢC THÂN MẪU CHÚA TÔI ĐẾN VỚI TÔI”
TÌM HIỂU PHÚC ÂM THÁNH LUCA (31)
PHẢI SẴN SÀNG ĐỢI CHỦ VỀ
TÌM HIỂU PHÚC ÂM THÁNH LUCA (30)
“HÃY LO TÌM NƯỚC THIÊN CHÚA”
TÌM HIỂU PHÚC ÂM THÁNH LUCA (29)
PHẨM GIÁ CON NGƯỜI TRONG HUẤN DỤ XẴ HỘI CỦA GIÁO HỘI (5).
TÌM HIỂU PHÚC ÂM THÁNH LUCA (28)
"MARIA ĐÃ CHỌN PHẦN TỐT NHẤT"
PHẨM GIÁ CON NGƯỜI TRONG HUẤN DỤ XÃ HỘI CỦA GIÁO HỘI (4)
TÌM HIỂU PHÚC ÂM THÁNH LUCA (27)
" AI THÂN CẬN VỚI NGƯỜI BỊ RƠI VÀO TAY KẺ CƯỚP ? "
PHẨM GIÁ CON NGƯỜI TRONG HUẤN DỤ XÃ HỘI CỦA GIÁO HÔI (3)
TÌM HIỂU PHÚC ÂM THÁNH LUCA (26)
TÌM HIỂU PHÚC ÂM THÁNH LUCA (25)
" ANH HÃY THEO TA ! "
PHẨM GIÁ CON NGƯỜI TRONG HUẤN DỤ XÃ HỘI CỦA GIÁO HỘI (2).
THẦY LÀ ĐẤNG KITÔ CỦA THIÊN CHÚA.
PHẨM GIÁ CON NGƯỜI TRONG HUẤN DỤ XÃ HỘI CỦA GIÁO HỘI (1)
TÌM HIỂU PHÚC ÂM THÁNH LUCA (23)
NÀNG ĐƯỢC THA THỨ NHIỀU, VÌ NÀNG ĐÃ THƯƠNG YÊU NHIỀU
TÌM HIỂU PHÚC ÂM THÁNH LUCA (22)
TA TRUYỀN CHO ANH HÃY TRỖI DẬY !
TÌM HIỂU PHÚC ÂM THÁNH LUCA ( 8 )

 NGUYỄN HỌC TẬP

 

   2 - Biến cố Chúa Giêsu sinh ra ( Lc 2, 1-40). 

Đoạn tường thuật được viết theo thể văn song đôi với biến cố của Gioan Tẩy Giả. tuy vậy, có hai điều khác biệt nhau, Đó là đối với Con của Mẹ Maria, Thánh Luca đặc tâm chú ý đến

   - nơi chốn được sinh ra,

   - trong khi đó thì đối với Gioan Tẩy Giả, Thánh Luca đặt trọng tâm biến cố cắt bì và việc đặt tên cho cậu bé.

Các câu văn ( Lc 2, 1-7) đề cặp đến

   - lệnh kiểm tra dân số,

   - cuộc hành trình song thân của " cậu con đầu lòng ".

Lệnh kiểm tra dân số của Cesare Augusto, hoàng đế của đế quốc Roma, là cách Thánh  Luca tìm cách đặt để, làm cho  Chúa Giêsu hội nhạp vào dòng lịch sử thế giới. Và ngài còn lập lại rõ ràng hơn sau đó: 

   - " Năm thứ mười lăm dưới triều đại hoàng đế Tiberio. Ponzio Pilato làm thống đốc miền Giudea, Herode là tiểu vương miền Galilea, người em Philipphê làm tiểu vương miền Iturea và miền Traconitide, và Lisània làm tiểu vương miền Abilène, Anna va Caipha làm thượng tế, có lời Thiên Chúa phán cùng con ông Zaccaria là ông Gioan trong hoang địa ( Lc 3, 1-2 ). và cho thấy đồ án của Thiên Chúa dùng lệnh kiểm tra dân số nầy của Cesare Augusto.

Cũng vậy, trong Sách Tông Đồ Công Vụ, Chúa cũng sẽ dùng chính các lề luật Roma để dẫn đưa Thánh Phaolồ đến Roma loan báo Phúc Âm.

Sau cùng, đó cũng là biện chứng cho chuyến đi: là một biện chứng, bởi vì cuộc kiểm tra dân số luôn luôn được thực hiện tại miền đất đang cư ngụ, chớ không cần phải tại nguyên quán của các đương sự.

Cách tường thuật bằng liệt kê vừa kể là cách viết cá biệt của Thánh Luca, khác biệt với lối hành văn của Do Thái.Trong ý nghĩa đó, Thánh Luca đã góp phần vào các bản văn tường thuật về thời niên thiếu trước đó.

Thật vậy, Thánh Luca biết rõ Hài Nhi Giêsu được sinh ra ở Bethlem, thị xả của vua David. Đó là thị xả cho phép nhấn mạnh thêm một lần nữa dòng tộc vua David của Chúa Giêsu: 

   - " Bởi đó, ông Giuse, từ thành Nazareth, miền Galilea lên thành vua David, tức là Bethlem, miền Giudea, vì ông thuộc gia đình dòng tộc vua David " ( Lc 2, 4 ).

Tuy vậy Thánh Luca không trích dẫn lời tiên tri của ngôn sứ Michea ( 5, 1 ), như thánh Matthêu đã ghi lại: 

   - " Phần ngươi, hỡi Bethlem, miền đất Giuda, ngươi đâu phải là thành phố nhỏ nhất, của Giuda, bởi vì ngươi là nơi vị lãnh tụ chăn dắt Israel dân Ta sẽ ra đời " ( Mt 2, 6 ). 

Nhưng đó cũng là điều dễ hiểu trong hai chương 1 - 2, thánh Luca dùng rất ít các trích dẫn.

Trên thực tế chuyến lữ hành của các mục đồng không kết thúc ở Bethlem, mà trong hang đá với Hài Nhi Giêsu được đặt nằm trong máng cỏ, " vì hai ông bà không tìm được chỗ trong nhà trọ " ( Lc 2, 7).

Hiểu được hiện trạng của các mục đồng, chúng ta hiểu được không  nơi nào thích hợp nhứt đối với họ hơn là máng cỏ.

Và như vậy, chúng ta được hướng dẫn chú tâm vế phía các mục đồng.

Đối với Thánh Luca, hiện trạng các mục đồng ở Palestine bị coi là hạng người bất chính, trộm cắp, rất có ý nghĩa.

Những con người có địa vị thấp hèn trong xã hội, là những hạng người có liên hệ trước tiên đối với biến cố sinh ra của Đấng có người mẹ ở địa vị khiêm tốn: 

   - " Phận nữ tỳ hèn mọn, Người đoái thương nhìn tới, ; từ nay hết mọi đời sẽ khen tôi diễm phúc " 8 lc 1, 48).

Và cũng chính cho những người ở địa vị khiêm tốn thấp hèn đó lại là những người tiên khởi được mời gọi đón nhận báo Tin Mừng: 

   - " Thánh Thần Chúa ngự trên tôi, vì Chúa đã xức dầu tấn phong tôi, để tôi loan báo Tin Mừng cho kẻ nghèo hèn, Người đã sai tôi đi công bố cho kẻ bị giam cầm biết họ được tha, cho người mù biết họ được sáng mắt, trả lại tự do cho người bị áp bức, công bố một năm hồng ân của Chúa " ( Lc 4, 18).  

Như vậy Hài Nhi sơ sinh đã trở thành Đấng mà người tội lỗi có thế đến được và sẽ cùng ăn đồng bàn với họ: 

   - " Những người Pharisêu và các kinh sư bèn xầm xì với nhau: " Ông nầy đón tiếp phường tội lỗi và ăn uống với chúng " ( Lc 15, 2 ).

Việc mạc khải thực sự ( Lc 2, 9-12 ) chứa nhiều yếu tố nhắc lại những gì đã được loan báo cho Zaccaria và Mẹ Maria, chỉ có điều thắc mắc thường tình con người ( như của Zaccaria và Mẹ Maria ) không được nhắc đến:  

   - " Bỗng sứ thần Chúa đứng bên họ, và vinh quang của Chúa chiểu toả chung quanh, khiến họ kinh khiếp hãi hùng. Nhưng sứ thần bảo họ: " Anh em đừng sợ !  Nầy tôi báo cho anh em một tin mừng trọng đại , cũng là tin mừng cho toàn dân: hôm nay một Đấng Cứu Độ đã sinh ra cho anh em trong thành vua David, Người là Đấng Kitô Đức Chúa. Anh em cứ dấu nầy mà nhận ra Người: anh em sẽ gặp thấy một trẻ so sinh bọc tả, nằm trong máng cỏ ". 

Trong đoạn Phúc Âm vừa trích dẫn, " một sứ thần Chúa " thay thế cho thiên sứ Gabriel. Biến cố sinh ra của Chúa Giêsu là một "tin mừng " ( theo từ ngữ là Phúc Âm ), tin mang đến" niềm vui mừng trọng đại"

Hài Nhi sơ sinh được giới thiệu với ba tước hiệu:

   - " hôm nay được sinh ra cho anh em ", những kẻ nghèo khó và dân chúng thấp hèn, tầm thường.

   - một " Đấng Cứu Độ " ( Salvatore )

   - là " Đấng Cứu  Độ ( Messia )  Thiên Chúa "

Cả ba tước hiệu đó là những tước hiệu được thoát xuất từ đức tin phục sinh của Giáo Hội . Hai tước hiệu cuối cùng  " Đấng Cứu Độ " ( Salvatore ) và " Đấng Cứu Độ ( Messia ) Đức Chúa " là những tước hiệu được thể hiện trong bối cảnh Do Thái.

Tước hiệu thứ nhứt " Hài Nhi sơ sinh ", trong bối cảnh dân ngoại, để đối nghịch lại lòng tôn thờ hoàng đế Cesare, được coi như là người giải thoát dân chúng.

Như vậy, đối với các mục đồng, được loan báo những điều loan báo ( kérigma ) của Giáo Hội, mà Thánh Phêrô và Thánh Phaolồ giảng dạy:

   - " Vậy toàn thể nhà Israel phải biết điều nầy : Chúa Giêsu mà anh em đã treo trên thập giá, Thiên Chúa đã đặt Người làm Đức Chúa và làm Đấng Kitô " ( Act 2, 36).

   - " Vì vậy ở chỗ khác lại có lời rằng: " Người sẽ không để Vị Thánh của Người phải hư nát " ( Act 13, 35 )   

   " Dấu chỉ ", hiện diện ở đây, cũng như trong hai lần tiên báo cho Zaccaria và MẹMaria, nhưng ở đây các mục đồng không hề đòi hỏi. Dấu chỉ được nói lên cho các mục đồng rất đối nghịch lại các tước hiệu được đề cập đến cho Chúa Kitô.

Thật vậy " dấu chỉ " làm cho những kẻ đi tìm có thể gặp được Hài Nhi sơ sinh là " một trẻ sơ sinh bọc tả " , nằm trong máng cỏ, thay vì nằm trong một chiếc nôi trong một dinh thự nào đó.

Trong khi Israel đang mong đợi một vị cứu độ được sinh ra với các dấu chỉ phi thường ( vì sao dẫn đường cho các nhà Chiêm Tinh trong Phúc Âm Thánh Matthêu chẳng hạn ( Mt 2, 2-9), dấu chỉ ở đây được báo cho thật là thích hợp cho những người mục đồng khiêm tốn và cũng tiên báo liên hệ đến Đấng Cứu Độ, đau khổ của những ke nghèo hèn. Dấu chỉ đó thật thich hợp cho các mục đồng.

Kế đến các mục đồng được thấy và nghe " muôn vàn thiên binh hợp với sư thần cất tiếng ngợi khen Thiên Chúa ..." .

Bài ca ngợi khen ngắn gọn mời gọi các mục đồng ( dĩ nhiên và cả chúng ta, những ai đang đọc Phúc Âm )  hãy nhận biết uy quyền của Thiên Chúa. Đấng trong biến cố sinh ra của con Mẹ Maria, ban cho con người bình an, tức là cuộc sống an ninh, thuận thảo và thinh vượng cho con người, đối tượng lòng tốt lành của Người: 

   " Vinh danh Thiên Chúa trên trời,

      bình an dưới thế cho loài người Chúa thương,( buonae voluntatis )  " ( Lc 2, 14 ). 

" Buonae voluntatis " ( từ ngữ La Tinh " buonae voluntatis " được dùng ở cas géneitif ở đây không phải được dùng để ám chi " của loài người có lòng ngay chính, có thiện ý ", như chúng ta thường hiểu trong quá khứ là là " của Lòng Tốt  Lành của Thiên Chúa ( hay loài người Chúa thương ). .

Bởi đó câu " bình an dưới thế cho loài người Chúa Thương ", như cách dịch Việt ngữ hiện tại.

Thiên Chúa không phải là Đấng thích thú thiện ý của con người, mà đúng hơn là Đấng ban tràn ngập lòng tốt lành của Người vào trong con người, được thể hiện qua động tác

   - Người tạo dựng nên con người giống hình ảnh của Người ( Gen 1, 26-27),     

   - từ là tạo vật, Thiên Chúa nhắc  con người lên được trở thành con cái Người ( Mt 6, 9 )

   - và tiền định cho con người được tham dự vào bản tính Thiên Chúa của Người ( 2 Pt 1, 4 ).

Trong đoạn tường thuật Phúc Âm Thánh Luca đến đây, các mục đồng chỉ là những chủ thể thụ động.  

Nhưng từ đây trở đi, tình trạng thụ động của họ đã chấm dứt: họ đã thấy được những gì được thiên sứ tiên báo cho , và bắt đầu loan báo cho dân chúng, khiến cho dân chúng được nghe đều lấy làm lạ lùng, như những gì đã xảy ra cho các thân nhân của Zaccaria:

    -  " ai nấy đều bỡ ngỡ " ( Lc 1, 63 )

Và cũng lấy làm lạ lùng nơi song thân của Chúa Giêsu:

   - " Cha mẹ Hài Nhi ngạc nhiên vì những lời ông Simeon nói về Người " ( Lc 2, 33 )

Câu Phúc Âm ( Lc 2, 20 ) còn cho thấy rõ động tác của các mục đồng sau khi được chứng kiến những gì tai nghe mắt thấy được thiên sứ báo cho: đó là sau khi ra đi, họ bắt đầu thay thế thiên sú  " vinh danh và ngợi khen Thiên Chúa ": 

   - " Bỗng có muôn vàn thiên binh hợp với sứ thần cât tiếng ngợi khen Thiên Chúa rằng:

     " Vinh danh Thiên Chúa trên trời,

       bình an dưới thế cho loài người Chúa thương " ( Lc 2, 13-14 )

   - " Rồi các người chăn chiên ra về, vừa đi vừa tôn vinh ca tụng Thiên Chúa, vì mọi điều đã được mắt thấy tai nghe, đúng như đã được nói với họ " ( Lc 2, 20). 

Câu ( Lc , 21) diễn tả phần chuyển tiếp những gì kế đến. Như đối với người con của Zaccaria va bà Elisabeth, việc đặt tên cho chú bé trở thành một nghi thức quan trọng trong động tác cắt bì, , bởi lẽ đó là điều, trong cả hai trường hợp, vâng theo lệnh truyền của thiên sứ Gabriel. Nếu cảnh tượng của nghi thức đối với vị tiền hô được kể lại dài dòng với nhiều chi tiết, thì biến cố cắt bì của Chúa Giêsu chỉ được đề cặp thoáng qua. 

   " Vết nhơ của Mẹ Maria ",  không phải là vết nhơ thuộc lãnh vực luân lý, mà chỉ co tính cach là một nghi thức, cũng như Chúa Giêsu tuân giữ hoàn hảo Lề Luật Moisen và ngấm chìm mình vào dòng giống nhân loại để biến đổi nhân loại; cũng vậy Mẹ Maria được Phúc Âm  trình diện hoàn toàn một người phụ nữ như các phụ nữ khác :

   - " Hãy nói với con cái Israel, khi một người đàn bà có thai và sinh con trai, thì sẽ ra ô uế trong vòng bảy ngày, nó sẽ  ô uế như những ngày bị khó ở vì kinh nguyệt. Đến ngày thứ tám, đứa bé sẽ được cắt bì nơi da quy đầu. Rồi người đàn bà phải đợi ba mươingày mới cho máu được thanh tẩy, nó không được đụng đến vật thánh nào và không được vào thánh điện , cho đến khi mãn thời gian thanh tẩy của mình " ( Lv 12, 2-4 ), 

Việc Mẹ Maria được thanh tẩy, cũng như động tác chịu cắt bì của Chúa Giêsu, là những gì có liên hệ đến mọi thành phần dân chúng Israel. 

   " Tiến dâng Chúa Giêsu trong đền thờ ", đó là động tác tuân giữ Lề Luật ( Ex13, 1-16) , thời điểm thượng đỉnh trong đoạn tường thuật về thời niên thiếu của Chúa Giêsu; trong tất cả phần còn lại của đoạn tường thuật, Giêrusalem chiếm vị trí trung tâm điểm.

Thánh Luca không đề cập gì đến " động tác chuộc lại " hay cứu độ của Chúa Giêsu,

   - " Tất  cả các con đầu lòng của bất cứ xác phàm nào, dù là người hay súc vật, mà ngươi đã dâng cho Thiên Chúa, đều được dành cho Người, nhưng ngươi phải chuộc lại con đầu lòng của người ta , và con đầu lòng của súc vật không sạch, ngươi cũng cho chuộc lại " ( Nm 18, 15...).

Thánh Luca không đề cập gì đến việc chuộc lại Chúa Giêsu, bởi lẽ Người là sở hữu của Cha Người trên thiên quốc, ngay cả trước khi có nghi thức hiến dâng đó.

Hành động đó của Mẹ Maria và Thánh Giuse cho thấy đâu là lý do, mà vì đó Thánh Luca không hề đề cập đến trong ngày lễ tiến dâng Chúa Giêsu trong đền thờ. Không có phẩm vật tiến dâng để " chuộc lại ", bởi lẽ Hài Nhi Giêsu thuộc quyền tư hữu của Chúa Cha.

Thay vì con chiên một tuổi, Mẹ Maria và Thánh Giuse dâng hiến " phẩm vật của những kẻ khó nghèo nghèo, một cặp bồ câu con, một con để dang hiến, con kia bị giết đi để đền tội:

   - " Khi mãn thời gian thanh tẩy, dù sinh con trai hay con gái, nó phải đem đến cho tư tế ở cửa Lều Hội ngộ một con chiên một tuổi làm lễ toàn thiêu, một bồ câu non hay một chim gáy để làm lễ tạ tội. Tư tế dâng chúng trước nhan Chúa và cử hành lễ xá tội cho nó và nó sẽ được thanh tẩy sau khi đã xuất huyết. Đó là luật về người đàn bà sinh con trai hay con gái  " ( Lv 12, 6-8 ).

   - " Nếu người ấy không có phương tiện kiếm được chiên dê, thì vì tội đã phạm, nó phải đưa dến dâng cho Chúa lễ vật đền tội, là một đôi chim gáy hay một đôi bò câu non, một con làm lễ tạ tội, một con làm lễ toàn thiêu. Nó sẽ đưa chim đến cho tư tế. Trước tiên tư tế sẽ tiến dâng con chim làm lễ tạ tội, tư tế sẽ cấu đầu con chim ở gần gáy, nhưng không tách hẵn ra ; tư tê sẽ rảy máu lễ vật tạ tội  vào thành bàn thờ, phần máu còn lại sẽ được bóp vào chân bàn thờ.Đó là lễ tạ tội. Còn con thứ hai, tư tế sẽ dâng làm lễ toàn thiêu như luật định. Tư tế sẽ cử hành lễ xoá tội như thế cho nó khỏi tội đã phạm, và nó sẽ đươc tha " ( Lv 5, 7-10). 

   " Simeon " , là người không can dự gì đến các việc phục vụ đền thờ, ông đến đền thờ vì được  Thánh Thần thúc đẩy:

   - " Có một người tên là Simeon; ông là người công chính và sùng đạo, ông những mong chờ niềm an ủi của Israel, và Thánh Thần hằng ngự trên ông...Ông đã được Thánh Thần thúc đẩy, ông lên Đền Thờ vào lúc cha mẹ Hài Nhi đem con tới để chu toàn thủ tục Lề Luật đã truyền liên quan đến Người " ( Lc 2, 25-28).

Cả Simeon cũng là người đang đợi thực hiện lời tiên tri " bảy mươi tuần ", tức la thời điểm cuối cùng khi Chúa đến giải thoát dân Người: đó là niềm hy vọng được đề cập đến trong " sách an ủi " ( Is 40-50).

Simeon có được một ân sủng đặc biệt: ông biết rằng thời điểm đó đang đến gần, ông sẽ thấy thời điểm trong đó, với biến cố đến của vị cứu độ, dòng lịch sử sẽ hoàn toàn được đảo ngược. Ông là người gác dan cuối cùng của giao ước cũ, đang mong đợi thời điểm của Đấng Cứu Độ, được diễm phúc " bồng lấy trên tay " người con trai đầu tiên của thế giới mới, mà ông nhận ra. Bởi đó bất thần ông cất tiếng lên hát

  - một bài ca ngợi khen:

   * " Muôn lạy Chúa, giò đây theo lời Ngài hứa, xin để tôi tớ nầy được an bình ra đi, vì chính mắt con được thấy ơn cứu độ " ( Lc 2, 29-30),

   - và một lời tiên tri:

     * " Ông Simeon chúc phúc cho hai ông bà và nói với bà Maria, mẹ của Hài Nhi: " Thiên Chúa đã đặt cháu bé nầy lam duyên cớ cho nhiều người Israel ngã xuống hay đứng lên.Cháu còn là dấu hiệu cho người đời chống báng, và như vậy những ý nghĩ từ thâm tâm nhiều người sẽ lộ ra. Còn bà, một lươi gươm sẽ đâm thâu tâm hồn bà " ( Lc 2, 34-35).

Khác với các bài ca ngợi khen của Mẹ Maria và Zaccaria, nói về Chúa bằng cách dùng ngôi thứ ba:

   -" Linh hồn tôi ngợi khen Chúa, lòng trí tôi hớnhở vui mừng, vì Thiên Chúa Đấng Cứu Độ tôi.." ( Lc 1, 46-55),

   - " Chúc tụng Chúa là Thiên Chúa Israel, đã viếng thăm cứu chuộc dân Người ..." ( Lc 1, 68-79),Ông Simeon chúc tụng Chúa bằng cách kính thưa trực tiếp với Người, ở ngôi thứ hai:

   - " Muôn lạy Chúa, giờ đây theo lời Ngài hứa..." ( Lc 2, 29-30 ).

Trước nhan Thiên Chúa là Đấng giữ lời hứa, Simeon biết rằng phận vụ gác dan của mình cho giao ước cũ đã chấm dứt, Và như vậy, cũng như tổ phụ Abraham, ông có thể ra đi bình an theo các tổ phụ và được chôn cất như các ngài:

   - " ...xin để tôi tớ nầy được an bình ra đi ..." ( Lc 2, 29).

   - " Còn ngươi sẽ về với cha ông ngươi bình an, và sẽ được chôn cất sau khi hưởng tuổi già hạnh phúc " ( Gen 15, 15 ).

Abraham không những đã nhận được lời hứa, mà còn nhìn thấy lời hứa đã được thực hiện.  

Ngoài ra Thánh Thần không những cho Simeon ánh sáng mới về sứ mạng của Hài Nhi, sứ điệp mà thiên sứ Gabriel không mạc khải cho Mẹ Maria: đó là Chúa Giêsu là người Đầy Tớ Chúa, mà Chúa Cha đã dành để trở thành ánh sáng cho muôn dân , để sự cứu độ của người được trải rộng ra cho đến tận cùng trái đất:

   - " Người phán: " Nếu ngươi chỉ là tôi trung của Ta, để tái lập các chi tộc Giacop, đễ dẫn đưa các người Israel sống sót trở về, thì vẫn còn quá ít. Vì vậy, Ta đặt ngươi làm ánh sáng muôn dân, để ngươi đem ơn cứu độ của Ta đến tận cùng cõi đất " ( Is 49, 6 ).

" ...ơn cứu độ Ta đến tận cùng cõi đất " , như vậy dân ngoại không phải chỉ là những chứng nhân, mà cũng là những người được hưởng ơn cứu độ quyết định, với tước hiệu đầy đủ như dân Israel.

Đây là một điều tối quan trọng được báo cho biết trước. Bởi vì chương trình đó sẽ đưọc Chúa Phục Sinh loan báo,

   - " ...phải nhân danh Người mà rao giảng cho muôn dân, bắt đầu từ Giêrusalem, kêu gọi họ sám hối để được ơn tha tội " ( Lc 24, 47),

và được Thánh Phaolồ nhân danh Chúa Kitô thực hiện lời tiên tri đó của Isaia:

   - "Bấy giờ ông Phaolồ và ông Barnaba mạnh dạn lên tiếng: " Anh em phải là những người đầu tiên được nghe công bố lời Thiên Chúa, nhưng vì anh em khước từ lời ấy, và tự coi mình không xứng đáng hưỏng sự sống đời đời , thì đây chúng tôi quay về phía dân ngoại. Vì Chúa truyền cho chúng tôi thế nầy: " Ta sẽ đặt ngươi làm ánh sáng muôn dân, để đem ơn cứu độ đến tận cùng cõi đất " ( Act 14, 46-47). 

Nhưng trong đoạn Phúc Âm, lời ca ngợi khen của Simeon đưọc tiếp nối bằng lời tiên tri hăm doạ:

   - " Thiên Chúa đã đặt cháu bé nầy làm nguyên cớ cho nhiều người Israel ngã xuống hay đứng lên. Cháu còn là dấu hiệu cho người đời chống báng; và như vậy, những ý nghĩ từ thâm tâm nhiều người sẽ lộ ra. Còn chính bà, một lưỡi gươm đâm thâu tâm hồn bà " ( Lc 2, 34- 35 ),

Người con của Mẹ Maria sẽ là nguyên cớ cho sự chia rẻ trong Israel. Lời tiên tri đó cũng chính là những gì Chúa Giêsu tự nói về mình:
     - " Anh em tưởng Thầy đến để ban hoà bình cho trái đất sao?Thầy bảo cho anh em biết không phải như vậy đâu, nhưng là đem sự chia rẽ. Vì từ nay, năm người trong cùng một nhà, sẽ chia rẽ nhau, ba chống hai, hai chông ba " ( Lc 12, 51-52).

Thái độ chối bỏ Chúa Giêsu và động tác của Người, từ đây sẽ là sợi chỉ đỏ chạy dài theo suốt tác phẩm của Thánh Luca cho đến đoạn kết thúc khủng khiếp của Sách Tông Đồ Công Vụ: trước mặt các người Do Thái khước từ Chúa Giêsu, Thánh Phaolồ sẽ tuyên bố rằng ơn cứu độ sẽ được gởi đến cho dân ngoại, bởi vì họ biết nghe theo:

   - " Nghe ông nói, người thì được thuyết phục, người thì không chịu tin. Khi giải tán, họ vẫn không đồng ý với nhau; ông Phaolồ chỉ nói thêm một lời:" Thánh Thần đã nói rất đúng khi dùng ngôn sứ Isaia mà phán với cha ông của anh em rằng: " Hãy đến gặp dân nầy và nói: các ngươi có lắng tai nghe cũng không hiểu, có trố mắt nhìn cũng chẳng thấy, vì lòng dân nầy đã ra chai đá: chúng đã bịt tai, nhám mắt, kẻo mắt chúng thấy, tai chúng nghe và lòng chúng hiểu được mà hoán cải , và rồi Ta sẽ chữa chúng cho lành . Vậy xin anh em biết cho rằng: ơn cứu độ nầy của Thiên Chúa đã được gởi đến cho các dân ngoại,  thì họ sẽ nghe. Ông nói như vậy rồi, thì người Do Thái đi ra, họ tranh luận với nhau  " ( Act 28, 24-29).

Nói cho cùng, con người phải nói lên thái độ mình chấp nhận hay chống báng lại lời mời gọi của Thiêjn Chúa: điều đó cho phép tỏ hiện ra tư tưởng bí ẩn của nhiều người, tức là thái độ chai đá của tâm hồn họ. 

Lời tiên tri vừa kể tthể hiện một điều xác tín của Thánh Kinh: chính các ơn Chúa ban cho là nguồn mạch cho sự sống hay cho cái chết, tùy theo cách đón nhận của những ai nhận được.

Bằng một vài lời ngắn ngủi, Simeon cho biết sự chia rẻ vừa kể của dân chúng sẽ làm tổn thương Mẹ Maria trong cuộc sống thâm sâu của Mẹ.

Điều vừa kể khiến cho chúng ta không thể nào quên được nỗi đau khổ của Mẹ dưới chân thánh giá, điều đó chúng ta không được Thánh Luca kể lại cho. Nhưng với tư cách là mẹ của Đấng Cứu Thế, Mẹ Maria đau khổ hơn thập bội các người Do Thái khác, bởi cách việc cứu độ đó sẽ được thực hiện. 

Đoạn tường thuật về thời niên thiếu của Chúa Giêsu có thể được kết thúc ở đây. Bà ngôn sứ già Anna cũng hiện diện, nhưng không thốt lên một mạc khải lời nào, nhưng chỉ nói lên bằng những ngôn từ gián tiếp:

   - " Lại có một nữ ngôn sứ tên Anna, con ông Fannuele, thuộc chi tộc Aser. Bà đã nhiều tuổi lắm.Từ khi xuất giá, bà đã sống với chồng được bảy năm, rồi ở goá, đến nay đã tám mươi tư tuổi. Bà không rời bỏ Đến Thờ, những ăn chay cầu nguyện, sớm hôm thờ phượng Thiên Chúa. Cũng vào lúc ấy, bà tiến lại gần bên, cảm tạ Thiên Chúa, và nói về Hài Nhi cho hết những ai mong chờ ngày Thiên Chúa cứu chuộc Giêrusalem " ( Lc 3, 35-38).

Nhưng chính bà goá phụ nầy, khuôn mẫu của người goá phụ Do Thái và Kitô giáo, phải trở nên tiếng dội của các lời của bài ca ông Simeon, cho phép Thánh Luca kết thúc biến cố mạc khải nầy bằng một niềm hân hoan. 

Phần kết luận của đoạn tường thuật,

   - " Khi hai ông bà đã làm xong mọi việc như luật Chúa truyền, thì trở về nơi cư ngụ là thành Nazareth,miền Galilea. Còn Hài Nhi ngày càng lớn lên, thêm vững mạnh, đầy khôn ngoan và hằng đưọc ân nghĩa cùng Thiên Chúa " ( Lc 2, 39-40),

nhắc lại một lần nữa lòng trung thành của hai vị song thân đối với Lề Luật. 

Kế đến là chuyến đi trở về Galilea. Khác với Gioan Tẩy Giả, sau cắt bì, sẽ sống trong sa mạc, thì Chúa Giêsu trở về Nazareth.

 

Tác giả: Tiến sĩ Nguyễn Học Tập

Nguyện xin THIÊN CHÚA chúc phúc và trả công bội hậu cho hết thảy những ai đang nỗ lực "chắp cánh" cho Quê hương và GHVN bay lên!