Trang Chủ Hòa Bình là kết quả của Công Lý và Tình Liên Đới (Is 32,17; Gc 3,18; Srs 39) - Peace As The Fruit Of Justice and Solidarity Quà tặng Tin Mừng
Tiến sĩ Nguyễn Học Tập
Bài Viết Của
Tiến sĩ Nguyễn Học Tập
PHẨM GIÁ CON NGƯỜI TRONG HIẾN CHẾ GAUDIUM ET SPES
NGƯỜI TÍN HỮU GIÁO DÂN TRONG HIẾN CHẾ LUMEN GENTIUM - CHƯƠNG IV
TÌM HIỂU PHÚC ÂM THÁNH LUCA (40)
CÁM ƠN LÀ BIẾT SỐNG ĐỨC TIN
TÌM HIỂU PHÚC ÂM THÁNH LUCA (39)
GIÀU CÓ ĐÓNG CỔNG CON ĐƯỜNG ĐẾN CHÚA VÀ DỮNG DƯNG VỚI ANH EM
TÌM HIỂU PHÚC ÂM THÁNH LUCA (37).
CỦA CẢI VỮNG BỀN CHO ANH EM
TÌM HIỂU PHÚC ÂM THÁNH LUCA (36)
CHÚNG TA PHẢI ĂN MỪNG, EM CON ĐÃ CHẾT, MÀ NAY LẠI SỐNG.
“VÁC THẬP GIÁ MÌNH MÀ THEO TA”
TÌM HIỂU PHÚC ÂM THÁNH LUCA (34)
“AI HẠ MÌNH XUỐNG SẼ ĐƯỢC TÔN LÊN ”.
TÌM HIỂU PHÚC ÂM THÁNH LUCA (33)
“HÃY CỐ GẮNG QUA CỬA HẸP MÀ VÀO”
TÌM HIỀU PHÚC ÂM THÁNH LUCA ( 32)
NHẬN BIẾT DẤU CHỈ THỜI ĐẠI ĐỂ CHỌN LỰA MỤC ĐÍCH CHÍNH ĐÁNG
“BỞI ĐÂU TÔI ĐƯỢC THÂN MẪU CHÚA TÔI ĐẾN VỚI TÔI”
TÌM HIỂU PHÚC ÂM THÁNH LUCA (31)
PHẢI SẴN SÀNG ĐỢI CHỦ VỀ
TÌM HIỂU PHÚC ÂM THÁNH LUCA (30)
“HÃY LO TÌM NƯỚC THIÊN CHÚA”
TÌM HIỂU PHÚC ÂM THÁNH LUCA (29)
PHẨM GIÁ CON NGƯỜI TRONG HUẤN DỤ XẴ HỘI CỦA GIÁO HỘI (5).
TÌM HIỂU PHÚC ÂM THÁNH LUCA (28)
"MARIA ĐÃ CHỌN PHẦN TỐT NHẤT"
PHẨM GIÁ CON NGƯỜI TRONG HUẤN DỤ XÃ HỘI CỦA GIÁO HỘI (4)
TÌM HIỂU PHÚC ÂM THÁNH LUCA (27)
" AI THÂN CẬN VỚI NGƯỜI BỊ RƠI VÀO TAY KẺ CƯỚP ? "
PHẨM GIÁ CON NGƯỜI TRONG HUẤN DỤ XÃ HỘI CỦA GIÁO HÔI (3)
TÌM HIỂU PHÚC ÂM THÁNH LUCA (26)
TÌM HIỂU PHÚC ÂM THÁNH LUCA (25)
" ANH HÃY THEO TA ! "
PHẨM GIÁ CON NGƯỜI TRONG HUẤN DỤ XÃ HỘI CỦA GIÁO HỘI (2).
THẦY LÀ ĐẤNG KITÔ CỦA THIÊN CHÚA.
PHẨM GIÁ CON NGƯỜI TRONG HUẤN DỤ XÃ HỘI CỦA GIÁO HỘI (1)
TÌM HIỂU PHÚC ÂM THÁNH LUCA (23)
NÀNG ĐƯỢC THA THỨ NHIỀU, VÌ NÀNG ĐÃ THƯƠNG YÊU NHIỀU
TÌM HIỂU PHÚC ÂM THÁNH LUCA (22)
TA TRUYỀN CHO ANH HÃY TRỖI DẬY !
TÌM HIỂU PHÚC ÂM THÁNH LUCA ( 7 )

 NGUYỄN HỌC TẬP

 

1 - Biến cố sinh ra của Thánh Gioan Tẩy Giả ( Lc 1, 57-80).

Cuộc sinh ra của Gioan Tẩy Giả được Phúc Âm Thánh Luca thuật lại một cách ngắn gọn ( Lc 1, 57-58) nhưng bằng những ngôn từ đầy ý nghĩa thần học:

   - " Tới ngày mãn nguyệt khai hoa, bà Elisabeth sinh hạ một con trai ", cho thấy lời Thiên Chúa hứa sắp được thể hiện.

Biến cố cắt bì được diễn tả đầy đủ chi tiết, nhứt là việc lựa chọn tên được đặt cho hài nhi Gioan ( Lc 1, 59-66).

Một gia đình tư tế, bởi đó là gia đình bảo thủ theo truyền thống, nhưng người mẹ lại khước từ đặt cho đứa bé tên của người cha và cả đến quyết định bất thường đối với dòng họ:

   - " ...bà con đến làm phép cắt bì, và tính lấy tên cha là Zaccaria mà đặt cho em. Nhưng bà mẹ lên tiếng nói : " Không, phải đặt tên cháu là Gioan " ( Lc 1, 59-60).

Đoạn tường thuật tiếp tục, bằng cách xác nhận rằng thầy tư tế Zaccaria không nghe biết những gì vợ ông vừa nói.

Và nếu họ " làm hiệu hỏi người cha , xem ông muốn đặt tên cho em bé là gì ", điều đó cho thấy Zaccaria vừa điếc vừa câm.

Câu trả lời của nguời cha và người mẹ đều giống hệt như nhau. Điều đó cho thấy những người đang hỏi thật ngỡ ngàng trước dấu chứng mới sự can thiệp của Chúa.

Ông Zaccaria viết ra:

   - " Tên cháu là Gioan " ( Lc 1, 63).

Ônh Zaccaria tuân theo lời chỉ bảo của thiên sứ, và bất thần ông nghe được và nói lại được, như những gì đã được tiên báo cho ông:

   - " Và nầy đây ông sẽ bị câm, không nói được, cho đến ngày các điều ấy xảy ra, bởi vì ông đã không tin lời tôi, là những lời sẽ được ứng nghiệm đúng thời đúng buổi " ( Lc 1, 20 ).

Những lời vị tư tế Zaccaria sắp nói ra là một lời chúc phúc cho Chúa, nhưng cũng có đặc tính tiên báo:

   - " Chúc tụng Chúa là Thiên Chúa Israel, đã viếng thăm cứu chuộc dân Người. Từ dòng dõi trung thần David, Người đã cho xuất hiện một Vị Cứu Tinh quyền thế để giúp ta " ( Lc 1, 68-69).  

Như Bài Ca Ngợi Khen Magnificat, cả Bài Ca Chúc Tụng Benedictus của ngôn sứ Zaccaria đều đầy dẫy những trích dẫn từ  Cựu Ước và luôn luôn khởi đầu bằng ba động tác mà Thiên Chúa luôn luôn thực hiện các lời hứa qua các ngôn sứ của Người:

   1) Với động tác phái thiên sứ Gabriel đến và thực hiện lời loan báo Thiên Chúa đã bắt đầu thực hiện nơi dân Người bằng cách giải thoát họ và làm cho thể hìện lên giữa họ một Đấng Cứu Độ thuộc dòng tộc David.

   2 ) Lời kết thúc của Bài Ca Chúc Tụng Benedictus , không còn có gì phải nghi ngại,bỡi lẽ không phải là những ngôn từ đề cập đến Gioan Tẩy Giả: 

     - " Thiên Chúa ta đầy lòng trắc ẩn, cho Vầng Đông từ chốn cao vời viếng thăm ta, soi sáng những ai ngồi nơi tăm tối và trong bóng tử thần, dẫn ta bước vào nẻo bình an" ( Lc 1, 78-79) 

    3 ) Động tác đó của Thiên Chúa, đúng như những gì Người " đã tuyên hứa với Abraham ", có mục đích là đem giải thoát đến cho Israel, để cho Israel có thể phục vụ Đấng hằng có và cứu độ.

Lời xác quyết đó được Zaccaria nói lên, liên tưởng đến  những gì Chúa đã hứa với Moisen  trên núi Sinai: 

  - " Hãy để cho dân Ta đi vào sa mạc, để tế lễ Thiên Chúa " ( Ex 3, 18).  

Tâm đầu ý họp với truyền thống, biến cố được giải thoát khỏi Ai Cập là hình ảnh được Thiên Chúa ban cho khi thời kỳ đã mãn, và Zaccaria nhắc nhớ rằng ơn cứu độ được coi như là thượng đỉnh đòi buộc phải có, đó là phục vụ phượng tự và thờ lạy Thiên Chúa:  

   -" Chúa đã thề với tổ phụ Abraham rằng sẽ giải phóng ta ra khỏi tay địch thủ và cho ta chẳng còn sợ hãi , để ta sống thánh thiện công chinh trước nhan Người, mà phụng thờ Người suốt cả đời ta " ( Lc 1, 73).

Lời tiên tri của Zaccaria tiếp tục, bằng cách giải thích phận vụ của Gioan Tẩy Giả: Gioan sẽ là ngôn sứ và tiền hô , chớ không phải là con Thiên Chúa hay Đấng Cứu Độ: 

   - " Hài nhi hỡi, con sẽ mang tước hiệu là ngôn sứ của Đấng Tối Cao; con sẽ đi trước Chúa mở lối cho Người , bảo cho dân Chúa biết : Người sẽ cứu độ là tha cho họ hết mọi tôi khiên " ( Lc 1, 76-77). 

Lời tiên tri đó sẽ được thực hiện khi ánh sáng hiện lên:

   - " Thiên Chúa đầy lòng trắc ẩn, cho Vầng Đông tự chốn cao vời viếng thăm ta, soi sáng những ai ngồi nơi tăm tối và trong bóng tử thần , dẫn ta bước vào đường nẻo bình an " ( Lc 1, 78-79). 

Đó là ánh sáng thời cánh chung, dấu chứng cho biết biến cố Chúa Giêsu Kitô sinh ra và Gioan trở thành người tiền hô của Người.

Như vậy là lời tiên tri của Isaia được thực hiện:  

   - " Dân chúng lần bước giữa tăm tối đã thấy một ánh sáng huy hoàng; đám người sống trong vùng tối tăm, nay được ánh sáng bừng lên chiếu rọi " ( Is 9,1). 

Chúng ta nên chú ý đến động từ " viếng thăm " của câu Phúc Âm Thánh Luca vừa trích dẫn, nói về    " Vầng Đông ", tức là nói đến Chúa, ở câu ( Lc 1, 68), ở đây là nói đến Chúa Giêsu Kitô. Điều vừa kể cho thấy Thánh Luca viết Phúc Âm theo ảnh hưởng của Cộng Đồng Kitô giáo.

Bối cảnh về biến cố sinh nở của Thánh Gioan Tẩy Giả được kết tổng kết bằng động từ " lớn lên " : 

   - " Cậu bé càng lớn lên, thì tinh thần càng vững mạnh..." ( Lc 1, 80). 

Đây là lần đầu tiên của thể thức hành văn được Sách Tông Đồ Công Vụ lấy lại, trong đó Thánh Luca nhấn mạnh đến tầm quan trọng của trạng thái " lớn lên " của Lời Chúa được loan báo và của Cộng Đồng Giáo Hội: 

   - " Lời Thiên Chúa vẫn lan tràn, và tại Giêrusalem số các môn đệ tăng thêm rất nhiều, lại có một đám tư tế rất đông đón nhận đức tin " ( Act 6, 7 ). 

Để làm sáng tỏ nhân vật Gioan Tẩy Giả, lời tường thuật của Thánh Luca đã lấy nhiều đoạn trong Cựu Ước, có liên quan đến hai cậu bé được sinh ra một cách lạ thường: đó là Sanson và Samuel

Sau cùng chúng ta cũng nên lưu ý đến nơi cư ngụ của câu Gioan Tẩy Giả. Là con của một thầy tư tế, câu lại không cư ngụ tại gia trong làng mạc của mình và trong đền thờ, mà lại sống trong hoang địa miền Giuda,

   - " Cậu sống trong hoang địa cho đến ngày ra mắt Israel " ( Lc 1, 80b), nơi mà Lời Chúa sẽ được phán ra với cậu, để phong tước cho cậu trở thành ngôn sứ.

   " Ông bà đến để làm phép cắt bì ", đông tác cắt bì, nhứt là sau thời gian bị đày ải trở thành nghi lễ quan trọng, bởi vì đây là nghi thức trình diện đứa bé trai vào dân Chúa.

Nghi thức cần thiết đó để lãnh nhận được ơn cứu rổi của Chúa Giêsu, đã bị các Thư của Thánh Phaolồ chối bỏ.

Nhưng trong cả hai chương ( Lc 1-2) Phúc Âm, Thánh Luca coi nghi thức cắt bì như là nghi thức thượng đỉnh trong đó Thiên Chúa liên kết với dân Người và chuyên cần thực hiện giao ước đã được tuyên hứa: Chúa thực hiện hoàn hảo giao ước và Israel chuyên cần tuân giữ lề luật. 

   " Chúc tụng " ( Benedictus ), phần đầu của Bài Ca Chúc Tụng đề cập rõ rệt đến những gì liên hệ với dân Do Thái, được viết lên dựa trên các lời cầu nguyện được đọc lên trong khi thực hiện động tác cắt bì ( Lc 1, 68-75).

Phần hai, là phần thêm vào của cộng đồng Kitô giáo ( hay của các môn đệ Gioan Tẩy Giả ): 

   - "  Hài nhi hỡi, con sẽ mang tước hiệu là ngôn sứ của Đấng Tối Cao: con sẽ đi trước Chúa, mở lối cho Ngưòi, bảo cho dân Chúa biết Người sẽ cứu độ là tha cho họ hết mọi tội khiên. Thiên Chúa ta đầy lòng trắc ẩn, cho Vầng Đông tự chốn cao vời viếng thăm ta, soi sáng những ai ngồi nơi tăm tối và trong bóng tử thần, dẫn ta bước vào đường nẻo bình an " ( Lc 1, 76-79). 

Bài Ca Chúc Tụng ngợi khen Jahwé vì ơn cứu độ mà Người đã thực hiện cho.

Bài Ca Chúc Tụng là những lời ngợi khen của các Thánh Vịnh được lập lại: 

   - " Tôi sẽ không ngừng chúc tụng Chúa, câu hát mừng Người chẳng ngớt trên môi " ( Ps 34, 2),

   - " Nguyện Chúa Trời dũ lòng thương và chúc phúc, xin toả ánh tôn nhan rạng ngời trên chúng con " ( Ps 67, 2 ),

   - " Chúc tụng Chúa đi, hồn tôi hỡi, toàn thân tôi, hãy chúc tụng Thánh Danh " ( Ps 103, 1),

   - " Chúc tụng danh thánh Chúa, từ giờ đây cho đến mãi muôn đời " ( Ps 113, 2). 

   " Chúa đã viếng thăm ", từ ngữ thánh kinh diễn tả một ân huệ hay một cuộc trừng trị. Bởi lẽ Thiên Chúa không bao giờ hiện diện dững dưng giữa dân Người: 

     - " Đất đã ra ô uế: Ta đã phạt nó, vì tội lỗi nó, và nó đã mửa dân cư nó ra " ( Lv18, 25 ).

     - " Nhưng đến khi Chúa Thuợng đã hoàn thành mọi việc Người làm trên núi Sion và tại Giêrusalem, Người phán: " Ta sẽ trừng phạt hậu quả lòng tự đại của vua Asua và con mắt kiêu căng ngạo nghễ của nó " ( Is 10, 12),

     - " Sau bảy mươi năm, Thiên Chúa sẽ viếng thăm Tyro. Nó sẽ trở lại nghề đi kiếm tiến.." ( Is 23, 17). 

   " Người đã ban lòng nhân hậu đối với tổ tiên chúng ta ", với từ ngữ " tổ tiên " Thánh Luca có ý ám chỉ những đấng bậc hiện đang ở trên thiên đàng,

     - " Bấy giờ anh em sẽ khóc lóc nghiến răng, khi thấy các ông Abraham, Isaac va Giacob  cùng tất cả các ngôn sứ được ở trong Nưóc Thiên Chúa, còn mình lại bị đuổi ra ngoài " ( lc 13, 28).

      - " Dưới âm phủ, đang khi chịu cực hình, anh ta ngước mắt lên, thấy tổ phụ Abraham ở tận đàng xa và thấy anh Lazzaro trong lòng tổ phụ " ( Lc 16, 23).

   - "Ông Abrahma là cha các ông đã hớn hở vui mừng, vì hy vọng được thấy ngày của Ta, ông đã thấy và đã mừng rỡ " ( Jn 8, 56), liên hệ nối kết với thực thể của những gì con cái đang hy vọng và các lời hứa được thực hiện. 

  - " Hài nhi hỡi, con sẽ mang tước hiệu là ngôn sứ của Đấng Tối Cao ", câu nói đó nói lên viễn ảnh các niềm hy vọng của các tổ phụ sắp được thực hiện, nhờ cậu con của Zaccaria. 

   " Soi sáng những ai ngồi nơi tăm tối và trong bóng tử thần " , đó là câu nói liên kết hai viễn ảnh giải thoát của ngôn sứ Isaia:

     - "  Dân đang lần bước giữa tối tăm đã thấy một ánh sáng huy hoàng; đám người đang sống trong bóng tối, nay được ánh sáng bừng lên chiếu rọi " ( Is 9, 1)  và

   - " ...để mở mắt cho những ai mù loà, đưa ra khỏi tù những người bị giam giữ, dẫn ra khỏi ngục những kẻ ngòi trong bóng tối tăm " ( Is 42, 7).

Khi nào bóng tối của tội lỗi và khốn cùng đạt đến cùng đỉnh của chúng, lúc đó con người sẽ biết rằng chỉ có Thiên Chúa mới có thể giải cứu mình được. 

   - " Cậu sống trong hoang địa cho đến ngày ra mắt dân Israel " , có lẽ câu Gioan được ủy thác cho cộng đồng Qumran.

 

Tác giả: Tiến sĩ Nguyễn Học Tập

Nguyện xin THIÊN CHÚA chúc phúc và trả công bội hậu cho hết thảy những ai đang nỗ lực "chắp cánh" cho Quê hương và GHVN bay lên!