Trang Chủ Hòa Bình là kết quả của Công Lý và Tình Liên Đới (Is 32,17; Gc 3,18; Srs 39) - Peace As The Fruit Of Justice and Solidarity Quà tặng Tin Mừng
Tiến sĩ Nguyễn Học Tập
Bài Viết Của
Tiến sĩ Nguyễn Học Tập
PHẨM GIÁ CON NGƯỜI TRONG HIẾN CHẾ GAUDIUM ET SPES
NGƯỜI TÍN HỮU GIÁO DÂN TRONG HIẾN CHẾ LUMEN GENTIUM - CHƯƠNG IV
TÌM HIỂU PHÚC ÂM THÁNH LUCA (40)
CÁM ƠN LÀ BIẾT SỐNG ĐỨC TIN
TÌM HIỂU PHÚC ÂM THÁNH LUCA (39)
GIÀU CÓ ĐÓNG CỔNG CON ĐƯỜNG ĐẾN CHÚA VÀ DỮNG DƯNG VỚI ANH EM
TÌM HIỂU PHÚC ÂM THÁNH LUCA (37).
CỦA CẢI VỮNG BỀN CHO ANH EM
TÌM HIỂU PHÚC ÂM THÁNH LUCA (36)
CHÚNG TA PHẢI ĂN MỪNG, EM CON ĐÃ CHẾT, MÀ NAY LẠI SỐNG.
“VÁC THẬP GIÁ MÌNH MÀ THEO TA”
TÌM HIỂU PHÚC ÂM THÁNH LUCA (34)
“AI HẠ MÌNH XUỐNG SẼ ĐƯỢC TÔN LÊN ”.
TÌM HIỂU PHÚC ÂM THÁNH LUCA (33)
“HÃY CỐ GẮNG QUA CỬA HẸP MÀ VÀO”
TÌM HIỀU PHÚC ÂM THÁNH LUCA ( 32)
NHẬN BIẾT DẤU CHỈ THỜI ĐẠI ĐỂ CHỌN LỰA MỤC ĐÍCH CHÍNH ĐÁNG
“BỞI ĐÂU TÔI ĐƯỢC THÂN MẪU CHÚA TÔI ĐẾN VỚI TÔI”
TÌM HIỂU PHÚC ÂM THÁNH LUCA (31)
PHẢI SẴN SÀNG ĐỢI CHỦ VỀ
TÌM HIỂU PHÚC ÂM THÁNH LUCA (30)
“HÃY LO TÌM NƯỚC THIÊN CHÚA”
TÌM HIỂU PHÚC ÂM THÁNH LUCA (29)
PHẨM GIÁ CON NGƯỜI TRONG HUẤN DỤ XẴ HỘI CỦA GIÁO HỘI (5).
TÌM HIỂU PHÚC ÂM THÁNH LUCA (28)
"MARIA ĐÃ CHỌN PHẦN TỐT NHẤT"
PHẨM GIÁ CON NGƯỜI TRONG HUẤN DỤ XÃ HỘI CỦA GIÁO HỘI (4)
TÌM HIỂU PHÚC ÂM THÁNH LUCA (27)
" AI THÂN CẬN VỚI NGƯỜI BỊ RƠI VÀO TAY KẺ CƯỚP ? "
PHẨM GIÁ CON NGƯỜI TRONG HUẤN DỤ XÃ HỘI CỦA GIÁO HÔI (3)
TÌM HIỂU PHÚC ÂM THÁNH LUCA (26)
TÌM HIỂU PHÚC ÂM THÁNH LUCA (25)
" ANH HÃY THEO TA ! "
PHẨM GIÁ CON NGƯỜI TRONG HUẤN DỤ XÃ HỘI CỦA GIÁO HỘI (2).
THẦY LÀ ĐẤNG KITÔ CỦA THIÊN CHÚA.
PHẨM GIÁ CON NGƯỜI TRONG HUẤN DỤ XÃ HỘI CỦA GIÁO HỘI (1)
TÌM HIỂU PHÚC ÂM THÁNH LUCA (23)
NÀNG ĐƯỢC THA THỨ NHIỀU, VÌ NÀNG ĐÃ THƯƠNG YÊU NHIỀU
TÌM HIỂU PHÚC ÂM THÁNH LUCA (22)
TA TRUYỀN CHO ANH HÃY TRỖI DẬY !
TÌM HIỂU PHÚC ÂM THÁNH LUCA ( 6 ).

 

NGUYỄN HỌC TẬP 

3 - Cuộc viếng thăm bà Elisabeth ( Lc 1, 39-56 ).

Không có gì đáng lấy làm lạ so với những cuộc gặp gỡ viếng thăm khác. Bởi lẽ mục đích tường thuật lại cuộc viếng thăm bà Elisabeth là cho biết mối liên hệ giữa việc sinh ra của Gioan Tẩy Giả và biến cố sinh ra của Chúa Giêsu.

Cuộc gặp gỡ giữa hai thiếu phụ đang mang thai  cho phép cuộc gặp gỡ duy nhứt của hai hài nhi sắp chào đời.

Trong biến cố gặp gỡ nầy xuất hiện lần đầu tiên chủ đề của chuyến viếng thăm: đó là " Ngôi Lời " khởi đầu cuộc hành trình chạy đi " vội vã "  của mình và cuộc hành trình đó sẽ đưa " lời Chúa " đến tận Roma, biểu tượng cho đến tận cùng trái đất có dân chúng cư ngụ: 

   - " Bấy giờ anh em sẽ là chứng nhân của Thầy tại Giêrusalem, trong khắp miền Giudea , Samaria và cho đến tận cùng trái đất " ( Act 1, 8).

   - " Suốt hai năm trời, ông Phaolồ ở tại nhà đã thuê, và tiếp đón tất cả những ai đến với ông. Ông rao giảng Nước Thiên Chúa và dạy về Chúa Giêsu Kitô một cách mạnh dạn, không gặp ngăn trở nào " ( Act 28, 30-31).  

Hinh ảnh Mẹ Maria được nổi bậc lên trong bài ca ngợi khen Magnificat  trong  bốn bài ca chúc tụng của Phúc Âm Thánh Luca ( Lc 1-2).

Thật là một bức tranh khảm họa (mosaique) từ bài ca ngợi khen của bà Anna ( 1 Sam 2, 1-10) đến các Thánh Vịnh.  

Bài ca ngợi khen Magnificat nầy chỉ có một mối liên hệ tế nhị mảnh mong với bối cảnh đang được tường thuật lại. Chỉ có câu 48 có nội dung liên hệ hàm chứa biến cố truyền tin: 

   -"  Phận nữ tỳ hèn mọn, Người đoái thương nhìn tới; từ nay, hết mọi đời sẽ khen tôi diễm phúc " ( Lc 1, 48). 

Mẹ Maria trong bài ca Ngợi Khen, thường được gọi là " Magnificat ", do từ ngữ đầu tiên của bản dịch Volgata ( bản dịch La Ngữ ) , giải thích hiện trạng của Mẹ, và nhìn lại cả thời quá khứ của mình dưới dạng thức như kể lại tiểu sử, mặc dầu Mẹ coi mình như người bên lề của biến cố mà Mẹ là nhân vật chính.

So với câu văn của Sách Sáng Thế Ký,

   - " Bà Lea nói: " Tôi hạnh phúc biết bao ! Vì các cô gái sẽ khen ngợi tôi có phúc ", và bà đặt tên cho câu bé là Aser " ( Gen 30, 13 ).

Ở đây không phải chỉ có các cô gái, mà là " hết mọi đời " ( các thế hệ ) sẽ gọi Mẹ Maria có phúc do nguyên nhân người con mà Mẹ mang trong dạ, hơn là do công đức cá nhân của Mẹ.

Các câu ( Lc 1, 51-53) cho biết tình trạng đảo ngược và các giá trị nói lên sự thay đổi từ thế giới hiện tại đến thế giới mới: 

   - " Chúa giơ tay biểu dương sức mạnh, dẹp tan phường lòng trí kiêu căng. Chúa hạ bệ những ai quyền thế, Người nâng cao mọi kẻ khiêm nhường. Kẻ đói nghèo, Chúa ban của đầy dư, người giàu có lại đuổi về tay trắng " ( Lc 1, 51-53). 

Sự can thiệp cứu độ của Thiên Chúa, được khởi đầu bằng biến cố mang thai Con của Người, Đấng Cứu Thế, trước hết là trả lại sự công chinh cho những kẻ khiêm nhường, những người bị áp bức.

Đó là điều Thánh Luca

   - đặt tâm trước nhứt

   - và điều đó sẽ được khai triển thêm khi ngài thuật lại các Mối Phước Thât

   - và các " tai hoạ " trong lời giảng dạy của Chúa Giêsu ( Lc 6, 20-26),

giải thích rõ hơn chủ đề đó.

Chúng ta chỉ cần lưu ý rằng chủ đề được Thánh Luca đặt trên môi Mẹ Maria dã là những từ ngữ thoát xuất từ Cựu Ước, nói lên đặc tính của Nước Thiên Chúa được đề cập đến sau nầy trong lời giảng dạy của Chúa Giêsu.

Nói tóm lại, bài ca ngợi khen Mgnificat 

   - những lời suy niệm

   - và đồng thời cũng là lời cầu nguyện, dạy chúng ta phải cầu nguyện như thế nào.

Mẹ Maria thu góp cả lịch sử của thời đã qua, và qua đó đọc lại lịch sử Israel: Abraham không phải là mẫu gương thiết thực " con người can cường " của Chúa sao? Abraham đã già nua, bà Sara hiếm hoi, tuy vậy từ hai ông bà sẽ sinh ra một dòng tộc đông đảo mà không ai có thể đếm hết được, dòng tộc đông đảo hơn cả các ngôi sao trên trời, hơn cả các hạt cát mà bải biển cũng không thể chứa hết được:

   - " Ta sẽ làm cho dòng dõi ngươi nhiều hơn bụi trên mặt đất, nếu người ta đếm được bụi trên mặt đất, thì mới đếm được dòng dõi ngươi " ( Gen 13, 16).

   - " Rồi Người đưa ông ra ngoài và phán: " Hãy ngước mắt lên trời và thử đếm các vì sao, xem có đếm nổi không". Người lại phán: " Dòng dõi ngươi như thế đó " ( Gen 15, 5). 

Mẹ Maria là con người tổng hợp những điều ngoạn mục Thiên Chúa đã thực hiện trong lịch sử. Mẹ Maria là người có khả năng đọc lại " kinh nghiệm cá nhân " của mình trong dòng lịch sử tổng thể của nhân loại.

Theo gương của Mẹ, chúng ta, với tư cách là môn đệ của Chúa Kitô,

   - chúng ta phải biết đọc hiểu lịch sử của chúng ta dưới ánh sáng đức tin,

   - qua những gì tốt đẹp, cũng như những điều ác đã xảy ra, cũng như những gì sẽ xảy ra trong kinh nghiệm con người của chúng ta,

   - trong đó được đan kết bởi tình yêu thương, lòng tốt lành, nhân hậu và tha thứ của Chúa.

Chỉ khi nào được như vậy,chúng ta mới là những người bắt chước mẫu gương của  Mẹ Maria trong đức tin, trong ánh sáng của Chúa.

Như vậy, cũng như Mẹ Maria, tất cả trong đời sống chúng ta, sẽ là những gì được thực hiện theo thánh ý Chúa.

Và như vậy, " dòng  tiểu sử bé nhỏ " của chúng ta sẽ là men bột cho dòng lịch sử to lớn của thế giới.

 

Tác giả: Tiến sĩ Nguyễn Học Tập

Nguyện xin THIÊN CHÚA chúc phúc và trả công bội hậu cho hết thảy những ai đang nỗ lực "chắp cánh" cho Quê hương và GHVN bay lên!