Trang Chủ Hòa Bình là kết quả của Công Lý và Tình Liên Đới (Is 32,17; Gc 3,18; Srs 39) - Peace As The Fruit Of Justice and Solidarity Quà tặng Tin Mừng
Tiến sĩ Nguyễn Học Tập
Bài Viết Của
Tiến sĩ Nguyễn Học Tập
PHẨM GIÁ CON NGƯỜI TRONG HIẾN CHẾ GAUDIUM ET SPES
NGƯỜI TÍN HỮU GIÁO DÂN TRONG HIẾN CHẾ LUMEN GENTIUM - CHƯƠNG IV
TÌM HIỂU PHÚC ÂM THÁNH LUCA (40)
CÁM ƠN LÀ BIẾT SỐNG ĐỨC TIN
TÌM HIỂU PHÚC ÂM THÁNH LUCA (39)
GIÀU CÓ ĐÓNG CỔNG CON ĐƯỜNG ĐẾN CHÚA VÀ DỮNG DƯNG VỚI ANH EM
TÌM HIỂU PHÚC ÂM THÁNH LUCA (37).
CỦA CẢI VỮNG BỀN CHO ANH EM
TÌM HIỂU PHÚC ÂM THÁNH LUCA (36)
CHÚNG TA PHẢI ĂN MỪNG, EM CON ĐÃ CHẾT, MÀ NAY LẠI SỐNG.
“VÁC THẬP GIÁ MÌNH MÀ THEO TA”
TÌM HIỂU PHÚC ÂM THÁNH LUCA (34)
“AI HẠ MÌNH XUỐNG SẼ ĐƯỢC TÔN LÊN ”.
TÌM HIỂU PHÚC ÂM THÁNH LUCA (33)
“HÃY CỐ GẮNG QUA CỬA HẸP MÀ VÀO”
TÌM HIỀU PHÚC ÂM THÁNH LUCA ( 32)
NHẬN BIẾT DẤU CHỈ THỜI ĐẠI ĐỂ CHỌN LỰA MỤC ĐÍCH CHÍNH ĐÁNG
“BỞI ĐÂU TÔI ĐƯỢC THÂN MẪU CHÚA TÔI ĐẾN VỚI TÔI”
TÌM HIỂU PHÚC ÂM THÁNH LUCA (31)
PHẢI SẴN SÀNG ĐỢI CHỦ VỀ
TÌM HIỂU PHÚC ÂM THÁNH LUCA (30)
“HÃY LO TÌM NƯỚC THIÊN CHÚA”
TÌM HIỂU PHÚC ÂM THÁNH LUCA (29)
PHẨM GIÁ CON NGƯỜI TRONG HUẤN DỤ XẴ HỘI CỦA GIÁO HỘI (5).
TÌM HIỂU PHÚC ÂM THÁNH LUCA (28)
"MARIA ĐÃ CHỌN PHẦN TỐT NHẤT"
PHẨM GIÁ CON NGƯỜI TRONG HUẤN DỤ XÃ HỘI CỦA GIÁO HỘI (4)
TÌM HIỂU PHÚC ÂM THÁNH LUCA (27)
" AI THÂN CẬN VỚI NGƯỜI BỊ RƠI VÀO TAY KẺ CƯỚP ? "
PHẨM GIÁ CON NGƯỜI TRONG HUẤN DỤ XÃ HỘI CỦA GIÁO HÔI (3)
TÌM HIỂU PHÚC ÂM THÁNH LUCA (26)
TÌM HIỂU PHÚC ÂM THÁNH LUCA (25)
" ANH HÃY THEO TA ! "
PHẨM GIÁ CON NGƯỜI TRONG HUẤN DỤ XÃ HỘI CỦA GIÁO HỘI (2).
THẦY LÀ ĐẤNG KITÔ CỦA THIÊN CHÚA.
PHẨM GIÁ CON NGƯỜI TRONG HUẤN DỤ XÃ HỘI CỦA GIÁO HỘI (1)
TÌM HIỂU PHÚC ÂM THÁNH LUCA (23)
NÀNG ĐƯỢC THA THỨ NHIỀU, VÌ NÀNG ĐÃ THƯƠNG YÊU NHIỀU
TÌM HIỂU PHÚC ÂM THÁNH LUCA (22)
TA TRUYỀN CHO ANH HÃY TRỖI DẬY !
CHÚA GIÊSU, CON MẸ MARIA, MẠC KHẢI TÌNH YÊU THIÊN CHÚA CHO MỌI NGƯỜI

 

SUY  NIỆM PHÚC ÂM ( IV C 8 ); ( 01.01.2013); ( Lc 2, 16-21)

LỄ ĐỨC MẸ MARIA, MẸ THIÊN CHÚA

  NGUYỄN HỌC TẬP 

1 - Trong bài Suy Niệm Phúc Âm đêm Giáng Sinh, chúng ta đã có dịp đề cập sơ qua các câu 15-20, chương 2 Phúc Âm Thánh Luca, là những câu kết thúc biến cố Giáng Sinh của Chúa Giêsu với câu cuối cùng diễn tả cử chỉ hân hoan, mà các mục đồng ra về sau khi được gặp một “ Trẻ Sơ Sinh nằm trong máng cỏ”: 

   - “ Rồi các mục đồng ra về, vừa đi vừa tôn vinh ca tụng Thiên Chúa, vì mọi điều họ đã được mắt thấy tai nghe, cũng như đã được nói với họ ” ( Lc 2, 20). 

Câu 21 là câu chuyển tiếp, một đàng để kết thúc những gì đã được kể lại trong biến cố Giáng Sinh, đàng khác dẫn nhập đến sự việc Mẹ Maria và Thánh Giuse dâng hiến Chúa Giêsu trong Đền Thờ: 

   - “ Khi Hài Nhi được tám ngày, nghĩa là đến lúc phải làm lễ cắt bì, người ta đặt tên cho Hài Nhi là Giêsu; đó là tên mà sứ thần đã đặt cho Người trước khi Người được thụ thai trong lòng mẹ” ( Lc 2, 21).  

Cấu trúc của câu 21 vừa được trích dẫn cho thấy Thánh Luca đặt trọng tâm của câu Phúc Âm vào “ tên ” của Hài Nhi Giêsu, bởi vì “ tên ” đó đã được chính thiên thần, theo lệnh Chúa Cha, bảo đặt cho Chúa Giêsu trước khi Người được cưu mang: 

   - “ Nầy đây bà sẽ thụ thai, sinh hạ một con trai, và bà sẽ đặt tên là Giêsu ” ( Lc 1, 31). 

Và theo tục lệ Do Thái, lúc đặt tên chính thức cho đứa trẻ được thực hiện trong nghi lễ cắt bì, tám ngày sau khi được sinh ra, theo những gì Thiên Chúa truyền dạy cho tổ phụ Abraham: 

   - “ Sinh được tám ngày, mỗi con trai của các ngươi phải chịu cắt bì, từ thế hệ nầy qua thế hệ khác, kể cả nô lệ sinh trong nhà, hay nô lệ các ngươi dùng bạc mà mua của bất cứ người ngoại bang nào không thuộc dòng dõi của ngươi ” ( Gen 17, 12).

 

2 – Các yếu tố của câu 21 chúng ta đọc ở trên, đáng được đặc biệt chú ý, bởi vì là những yếu tố được cả hai bài đọc thứ nhứt và thứ hai trong Thánh Lễ hôm  nay đề cập đến.

Đó là những lời chúc lành của các tư tế, trong đó “ tên ” hay “ thánh danh ” Thiên Chúa được nêu lên và giữ một vai trò hệ trọng tối thượng đối với cuộc sống còn của dân tộc Israel: 

- “ Nguyện Thiên Chúa ( YHWH, Yahvé) chúc lành và gìn giữ anh em!

    Nguyện Thiên Chúa ( YHWH, Yahvé) tươi nét mặt nhìn đến anh em và dũ lòng thương anh em!

    Nguyện Thiên Chúa ( YHWH, Yahvé) ghé mắt nhìn và ban bình an cho anh em!

   Chúc như thế là đặt con cái Israel dưới quyền bảo trợ của danh Ta, và Ta, Ta sẽ chúc lành cho chúng ” ( Nm 7, 24-27). 

Và Thánh Phaolồ trong Thư gởi các tín hữu Galati đã cho chúng ta biết rằng Chúa Ki Tô “đã được sinh ra dưới Lề Luật ”, nói cho mọi người biết rằng  Người thuộc dân tộc Israel, trong đó cắt bì là dấu chứng rõ rệt và bắt buộc, như những gì chúng ta đã đọc trong sách Sáng Thế Ký Chúa đã truyền cho Abraham ( Gn 17, 12).

Bỏi đó Thánh Phaolồ viết cho các tín hữu Galati: 

   - “ Nhưng khi thời gian tới hồi viên mãn, Thiên Chúa đã sai con mình tới, sinh làm con một người phụ nữ, và sống dưới Lề Luật, để chuộc những ai sống dưới Lề Luật, hầu chúng ta nhận được ơn làm nghĩa tử ” Gal 4, 4-5). 

Bài Phúc Âm hôm nay, được trích cho chúng ta đọc chung với đoạn chúc phúc của sách Dân Số và đoạn thư cho các tin hữu Galati nói về việc Chúa Giêsu “ sinh ra dưới Lề Luật ”, Phụng Vụ có ý mời gọi chúng ta chú tâm đến biến cố cắt bì của Chúa Giêsu, tám ngày sau Lễ Giáng Sinh.

Trong sách Dân Số, công thức chúc phúc được lập lại ba lần và mỗi lần đều nhấn mạnh đến “thánh danh Thiên Chúa, YHWH ”. Bởi vì chúc phúc như vậy, các tư tế “đặt con cái Israel dưới quyền bảo trợ của danh Ta ” ( Nm 7, 27).

Thành ngữ “đặt dưới danh, đặt dưới quyền bảo trợ của danh tánh ” khi nói về Thiên Chúa, Cựu Ước dùng liên tưởng đến Đền Thánh Giêrusalem, để nói lên là nơi Chúa chọn lựa một cách đặc biệt: 

   - “ Ta đã thánh hoá ngôi đền nầy, mà ngươi đã xây để cho danh Ta ngự ở đó muôn đời; Ta sẽ nhìn xem và ưa thích ở đó mỗi ngày” ( 1 Re 9, 3). 

Câu văn vừa kể của Sách I Các Vua,

   - một mặt nói lên cho chúng ta mối liên hệ giữa Đền Thánh Giêrusalem và Thiên Chúa, “ Ta đã thánh hoá ngôi đền nầy, là ngươi đã xây, để danh Ta ngự ở đó muôn đời ”,

   - mặt khác nói lên Thiên Chúa tối thượng và trổi vượt, không ai  nghĩ rằng có thể xây được một đền đài nào nguy nga tráng lệ và rộng lớn đến đâu để có thể chứa đựng được Thiên Chúa, “ Ta sẽ nhìn xem và ưa thích ở đó mỗi ngày ”. 

Trong sách Dân Số, các vị tư tế đã phó thác dân Israel trong thánh danh Thiên Chúa, nói lên Thiên Chúa hiện diện giữa dân Ngài, Ngài chăm sóc dân Ngài, đại lượng tha thứ lỗi lầm, chúc phúc,  ban bình an, bảo vệ cuộc sống và an toàn:

  - “ Chúc như vậy là đặt con cái Israel dưới quyền bảo trợ của Ta, và Ta, Ta sẽ chúc lành cho chúng” ( Nm 7, 27) 

Quyền năng siêu việt và tự do của Thiên Chúa được làm sáng tỏ trong lời chúc phúc của các tư tế, bởi vì thể thức chúc phúc như vừa kể cho thấy không phải là do các vị đó chế biến ra, mà là chính lời của Thiên Chúa truyền cho, chính Chúa đã nói với các vị: 

   - “ Chúc như vậy là đặt con cái Israel dưới quyền bảo trợ của danh Ta…”. 

 Dầu vậy,

   - dầu dùng chính lời của Thiên Chúa để chúc phúc cho Israel, vai trò của các vị tư tế cũng chiếm một địa vị quan trọng trong dân chúng Israel,

   - bởi vì chỉ có con cái chi tộc Aronne mới có quyền được trở thành tư tế và dùng lời Chúa chúc phúc cho dân chúng.

 

3 - Trở lại Phúc Âm Thánh Luca, về “ tên của Hài Nhi ”, chúng ta có thể để ý đến sự khác biệt giữa hai lần đề cập đến.

Ở lần truyền tin cho Mẹ Maria, thiên thần truyền cho Mẹ: 

   - “ Và đây bà sẽ thụ thai, sinh hạ một con trai và bà sẽ đặt tên là Giêsu ” ( Lc 1, 31). 

(Đúng hơn mệnh đề …bà sẽ đặt tên là Giêsu ( et tu lui donneras le nom de Jésus, Bible de Jérusalem, Cerf, Paris 1961, 13539) nên dịch là «  bà hãy đặt tên là Giêsu », là một động từ ở thì tương lai, được dùng dưới hình thức thể mệnh lệnh tính lịch sự ( impératif de politesse). 

Trong khi đó thì trong câu biến cố cắt bì hôm nay, động từ được Thánh Luca dùng ở thể thụ động, mà các nhà thần học cho là “ thể thụ động thần học ( passif théologique).

Do đó thay vì dịch như dịch giả Việt Ngữ:

 

3     Khi Hài Nhi được tám ngày, nghĩa là đến lúc phải làm lễ cắt bì, người ta đặt tên cho Hai Nhi là Giêsu” ( Lc 2, 21) ( Thánh Kinh Trọn Bộ, NXB TPHCM 1998, 1941). 

Dịch động từ dưới thể “ không xác định chủ thể( impersonnel ) như vừa kể : “ người ta đặt tên” như dịch giả Việt Ngữ, người đọc không thấy được ai là chủ thể của động tác.

Chủ thể đó là ai cũng được, không cứ gì tên Giêsu là tên được Chúa Cha đặt cho Con mình và được thiên thần Gabriel truyền cho Mẹ Maria trong ngày Truyền Tin.

Trái lại chúng ta nên dịch theo “ thể thụ động thần học ” mà các bản văn dịch Ý Ngữ chúng tôi có đều dùng: 

- “ Khi Hài Nhi được tám ngày, nghĩa là đến lúc phải làm lễ cắt bì, tên Giêsu được đặt cho Hài Nhi

( …, gli fu messo nome Gesù, …, La Bibbia di Gierusalemme, EDB, Bologna 1986, 2199). 

Dịch như vậy, chúng ta thấy rỏ ý nghĩa của “ thể thụ động thần học”, nói lên động tác của chính Thiên Chúa can thiệp vào biến cố.

Nói cách khác chính Thiên Chúa, Chúa Cha đã đặt tên cho Chúa Giêsu.

Và như vậy với cách dùng “thể thụ động thần học ” trong câu văn, “ …tên Giêsu được đặt cho Hài Nhi ”, Thánh Luca muốn cho chúng ta nhận ra chính Chúa Cha đã đặt tên Giêsu cho Con Ngài, Chúa Giêsu là Con Thiên Chúa.

Dùng lối dịch “không xác định chủ thể ” ( impersonnel): “ người ta đặt tên cho Hài Nhi là Giêsu ”, vô tình hay hữu ý, dịch giả Việt Ngữ “ vô thần hoá ” bản tính Thiên Chúa của Chúa Giêsu chăng?  

Thể thụ động thần học ” như vừa kể, chúng ta cũng đã có dịp gặp ơ những lần khác,

   - khi Chúa Giêsu “được biến dạng ” (được Đức Chúa Cha biến dạng) trong biến cố Chúa Giêsu tỏ mình ra sáng láng : “ Et il fut transfiguré devanti eux…( Và Người được biến dạng trước mặt họ…, Mt 17, 2 ) ( La Sainte Bible, École Biblique de Jérusalem Cerf, Paris 1961, 1312).

   - Và trong biến cố «  Chúa Giêsu sống lại » ( Chúa Giêsu được Chúa Cha làm cho sống lại) :             - " Các bà đừng sợ ! Tôi biết các bà tìm Chúa Giêsu, Đấng bị đóng đinh. Người không còn ở đây, vì Người « đã được cho trổi dậy », như Người đã nói ( Mt 28, 6) ( Ne craignez point, vous ; je sais bien que vous cherchez Jésus, le Crucifié. Il n’est plus ici, car il est ressuscité, come il l’avait dit » ( La Sainte Bible, id., 1329).  

Dịch như vậy, chúng ta thấy được sáng kiến và tự do của Thiên Chúa trong các biến cố khác thường của cuộc đời Chúa Giêsu.

Chúa Cha tác động trong chương trình cứu rỗi của Chúa Giêsu, Chúa Cha can thiệp vào lịch sử cứu rỗi và vào đời sống con người chúng ta.

Việc chọn các bài đọc đặt bên cạnh bài Phúc Âm hôm nay cũng rất có ý nghĩa, đặt các lời chúc phúc nhân danh Thiên Chúa bên cạnh việc «  Chúa Cha đặt tên cho Chúa Giêsu » qua «  thể thụ động thần học » nói lên cho chúng ta một nhãn quang mới, Thiên Chúa hiện diện giữa con người trong tên Hài Nhi Giêsu.

Hài Nhi Giêsu của Mẹ Maria và Thánh Giuse làm cho Thiên Chúa hiện diện giữa chúng ta và chúc phúc cho chúng ta như đã hiện diện và chúc phúc cho dân Israel trong Cựu Ước.

Trong Hài Nhi Giêsu, tình thương của Thiên Chúa hiện diện,

   - không những cho Israel như trong Cựu Ước, được sách Dân Số kể lại cho chúng ta ở trên,

   - mà là cho tất cả mọi người, như lời loan báo của thiên thần cho các mục đồng : 

- «  Vinh danh Thiên Chúa trên trời, 

       Bình an dưới thế cho loài người Chúa thương » ( Lc 2, 14).

  

4 – Trong Thư Thánh Phaolồ gởi các tin hữu Galati, trước tiên Ngài nhấn mạnh đến bản tính nhân loại của Chúa Giêsu, với thành ngữ «  sinh làm con một người phụ nữ », nói lên sự mỏng dòn yếu đuối của bản tính nhân loại, liên tưởng đến biến cố Nhập Thể của Ngôi Lời Con Thiên Chúa : 

   - «  Nhưng khi thời gian tới hồi viên mãn, Thiên Chúa đã sai Con mình tới, sinh làm con một người phụ nữ,…» ( Gal 4, 4-5). 

Kế đến Thánh Phaolồ cho chúng ta biết Chúa Giêsu,  

   -« và sống dưới Lề Luật, để cứu chuộc những ai sống dưới Lề Luật, hầu chúng ta nhận được ơn làm nghĩa tử » ( id.)  

Viết như vậy, chắc chắn khi viết, Thánh Phaolồ liên tưởng đến biến cố Phục Sinh của Chúa Giêsu bằng động từ “ cứu chuộc”, bởi vì qua sự chết và sống lại của Chúa Giêsu, Ngài đã giải thoát mọi con người khỏi tội lỗi và cái chết.

Nhưng với việc cắt bì được Phúc Âm Luca kể lại hôm nay, là dấu chỉ “ sống dưới Lề Luật ” , và sống trong giao ước: 

- “ Sinh đươc tám ngày,mọi con trai các ngươi sẽ phải chịu cắt bì, từ thế hệ nầy, qua thế hệ khác…Giao ước Ta ghi dấu trong thân xác các ngươi, sẽ thành giao ước vĩnh cữu” ( Gn 17, 12.13), chúng ta có thể hiểu được trong ngụ ý của Thánh Phaolồ là biến cố khổ hình thánh giá đã được bắt đầu ngay từ lúc tám ngày sau khi Chúa Giêsu được sinh ra. 

Cùng với cắt bì hôm nay và cuộc tử nạn thập giá trong tương lai, Chúa Giêsu đã giải thoát chúng ta khỏi tội lỗi và sự chết, để ban cho chúng ta địa vị con Thiên Chúa: 

- “ Để chứng thực anh em là con cái, Thiên Chúa đã sai Thánh Thần của Con minh đến ngự trong lòng anh em mà kêu lên: Abba, Cha ơi! Vậy anh em không còn phải là nô lệ nữa, nhưng là con, mà đã là con, thì cũng là người thừa kế, nhờ Thiên Chúa ” ( Gl 4, 6-7).

Và chúng ta có được những điều vừa kể, nhờ công sức đóng góp của Mẹ Maria vào chương trình cứu rổi của Mẹ. Mẹ đã cưu mang, sinh ra và nuôi dưỡng Chúa Giêsu, Con Thiên Chúa, Đấng Cứu Độ và làm cho chúng ta trở thành nghĩa tử đầy ân phúc của Chúa.

 

 

Tác giả: Tiến sĩ Nguyễn Học Tập

Nguyện xin THIÊN CHÚA chúc phúc và trả công bội hậu cho hết thảy những ai đang nỗ lực "chắp cánh" cho Quê hương và GHVN bay lên!