Trang Chủ Hòa Bình là kết quả của Công Lý và Tình Liên Đới (Is 32,17; Gc 3,18; Srs 39) - Peace As The Fruit Of Justice and Solidarity Quà tặng Tin Mừng
Tiến sĩ Nguyễn Học Tập
Bài Viết Của
Tiến sĩ Nguyễn Học Tập
PHẨM GIÁ CON NGƯỜI TRONG HIẾN CHẾ GAUDIUM ET SPES
NGƯỜI TÍN HỮU GIÁO DÂN TRONG HIẾN CHẾ LUMEN GENTIUM - CHƯƠNG IV
TÌM HIỂU PHÚC ÂM THÁNH LUCA (40)
CÁM ƠN LÀ BIẾT SỐNG ĐỨC TIN
TÌM HIỂU PHÚC ÂM THÁNH LUCA (39)
GIÀU CÓ ĐÓNG CỔNG CON ĐƯỜNG ĐẾN CHÚA VÀ DỮNG DƯNG VỚI ANH EM
TÌM HIỂU PHÚC ÂM THÁNH LUCA (37).
CỦA CẢI VỮNG BỀN CHO ANH EM
TÌM HIỂU PHÚC ÂM THÁNH LUCA (36)
CHÚNG TA PHẢI ĂN MỪNG, EM CON ĐÃ CHẾT, MÀ NAY LẠI SỐNG.
“VÁC THẬP GIÁ MÌNH MÀ THEO TA”
TÌM HIỂU PHÚC ÂM THÁNH LUCA (34)
“AI HẠ MÌNH XUỐNG SẼ ĐƯỢC TÔN LÊN ”.
TÌM HIỂU PHÚC ÂM THÁNH LUCA (33)
“HÃY CỐ GẮNG QUA CỬA HẸP MÀ VÀO”
TÌM HIỀU PHÚC ÂM THÁNH LUCA ( 32)
NHẬN BIẾT DẤU CHỈ THỜI ĐẠI ĐỂ CHỌN LỰA MỤC ĐÍCH CHÍNH ĐÁNG
“BỞI ĐÂU TÔI ĐƯỢC THÂN MẪU CHÚA TÔI ĐẾN VỚI TÔI”
TÌM HIỂU PHÚC ÂM THÁNH LUCA (31)
PHẢI SẴN SÀNG ĐỢI CHỦ VỀ
TÌM HIỂU PHÚC ÂM THÁNH LUCA (30)
“HÃY LO TÌM NƯỚC THIÊN CHÚA”
TÌM HIỂU PHÚC ÂM THÁNH LUCA (29)
PHẨM GIÁ CON NGƯỜI TRONG HUẤN DỤ XẴ HỘI CỦA GIÁO HỘI (5).
TÌM HIỂU PHÚC ÂM THÁNH LUCA (28)
"MARIA ĐÃ CHỌN PHẦN TỐT NHẤT"
PHẨM GIÁ CON NGƯỜI TRONG HUẤN DỤ XÃ HỘI CỦA GIÁO HỘI (4)
TÌM HIỂU PHÚC ÂM THÁNH LUCA (27)
" AI THÂN CẬN VỚI NGƯỜI BỊ RƠI VÀO TAY KẺ CƯỚP ? "
PHẨM GIÁ CON NGƯỜI TRONG HUẤN DỤ XÃ HỘI CỦA GIÁO HÔI (3)
TÌM HIỂU PHÚC ÂM THÁNH LUCA (26)
TÌM HIỂU PHÚC ÂM THÁNH LUCA (25)
" ANH HÃY THEO TA ! "
PHẨM GIÁ CON NGƯỜI TRONG HUẤN DỤ XÃ HỘI CỦA GIÁO HỘI (2).
THẦY LÀ ĐẤNG KITÔ CỦA THIÊN CHÚA.
PHẨM GIÁ CON NGƯỜI TRONG HUẤN DỤ XÃ HỘI CỦA GIÁO HỘI (1)
TÌM HIỂU PHÚC ÂM THÁNH LUCA (23)
NÀNG ĐƯỢC THA THỨ NHIỀU, VÌ NÀNG ĐÃ THƯƠNG YÊU NHIỀU
TÌM HIỂU PHÚC ÂM THÁNH LUCA (22)
TA TRUYỀN CHO ANH HÃY TRỖI DẬY !
GIOAN TẨY GIẢ, PHẬN VỤ NGÔN SỨ CỦA DẤNG TỐI CAO.


 

SUY NIỆM PHÚC ÂM ( IV C 3 ), ( 09.12.2012), ( Lc 3, 1-6)

CHÚA NHẬT II MÙA VỌNG, NĂM C.


 

 NGUYỄN HỌC TẬP


Đoạn Phúc Âm Chúa Nhật hôm nay hoàn toàn dành riêng cho hình ảnh Thánh Gioan Tẩy Giả. Ngay từ lúc mới sinh ra, Gioan Tẩy Giả được cha mình là ông Zaccaria chào mừng như là một ngôn sứ:

  - " Hài nhi hỡi, con sẽ mang tước hiệu là ngôn sứ của Đấng Tối Cao: con sẽ đi trước Chúa, mở lối cho Người " ( Lc 1, 76).

Vị Tiền Hô đã hành động như thế nào, để đáng được gọi là " ngôn sứ của Đấng Tối Cao " hay " vị cao trọng nhứt trong các ngôn sứ " ( Lc 7, 28)?:

  - " Ta nói cho anh em biết: trong số phàm nhân đã lọt lòng mẹ, không có ai cao trọng hơn ông Gioan..." ( Lc 7, 28).

  1 - Trước hết theo hướng đi của các ngôn sứ Do Thái, Gioan Tẩy Giả đã giảng dạy chống lại áp bức và bất công xã hội. Trong Phúc Âm Chúa Nhật tuần tới, chúng ta sẽ nghe ngài nói:

  - " Ai có hai áo, thì chia cho nguời không có; ai có gì ăn, thì cũng làm như vậy " ( Lc 3, 11).

Đối với bọn người thu thuế, là bọn người thường hành xử bất công đối với người nghèo khổ, bằng cách đòi hỏi cắt cổ thắt họng tùy hỷ, bởi đó ngài không ngần ngại cảnh cáo:

  - " Đừng đòi hỏi gì quá mức ấn định cho các người " ( Lc 3, 13).

Đối với lính tráng thường có khuynh hướng dùng bạo lực, ngài cũng nói thẳng vào mặt:

  - " Chớ hà hiếp ai, cũng đừng tống tiền người ta, hãy an phận với số lương của mình " ( lc 3, 14) .

Cả các từ ngữ đề cập đến núi đồi cần phải được sang bằng, thung lũng phải được lấp đầy, các lối đi quanh co phải được sửa lại cho ngay hàng thẳng lối chúng ta cũng có thể hiểu được theo ý nghĩa:
  -  mọi bất công xã hội giữa người giàu có tột bực ( núi đồi ) và kẻ bần cùng nghèo khó ( thung lũng ) cần phải được loại đi hoặc ít nhứt cắt giảm xuống ( san bằng );
  - các con đường quanh co của hối lộ, thúi nát, lừa lọc, cần phải được chỉnh đốn lại cho ngay chính.

Cho đến đây, chúng ta có thể hiểu được dễ dàng tư tưởng chúng ta có hiện nay về vị ngôn sứ: bổn  phận của vị ngôn sứ là
  - thúc đẩy những sai trái, gò nỗi, cong queo phải được sửa đổi;    
  - phận vụ của vị ngôn sứ là tố cáo các sai trái, quanh co của hệ thống xã hội, vạch mặt chỉ trán chống lại quyền lực hành xử bất chính dưới mọi hình thức, tôn giáo, chính trị, kinh tế, quân sự và dám lớn tiếng la lên trước mặt kẻ hay bọn người độc tài:

  - " Ông Gioan nói với vua: Ngài không được phép... " ( Mt 14, 4 ).

  2 - Nhưng Gioan Tẩy Giả còn có một bổn phận thứ hai: đó là đem đến cho dân chúng sự hiểu biết về ơn cứu độ, trong việc tội lỗi của họ được tha thứ:

  - " ...báo cho dân Chúa biết: Người sẽ cứu và tha cho họ hết mọi tôi khiên " ( Lc 1, 77).

Trong trường hợp thứ hai nầy, chúng ta có thể tự hỏi đâu là sứ mạng ngôn sứ của Gioan Tẩy Giả? Các ngôn sứ loan báo trước một sự giải thoát trong tương lai.
Nhưng Gioan Tẩy Giả không loan báo giải thoát trong tương lai, mà là một biến cố giải thoát hiện đại.
Ngài là người đưa tay chỉ về phía một con người và lớn tiếng nói lên:

  - " Hôm sau, ọng Gioan thấy Chúa Giêsu đi về phía mình, liền nói : " Đây là Chiên Thiên Chúa, Đấng xoá bỏ tội trần gian " ( Jn 1, 29).

Chúng ta thử tưởng tượng nỗi run sợ của những người nghe Gioan Tẩy Giả hôm đó, khi miệng ngài thốt lên những lời vừa kể, trong cảnh tượng Chúa Giêsu đang đến gần và ở giữa họ.
Các ngôn sứ trong truyền thống là những vị giúp cho dân chúng vượt qua bức tường thời gian đang còn dày đặc, hiện trang đang đen tối, để nhìn thấy được viễn ảnh hy vọng được Đấng Cứu Độ đang còn ẩn giấu tương lai dưới hình dáng con người bình thường như mọi người khác.
Trái lại, Gioan Tẩy Giả khánh thành một thời gian ngôn sứ Kitô giáo mới, không phải là hệ tại ở việc loan báo một biến cố giải thoát cứu độ trong tương lai, " khi đến thời viên mãn ",, mà là chỉ cho mọi người thấy rõ sự hiện diện của Chúa Giêsu đang ẩn mình trong thế giới trước mặt mọi người.

Những điều vừa kể của Phúc Âm Thánh Luca Chúa Nhật hôm nay có liên quan gì đến chúng ta?
Chúng ta phải đặt hai phương diện vừa kể của động tác Thánh Gioan Tẩy Giả như thế nào:
  - một đàng là phận vụ đối với vấn đề công bằng xã hội
  - và đồng thời cũng phải loan báo Phúc Âm?
Người tín hữu Chúa Kitô là ngôn sứ của Chúa giữa trần thế, không thể tách rời hai phận vụ đó ra riêng rẻ, cũng không được bỏ qua cái nầy, chọn lựa cái kia.
  - Loan báo Chúa Kitô, mà không ra công gắng sức để thăng tiến con người và thăng tiến xã hội, là những lời loan báo khô cằn,khiến cho người khác dững dưng, cho là lời nói rổng toét, vô ích. không có gì đáng tin cậy.
 - Trái lại cũng vậy, lăn xả, xăn tay áo cho công bằng xã hôi, nhưng bỏ qua đi động tác loan báo đức tin và liên hệ mật thiết với Lời Chúa và cuộc sống thân tình với Chúa trong cầu nguyện và trong các Phép Bí Tích, là động tác không có viễn ảnh sống lâu dài và có vất vơ vất vưởng kéo dài cũng vô ích.

Qua hai phương diện hành động của Thánh Gioan Tẩy Giả chúng ta cũng biết được rằng:
  - loan  báo Phúc Âm
  -và chiến đấu cho công bằng xã hội
không thể là hai sự việc chỉ được đặt gần kề nhau, không có gì liện hệ với nhau.

Phúc Âm của Chúa Giêsu  phải là nguồn động lực thúc đẩy chúng ta tranh đấu để bảo vệ cho con người được tôn trọng, để làm cho mỗi người thấy được " sự cứu rỗi của Thiên Chúa ", thấy được ngay từ phẩm giá của con người trong đời sống phải được tôn trọng, bởi lẽ con người

  - được dựng nên giống như Thiên Chúa, là hình ảnh của Thiên Chúa ( Gen 1, 26-27),
  - là con Thiên Chúa ( Mt 6, 9),
  - có địa vị được tham dự vào bản tính Thiên Chúa ( 2 Pt 1, 4)
vì đã được Chúa Giêsu cứu chuộc bằng chính máu của Người.

Thánh Gioan Tẩy Giả
  - không những rao giảng chống lại các lạm dụng của những kẻ khuấy động xã hội,
  - mà là rao giảng tinh thần Phúc Âm với tư cách là người tiền hô để dọn đường, chuẩn bị cho dân chúng sẵn sàng để tiếp đón Chúa Giêsu.
Chúng ta là người tín hữu Chúa Kitô, chúng ta đừng quên gương mẫu sống của Thánh Gioan Tẩy Giả.    
 

Tác giả: Tiến sĩ Nguyễn Học Tập

Nguyện xin THIÊN CHÚA chúc phúc và trả công bội hậu cho hết thảy những ai đang nỗ lực "chắp cánh" cho Quê hương và GHVN bay lên!