Trang Chủ Hòa Bình là kết quả của Công Lý và Tình Liên Đới (Is 32,17; Gc 3,18; Srs 39) - Peace As The Fruit Of Justice and Solidarity Quà tặng Tin Mừng
Tiến sĩ Nguyễn Học Tập
Bài Viết Của
Tiến sĩ Nguyễn Học Tập
PHẨM GIÁ CON NGƯỜI TRONG HIẾN CHẾ GAUDIUM ET SPES
NGƯỜI TÍN HỮU GIÁO DÂN TRONG HIẾN CHẾ LUMEN GENTIUM - CHƯƠNG IV
TÌM HIỂU PHÚC ÂM THÁNH LUCA (40)
CÁM ƠN LÀ BIẾT SỐNG ĐỨC TIN
TÌM HIỂU PHÚC ÂM THÁNH LUCA (39)
GIÀU CÓ ĐÓNG CỔNG CON ĐƯỜNG ĐẾN CHÚA VÀ DỮNG DƯNG VỚI ANH EM
TÌM HIỂU PHÚC ÂM THÁNH LUCA (37).
CỦA CẢI VỮNG BỀN CHO ANH EM
TÌM HIỂU PHÚC ÂM THÁNH LUCA (36)
CHÚNG TA PHẢI ĂN MỪNG, EM CON ĐÃ CHẾT, MÀ NAY LẠI SỐNG.
“VÁC THẬP GIÁ MÌNH MÀ THEO TA”
TÌM HIỂU PHÚC ÂM THÁNH LUCA (34)
“AI HẠ MÌNH XUỐNG SẼ ĐƯỢC TÔN LÊN ”.
TÌM HIỂU PHÚC ÂM THÁNH LUCA (33)
“HÃY CỐ GẮNG QUA CỬA HẸP MÀ VÀO”
TÌM HIỀU PHÚC ÂM THÁNH LUCA ( 32)
NHẬN BIẾT DẤU CHỈ THỜI ĐẠI ĐỂ CHỌN LỰA MỤC ĐÍCH CHÍNH ĐÁNG
“BỞI ĐÂU TÔI ĐƯỢC THÂN MẪU CHÚA TÔI ĐẾN VỚI TÔI”
TÌM HIỂU PHÚC ÂM THÁNH LUCA (31)
PHẢI SẴN SÀNG ĐỢI CHỦ VỀ
TÌM HIỂU PHÚC ÂM THÁNH LUCA (30)
“HÃY LO TÌM NƯỚC THIÊN CHÚA”
TÌM HIỂU PHÚC ÂM THÁNH LUCA (29)
PHẨM GIÁ CON NGƯỜI TRONG HUẤN DỤ XẴ HỘI CỦA GIÁO HỘI (5).
TÌM HIỂU PHÚC ÂM THÁNH LUCA (28)
"MARIA ĐÃ CHỌN PHẦN TỐT NHẤT"
PHẨM GIÁ CON NGƯỜI TRONG HUẤN DỤ XÃ HỘI CỦA GIÁO HỘI (4)
TÌM HIỂU PHÚC ÂM THÁNH LUCA (27)
" AI THÂN CẬN VỚI NGƯỜI BỊ RƠI VÀO TAY KẺ CƯỚP ? "
PHẨM GIÁ CON NGƯỜI TRONG HUẤN DỤ XÃ HỘI CỦA GIÁO HÔI (3)
TÌM HIỂU PHÚC ÂM THÁNH LUCA (26)
TÌM HIỂU PHÚC ÂM THÁNH LUCA (25)
" ANH HÃY THEO TA ! "
PHẨM GIÁ CON NGƯỜI TRONG HUẤN DỤ XÃ HỘI CỦA GIÁO HỘI (2).
THẦY LÀ ĐẤNG KITÔ CỦA THIÊN CHÚA.
PHẨM GIÁ CON NGƯỜI TRONG HUẤN DỤ XÃ HỘI CỦA GIÁO HỘI (1)
TÌM HIỂU PHÚC ÂM THÁNH LUCA (23)
NÀNG ĐƯỢC THA THỨ NHIỀU, VÌ NÀNG ĐÃ THƯƠNG YÊU NHIỀU
TÌM HIỂU PHÚC ÂM THÁNH LUCA (22)
TA TRUYỀN CHO ANH HÃY TRỖI DẬY !
TÌM HIỂU PHÚC ÂM I - PHÚC ÂM THÁNH MARCO (5)

 

NGUYỄN HỌC TẬP

 

I - Chuẩn bị cho sứ mạng Chúa Giêsu. 

   D - Cơn cám dỗ trong sa mạc ( Mc 1, 12-13). 

Đọan tường thuật nầy của Phúc Âm Thánh Marco thật ngắn ngủi, so với đoạn song song của Thánh Matthêu ( Mt 4, 1-11) và của Thánh Luca ( Lc 4, 1-13), bởi vì Thánh Marco bỏ qua chi tiết của ba cơn cám dỗ.

Một vài nhà chú giải cho rằng có lẽ Thánh Matthêu và Thánh Luca khai triển thêm đoạn lược tóm của Thánh Marco. Trái lại  một vài học giả khác cho rằng đoạn Phúc Âm của Thánh Marco là đoạn lược tóm của Phúc Âm Nhất Lãm.

Hiện nay, không có lý chứng nào cho thấy giả thuyết nầy hay giả thuyết kia đúng, nhiểu nhà nghiên cứu khác cho rằng Phúc Âm Thánh Matthêu và Thánh Luca được viết theo một vài nguồn tài liệu nào khác. Dĩ nhiên khi chưa có gì xác định chắc chắn, chúng ta đừng nên " sa chước cám dỗ " giải thích rằng đoạn tường thuật đầy đủ của Thánh Marco lợi dụng dựa vào hai đoạn tường thuật sung mãn hơn của Thánh Matthêu và Thánh Luca. 

   - " Thánh Thần liền đẩy Chúa Giêsu vào sa mạc " ( Mc 1, 12). 

Mặc dầu Phúc Âm Thánh Matthêu và Thánh Luca đặt liên tưởng giữa các cơn cám dỗ Chúa Giêsu với những thử thách của dân Israel 40 năm trong sa mạc ( Dt 8, 2), việc liên tưởng song song đó không có trong Phúc Âm Thánh Marco. Việc đề cập đến sa mạc cho thấy theo niềm tin của dân chúng, đó là nơi cư ngụ của ác thần, như vậy đề cập đến 40 ngày, Thánh Marco chỉ có ý nói đến một thơi gian dài, hơn là liên tưởng đến những gì Sách Đệ nhị Luật thuật lại ( Dt 8, 2). 

   - " Chịu Satan cám dỗ

Khác với Phúc Âm Thánh Matthêu và Thánh Luca, Phúc Âm Thánh Marco không đề cập đến bản chất và đối tượng của cơn cám dỗ Chúa Giêsu, cũng như không nói đến thời gian tính và thứ tự trước sau. Điều đó dường như có ý nghĩa nói lên không phải cơn cám dỗ xảy đến sau bốn mươi ngày ăn chay trên sa mạc, mà suốt bốn mươi ngày Chúa Giêsu sống trên sa mạc đều là những ngày Người chịu cám dỗ. Đó là cuộc đối đầu giữa " kẻ mạnh" cám dỗ ( tức là Satan ) và Đấng " quyền năng hơn "         ( Chúa Giêsu)  

Thánh Marco chỉ cần biết Chúa Giêsu chịu cám dỗ, chớ không cần biết bị cám dỗ về việc gì. Ngài cũng không dừng lại để tìm hiểu diễn tiến, cũng như biết được kết quả ra sao.

Đoạn tường thuật làm cho chúng ta có cảm tưởng là không đầy đủ và khiến cho người đọc đặt câu hỏi không biết rồi kết quả ra sao.

Câu trả lời được Thánh Marco đưa ra giải đáp bằng cả Phúc Âm của ngài: cả dòng lịch sử kế tiếp sẽ xác định bản chất của cơn cám dỗ, tiến trình diễn tiến và kết quả.

Mặc dầu Thánh Marco không đề cập đến kết quả của cơn cám dỗ, nhưng kết quả đó chúng ta thấy được đề cập đến ở Mc 3, 27:

   - " Không ai vào nhà một người mạnh mà có thể cướp của được, nếu không trói người mạnh ấy trước đó, rồi mới cướp sạch nhà nó ".

Và sự thất bại của Satan được làm sáng tỏ bằng những biến cố trừ qủy của Chúa Giêsu.  

Viễn tượng đó của Thánh Marco rất khác với Phúc Âm Thánh Matthêu và Thánh Luca. Thánh Marco không có ý kể cho Giáo Hội một bài giáo lý về cơn cám dỗ, mà chỉ muốn nói lên cho cộng đồng Giáo Hội có thể phải chạm trán với các cơn cám dỗ, khi ngài đưa ra một điều đáng lưu ý rất quan trọng, đó là Chúa Giêsu " chịu " Satan  cám dỗ sau khi nhận lãnh phép rửa.

Như vậy chúng ta thấy được mối liên hệ giữa phép rửa và cơn cám dỗ là mối liên hệ chặt chẽ và Thánh Marco có ý lưu ý người tín hữu Chúa Kitô: Chúa Thánh Thần trong Phép Rửa không tách rời Chúa Giêsu ra khỏi dòng lịch sử và các điều kiện sống trong đó; trái lại Người đặt Chúa Giêsu vào giữa dòng lịch sử của cuộc sống đang tiếp diễn. 

Như để trả lời cho phép rửa, trong đó Chúa Giêsu vừa được Chúa Cha tuyên xưng " Con la Con yêu dấu của Cha " nhưng liên đới với nhân loại tội lỗi, giờ đây Chúa Giêsu đi vào sa mạc, nơi Người   " liền  " có kinh nghiệm của con người tội lỗi bị cám dỗ và thử thách.

Ở đây, Chúa Giêsu cũng là chủ thể của một cuộc đối kháng giữa cơn cám dỗ và sự bảo vệ của Chúa Cha. Các " thiên sứ " ở đây được diễn tả như một đạo binh chiến đấu bên cạnh Chúa Giêsu chống lại ác qủy, được biểu tượng bằng " các dã thú " ( Ps 22, 13-33; Is 13, 21-22; Ex 34, 5.8.25):

   - " ...chịu Satan cám dỗ, sống giữa loài dã thú và có các  thiên thần hầu hạ Người " ( Mc 1, 13).  

Như vậy, trong đoạn Phúc Âm chúng ta đang đọc, Thánh Marco trình bày mầu nhiệm của Chúa Kitô, được trình bày trong Phép Rửa, với biến cố tỏ mình ra của Thiên Chúa dưới sông Giordano, để đáp ứng lại cho câu hỏi: " Chúa Giêsu là ai ? ".Và chúng ta có được câu trả lời " Chúa Giêsu là Con Thiên Chúa " liên đới với người tội lỗi.

Thì cũng vậy, trong đoạn tường thuật về Cơn Cám Dỗ, chúng ta cũng có câu trả lời cho cùng một câu hỏi vừa kể, " Chúa Giêsu là ai ? ".

   - " Là Con Thiên Chúa, chịu cám dỗ như mọi người tội lỗi khác ". 

Mầu nhiệm đó thật to lớn, có liên hệ cả đến cuộc sống người được nhận Phép Rửa: cuộc sống mà Phép Rửa dẫn dắt chúng ta vào, là cuộc sống được thể hiện dưới biểu tượng của chiến thắng và bình an ( các dã thú cũng có thể được biểu tượng như là khởi điểm của thời Đấng Cứu Thế, như là vườn địa đàng được chiếm lấy lại:

   - " Bấy giờ sói sẽ ở chung với chiên con, beo nằm bên dê nhỏ. Bò tơ và sư tử non được nuôi chung với nhau ..." ( Is 11, 6-9; 65, 25; Os 1, 18). 

Thánh Thần đưọc ban trong Phép Rửa, không tách rời Chúa Giêsu ra khỏi dòng lịch sử và khỏi những thái độ đối nghịch; trái lại Người đặt Chúa Giêsu vào cuộc chiến đấu đang diễn ra trong đó.

Để đáp ứng lại định ý của Phép Rửa như vừa đề cập, Chúa Giêsu đi vào sa mạc, tức là vào một cuộc sống trong đó Người sẽ kinh nghiệm được cuộc đối đầu với Satan và đồng thời cũng được sự trợ lực của Chúa Cha, " ...và có các thiên thần hầu hạ Người ".

Chúa Giêsu sống trong chiến đấu và hoà bình. 

Nói một cách xác thực hơn, mầu nhiệm Chúa Kitô là Con Thiên Chúa và chịu cơn cám dỗ cũng chính là mầu nhiệm của người tín hữu Chúa Kitô, nhận được Phép Rửa: cuộc sống mà Phép Rửa đưa người tín hữu vào để sống là cuộc sống chiến đấu, tuy nhiên cũng là cuộc sống được biểu tượng bằng viễn ảnh chiến thắng và hoà bình, vi người tín hữu Chúa Kitô luôn luôn có Thiên Chúa ở với mình: 

   - " Vậy anh em hãy đi và làm cho muôn dân trở thành môn đệ, làm Phép Rửa cho họ nhân danh Cha và Con và Thánh Thần " ( Mt 28, 19).    

  

Tác giả: Tiến sĩ Nguyễn Học Tập

Nguyện xin THIÊN CHÚA chúc phúc và trả công bội hậu cho hết thảy những ai đang nỗ lực "chắp cánh" cho Quê hương và GHVN bay lên!