Trang Chủ Hòa Bình là kết quả của Công Lý và Tình Liên Đới (Is 32,17; Gc 3,18; Srs 39) - Peace As The Fruit Of Justice and Solidarity Quà tặng Tin Mừng
Tiến sĩ Nguyễn Học Tập
Bài Viết Của
Tiến sĩ Nguyễn Học Tập
PHẨM GIÁ CON NGƯỜI TRONG HIẾN CHẾ GAUDIUM ET SPES
NGƯỜI TÍN HỮU GIÁO DÂN TRONG HIẾN CHẾ LUMEN GENTIUM - CHƯƠNG IV
TÌM HIỂU PHÚC ÂM THÁNH LUCA (40)
CÁM ƠN LÀ BIẾT SỐNG ĐỨC TIN
TÌM HIỂU PHÚC ÂM THÁNH LUCA (39)
GIÀU CÓ ĐÓNG CỔNG CON ĐƯỜNG ĐẾN CHÚA VÀ DỮNG DƯNG VỚI ANH EM
TÌM HIỂU PHÚC ÂM THÁNH LUCA (37).
CỦA CẢI VỮNG BỀN CHO ANH EM
TÌM HIỂU PHÚC ÂM THÁNH LUCA (36)
CHÚNG TA PHẢI ĂN MỪNG, EM CON ĐÃ CHẾT, MÀ NAY LẠI SỐNG.
“VÁC THẬP GIÁ MÌNH MÀ THEO TA”
TÌM HIỂU PHÚC ÂM THÁNH LUCA (34)
“AI HẠ MÌNH XUỐNG SẼ ĐƯỢC TÔN LÊN ”.
TÌM HIỂU PHÚC ÂM THÁNH LUCA (33)
“HÃY CỐ GẮNG QUA CỬA HẸP MÀ VÀO”
TÌM HIỀU PHÚC ÂM THÁNH LUCA ( 32)
NHẬN BIẾT DẤU CHỈ THỜI ĐẠI ĐỂ CHỌN LỰA MỤC ĐÍCH CHÍNH ĐÁNG
“BỞI ĐÂU TÔI ĐƯỢC THÂN MẪU CHÚA TÔI ĐẾN VỚI TÔI”
TÌM HIỂU PHÚC ÂM THÁNH LUCA (31)
PHẢI SẴN SÀNG ĐỢI CHỦ VỀ
TÌM HIỂU PHÚC ÂM THÁNH LUCA (30)
“HÃY LO TÌM NƯỚC THIÊN CHÚA”
TÌM HIỂU PHÚC ÂM THÁNH LUCA (29)
PHẨM GIÁ CON NGƯỜI TRONG HUẤN DỤ XẴ HỘI CỦA GIÁO HỘI (5).
TÌM HIỂU PHÚC ÂM THÁNH LUCA (28)
"MARIA ĐÃ CHỌN PHẦN TỐT NHẤT"
PHẨM GIÁ CON NGƯỜI TRONG HUẤN DỤ XÃ HỘI CỦA GIÁO HỘI (4)
TÌM HIỂU PHÚC ÂM THÁNH LUCA (27)
" AI THÂN CẬN VỚI NGƯỜI BỊ RƠI VÀO TAY KẺ CƯỚP ? "
PHẨM GIÁ CON NGƯỜI TRONG HUẤN DỤ XÃ HỘI CỦA GIÁO HÔI (3)
TÌM HIỂU PHÚC ÂM THÁNH LUCA (26)
TÌM HIỂU PHÚC ÂM THÁNH LUCA (25)
" ANH HÃY THEO TA ! "
PHẨM GIÁ CON NGƯỜI TRONG HUẤN DỤ XÃ HỘI CỦA GIÁO HỘI (2).
THẦY LÀ ĐẤNG KITÔ CỦA THIÊN CHÚA.
PHẨM GIÁ CON NGƯỜI TRONG HUẤN DỤ XÃ HỘI CỦA GIÁO HỘI (1)
TÌM HIỂU PHÚC ÂM THÁNH LUCA (23)
NÀNG ĐƯỢC THA THỨ NHIỀU, VÌ NÀNG ĐÃ THƯƠNG YÊU NHIỀU
TÌM HIỂU PHÚC ÂM THÁNH LUCA (22)
TA TRUYỀN CHO ANH HÃY TRỖI DẬY !
ƠN CỨU RỖI CHO CẢ NHÂN LOẠI

 

SUY NIỆM PHÚC ÂM ( IV B 45 ); ( 09.09.2012);( Mc 7, 31-37)

CHÚA NHẬT XXIII  PHỤNG VỤ THƯỜNG NIÊN, NĂM B

NGUYỄN HỌC TẬP  

Đoạn Phúc Âm Thánh Marco hôm nay ( Mc 7, 31-37), thuật lại việc Chúa Giêsu chữa ngưòi vừa điếc vừa ngọng, có thể được suy ngẫm dưới nhiều quan điểm khác nhau.

Chúng ta có thể xem biến cố Chúa Giêsu làm phép lạ trên như là một dụ ngôn và từ đó các động tác cũng như lời nói của Chúa Giêsu mang tính cách dụ ngôn để cắt nghĩa cho phép lạ.

Có thể ở một lần khác, ba năm nữa, khi chu kỳ phụng vụ trở lại và Chúa thương cho người viết những dòng nầy còn sống, chúng ta sẽ cùng nhau suy ngắm đoạn Phúc Âm theo quan điểm vừa kể.

Hôm nay chúng ta thử suy ngắm biến cố Chúa Giêsu chữa người điếc và ngọng trên theo quan điểm lịch sử và hợp lý ( logique).

Thánh Marco thuật lại biến cố một cách ngắn gọn, mau lẹ và xúc tích như kiểu viết văn của Ngài.

Biến cố xãy ra ở vùng biển hồ Galilea, trong vùng Thập Tỉnh, là đất sinh sống của "dân ngoại đạo", so với các miền rặt gốc  Do Thái , như xứ Giudea chẳng hạn: 

   - " Chúa Giêsu lại bỏ vùng Tiro, đi qua ngả Sidone, đến biển hồ Galilea vào miền Thập Tỉnh" ( Mc 7, 31).  

Và dân chúng khi nghe Người đến, dĩ nhiên là " dân ngoại đạo", liền chạy đến với Người, đem theo người bệnh vừa điếc vừa ngọng để xin Ngươi chữa trị cho: 

   - " Người ta đem một người vừa điếc vừa ngọng đến với Chúa Giêsu, và xin Người đặt tay trên anh" ( Mc 7, 32).

Đoàn lũ dân chúng chạy đến với Người và đem theo người bệnh để xin Người chữa cho, chắc chắn vì họ đã chứng kiến hoặc đã nghe nói đến Người và phép lạ Người làm trước đó cho đứa con gái của người thiếu phụ Hy Lạp, gốc Syria-Phenice ( Mc 7, 24-30): 

  - " Bà là người Hy Lạp, gốc Phenice thuộc xứ Syria. Bà xin Người trừ qủy cho con gái bà" (Mc 7, 26). 

Có lẽ đây là lần đầu tiên tiếp xúc với người " dân ngoại đạo", nên Chúa Giêsu nghi ngại: 

   - " Phải để cho con cái ăn no trước đã, vì không được lấy bánh dành cho con cái mà ném cho chó con" ( Mc 7, 27). 

Nhưng lòng tin của bà rất xâu xa, bà thuyết phục Chúa Giêsu, là ơn của Thiên Chúa dành cho dân Do Thái rất là dồi dào, dồi dào đến nỗi những mảnh vụn  rơi xuống cho dân ngoại mà không thiệt hại gì cho ai: 

   - " Bà ấy đáp: Thưa Ngài, đúng thế! Nhưng chó con ở dưới gầm bàn cũng được ăn những mảnh vụn của đám trẻ con" ( Mc 7, 28). 

Đức tin mãnh liệt đó đã thuyết phục Chúa Giêsu và đó cũng là đức tin của Thánh Marco và các Cộng Đồng Ki Tô hữu tiên khởi, nơi quy tựu và chung sống những  người tín hữu gốc Do Thái, " con cái ăn no trước đã", và các tín hữu gốc dân " ngoại đạo" hay " chó con ở dưới gầm bàn".

Ơn của Thiên Chúa ban cho dồi dào, dư thừa cho tất cả mọi người, Do Thái cũng như dân ngoại.

Và rồi với đoạn Phúc Âm hôm  nay, Thánh Marco tiến thêm một bước nữa, thuật lại cho chúng ta với lòng phấn khởi như thế nào các con " chó con dưới gầm bàn" đón rước Tin Mừng của Chúa Giêsu và phuơng cách hành xử của Chúa Giêsu trong phép lạ chữa người vừa điếc vừa ngọng, không phải chỉ là những " mảnh vụng của đám trẻ", mà là những miếng ăn ngon lành  Người rộng lượng và hài lòng ban cho.

Nói cách khác, với bài tường thuật về phép lạ chữa người vừa điếc vừa ngọng hôm nay Thánh Marco có ý nói với các Ki Tô hữu gốc " dân ngoại đạo" lúc đó trong các Cộng Đồng Ki Tô hữu tiên khởi và với chúng ta rằng ơn cứu rỗi của Thiên Chúa được đổ xuống tràn đầy cho tất cả nhân loại, Do Thái hay không Do Thái cũng vậy.

Với những gì tai nghe mắt thấy hay tin đồn về phép lạ chữa đứa con gái người thiếu phụ Syria-Phenice vừa kể, vừa nghe Chúa Giêsu đến miền biển hồ Galilea, dân chúng mừng rỡ tuôn đến Người, mang theo người bệnh hoạn để xin Người cứu chữa: 

   - " Họ đem một người vừa điếc, vừa ngọng đến với Chúa Giêsu và xin Người đặt tay trên anh" ( Mc 7, 32).

Thái độ phấn khởi và tin tưởng của những tín hữu gốc " dân ngoại đạo" mà Thánh Marco muốn gởi đến những dòng Phúc Âm nầy như là một sứ điệp, khác với thái độ nghi ngờ, dững dưng và có lẽ cả ganh tỵ của những người Do Thái chính gốc, hay đúng hơn những người Galilea đồng hương với Chúa Giêsu, làm cho Người nãng lòng: 

   - " Ông ta không phải là bác thợ mộc, con bà Maria, và anh em của các ông Giacobe, Giosuê, Giuda và Simon sao? Chị em của ông không phải là bà con hàng xóm với chúng ta sao?"

   - " Chúa Giêsu bảo họ: Ngôn sứ có bị rẻ rúng, thì cũng chỉ là ở quê hương mình, hay giữa đám bà con thân thuộc, và trong gia đình mình mà thôi.Người đã không thể làm được một phép lạ nào tại đó" ( Mc 6, 3-5). 

Trước cử chỉ  phấn khởi của họ, Chúa Giêsu không mãy may có một thái độ dần dừ, khi họ " …đem một người vừa điếc vừa ngọng đến với Chúa Giêsu".

Người " kéo riêng anh ta ra khỏi đám đông…" ( Mc 7, 33) và bắt đầu chữa trị cho anh.

Cử chỉ chữa trị của Người đối với anh cũng nói lên lòng ưu ái và cần mẫn của Người đối với anh và đáp lại lòng tin tưởng và phấn khởi  của những tín hữu  gốc " dân ngoại đạo" đang đến với Người: Người động chạm vào chính con người anh, vào chính những cơ quan bị bệnh để chữa trị. Người dùng chính quyền lực của Thiên Chúa nơi Người để trực tiếp trị bệnh cho anh: 

   - "( Người) đặt ngón tay vào lổ tai anh, và nhổ nước miếng mà bôi vào lưỡi anh" ( Mc 7, 33b). 

Đọc lại những phép lạ mà Chúa Giêsu chữa trị các bệnh nhân khác trong Phúc Âm Thánh Marco, chưa bao giờ chúng ta thấy Chúa Giêsu hành xử một cách cần mẫn như vậy:

Trong phép lạ chữa trị người bại liệt, Chúa Giêsu chỉ phán:  

   - " Hãy đứng dậy, vác chõng của con mà đi!" ( Mc 2, 8), 

Trong phép lạ chữa người bại tay,  

   - " Chúa Giêsu bảo anh bại tay: Anh hãy giơ tay ra! Người ấy giơ tay và tay liền trở lại bình thường" ( Mc 3, 5). 

Trong phép lạ chữa ngưòi thiếu phụ bị băng huyết, Chúa Giêsu không hề thốt ra một  lời nào để chữa, người thiếu phụ chỉ sờ vào áo Người cũng được khỏi bệnh. Và Người chỉ nhìn bà với lời khen ngợi:  

   - " Này con, lòng tin con đã cứu con"( Mc 5, 34). 

Còn nữa, nhìn bệnh trạng của anh, Chúa Giêsu cảm động và thương hại,  

   - " Rồi Người ngước mắt lên trời  và nói thì thầm một tiếng" ( Mc 7, 34). 

Ngước mặt lên trời để tiếp xúc thân tình với Chúa Cha, tỏ cho Chúa Cha thấy hoàn cảnh đáng thương hại của anh và " nói thì thầm một tiếng " tỏ ra Người cảm động , thương xót, thông cảm hoàn cảnh khổ hạnh của anh.

Và quyết định chữa trị anh bằng cách truyền lệnh cho anh: " Epheatà" nghĩa là: hãy mở ra !

Trong cả Phúc Âm Thánh Marco chỉ có đây là lần thứ hai, Thánh Marco thuật lại nguyên ngữ bằng tiếng Aramaico "Epheatà",rồi dịch ra tiếng Hy Lạp: hãy mở ra!, để cho người đọc cảm nghiệm được như  được nghe chính Chúa Giêsu đang nói , để nói lên tính cách đặc biệt của phép lạ đang được xãy ra trên đất " dân ngoại đạo". Cũng như một lần khác ( Mc 5, 41) lúc Chúa Giêsu chữa trị cho Giairo, trưởng hội đường, trong đó Chúa Giêsu thốt ra lời  " Talitathum": Này bé, Thầy truyền cho con : Hãy chổi dạy đi !  ( Mc 5, 41).

Qua những gì vừa kể, không những " chó con ở dưới gầm bàn cũng được ăn những mãnh vụn của đám trẻ con", mà còn được ăn cả những mẫu bánh ngon và đặc biệt mà Chúa Giêsu ưu ái trao cho.

Nói tóm lại trong sứ điệp của Phúc Âm Thánh Marco, các Ki Tô hữu từ các dân tộc ngoại đạo, không có điạ vị và quyền lợi  nào thua kém các Ki Tô hữu người Do Thái chính gốc.

Tin Mừng cứu rỗi của Phúc Âm được loan báo cho tất cả mọi người.

Và rồi phản ứng của " dân ngoại đạo" đối với Tin Mừng của Chúa Giêsu đem đến cũng cho chúng ta thấy những phấn khởi chưa từng có trong dân Do Thái.

Sau khi chữa trị cho người bệnh được khỏi, Chúa Giêsu truyền cho họ không được đồn dải ra:  

   - " Chúa Giêsu truyền bảo họ không được kể chuyện đó cho ai nghe cả" ( Mc 7, 36). 

Nhưng lời khuyên của Chúa Giêsu đạt được hậu quả trái ngược:  

   - " Nhưng Người càng truyền bảo họ, họ càng đồn ra.Ông ấy làm mọi việc đều tốt đẹp cả, ông làm cho kẻ điếc nghe được, kẻ câm nói được" (Mc 7, 36. 37). 

Nỗi vui mừng hân hoan của họ đổ tràn ra như nước vỡ bờ,  được Thánh Marco ghi lại qua câu phúc Âm vừa kể, liên tưởng đến lời tiên tri Isaia nói về Đấng Cứu Thế: 

   - " Hãy nói với những kẻ nhát gan: Can đảm lên, đừng sợ! Thiên Chúa của anh em đây rồi, sắp tới ngày báo phục. Ngày Thiên Chúa thưởng công phạt tội.

Chính Người sẽ đến cứu anh em. Bấy giờ mắt người mù mở ra, tai người điếc nghe được.

Bấy giờ kẻ què sẽ nhảy nhót như nai, miệng lưởi người câm  sẽ reo ho.

Vì có nước vọt lên trong sa mạc, khe suối tuông ra giữa đống đất hoang vu " ( Is 35, 4-6). 

Đặt nỗi ngạc nhiên, lòng thán phục và niềm hân hoan của đoàn lũ theo Chúa Giêsu vừa chứng kiến phép lạ liên quan đến lời của tiên tri Isaia vừa kể, chúng ta thấy ý nghĩa của câu nói loan truyền hoan hỉ của họ.

Nếu Thánh Marco khởi đầu Phúc Âm của Ngài bằng lời tuyên bố của Chúa Giêsu: 

   - " Thời kỳ đã mãn: Nước Thiên Chúa đã gần. Anh em hãy sám hối và tin vào Tin Mừng" (Mc 1, 15), thì với biến cố phép lạ chữa người vừa điếc vừa ngọng hôm nay dân chúng, " dân ngoại đạo" đã xác nhận: 

   - " Ông ấy làm mọi việc đều tốt đẹp cả, ông làm cho kẻ điếc nghe được, kẻ câm nói được" (Mc 7, 37).

Sự hiện diện của Chúa Giêsu xác nhận Triều Đại Thiên Chúa đã đến. Nơi Chúa Giêsu quyền năng của Thiên Chúa hiện diện giữa con người.

Thiên Chúa đã đến và đang ở giữa con người. Một cuộc tạo dựng mới đã được thực hiện và thực hiện ngay cả trên đất dân ngoại, nghĩa là khắp thế giới, cho hết mọi người.

Đó là sứ điệp Thánh Marco gởi đến các Cộng Đồng Ki Tô hữu tiên khởi và gởi đến chúng ta, con cháu của các vị trong Chúa Ki Tô.

 

Tác giả: Tiến sĩ Nguyễn Học Tập

Nguyện xin THIÊN CHÚA chúc phúc và trả công bội hậu cho hết thảy những ai đang nỗ lực "chắp cánh" cho Quê hương và GHVN bay lên!