Trang Chủ Hòa Bình là kết quả của Công Lý và Tình Liên Đới (Is 32,17; Gc 3,18; Srs 39) - Peace As The Fruit Of Justice and Solidarity Quà tặng Tin Mừng
Tiến sĩ Nguyễn Học Tập
Bài Viết Của
Tiến sĩ Nguyễn Học Tập
PHẨM GIÁ CON NGƯỜI TRONG HIẾN CHẾ GAUDIUM ET SPES
NGƯỜI TÍN HỮU GIÁO DÂN TRONG HIẾN CHẾ LUMEN GENTIUM - CHƯƠNG IV
TÌM HIỂU PHÚC ÂM THÁNH LUCA (40)
CÁM ƠN LÀ BIẾT SỐNG ĐỨC TIN
TÌM HIỂU PHÚC ÂM THÁNH LUCA (39)
GIÀU CÓ ĐÓNG CỔNG CON ĐƯỜNG ĐẾN CHÚA VÀ DỮNG DƯNG VỚI ANH EM
TÌM HIỂU PHÚC ÂM THÁNH LUCA (37).
CỦA CẢI VỮNG BỀN CHO ANH EM
TÌM HIỂU PHÚC ÂM THÁNH LUCA (36)
CHÚNG TA PHẢI ĂN MỪNG, EM CON ĐÃ CHẾT, MÀ NAY LẠI SỐNG.
“VÁC THẬP GIÁ MÌNH MÀ THEO TA”
TÌM HIỂU PHÚC ÂM THÁNH LUCA (34)
“AI HẠ MÌNH XUỐNG SẼ ĐƯỢC TÔN LÊN ”.
TÌM HIỂU PHÚC ÂM THÁNH LUCA (33)
“HÃY CỐ GẮNG QUA CỬA HẸP MÀ VÀO”
TÌM HIỀU PHÚC ÂM THÁNH LUCA ( 32)
NHẬN BIẾT DẤU CHỈ THỜI ĐẠI ĐỂ CHỌN LỰA MỤC ĐÍCH CHÍNH ĐÁNG
“BỞI ĐÂU TÔI ĐƯỢC THÂN MẪU CHÚA TÔI ĐẾN VỚI TÔI”
TÌM HIỂU PHÚC ÂM THÁNH LUCA (31)
PHẢI SẴN SÀNG ĐỢI CHỦ VỀ
TÌM HIỂU PHÚC ÂM THÁNH LUCA (30)
“HÃY LO TÌM NƯỚC THIÊN CHÚA”
TÌM HIỂU PHÚC ÂM THÁNH LUCA (29)
PHẨM GIÁ CON NGƯỜI TRONG HUẤN DỤ XẴ HỘI CỦA GIÁO HỘI (5).
TÌM HIỂU PHÚC ÂM THÁNH LUCA (28)
"MARIA ĐÃ CHỌN PHẦN TỐT NHẤT"
PHẨM GIÁ CON NGƯỜI TRONG HUẤN DỤ XÃ HỘI CỦA GIÁO HỘI (4)
TÌM HIỂU PHÚC ÂM THÁNH LUCA (27)
" AI THÂN CẬN VỚI NGƯỜI BỊ RƠI VÀO TAY KẺ CƯỚP ? "
PHẨM GIÁ CON NGƯỜI TRONG HUẤN DỤ XÃ HỘI CỦA GIÁO HÔI (3)
TÌM HIỂU PHÚC ÂM THÁNH LUCA (26)
TÌM HIỂU PHÚC ÂM THÁNH LUCA (25)
" ANH HÃY THEO TA ! "
PHẨM GIÁ CON NGƯỜI TRONG HUẤN DỤ XÃ HỘI CỦA GIÁO HỘI (2).
THẦY LÀ ĐẤNG KITÔ CỦA THIÊN CHÚA.
PHẨM GIÁ CON NGƯỜI TRONG HUẤN DỤ XÃ HỘI CỦA GIÁO HỘI (1)
TÌM HIỂU PHÚC ÂM THÁNH LUCA (23)
NÀNG ĐƯỢC THA THỨ NHIỀU, VÌ NÀNG ĐÃ THƯƠNG YÊU NHIỀU
TÌM HIỂU PHÚC ÂM THÁNH LUCA (22)
TA TRUYỀN CHO ANH HÃY TRỖI DẬY !
CẦU NGUYỆN TRONG PHẦN ĐẦU SÁCH KHẢI HUYỀN ( AP 1, 4-3, 22).

 

BÀI GIÁO LÝ NGÀY THỨ TƯ ( 8A 28)  

Thính phòng Phaolồ VI, buổi yết kiến ngày thứ tư, 05.09.2012.

ĐỨC THÁNH CHA BENEDICTUS XVI 

Anh Chị Em thân mến,

hôm nay, sau thời gian  gián đoạn nghỉ hè, chúng ta lấy lại các Buổi Yết Kiến trong Vatican, bằng cách tiếp tục  " vào trường học cầu nguyện", mà tôi đang cùng chung sống với Anh Chị Em trong những Bài Giáo Lý Ngày Thứ Tư.

Hôm nay tôi muốn được nói đến cầu nguyện trong Sách Khải Huyền, mà như Anh Chị Em biết, là quyển cuối cùng  của Tân Ước.

Là một quyển sách  khó đọc, nhưng chứa đựng một kho tàng giàu có sung mãn. Đó là quyển sách đặt chúng ta liên lạc được với lời cầu nguyện sống đông và đầy nhiệt huyết của công đồng Kitô giáo, cùng tụ họp nhau trong " ngày của Chúa " ( Ap 1, 10).

Đó là dấu chứng sâu đậm, mà theo đó quyển sách được diễn tiến. 

Một độc giả trình bày trước cộng đồng một sứ điệp được Chúa giao cho Thánh Gioan, tác giả Phúc Âm.

Người độc giả và cộng đồng là hai nhân vật chính, chúng ta có thể nói như vậy, cho cuộc diễn tiến của quyển sách.

Ngay từ lúc đầu, một lời chúc mừng đại lễ được gởi đến cho họ:

   - " Phước thay người đọc và  phúc thay những ai  lắng nghe những lời sấm ngôn nầy... " ( Ap 1, 3).

Từ cuộc đối thoại liên lũy giữa họ, thoát xuất ra một hoà tấu khúc cầu nguyện, được diễn tả dưới nhiều hình thức rất khác nhau cho đến lúc kết thúc.

Trong khi nghe người độc giả trình bày sứ điệp, nghe và quan sát phản ứng của cộng đồng, lời cầu nguyện của họ có khuynh hướng trở thành của chúng ta. 

 Phần đầu của Sách Khải Huyền ( Ap 1, 4-3, 22) trình bày thái độ của cộng đồng cầu nguyện bằng ba giai đoạn kế tiếp. 

   - Giai đoạn thứ nhứt ( Ap 1, 4-8) được cấu tạo bằng một cuộc đối thoại. Đây là trường hợp duy nhứt trong Tân Ước, giữa cộng đồng vừa quy tựu lại và người độc giả, khi người đó nói lên lời chúc phúc đối với cộng đồng:

   - " Ân phước và hoà bình cho anh chị em " ( Ap 1, 4). 

Người độc giả tiếp tục bằng cách nhấn mạnh đến xuất xứ của lời chúc phúc đó: đó là lời chúc phúc đến từ Chúa Ba Ngôi: từ Chúa Cha, từ Chúa Thánh Thần, từ Chúa Giêsu  Kitô, cả ba đều liên hệ nhau để tiến hành đồ án tạo dựng và cứu rỗi cho nhân loại.

Cộng đồng lắng nghe và khi nghe đề cập đến danh Chúa Giêsu, liền có phản ứng vui mừng và trả lời đầy hứng khởi, cất lên lời cầu nguyện chúc tụng như sau:

   - " Người đã yêu mến chúng ta và lấy máu mình rửa sạch tội lỗi chúng ta, làm cho chúng ta trở thành vương quốc  và hàng tư tế để phụng sự Thiên Chúa là Cha của Người , kính dâng Người vinh quang và uy quyền đến muôn thuở muôn đời. Amen ! " Ap 1, 5b-6).

Cộng đồng được tình yêu Chúa Kitô bao phủ, cảm thấy mình được giải thoát khỏi  tội lỗi và tự tuyên xưng mình là " vương quốc " của Chúa Giêsu Kitô, rằng mình hoàn toàn thuộc về Người.

Cộng đồng nhận biết sứ mệnh trọng đại được ủy thác cho qua Phép Rửa,  để đem đến trong thế gian sự hiện diện của Thiên Chúa.

Và kết thúc cuộc cử hành lời chúc tụng nầy, khi một lần nữa nhìn thẳng vào Chúa Giêsu và với niềm phấn khởi các lúc càng gia tăng, cộng động nhận biết " niềm vinh quang và sức mạnh " của Người để giải thoát nhân loại.

Tiếng " amen " cuối cùng kết thúc bài ca chúc tụng đối với Chúa Kitô.  

Bốn câu khởi đầu nầy chứa đựng một kho tàng giàu có trọng đại để hướng dẫn chúng ta; nói cho chúng ta biết lời cầu nguyện của chúng ta trước hết phải được Chúa lắng nghe, Đấng đang nói với chúng ta.

Thường bị tràn ngập bởi bao nhiêu lời nói, chúng ta ít có thói quen biết lắng nghe, nhứt là biết đặt mình trong tình trạng nội tâm cũng như bên ngoài trong thinh lặng, để đặc tâm chăm chỉ đến những gì Chúa muốn nói với chúng ta.

Các câu văn khởi đầu đó, ngoài ra còn dạy chúng ta rằng thường các lời cầu nguyện của chúng ta là chỉ để van xin, trái lại trước hết phải là lời ngợi khen Chúa vì tình yêu thương của Người, vì quà tặng của Chúa Giêsu, Đấng đã đem đến cho chúng ta sức mạnh, niềm hy vọng và sự cứu rỗi. 

Kế đến một lời can thiệp mới của người độc giả nhắc nhớ cho cộng đồng, được tình yêu Chúa Kitô nắm lấy, rằng cần phải chuyên cần đón nhận tình yêu thương đó trong cuộc sống của chính mình. Người đó nói như sau:

   - " Kìa, Người ngự đến giữa đám mây. Ai nấy sẽ thấy Người, cả những kẻ đã đâm Người. Mọi dân tộc trên mặt đất  sẽ đấm ngực than khóc, khi thấy Người.Đúng vậy ! " ( Ap 1, 7a ).

Sau khi đã lên trời trong một " đám mây ", biểu tượng của trạng thái siêu việt ( cfr Act 1, 9), Chúa Giêsu cũng sẽ trở lại như vậy, như Người đã lên Trời ( cfr Act 1, 11b).

Lúc đó mọi dân tộc sẽ nhận biết Người và, như Thánh Gioan trong Phúc Âm IV cho biết:

   - " Họ sẽ nhìn lên Đấng họ đã đâm thâu " ( Jn 19, 37). 

Họ sẽ nghĩ đến tội lỗi của chính mình, nguyên do của việc Người chịu đóng đinh và, như những người đã trực tiếp chứng kiến cảnh tượng đó trên núi Calvario,

   - " ...họ đều đấm ngực " ( cfr Lc 23, 48),

xin Người tha thứ, để đi theo Người trong cuộc sống và như vậy chuẩn bị được hiệp thông hoàn hảo với Người, sau khi Người trở lại lần cuối.

Cộng đồng suy nghĩ về sứ điệp đó và trả lời : " Amen " ( Ap 1, 7b). Như vậy cộng đồng nói lên tiếng "Đúng vậy, Amen ", diễn tả thái độ hoàn toàn đón nhận những gì đã được báo cho mình và van xin ước gì  điều vừa kể thực sự trở thành thực thể.

Đó là lời cầu nguyện của cộng đồng, suy ngắm về tình yêu thương của Chúa đã được tỏ ra cho mình một cách tuyệt đỉnh trên Thánh Giá và xin được sống trung thực như là những môn đệ của Chúa Kitô.

Và có lời đáp lại của Chúa

   - " Ta là Alpha và Omega, là Đấng hiện có, đã và đang đến, là Đấng Toàn Năng " ( Ap 1, 8).

Thiên Chúa mạc khải mình như là khởi thủy và kết thúc của lịch sử, đón nhận và hết lòng nắm lấy lời van xin của cộng đồng.

Thiên Chúa đã có, đang và sẽ hiện diện trong tương lai, cũng như trong quá khứ  cho đến khi nào đạt đến mức cuối cùng. Đó là lời Chúa hứa.

Và ở đây chúng ta gặp được một yếu tố quan trọng khác: cầu nguyện bền chí đánh thức nơi chúng ta ý nghĩa sự hiện diện của Chúa trong đời sống chúng ta và trong lịch sử. Và sự hiện diện của Người là nâng đỡ chúng ta, hướng dẫn và ban cho chúng ta một niềm hy vọng trọng đại, ngay cả trong tăm tối của những tình trạng nào đó của con người.

Ngoài ra, mỗi lời cầu nguyện, ngay cả lời cầu nguyện trong cơn đơn độc tận gốc rễ, không bao giờ là cầu nguyện một mình đơn đôc, không bao giờ là lời cầu nguyện vô ích, mà là nhựa sống để nuôi dưỡng cuộc sống Kitô hữu, luôn luôn chuyên cần dấn thân và trung thành. 

   Giai đoạn thứ hai của lời cầu nguyện cộng đồng ( Ap 1, 9-22).

Giai đoạn hai của lời cầu nguyện cộng đồng đào sâu thêm nữa mối liên hệ với Chúa Giêsu Kitô: Chúa tỏ mình ra cho con người thấy được, nói và hành động.

Và như vậy cộng đồng luôn luôn càng gần Người hơn nữa, lắng nghe, phản ứng và đón nhận : Thánh Gioan đang ở hòn đảo Patmos,

   - " ...vì rao giảng Lời Chúa và vì nhân chứng của Chúa Giêsu " ( Ap 1,9) và là " ngày của Chúa " ( Ap 1, 10a), tức là ngày Chúa Nhật, trong ngày đó cử hành Cuộc phục Sinh.

Và Thánh Gioan

   - " được Chúa Thánh Thần bắt lấy " ( 1, 10a )  

Chúa Thánh Thần xuống tràn ngập nơi ngài và canh tân ngài, bằng cách tăng thêm khả năng cho ngài đón nhận Chúa Giêsu, Đấng mời gọi ngài hãy viết.

Lời cầu nguyện của cộng đồng lắng nghe, có thái độ dần dần chiêm niệm được thể hiện nhịp nhàng bởi các động từ " thấy ", nhin ", chiêm ngắm, những gì người độc giả giới thiệu cho, hấp thụ vào nội tâm và làm cho trở thành của mình.  

Thánh Gioan lúc đó nghe

   - " một tiếng lớn, như tiếng kèn " ( Ap 1, 10b),

tiếng nói sai bảo ngài phải gởi sứ điệp

   - " cho bảy Giáo Hội " ( Ap 1, 11)

bên Tiểu Á, và qua các Giáo Hội đó, cho tất cả các  Giáo Hội của mọi thời đại, hiệp thông với các Mục Tử của mình.

Cách diễn tả " tiếng...tiếng kèn " là cách diễn tả được lấy lại từ Sách Xuất Hành ( cfr Ex 20, 16), nhắc lại biến cố Chúa tỏ mình ra cho Moisen trên núi Sinai và cho biết đó là tiếng Chúa, đang nói từ Trời của Người, từ nơi siêu việt của Người. Ở đây tiếng nói đó được gán cho Chúa Kitô Phục Sinh, đang nói từ niềm vinh quang của Chúa Cha, nói bằng tiếng của Thiên Chúa, nói cho cộng đồng đang cầu nguyện.

Quay lại " để nhìn thấy tiếng nói " ( Ap 1, 12), Thánh Gioan thấy được

   - " bảy cây đèn vàng và ở giữa các cây đèn, có ai giống như Con Người" ( Ap 1, 12-13), " Con Người " , từ ngữ rất quen thuộc đối với Thánh Gioan, để chỉ chính Chúa Giêsu.

Các cây đèn vàng với những ngọn đèn của mình được thắp sáng ám chỉ Giáo Hội ở mọi thời đại với thái độ cầu nguyện trong phụng vụ. .

Chúa Giêsu Phục Sinh, " Con Người ", đang ở giữa Phụng Vụ và với y phục của vị thượng tế của Cựu Ước, hành xử phận vụ linh mục can thiệp bên Chúa Cha. ...

Trong sứ điệp tượng trưng, Thánh Gioan nhìn theo một biến cố tỏ mình  ra sáng lạng của Chúa Kitô Phục Sinh, với những đặc tính của chính Thiên Chúa được ghi lại khắp đó đây trong Cựu Ước.

Sách Khải Huyền đề cập đến

   - " tóc...trắng như len, như tuyết " ( Ap 1, 14) ,

biểu tượng đặc tính hằng hữu của Thiên Chúa ( cfr Dn 7, 9) và của Phục Sinh.

Môt biểu tượng thứ hai, đó là biểu tượng của lửa, mà trong Cựu Ước thường được dùng để nói về Thiên Chúa, để nói lên hai đặc tính.

   * Đặc tính thứ nhứt (đó là nồng độ ghen tương tình yêu của Người, làm năng động giao ước của Người với con người ( cfr Dt 4, 24). Và cùng với cũng nồng độ đốt cháy đó của tình yêu, chúng ta cũng đọc được cái nhìn của Chúa Giêsu Phục Sinh:

   - " mắt Người như ngọn lửa hồng " ( Ap 1, 14a).

   * Đặc tính thứ hai là khả năng bất khả kháng để chiến thắng điều ác như " ngọn lửa nuốt trửng " ( Dt 9, 3).

Cũng vậy " các chân " của Chúa Giêsu, đang trên bước đường để đối đầu và tiêu diệt sự ác. " Các chân " đó đỏ hồng như  " đồng đỏ " chói lọi ( Ap 1, 16) .

Kế đến là tiếng nói của Chúa Giêsu " như tiếng nước lũ " ( Ap 1, 15c) đã vang ầm khủng khiếp , nói lên " vinh quang của Thiên Chúa Israel " đang đi về hướng Giêrusalem , mà tiên tri Ezechiele đã đề cập đến ( cfr Ez 43, 2).

Còn tiếp theo ba yếu tố biểu tượng khác cho thấy những gì Chúa Giêsu phục Sinh đang làm cho Giáo Hội Người:

   - Người nắm lấy chắt chắn Giáo Hội trong tay phải Người  - một hình ảnh rất quan trọng : Chúa Giêsu nắm lấy Giáo Hội trong tay Người,

   - Người nói với Giáo Hội bằng sức mạnh thẩm thấu của một thanh gươm mài sắt bén

   - và Người tỏ cho Giáo Hội thấy ánh sáng rực rỡ của thiên tính Người :

     * " Mặt Người toả sáng như mặt trời chói lọi " ( Ap 1, 16).

Thánh Gioan hoàn toàn bị thu hút bởi kinh nghiệm tuyệt với nầy về Chúa Phục Sinh, khiến cho ngài không còn cảm giác và ngả xuông như người chết. 

Sau kinh nghiệm đưọc mạc khải nầy, Thánh Tông Đồ đứng trước Chúa Giêsu đang nói với ngài, trấn an ngài, Người đặt một bàn tay lên đầu ngài, tỏ cho ngài biết căn tính Đấng Chịu Đóng Đinh - Phục Sinh của Người và ủy thác cho ngài chuyển giao sứ điệp của Người cho bảy Giáo hội ( cfr Ap 1, 17-18).

Một điều lý thú đó là trước Thiên Chúa, ngài không té xuống như người chết. Người là thân hữu của sự sống và Người đặt tay trên đầu ngài.

Điều đó cũng xảy ra với chúng ta: chúng ta là bạn của Chúa Giêsu.

Kế đến là sự mạc khải của Chúa Sống Lại, của Chúa Kitô Phục Sinh, không phải là những gì khủng khiếp, mà là một cuộc gặp gỡ với một người bạn.

Cũng vậy cộng đồng đang sống với Thánh Gioan một thời điểm ánh sáng cá biệt trước mặt Chúa, nhưng cùng liên kết với kinh nghiệm gặp gỡ hằng ngày với Chúa Giêsu, cảm nhận được kho tàng giàu có của việc liên kết với Chúa, Đấng lấp đầy mọi không gian của cuộc sống.  

   Trong giai đoạn thứ ba của phần thứ nhứt Sách Khải Huyền ( Ap 2-3),

người độc giả đề nghị với cộng đồng một sứ điệp với bảy hình thức, trong đó chính Chúa Giêsu đứng ra phát ngôn như là chủ thể ngôi thứ nhứt.

Được nhằm cho bảy Giáo Hội trong miền Tiểu Á, chung quanh Epheso, diễn từ của Chúa Giêsu được khởi đầu bằng tình trạng cá biệt của mỗi Giáo Hội, để rồi kế đến trải rộng ra cho các Giáo Hội trong khắp mọi thời gian.

Chúa Giêsu đi liền vào tình trạng đang sống của mỗi Giáo Hội, bằng cách nói rõ lên ánh sáng và bóng tối, và kêu gọi đến các Giáo Hội đó lời mời gọi khẩn thiết:

   - " Hãy sám hối " ( Ap 2, 5.16; 3, 19c ).

   - " Cái gì đang có, hãy nắm chắt " ( Ap 3, 11),

   - " Hãy làm những việc đang làm từ thưở ban đầu " ( Ap 2, 5) ,

   - " Hãy nhiệt thành và hối cải ăn năn " ( Ap 3, 19b).

Những lời nầy của Chúa Giêsu, nếu được lắng nghe với đức tin, sẽ trở thành hữu hiệu ngay: Giáo Hội cầu nguyện, trong khi đón nhận lời Chúa, Giáo Hội sẽ được thay đổi. Tất cả mọi Giáo Hội đều phải để cho mình lắng nghe  Chúa, mở rộng mình ra cho Chúa Thánh Thần, như Chúa Giêsu khẩn khoản van xin bằng cách lập lại giới răn nầy bảy lần:

   - " Ai có tai nghe, thì hãy nghe điều Thánh Thần nói với các Giáo Hội " ( Ap 2,7.11.17.29; 3, 6.13.22).

Cộng đồng lắng nghe sứ điệp trong khi nhận được một sự kích thích để hối cải, sự sám hối, lòng kiên trì, trạng thái lớn lên trong tình yêu, định hương để bước đi. 

Các bạn thân mến, Sách Khải Huyền trình bày cho chúng ta một cộng đồng tựu hợp nhau trong cầu nguyện, bởi vì chính trong cầu nguyện chúng ta cảm nhận được luôn luôn càng lúc càng tăng thêm sự hiện diện của Chúa Giêsu với chúng ta và trong chúng ta.

Chúng ta càng cầu nguyện nhiều hơn và tốt đẹp hơn với lòng kiên trì, với nồng độ bao nhiêu, chúng ta càng trở nên giống Người hơn bấy nhiêu. Và Người thực sự đi vào đời chúng ta và hướng dẫn đời sống chúng ta, bằng cách ban cho vui tươi và bình an.

Và chúng ta càng biết Người nhiều hơn bao nhiêu, chúng ta yêu thương và theo Chúa Giêsu, chúng ta càng cảm thấy cần phải dừng lại trong cầu nguyện với Người bấy nhiêu, bằng cách nhận được sự thanh thoảng, hy vọng và sức mạnh trong đời sống chúng ta.

Cám ơn sự chú ý của Anh Chị Em. 

Phỏng dịch từ nguyên bản Ý Ngữ: Nguyễn Học Tập.

( Thông tấn www.vatican.va , 05.09.2012).

 

Tác giả: Tiến sĩ Nguyễn Học Tập

Nguyện xin THIÊN CHÚA chúc phúc và trả công bội hậu cho hết thảy những ai đang nỗ lực "chắp cánh" cho Quê hương và GHVN bay lên!