Trang Chủ Hòa Bình là kết quả của Công Lý và Tình Liên Đới (Is 32,17; Gc 3,18; Srs 39) - Peace As The Fruit Of Justice and Solidarity Quà tặng Tin Mừng
Tiến sĩ Nguyễn Học Tập
Bài Viết Của
Tiến sĩ Nguyễn Học Tập
PHẨM GIÁ CON NGƯỜI TRONG HIẾN CHẾ GAUDIUM ET SPES
NGƯỜI TÍN HỮU GIÁO DÂN TRONG HIẾN CHẾ LUMEN GENTIUM - CHƯƠNG IV
TÌM HIỂU PHÚC ÂM THÁNH LUCA (40)
CÁM ƠN LÀ BIẾT SỐNG ĐỨC TIN
TÌM HIỂU PHÚC ÂM THÁNH LUCA (39)
GIÀU CÓ ĐÓNG CỔNG CON ĐƯỜNG ĐẾN CHÚA VÀ DỮNG DƯNG VỚI ANH EM
TÌM HIỂU PHÚC ÂM THÁNH LUCA (37).
CỦA CẢI VỮNG BỀN CHO ANH EM
TÌM HIỂU PHÚC ÂM THÁNH LUCA (36)
CHÚNG TA PHẢI ĂN MỪNG, EM CON ĐÃ CHẾT, MÀ NAY LẠI SỐNG.
“VÁC THẬP GIÁ MÌNH MÀ THEO TA”
TÌM HIỂU PHÚC ÂM THÁNH LUCA (34)
“AI HẠ MÌNH XUỐNG SẼ ĐƯỢC TÔN LÊN ”.
TÌM HIỂU PHÚC ÂM THÁNH LUCA (33)
“HÃY CỐ GẮNG QUA CỬA HẸP MÀ VÀO”
TÌM HIỀU PHÚC ÂM THÁNH LUCA ( 32)
NHẬN BIẾT DẤU CHỈ THỜI ĐẠI ĐỂ CHỌN LỰA MỤC ĐÍCH CHÍNH ĐÁNG
“BỞI ĐÂU TÔI ĐƯỢC THÂN MẪU CHÚA TÔI ĐẾN VỚI TÔI”
TÌM HIỂU PHÚC ÂM THÁNH LUCA (31)
PHẢI SẴN SÀNG ĐỢI CHỦ VỀ
TÌM HIỂU PHÚC ÂM THÁNH LUCA (30)
“HÃY LO TÌM NƯỚC THIÊN CHÚA”
TÌM HIỂU PHÚC ÂM THÁNH LUCA (29)
PHẨM GIÁ CON NGƯỜI TRONG HUẤN DỤ XẴ HỘI CỦA GIÁO HỘI (5).
TÌM HIỂU PHÚC ÂM THÁNH LUCA (28)
"MARIA ĐÃ CHỌN PHẦN TỐT NHẤT"
PHẨM GIÁ CON NGƯỜI TRONG HUẤN DỤ XÃ HỘI CỦA GIÁO HỘI (4)
TÌM HIỂU PHÚC ÂM THÁNH LUCA (27)
" AI THÂN CẬN VỚI NGƯỜI BỊ RƠI VÀO TAY KẺ CƯỚP ? "
PHẨM GIÁ CON NGƯỜI TRONG HUẤN DỤ XÃ HỘI CỦA GIÁO HÔI (3)
TÌM HIỂU PHÚC ÂM THÁNH LUCA (26)
TÌM HIỂU PHÚC ÂM THÁNH LUCA (25)
" ANH HÃY THEO TA ! "
PHẨM GIÁ CON NGƯỜI TRONG HUẤN DỤ XÃ HỘI CỦA GIÁO HỘI (2).
THẦY LÀ ĐẤNG KITÔ CỦA THIÊN CHÚA.
PHẨM GIÁ CON NGƯỜI TRONG HUẤN DỤ XÃ HỘI CỦA GIÁO HỘI (1)
TÌM HIỂU PHÚC ÂM THÁNH LUCA (23)
NÀNG ĐƯỢC THA THỨ NHIỀU, VÌ NÀNG ĐÃ THƯƠNG YÊU NHIỀU
TÌM HIỂU PHÚC ÂM THÁNH LUCA (22)
TA TRUYỀN CHO ANH HÃY TRỖI DẬY !
TÌM HIỂU PHÚC ÂM: III - PHÚC ÂM THÁNH LUCA (1)

NGUYỄN HỌC TẬP 

Phúc Âm Thánh Luca không có gì khác hơn là quyển đầu tiên của tác phẩm ngài, Sách Tông Đồ Công Vụ là quyển thứ hai của cùng một tác phẩm, không thể tách rời khỏi quyển đầu, theo chương trình huấn dạy của ngài.

Truyền thống Giáo Hội đã bắt đầu rất sớm tách rời Phúc Âm ra khỏi quyển Tông Đồ Công Vụ. Và rất tiếc, do đó đã đặt Phúc Âm Thánh Gioan vào giữa, sau Phúc Âm Thánh Luca, như vậy làm tách rời hai phần tác phẩm duy nhứt của Thánh Luca. 

Ý định của Thánh Luca là trình bày cho chúng ta một tổng kết có thứ tự ( Lc 1, 3), khởi đầu từ tin mừng được khởi sự ở Galilea " sau phép rửa được Gioan rao giảng " ( Act 10, 37), kế đến  " được loan truyền đều khắp đến tận cùng trái đất " ( Act 1, 6).  

Trước hết, chúng ta muốn được duyệt qua lại lộ trình thiêng liêng mà Thánh Luca đã trải qua bằng suy nghĩ và bằng cấu trúc thực tế, thể hiện lên tư tưởng ngài.

Chúng ta biết rằng các tác giả Phúc Âm

   - không dùng " các nguồn tài liệu " một cách tùy tiện,

   - không sắp xếp và trình bày thế nầy hay thế khác tùy hứng,

   - nhưng hành động có định hướng.

Đó chính là bởi vì các ngài có mục đích cần phải đạt tới trong cấu trúc, sắp xếp, thích hợp hoá các tài liệu mà mình có được.

Hiểu như vậy, chúng ta hiểu được tại sao có " nền thần học " của Thánh Marco, Thánh Matthêu, Thánh Luca hay của mỗi tác giả trong " Phúc Âm Nhất Lãm ".

   - Một vài học giả định nghĩa Phúc Âm của Thánh Marco là " Phúc Âm của người tân tòng " ( catecumeno), với mục đích giúp cho những ai mới được hội nhập vào đức tin và đang tìm cách để trở thành, trong một thời gian ngắn, người môn đệ của Chúa.

   - Một vài học giả khác cho rằng Phúc Âm Thánh Matthêu là " Phúc Âm giáo lý " ( cathechista). tức là Phúc Âm dành để giúp cho những người còn phải được hội nhập vào đức tin. Và đó là nhũng gì chúng ta thấy được trong cấu trúc năm bài giảng trong Phúc Âm của ngài. Như vậy Phúc Âm của Thánh Matthêu là một kho tàng sung túc dành cho các thầy dạy giáo lý, trong ý nghĩa cao qúy của từ ngữ, tức là chính các Tông Đồ, những thầy dạy giáo lý tiên khởi.    

   - Trái lại Phúc Âm Thánh Luca là " Phúc Âm của người môn đệ Chúa Kitô ". Điều đó có nghĩa là Phúc Âm được viết ra cho những ai bắt đầu đi theo con đường làm đệ tử Chúa Giêsu và nhứt định theo Người bắng bất cứ giá nào.

Có rất nhiều yếu tố minh chứng cho định ý đó của Thánh Luca, vì dụ như đoạn mà chỉ có Phúc Âm ngài ghi lại:

   - " Ai đã tra tay cầm cày, mà còn ngoái lại đàng sau, thì không đáng với Nước Thiên Chúa " ( Lc 9, 62).

" Tra tay cầm cày " thôi, chưa đủ; đi cày được một khoảng ruộng thôi, cũng chưa đủ. Cần phải cày sốt luống cày của mình, không nuối tiếc, ân hận.

Đặt tay cầm cày, nhưng rồi ngoái lại sau lưng, có nghĩa là thất bại trong phận vụ môn đệ của Chúa Kitô.

   - Một yếu quan trọng khác, để hiểu được vai trò của người môn đệ, được Thánh Luca cung cấp cho trong một bản văn dài từ chương 9, 5 đến chương 19,28.

Khối văn từ vừa kể, đặc biệt của Thánh Luca, diễn tả cuộc hành trình của Chúa Giêsu lên Giêrusalem, như là để nhắn nhủ ai tin vào Chúa Giêsu phải bước đi trên con đường " khổ nhọc " nầy đến thượng đỉnh Giêrusalem, tức là đến thị xã của hy sinh và cái chết.

Trong viễn ảnh Thánh Luca, người môn đệ là người " đi theo " Thầy, bất cứ Người đi đến đâu,cho đến cả tử đạo, nếu cần.

 

I - Tác giả.

Truyền thống Kitô giáo luôn luôn xác nhận rằng Luca là vị bác sĩ của Thánh Phaolồ ( Col 4, 14), cũng như là tác giả của quyển Phúc Âm III.

Luca không phải là một tông đồ, cũng không phải là nhân chứng trực tiếp cuộc đời trần thế của Chúa Giêsu. Ngài biết được Chúa Kitô qua các nhân chứng tiên khởi và chuẩn bị viết lên Phúc Âm sau một  cuộc nghiên cứu cẩn thận ( Lc 1, 2-3).

Thánh Luca đem vào một ít thay đổi đối với nguồn mạch, mà ngài múc lấy để viết lên Phúc Âm, ví dụ

   - thay vì nói về thân mẫu của Phêrô đang lên cơn sốt ( Mc 1, 30), Thánh Luca với tư cách là bác sĩ cho biết bà "đang bị sốt nặng " ( Lc 4, 38),

   - trong khi Phúc Âm Thánh Marco cho biết "có người bị phong hủi đế gặp Người..." ( Mc 1, 40), thì Thánh Luca với cặp mắt bác sĩ chuẩn bệnh " có một người đầy phong hủi " ( Mc 5, 12).

   - sau cùng trong sách Tông Đồ Công Vụ, Thánh Phaolồ và người bạn đồng hành của mình, Thánh Luca, được nhiều người mến chuộng vì nhiều bệnh nhân ở hòn đảo Malta được Luca chữa khỏi.

   - còn nhiều đoạn văn khác cho biết Thánh Luca là một bác sĩ ( Lc 6, 18; 8,42; 13,11.32; Act 3,7; 9,33). 

Thánh Luca hiện diện bất ngờ và một cách kín đáo bên cạnh Thánh Phaolồ, trong chuyến đi truyền giáo thứ hai của ngài.

Sách Tông Đồ Công Vụ thuật lại các biến cố của chuyến đi bằng cách dùng đại danh từ ở ngôi thứ nhứt số nhiều. Đó là những gì được đề cập đến trong Act 16, 10-17; 20, 5-21; 27, 1-28. Dựa trên những đoạn vừa kể của Sách Tông Đồ Công Vụ, chúng ta có thể đoán được rằng Thánh Luca đã cùng đồng hành với Thánh Phaolồ từ Troade ( bắc Tiểu Á ) đến hải cảng Philippi ở Hy Lạp. Thánh Luca ở lại Philippi sáu hay bảy năm, cho đến lúc Thánh Phaolồ trở lại đó trong chuyến đi truyền giáo lần thứ ba.

Sau đó cả hai cùng đi bằng đường biển đến Mileto và Cesarea. Sau khi lên khỏi thuyền ở Cesarea, cả hai đều đi Giêrusalem.

Luca vẫn ở bên cạnh Thánh Phaolồ trong suốt thời gian ngài bị tù đày ở Cesarea, và cùng với Thánh Phaolồ và Aristarco, cả ba cùng mạo hiểm đi đến Roma.

Thánh Phaolồ cho biết Luca là một trong những người bạn trung tín nhứt của ngài, trong suốt thời gian bị án cầm giữ tại gia ở Roma ( Col 4, 14; Phil 2,3s).

Trong thời gian nầy ở Roma, có lẽ Thánh Luca có bắt được liên lạc với Thánh Marco.   

Theo truyền thống, chúng ta được biết Thánh Luca sống độc thân, hành nghề bác sĩ ở Acaia ( Hy Lạp), hưởng thọ được 84 tuổi.

   - Hoàng đế Constanzo đem thi thể của ngài về Constantinopoli năm 357 ( sau Chúa Giáng Sinh )      .  - sau đó một truyền thống rất trể về sau ( năm 1177) cho biết thi hài của Thánh Luca được đem về Ý Quốc và được mai táng ở Padova, mô của ngài hiện nay nằm trong thánh đường Santa Giustina ( trung tâm Padova).

Trong thế kỷ XIV có tin cho rằng Thánh Luca là một hoạ sĩ rất giỏi, chính ngài đã tạo nên bức tranh Mẹ Maria ( hiện đang ở tại thánh đường Santa Maria Maggiore, Roma).

Giáo Hội mừng lễ ngài mỗi năm ngày 18 tháng 10.

 

II - Đặc tính văn chương.

Thánh Luca với tính cách là bác sĩ, viết văn với cặp mắt dò xét phản ứng tâm lý và các lý do ẩn giấu bên dưới.

Chỉ có ngài mới viết lên những hoàn cảnh tâm lý ( Mc3, 16; 4, 14s; 9, 43; 11, 1.29; 13,1; 17, 20; 18, 1.9; 19, 11).

Nguồn gốc dân ngoại của ngài ( không phải thuộc dân Do Thái ) và nhiều chuyến đi lâu dài giải thích cho chúng ta biết tâm tình cởi mở và phổ quát đối với mọi người của ngài.

Ngài chứng tỏ cho thấy dành nhiểu thiện cảm

   - cho dân tộc thiểu số,

   - cho những người bị đặt ra bên lề xã hội

   - và những kẻ không được đối xử đặc ân đặc lợi:  người Samaritani, người phong hủi, bọn thu thuế, lính tráng, các phạm nhân công cộng  nhận diện, các mục đồng dốt nát, những kẻ nghèo hèn, tất cả những hạng người đó là đối tượng được dành nhiều khuyến khích trong Phúc Âm ngài. 

Đọc Phúc Âm Thánh Luca, chúng ta thấy được ngài hấp thụ được nền giáo dục Hy Lạp và Phúc Âm ngài viết lên là viết nhằm cho cộng đồng Kitô hữu có nguồn gốc dân ngoại ( không thuộc dân Do thái ) .Và cho chính họ, ngài đã có nhiều thay đổi đối với truyền thống Phúc Âm. Ngài thường bỏ qua những từ ngữ Do Thái hay thay thế bằng những từ ngữ Hy Lạp quen thuộc.

Trong Phúc Âm ngài, chúng ta không hề gặp các từ ngữ Do Thái, thường gặp trong các Phúc Âm khác:

   - " Abbà " ( Cha ) ( Mc 14, 36),

   - " Ebanerges " ( con của thiên lôi ) ( Mc 3, 17) = " lửa từ trời " ( Lc 9, 54).  

   -" Ephphata " ( mở ra ) ( Mc 7, 34); 

   - " Hosanna " ( xin cứu chúng con, chúng con van xin ) ( Mc 11,9; Mt 21,9; Jn 12,13) = Lc 19, 38).

   - " Rabbi " ( Thầy ), được Thánh Luca thay bằng " Didaskale " ( Người dạy dỗ ) và " Epistata " ( Sư phụ ).

Ngoài ra Thánh Luca dùng từ ngữ để diễn dịch ý nghĩa, thay vì đồi " golgotha " aramaico, ngày dùng từ ngữ Hy Lạp đồi " khranion " ( sọ ).  

Một điều khác nữa của Phúc Âm Thánh Luca, Phúc Âm viết cho Kitô hữu nguồn gốc dân ngoại, là ít khi ngài trích dẫn Cựu Ước, so với Phúc Âm Thánh Matthêu.

Nhưng Thánh Luca có cách khác để diễn tả niềm hy vọng Cựu Ước được thực hiện. Đối với ngài, Chúa Giêsu chính là ngôn sứ, ngài rất thường dùng tước hiệu nầy để chỉ Chúa Giêsu, so với Phúc Âm Thánh Marco ( Lc 4, 24; 7, 16.39; 9, 19).

Chúa Giêsu được trình diện trong vai trò của Elia, ngôn sứ được sai đi đến các dân ngoại; tuy nhiên Phúc Âm Thánh Luca không bao giờ nói đến việc Chúa Giêsu rao giảng cho dân ngoại. So sánh vai trò của Chúa Giêsu với Elia một cách đúng đắn hơn, nếu chúng ta lưu tâm đến một yếu tố khác: Thánh Luca không những đề cập song đôi giữa sứ mạng của Chúa Giêsu trong Phúc Âm và sứ mạng của Giáo Hội trong Sách Tông Đồ Công Vụ, mà còn cho thấy trong Giáo Hội sứ mạng của Chúa Giêsu được thực hiện chu toàn.

Bởi đó chúng ta có thể gặp được những lần ghi nhận song song giữa Phúc Âm và Sách Tông Đồ Công Vụ cùng một chủ đề

   - Phép Rửa trong Chúa Thánh Thần ( Lc 3, 21ss; Act 2, 1ss);

   - lời giảng dạy có liên quan đến Chúa Thánh Thần ( Lc 4, 16-19; Act 2, 17);

   - thái độ phủ nhận của dân chúng ( Lc 4, 29; Act 7, 58; 13, 50);

   - các phép lạ chữa lành nhiều người ( Lc 4, 40ss; Act 2, 43; 5, 16);

   - Chúa Giêsu được tôn vinh ( Lc 9, 28-36; Act 1, 9-11.

Và không những Thánh Luca có ý tránh việc trích dẫn các đoạn Cựu Ước không mấy liên hệ với dân ngoại, nhưng ngài còn đặc tâm lưu ý đến sứ mạng ngôn sứ của Chúa Giêsu, được thực hiện trong Giáo Hội giữa các dân ngoại. 

Vì tinh thần tôn trọng thứ tự, Thánh Luca tránh lập đi lập lại nhiều lần những biến cố giống nhau:

   - Chúa Giêsu chỉ được xức dầu một lần ( Lc 7, 36-50);

   - chỉ có một lần hoá bánh và cá ra nhiều ( Lc 9, 12-17);

   - chỉ một lần thuật lại cây vả cằn cỗi không sinh hoa trái ( Lc 13, 6-9);

   - chỉ có một lần Chúa Giêsu trở lại gặp các môn đệ trong vườn Giêtsemani ( Lc 22, 39-46):

   - chỉ có một lần bị xử án trước quyền lực Do Thái ( Lc 22, 66-71).

Cách xếp đặt chất liệu và bỏ qua những yếu tố không mấy liên quan đến sứ mạng rao giảng Phúc Âm cho dân ngoại, mặc dầu cho thấy tính chất nghệ sĩ của Thánh Luca, nhưng đàng khác cũng không cấm cản Thánh Luca trích lại đến hai lần những lời huấn dạy của Chúa Giêsu. 

Thánh Luca là một sử gia chăm chỉ chú ý, chớ không phải chỉ là một nghệ sĩ, bởi lẽ ngài tôn trọng các nguồn tài liệu được cung cấp cho.

Bởi đó chúng ta gặp được trong Phúc Âm ngài một vài lời huấn dạy, một trích từ nguồn Q và một từ Phúc Âm Thánh Marco ( Mc 8, 16), được Thánh Luca lập lại đến hai lần ( Mc 11, 33; 8,17 = 12,2; 8,18 = 19, 26; 9,24 = 17,33; 9,26= 12,9; 9,50= 11,23.

Viết như vậy, Thánh Luca có ý làm nổi bật tính cách song song giữa giai đoạn thứ nhứt, sứ mạng ở Galilea của Chúa Giêsu và giai đoạn thứ hai trong cuộc hành trình trọng đại ( Lc 9, 51-19,28).

Tác giả: Tiến sĩ Nguyễn Học Tập

Nguyện xin THIÊN CHÚA chúc phúc và trả công bội hậu cho hết thảy những ai đang nỗ lực "chắp cánh" cho Quê hương và GHVN bay lên!