Trang Chủ Hòa Bình là kết quả của Công Lý và Tình Liên Đới (Is 32,17; Gc 3,18; Srs 39) - Peace As The Fruit Of Justice and Solidarity Quà tặng Tin Mừng
Tiến sĩ Nguyễn Học Tập
Bài Viết Của
Tiến sĩ Nguyễn Học Tập
PHẨM GIÁ CON NGƯỜI TRONG HIẾN CHẾ GAUDIUM ET SPES
NGƯỜI TÍN HỮU GIÁO DÂN TRONG HIẾN CHẾ LUMEN GENTIUM - CHƯƠNG IV
TÌM HIỂU PHÚC ÂM THÁNH LUCA (40)
CÁM ƠN LÀ BIẾT SỐNG ĐỨC TIN
TÌM HIỂU PHÚC ÂM THÁNH LUCA (39)
GIÀU CÓ ĐÓNG CỔNG CON ĐƯỜNG ĐẾN CHÚA VÀ DỮNG DƯNG VỚI ANH EM
TÌM HIỂU PHÚC ÂM THÁNH LUCA (37).
CỦA CẢI VỮNG BỀN CHO ANH EM
TÌM HIỂU PHÚC ÂM THÁNH LUCA (36)
CHÚNG TA PHẢI ĂN MỪNG, EM CON ĐÃ CHẾT, MÀ NAY LẠI SỐNG.
“VÁC THẬP GIÁ MÌNH MÀ THEO TA”
TÌM HIỂU PHÚC ÂM THÁNH LUCA (34)
“AI HẠ MÌNH XUỐNG SẼ ĐƯỢC TÔN LÊN ”.
TÌM HIỂU PHÚC ÂM THÁNH LUCA (33)
“HÃY CỐ GẮNG QUA CỬA HẸP MÀ VÀO”
TÌM HIỀU PHÚC ÂM THÁNH LUCA ( 32)
NHẬN BIẾT DẤU CHỈ THỜI ĐẠI ĐỂ CHỌN LỰA MỤC ĐÍCH CHÍNH ĐÁNG
“BỞI ĐÂU TÔI ĐƯỢC THÂN MẪU CHÚA TÔI ĐẾN VỚI TÔI”
TÌM HIỂU PHÚC ÂM THÁNH LUCA (31)
PHẢI SẴN SÀNG ĐỢI CHỦ VỀ
TÌM HIỂU PHÚC ÂM THÁNH LUCA (30)
“HÃY LO TÌM NƯỚC THIÊN CHÚA”
TÌM HIỂU PHÚC ÂM THÁNH LUCA (29)
PHẨM GIÁ CON NGƯỜI TRONG HUẤN DỤ XẴ HỘI CỦA GIÁO HỘI (5).
TÌM HIỂU PHÚC ÂM THÁNH LUCA (28)
"MARIA ĐÃ CHỌN PHẦN TỐT NHẤT"
PHẨM GIÁ CON NGƯỜI TRONG HUẤN DỤ XÃ HỘI CỦA GIÁO HỘI (4)
TÌM HIỂU PHÚC ÂM THÁNH LUCA (27)
" AI THÂN CẬN VỚI NGƯỜI BỊ RƠI VÀO TAY KẺ CƯỚP ? "
PHẨM GIÁ CON NGƯỜI TRONG HUẤN DỤ XÃ HỘI CỦA GIÁO HÔI (3)
TÌM HIỂU PHÚC ÂM THÁNH LUCA (26)
TÌM HIỂU PHÚC ÂM THÁNH LUCA (25)
" ANH HÃY THEO TA ! "
PHẨM GIÁ CON NGƯỜI TRONG HUẤN DỤ XÃ HỘI CỦA GIÁO HỘI (2).
THẦY LÀ ĐẤNG KITÔ CỦA THIÊN CHÚA.
PHẨM GIÁ CON NGƯỜI TRONG HUẤN DỤ XÃ HỘI CỦA GIÁO HỘI (1)
TÌM HIỂU PHÚC ÂM THÁNH LUCA (23)
NÀNG ĐƯỢC THA THỨ NHIỀU, VÌ NÀNG ĐÃ THƯƠNG YÊU NHIỀU
TÌM HIỂU PHÚC ÂM THÁNH LUCA (22)
TA TRUYỀN CHO ANH HÃY TRỖI DẬY !
CHÚA GIÊSU PHÂN PHÁT BÁNH VÀ CÁ

 

SUY NIỆM PHÚC ÂM ( IV B 38 );( 29.07.2012);( Jn 6, 1-15)

CHÚA NHẬT XVII  PHỤNG VỤ THƯỜNG NIÊN, NĂM B

NGUYỄN HỌC TẬP

 

Cả Phúc Âm Thánh Gioan là một khóa học về Ki Tô học ( Christologia), luận đề mà Ngài đã nêu ra ở Lời Tựa ( Jn 1, 1-18):

   - " Từ nguyên thủy đã có Ngôi Lời, Ngôi Lời vẫn ở nơi Thiên Chúa.Và Ngôi Lời là Thiên Chúa.

   Từ nguyên thủy Người vẫn ở nơi Thiên Chúa. Nhờ Người mà muôn vật được tạo thành.Và không có người thì chẳng có gì được tạo thành.

   Người là sự sống của mọi tạo vật.Và sự sống là ánh sáng cho nhân loại.

   Người là ánh sáng thật, Ánh Sáng đến trong thế gian .Và chiếu soi cho mọi người.

  Ngôi Lời đã trở nên người phàm và cư ngụ giữa chúng ta.

  Chúng tôi đã được nhìn thấy vinh quang của Người,vinh quang mà Chúa Cha ban cho Người. Là Con Một đầy ân sủng và chân lý.( Jn 1, 1-3.9.14). 

Chúa Giêsu là Thiên Chúa, là Con Thiên Chúa. Người đã nhập thể, trở thành người như chúng ta để đem đến tình thương và ơn cứu rỗi của Thiên Chúa cho nhân loại. Cứu rỗi là ân sủng, vượt quá khả năng của con người, chỉ có Thiên Chúa mới có thể đem lại được cho con người.

Đó là những tư tưởng chính yếu của đức tin được Thánh Gioan viết ra trong Lời Tựa của Phúc Âm Ngài như là một Bản Tuyên Ngôn.

Đức tin đó vào Chúa Giêsu được Thánh Gioan lập lại nhiều lần, dưới nhiều hình thức tùy mỗi hoàn cảnh khác nhau.

Nói cách khác, Phúc Âm Thánh Gioan không có gì khác hơn là quyển sách được viết ra để làm chứng và giải thích đức tin được Ngài long trọng tuyên bố trong Lời Tựa, ngay ở những dòng đầu của Phúc Âm, như có lần Thánh Gioan đã xác nhận:

   - " Chúa Giêsu đã làm nhiều dấu lạ khác nữa trước mặt các môn đệ; nhưng những dấu lạ đó không được ghi chép trong sách nầy. Còn những điều đã được ghi chép ở đây là để anh em tin rằng Chúa Giêsu là Đấng Ki Tô, Con Thiên Chúa, và để anh em tin mà được sự sống nhờ danh Người" ( Jn 20, 30-31).

Và cơ hội để giải thích một cách súc tích và cô đọng Chúa Giêsu là Thiên Chúa và là Đấng Cứu Thế, không đâu thích hợp hơn là trong biến cố các phép lạ hoá bánh ra nhiều và dịp thành lập Bí Tích Thánh Thể.

Đoạn Phúc Âm Chúa Nhật hôm nay thuật lại biến cố Chúa Giêsu hoá bánh và cá ra nhiều để nuôi đoàn lủ dân chúng theo Ngài để nghe giảng dạy về Nước Trời ( Jn 6, 1-15).

 

1 ) Trước hết, ơn sủng Cứu Rỗi của chúng ta là những gì vượt quá khả năng của con người, nên muốn cứu chúng ta, chỉ có Thiên Chúa mới làm được. Nếu Chúa không chủ động, con người bất lực.

Tư tưởng đó được Thánh Gioan làm cho nổi bậc, thuật lại vai trò chủ động của Chúa Giêsu trong biến cố hoá bánh và cá ra nhiều của Phúc Âm hôm nay. Trong Phúc Âm của biến cố hôm nay, chính Chúa Giêsu bảo cho các Môn Đệ là dân chúng không có gì ăn, nên Ngài hỏi các Môn Đệ:

   - " Ngước mắt lên, Chúa Giêsu nhìn thấy đông đảo dân chúng đến với mình. Người hỏi ông Philipphê:Ta mua đâu ra bánh cho họ ăn đây ?" ( Jn 6, 5).

Trong khi đó thì ở các Phúa Âm nhất lãm, Phúc Âm Thánh Marco chẳng hạn, các Môn Đệ báo cho Chúa Giêsu biết nhu cầu của dân chúng:

   - " Xin Thầy cho dân chúng về, để họ vào thôn xóm làng mạc chung quanh mà mua gì ăn." (Mc 6, 36). 

Cũng vậy, trong Phúc Âm Thánh Gioan, vai trò chủ động của Chúa Giêsu, liên tưởng đến ơn Cứu Rỗi phát xuất từ Thiên Chúa, được Thánh Gioan làm cho nổi bậc với việc chính Chúa Giêsu tự tay phát bánh và cá cho dân.

   - " Vậy Chúa Giêsu cầm lấy bánh, dâng lời tạ ơn, rồi phân phát cho những người ở đó. Cá, Người cũng phân phát như vậy, ai muốn ăn bao nhiêu tùy ý" ( Jn 6, 11).

Trái lại, trong Phúc Âm Thánh Marco, các Môn Đệ giữ vai trò tích cực hơn:

   - " Người đáp: Thì chính anh em cho họ ăn đi. Các ông nói với Người: Chúng con phải đi mua tới hai trăm quan tiền bánh cho họ ăn sao?" ( Mc 6, 37). 

Còn nữa vai chủ động của Chúa Giêsu trong Phúc Âm Thánh Gioan, được Chúa Giêsu đứng ra đặt câu hỏi. Nhưng hỏi để mà hỏi, bởi vì Người đã có câu trả lời. Và chính câu trả lời đó là định hướng con người phải tìm tới:

   - " Người hỏi ông Philipphê: Ta mua đâu ra bánh cho họ ăn đây? Người hỏi thế là để thử ông, chứ Người đã biết mình sắp làm gì rồi. Ông Philipphê đáp: Thưa, có mua đến 200 quan tiền bánh cũng chẳng đủ cho mỗi người một chút"( Jn 6, 5-7).

Vấn đề được đặt ra là tìm " ở đâu " cho ra bánh, là thức ăn tượng trưng cho sự sống con nguời: " Ta mua đâu ra bánh "? Tìm đâu ra phương thế để con người được sống? Ai có thể bảo đảm cho con người được sống? Ai có thể cứu rỗi con người?

Vấn đề được đặt ra cho con người còn thảm đạm hơn nữa, nếu chúng ta đặt vấn đề phải giải quyết và phương tiện con người có được: 5.000 người cần phải được nuôi dưởng , đứng trước phương tiện con người có được trong tay: 5 chiếùc bánh và 2 con  cá nhỏ.

Con số 5.000 là con số lớn nhứt được Phúc Âm kể lại, là con số ước lượng quá lớn lao, vượt hẳn khả năng nuôi dưởng của 5 chiếc bánh và 2 con cá. Điều đó nói lên sự tuyệt vọng của con người để được sống. Sự tuyệt vọng đó được thể hiện qua câu nói của Philipphê:

   - " Thưa, có mua đến 200 quan tiền cũng chẳng đủ cho mỗi người một chút" ( Jn 6, 7).

Với khả năng con người, con người không thể đáp ứng lại được tất cả những nhu cầu của mình, còn nói gì đến nhu cầu của anh em.

Càng tuyệt vọng hơn nữa, nếu chúng ta nhìn các nhu cầu của con người dưới bình diện phẩm chất, thay vì bình diện số lượng.

Con  người có các nhu cầu cần được thoả mãn  để được sống hạnh phúc. Bất cứ ai, bất cứ thời đại nào và ở bất cứ nơi nào, con người cũng chạy theo tìm kiếm hạnh phúc, như đuổi theo chiếc bóng mà mình không bao giờ có thể đạt tới được.

Chúng ta có tích trử của cải, tiền bạc, địa vị, chức quyền, sắc đẹp  bao nhiêu cũng không  đủ làm cho chúng ta thoả mãn. Lý do hiển nhiên ai cũng hiểu được, bởi vì các thực thể vật chất, cần thiết làm cho chúng ta thoả mãn, có hạnh phúc vừa kể là những phương tiện hữu hạn. Và thu tóm bao nhiêu  thực thể hữu hạn sẽ không bao giờ cho chúng ta một tổng số vô hạn, định luật của toán học.

Ước muốn của con người là ước muốn hạnh phúc vô hạn, Thiên Chúa đã đạt vào tâm khảm con người, khi Ngài dựng nên họ:

   - " Thiên Chúa dựng nên con người giống hình ảnh Ngài,

    Giống hình ảnh Thiên Chúa, Ngài dựng nên.

   Thiên Chúa dựng nên con người có nam, có nữ " ( Gn 1, 27).

Với đặc tính hình giống hình ảnh Thiên Chúa vừa kể, con người có khát vọng hạnh phúc vô hạn, chỉ có Thiên Chúa mới đáp lại được khát vọng hạnh phúc vô hạn đó.

Trước viễn ảnh vừa kể, câu Chúa Giêsu hỏi ông Philipphê về bánh:

   - " Ta mua đâu ra bánh cho họ ăn đây ?" ( Jn 6,5) có thể hiểu đồng nghĩa với câu : " Ta tìm đâu ra được nguồn hạnh phúc để đáp lại khát vọng hạnh phúc của con người đây?".  

Và vấn nạn được Chúa Giêsu giải đáp bằng chính việc Người đứng ra hóa bánh và cá ra nhiều để nuôi dân chúng:

   - " Vậy Chúa Giêsu cầm lấy bánh, dâng lời tạ ơn, rồi phân phát cho những người ngồi đó" (Jn 6, 11).

Nguồn lương thực không phát xuất từ đâu hơn là từ chính Thiên Chúa. Nguồn hạnh phúc của con người, chúng ta không thể tìm ở đâu ra, nếu không phải là chính nơi Thiên Chúa.

Bởi lẽ không những Chúa Giêsu " cầm lấy bánh, dâng lời tạ ơn, rồi phân phát cho những người ngồi đó", để chỉ cho chúng ta " từ đâu" phát xuất ra bánh, Ngài còn xác định rỏ hơn ở những câu Phúc Âm kế tiếp đoạn Phúc Âm Chúa Nhật hôm nay, chính Ngài là Bánh Hằng Sống từ trời xuống để đem lại sự sống cho loài người: 

   - " Chúa Giêsu đáp: Thật, Ta bảo thật các ông, không phải ông Moisen đã cho các ông ăn bánh bởi trời đâu, mà chính là Cha Ta đã cho các ông ăn bánh bởi trời, bánh đích thực, vì bánh Thiên Chúa ban là bánh từ trời xuống, đem lại sự sống cho thế gian. Chúa Giêsu bảo họ: Chính Ta là bánh trường sinh. Ai đến với Ta không hề phải đói; ai tin vào Ta chẳng hề phải khát" ( Jn 6, 32-33.35).  

Như vậy chính Chúa Giêsu là Thiên Chúa, là bánh từ trời xuống, là sự sống và là hạnh phúc sung mãn và bất diệt cho con người.

 

2) Một tư tưởng khác cũng đáng được chúng ta chú ý suy ngắm trong đoạn Phúc Âm hôm nay, đó là việc Chúa Giêsu dùng 5 cái bánh và hai con cá của một cậu bé để làm phép lạ nuôi đoàn lủ dân chúng theo Người:

  - " Ở đây có một em bé có năm chiếc bánh lúa mạch và hai con cá." ( Jn 6, 9).

Phúc Âm cho chúng ta biết Chúa Giêsu dùng năm chiếc bánh và hai con cá đó của cậu bé đưa cho để làm phép lạ hóa ra nhiều  nuôi dân chúng.

Không phải Chúa Giêsu không có quyền phép đủ  để làm phép lạ cho có bánh bằng cách phán một lời. Nhưng người muốn dùng bánh và cá của chú bé để nói lên một ý nghĩa, ý nghĩa cộng tác của con người chúng ta vào công cuộc cứu rỗi, mặc dầu phần góp sức của chúng ta là một phần nhỏ không đáng kể.

 Thánh Philipphê nói một câu rất ý nghĩa:

   - " Thưa, có mua đến hai trăm quan tiền bánh cũng không đủ cho mỗi người một chút" ( Jn 6, 7), huống là năm chiếc bánh và hai con cá đối với 5.000 người!

Nhưng sự cộng tác của con người có tầm quan trọng của nó, nói lên thiện chí của con người, dùng những gì Chúa đã ban cho để cộng tác với Ngài trong việc đem lại hạnh phúc cho bản thân mỗi người và cho anh em.

Thiên Chúa không đổ ân sủng và ơn cứu rỗi của Người vào con người, như đổ sức sống vào một bình rổng không.  

Con người có giá trị  và địa vị của mình vì đã được Thiên Chúa dựng nên giống hình ảnh Ngài, có trí khôn ngoan và lòng yêu chuộng tự do phản ảnh lại trí khôn và tự do vô hạn của Thiên Chúa. Ân sủng và tiềm năng sức sống của Ba Ngôi Thiên Chúa đổ vào con người như men đổ vào bột, để làm cho bột dậy lên, tăng  triển và biến đổi dồi dào và hoàn hảo hơn. 

   - " Thánh kinh dạy chúng ta rằng con người được dựng nên giống hình ảnh Thiên Chúa, có khả năng nhận biết và yêu mến Đấng đã dựng nên mình…" ( Gaudium et Spes, 12). 

Hình ảnh vừa kể cũng được Thánh Gioan liên tưởng việc Nhập Thể của Chúa Giêsu vào thế giới nhân loại chúng ta, vào bản tính con người, để biến đổi và thánh hóa cả nhân loại: 

" Ngôi Lời là ánh sáng thật, ánh sáng đến thế gian và chiếu soi cho mọi người “

   Người đã đến nhà Người, nhưng người nhà chẳng chịu đón nhận.

  Còn những ai đón nhận, tức là tin vào danh Người, thì Người cho họ quyền trở nên con Thiên Chúa. Họ sinh ra không phải do khí huyết, cũng chẳng do ước muốn của nhục thể, hoặc do ước muốn của người đàn ông, mà là do Thiên Chúa" ( Jn 1, 9.11-13).

 

3) Một ý nghĩa khác nữa chúng ta có thể suy niệm, đó là động tác " dâng lời tạ ơn" của Chúa Giêsu, trước khi làm phép lạ hoá bánh và cá ra nhiều:

   - " Chúa Giêsu cầm lấy bánh, dâng lời tạ ơn, rồi phân phát cho những người ngồi đó" ( Jn 6, 11).

Trước khi hoá bánh và cá ra nhiều để nuôi dân chúng, Chúa Giêsu " dâng lời tạ ơn", là để hiệp thông với Chúa Cha. Chính đời sống của Thiên Chúa Ba Ngôi là nguồn mạch ân sủng , sức sống và hạnh phúc của cho nhân loại.

Chúa Giêsu " dâng lời tạ ơn" là động tác Ngài mở cửa nguồn ân sủng, sức sống và hạnh phúc của Chúa Ba Ngôi tuông tràn  trên thức ăn, mà Ngài trao để nuôi dưỡng con người.

Động tác trên làm chúng ta nhớ lại lời khuyên bảo của Chúa Giêsu khi Người sai các Tông Đồ đi rao giảng Phúc Âm: 

   - " Vậy anh em hãy đi và làm cho muôn dân trở thành môn đệ, làm phép rửa cho họ nhân danh Cha, và Con và Thánh Thần, dạy họ tuân giữ mọi điều Thầy đã truyền cho anh em"  (Mt 28, 19.20).  

Làm phép rửa cho người môn đệ nhân danh Cha và Con và Thánh Thần  là " dìm" người môn đệ vào nguồn sống thần linh và hạnh phúc của Ba Ngôi Thiên Chúa, như nghi thức nhận chìm người chịu phép rửa vào nước, thời các Thánh Tông Đồ.  

Và đó là những gì Thánh Phêrô viết cho chúng ta một cách say sưa, khi Ngài nghĩ đến niềm hạnh phúc tràn đầy của chúng ta, được thông hiệp vào đời sống của Chúa Ba Ngôi:

   - " Nhờ vinh quang và sức mạnh ấy, Thiên Chúa đã ban tặng cho chúng ta những gì rất qúy báu và trọng đại Người đã hứa, để nhờ đó, anh em được thông phần bản tính Thiên Chúa…" ( 2 Pt 1, 4).

Tác giả: Tiến sĩ Nguyễn Học Tập

Nguyện xin THIÊN CHÚA chúc phúc và trả công bội hậu cho hết thảy những ai đang nỗ lực "chắp cánh" cho Quê hương và GHVN bay lên!