Trang Chủ Hòa Bình là kết quả của Công Lý và Tình Liên Đới (Is 32,17; Gc 3,18; Srs 39) - Peace As The Fruit Of Justice and Solidarity Quà tặng Tin Mừng
Tiến sĩ Nguyễn Học Tập
Bài Viết Của
Tiến sĩ Nguyễn Học Tập
PHẨM GIÁ CON NGƯỜI TRONG HIẾN CHẾ GAUDIUM ET SPES
NGƯỜI TÍN HỮU GIÁO DÂN TRONG HIẾN CHẾ LUMEN GENTIUM - CHƯƠNG IV
TÌM HIỂU PHÚC ÂM THÁNH LUCA (40)
CÁM ƠN LÀ BIẾT SỐNG ĐỨC TIN
TÌM HIỂU PHÚC ÂM THÁNH LUCA (39)
GIÀU CÓ ĐÓNG CỔNG CON ĐƯỜNG ĐẾN CHÚA VÀ DỮNG DƯNG VỚI ANH EM
TÌM HIỂU PHÚC ÂM THÁNH LUCA (37).
CỦA CẢI VỮNG BỀN CHO ANH EM
TÌM HIỂU PHÚC ÂM THÁNH LUCA (36)
CHÚNG TA PHẢI ĂN MỪNG, EM CON ĐÃ CHẾT, MÀ NAY LẠI SỐNG.
“VÁC THẬP GIÁ MÌNH MÀ THEO TA”
TÌM HIỂU PHÚC ÂM THÁNH LUCA (34)
“AI HẠ MÌNH XUỐNG SẼ ĐƯỢC TÔN LÊN ”.
TÌM HIỂU PHÚC ÂM THÁNH LUCA (33)
“HÃY CỐ GẮNG QUA CỬA HẸP MÀ VÀO”
TÌM HIỀU PHÚC ÂM THÁNH LUCA ( 32)
NHẬN BIẾT DẤU CHỈ THỜI ĐẠI ĐỂ CHỌN LỰA MỤC ĐÍCH CHÍNH ĐÁNG
“BỞI ĐÂU TÔI ĐƯỢC THÂN MẪU CHÚA TÔI ĐẾN VỚI TÔI”
TÌM HIỂU PHÚC ÂM THÁNH LUCA (31)
PHẢI SẴN SÀNG ĐỢI CHỦ VỀ
TÌM HIỂU PHÚC ÂM THÁNH LUCA (30)
“HÃY LO TÌM NƯỚC THIÊN CHÚA”
TÌM HIỂU PHÚC ÂM THÁNH LUCA (29)
PHẨM GIÁ CON NGƯỜI TRONG HUẤN DỤ XẴ HỘI CỦA GIÁO HỘI (5).
TÌM HIỂU PHÚC ÂM THÁNH LUCA (28)
"MARIA ĐÃ CHỌN PHẦN TỐT NHẤT"
PHẨM GIÁ CON NGƯỜI TRONG HUẤN DỤ XÃ HỘI CỦA GIÁO HỘI (4)
TÌM HIỂU PHÚC ÂM THÁNH LUCA (27)
" AI THÂN CẬN VỚI NGƯỜI BỊ RƠI VÀO TAY KẺ CƯỚP ? "
PHẨM GIÁ CON NGƯỜI TRONG HUẤN DỤ XÃ HỘI CỦA GIÁO HÔI (3)
TÌM HIỂU PHÚC ÂM THÁNH LUCA (26)
TÌM HIỂU PHÚC ÂM THÁNH LUCA (25)
" ANH HÃY THEO TA ! "
PHẨM GIÁ CON NGƯỜI TRONG HUẤN DỤ XÃ HỘI CỦA GIÁO HỘI (2).
THẦY LÀ ĐẤNG KITÔ CỦA THIÊN CHÚA.
PHẨM GIÁ CON NGƯỜI TRONG HUẤN DỤ XÃ HỘI CỦA GIÁO HỘI (1)
TÌM HIỂU PHÚC ÂM THÁNH LUCA (23)
NÀNG ĐƯỢC THA THỨ NHIỀU, VÌ NÀNG ĐÃ THƯƠNG YÊU NHIỀU
TÌM HIỂU PHÚC ÂM THÁNH LUCA (22)
TA TRUYỀN CHO ANH HÃY TRỖI DẬY !
TỚI NGÀY MÃN NGUYỆT KHAI HOA, BÀ ELISABETH SINH HẠ MỘT CON TRAI

 

 

SUY NIỆM PHÚC ÂM ( IV B 33); ( 24-06.2012); ( Lc 1, 57-66.80)

SINH NHẬT THÁNH GIOAN TẨY GIẢ, NAM B.

 

NGUYỄN HỌC TẬP

 

Đoạn Phúc Âm hôm nay đề cập xoay quanh diện mạo của ông Zaccaria, bà Elisabeth và đứa con Gioan của hai ông bà.

Elisabeth và Zaccaria là hai cụ già đầy lòng đạo đức. được nuôi dưỡng bằng việc chuyên cần lắng nghe lời Chúa lâu dài và bằng việc tuân giữ Lề Luật không ai có thể trách cứ được:

   - " Cả hai ông bà là người công chính trước mặt Thiên Chúa, sống đúng theo mọi điều răn và mệnh lệnh của Chúa, không ai chê tráchđược điều gì " ( Lc 1, 6).

Việc trung thành lâu dài với Chúa giúp cho hai ông bà nhận biết được động tác bất thường của Chúa xảy ra cho gia đình mình.

Bà Elisabeth giải thích biến cố đứa con được sinh ra như là thể hiện lòng tốt lành của Chúa nơi bà:

   - " Nghe biết Chúa đã quá thương bà như vậy, láng giềng và thân thích đều chia vui với bà " ( Lc 1, 58).

Một cuộc sinh nở làm cho láng giềng và thân thích đều vui mừng. 

Về phía ông Zaccaria, lúc đầu ông không tin. nhưng giờ đây cho thấy ông đã vượt qua khỏi lòng cứng tin đó.

Cả hai, mặc cho có cách phản ứng khác nhau trước ơn Chúa ban cho, nhưng cả hai đều đồng thuận đặt cho đứa trẻ tên mà Chúa đã quyết định cho:

   - " Nhưng bà mẹ lên tiếng nói: " Không, phải đặt tên cho cháu là Gioan". Họ bảo bà : trong dòng họ chẳng có ai có tên như vậy cả. Rồi họ làm dấu hỏi người cha, xem ông muốn đặt tên cho em bé là gì . Ông xin một tấm bảng nhỏ và viết: " Tên cháu là Gioan ". Ai nấy đều bỡ ngỡ " ( Lc 1, 60-63).

 

   1 - Tên đó của đứa bé nói lên cả một chương trình, bởi lẽ "Gioan" có nghĩa là "Thiên Chúa ban ơn".

Cậu bé không mang tên được bà con đề nghị cho, nhưng tên mà miệng Chúa đã phán ra, không những chỉ phản ảnh lại lịch sử và các ước vọng của gia đình, nhưng luôn luôn còn nhắc nhớ liên lụy đến một đồ án của Thiên Chúa trọng đại hơn.

Trong mối tranh cải về tên của cậu bé không phải chỉ liên hệ đến tình dòng họ, máu mủ gia đình về tập tục cần phải tôn trọng, nhưng còn hai quan niệm sống được đưa ra so sánh đối đầu nhau: đó là

tập quán chỉ giới hạn ghi lại những gì đã xảy ra được đem ra so sánh với tư tưởng của người đã khám phá ra đời sống và lịch sử của con người được Thiên Chúa định hướng và hướng dẫn.

Tên phải đặt cho cậu bé là tên mà Chúa đã thiết định bởi vì Người đã có một chương trình chính xác đối với cậu.

Bầu không khí đức tin bao trùm gia đình Zaccaria và Elisabeth cho thấy trong thái độ tuân giữ ngay việc áp dụng phong tục cắt bì, dấu chứng là cậu bé sơ sinh hội nhập vào giao ước của Chúa và được dự phần vào lời Chúa chúc phúc, mà dân chúng của thượng phụ Abraham là dân tộc được dành cho:

   - " Khi con trẻ được tám ngày, họ đem  đến làm phép cắt bì, và tính lấy tên Zaccaria đặt cho em"( Lc 1, 59). 

Vừa khi Zaccaria lấy lại được khả năng dùng ngôn ngữ, ông không chỉ ngừng lại giải thích những gì đã xảy ra, mà còn mở miệng cất tiếng lên để ngợi khen Thiên Chúa, bằng cách hoà hợp hai phương thức với nhau: ngợi khen Thiên Chúa Israel là Đấng đã chúc phúc cho dân Người và nói tiên tri về ơn gọi đặc biệt của cậu con:

   - " Chúc tụng Chúa là Thiên Chúa Israel, đã viếng thăm cứu chuộc dân Người ...Hài nhi hỡi, con sẽ mang tước hiệu là ngôn sứ của Đấng Tối Cao: con sẽ bước đi trước mặt Chúa, mở lối cho Người, báo cho dân Chúa biết: Người sẽ cứu độ là tha cho họ hết mọi tôi khiên..." ( Lc 1, 67ss).

Lời chúc tụng của Zaccaria mở mắt và miệng lưỡi cho cả những người thân cận, khiến cho họ cũng bắt đầu nói đến những gì đã xảy ra. Như vậy nhờ đức tin của một vài người mạnh tin, nhiều người được chuẩn bị để hiểu biết công trình của Thiên Chúa, bằng cách gìn giữ những lời mìnhđược nghe:

   - " Láng giềng ai nấy đều kính sợ. Và các sự việc ấy được đồn ra khắp miền núi Giudea. Ai nghe cũng để tâm suy nghĩ và tự hỏi: Đứa trẻ nầy rồi sẽ như thế nào? Và quả thật có bàn tay Chúa phù hộ em " ( Lc 1, 65-66).

" Đứa trẻ nầy rồi sẽ như thế nào? ", dân chúng đặt câu hỏi như vậy. Đời sống của cậu bé tất cả còn phải sáng tạo ra. Chỉ có một điều là Thiên Chúa đang chờ đợi những điều cao cả nơi cậu, nhưng những điều đó là " những điều gì ? ". Tất cả đều chưa ai biết và ngay cả Gioan cũng cần phải học hỏi nhiều, ngay cả lúc Đấng Cứu Thế cũng bị dân chúng chưa nhận ra được, do nhiều yếu tố khác với những gì họ mong đợi.

Như vậy còn cần phải được chuẩn bị lâu dài, trước khi ra trình diện với Israel, như là vị tiên tri trụ trì lâu năm trong sa mạc.

Thánh Luca tác giả Phúc Âm không tiết lộ chi tiết nào về thời gian chuẩn bị của Gioan trong sa mạc. Chúng ta chỉ biết rằng ngay cả cho Gioan, ông cũng phải cần có một thời gian để củng cố nội tâm, trước khi đến thời gian để tuyên bố lên nhân danh Chúa, nhứt là phải có một thời gian làm quen với sa mạc, mà nhiều lần đã được nhắc đến trong lời giảng dạy của Gioan.

 

   2 - "Khi sắp hoàn thành sứ mệnh, ông Gioan đã tuyên bố: " Tôi không phải là Đấng mà anh em tưởng đâu, nhưng kìa Đấng ấy đến sau tôi, và tôi không đáng cởi dép cho Người " ( Act 13, 25).

Dó là những gì Thánh Luca tác giả Phúc Âm tổng lược đời sống và lời giảng dạy của Thánh Gioan Tẩy Giả, với hình ảnh của một sứ mạng được thực hiện đến kết thúc. Ngoài ra, định nghĩa cỗ điển mà chúng ta được biết về Thánh Gioan Tẩy Giả là " vị Tiền Hô ", là người chạy đi trước một người khác để loan báo.

Một điều đáng chủ ý của Thánh Gioan Tẩy Giả, khác với nhiều người khác, đó là không nhằm đạt được chỗ nhứt, mà chỉ đạt đến mục đích, để nói lên:

   - " Không phải tôi, nhưng có Đấng mạnh thế hơn tôi đến, tôi không đáng cởi quai dép cho Người ..." ( Lc 3, 16).

Như vậy Gioan là ngón tay chỉ cho thấy Đấng Cứu Thế: ngài là một trong những nhân vật được biết đến nhiều nhứt trong Giáo Hội trong các thế kỷ qua và cả ngày nay cũng là một mẫu gương để chúng ta đặc tâm lưu ý đến. Ngài là nhân vật cao cả về cách hành xử luân lý, đặc tính của con người ngài. Ngài hoàn toàn sống và chu toàn ơn gọi của mình, là luôn luôn chỉ Chúa Giêsu và một mình Người cho dân chúng. 

Chúa Giêsu là ai đối với Thánh Gioan Tẩy Giả? Nhờ Phúc Âm Thánh Gioan, chúng ta biết được rằng đối với Thánh Gioan Tẩy Giả, Chúa Giêsu là Đấng mạc khải Chúa Cha thượng đẳng và quyết định cho chúng ta. Người là Đấng duy nhứt đã thấy Chúa Cha.

Chính vì đó mà trước nhan Chúa Giêsu, ngài cảm nhận thấy hân hoan, hân hoan của người bạn của chú rễ, không có gì ganh tỵ đối với chú rễ, bởi lẽ các cặp mắt đều chăm chú nhìn vào chú rễ. Còn hơn nữa, niềm vui sướng của ngài là khuất bóng đi, một khi thấy chú rễ đã kết hiệp với cô dâu:

   - " Chính anh em làm chứng cho thầy là thầy đã nói: " Tôi đây không phải là Đấng Kitô, mà là kẻ được sai đi trước mặt Người ". Ai cưới cô dâu, người ấy là chú rễ: Còn người bạn của chú  rễ đứng đó nghe chàng. Đó là niềm vui của thy, niềm vui ấy bây giờ đã trọn vẹn. Người phải nổi bât lên, còn thầy phải lu mờ đi " ( Jn 3, 28-30).

Niềm vui của Thánh Gioan Tẩy Giả không phải chỉ bắt đầu  khi Chúa Giêsu đến , nhưng đã thể hiện trong lời giảng dạy kêu gọi sám hối của ngài,để chuẩn bị đón rước Người.

Niềm hân hoan cũng là những gì có đươc của những ai đang chờ đợi một cuộc thăm viếng quan trọng và đang tận lực chuẩn bị để đón rước xứng đáng.

Chúa Giêsu là nhân vật duy nhứt đang được chờ đợi, nhưng cần phải nhận ra được khi Người đến, bởi đó cần phải chuẩn bị tâm hồn để đón nhận Người. Đó chính là lý do tại sao ngay cả ngày hôm nay Giáo Hội cũng nhìn ra được Thánh Gioan Tảy Giả là một mẫu gương của những gì Giáo Hội là và phải là. 

Đối với Thánh Gioan Tẩy Giả, Chúa Giêsu sẽ xác nhận:

   - " Ta nói cho anh em biết: trong phàm nhân đã lọt lòng mẹ, không có ai cao trọng hơn ông Gioan " ( Lc 7, 28).  

Không phải dễ dàng tìm được một định chuẩn, trên đó có thể đánh giá được một con người. Thói quen ngày nay của chúng ta cho rằng một con người quan trọng là kẻ có nhiều tiền tài trong túi, có một địa vị uy thế trong xã hội, khi ông ta chiếm giữ quyền lực chính trị, kinh tế, là con người trí thức khoa bảng.

Nhưng đối với Chúa Giêsu không có một tiêu chuẩn nào trong các điều vừa kể được Người áp dụng để cho là cao cả, như những gì Người đã đánh giá Thánh Gioan Tẩy Giả.

Thánh Gioan Tẩy Giả cao trọng, bởi vì ngài là

   - " tiếng người hô trong hoang địa: " Hãy dọn sẵn con đường của Chúa..." ( Mc 1,3).

Ngài cao trọng bởi vì ngài đã dành cả đời mình để phục vụ Chúa, ngài là dấu chỉ Chúa hiện diện.

Điều làm cho con người trở nên cao trọng trước mặt Chúa, đó là sống vì Chúa, tác tạo ra trong cuộc sống của mình dung nhan của Chúa, đem vào đời sống chúng ta niềm vui tươi thoát xuất từ Chúa, người bạn duy nhứt không bao giờ làm cho chúng ta phải thất vọng.Thánh Gioan Tẩy Giả là mẫu gương sống cho mọi người chúng ta, tín hữu Chúa Kitô.

 

Tác giả: Tiến sĩ Nguyễn Học Tập

Nguyện xin THIÊN CHÚA chúc phúc và trả công bội hậu cho hết thảy những ai đang nỗ lực "chắp cánh" cho Quê hương và GHVN bay lên!