Trang Chủ Hòa Bình là kết quả của Công Lý và Tình Liên Đới (Is 32,17; Gc 3,18; Srs 39) - Peace As The Fruit Of Justice and Solidarity Quà tặng Tin Mừng
Lm. Trần Minh Huy, pss
Bài Viết Của
Lm. Trần Minh Huy, pss
Tác phẩm: Thương cho đến cùng – Đời linh mục thừa tác
Bài Giảng LỄ KIM KHÁNH LINH MỤC Cha Stanislaô Nguyễn Đức Vệ
TRƯỚC ĐAU KHỔ VÀ THIỆT HẠI VÌ CÁC TỆ NẠN LẠM DỤNG, GIÁO HỘI VỮNG TIN VÀO CHÚA VÀ QUYẾT TÂM XÂY DỰNG TƯƠNG LAI TỐT ĐẸP HƠN
Bài giảng LỄ AN TÁNG CHA LOUIS NGUYỄN VĂN BÍNH (Huế - Ngày 30.08.2021)
TRƯỞNG THÀNH NHÂN BẢN TOÀN DIỆN & CÁC MỐI HIỆP THÔNG TRONG ĐỜI SỐNG VÀ SỨ VỤ LINH MỤC HÔM NAY
BÀI GIẢNG LỄ KÉO NGƯỜI TA LẠI GẦN HAY ĐẨY NGƯỜI TA RA XA CHÚA VÀ GIÁO HỘI?
LỄ TẠ ƠN CỦA TÂN LINH MỤC MARTINÔ HỒ ĐÌNH HẢI - Lễ Thánh Tâm Chúa Giêsu - Ngày 8/6/2018 tại Gx. Hương Lâm
LỄ KIM KHÁNH KHẤN DÒNG NỮ TU AGATA VÕ THỊ TRÚC Tại Tu Viện Phủ Cam sáng 16/6/2018
Thuyết Trình: YÊU NHAU, MÃI CÒN YÊU và THÊM YÊU
ĐỜI SỐNG ĐỘC THÂN KHIẾT TỊNH TRONG BỐI CẢNH GIÁO HỘI VÀ XÃ HỘI HÔM NAY
CÁC BẠO VƯƠNG HERODE THỜI ĐẠI MỚI (LỄ CÁC THÁNH ANH HÀI, BỔN MẠNG CÁC CHÁU SƠN CA Ngày 28/12/2017)
HÃY CỨU LẤY VÀ BẢO VỆ GIA ĐÌNH CÙNG TRẺ THƠ
CHÚA GIÊSU ĐÃ THỰC SỰ SINH RA CHO CHÚNG TA CHƯA?
HÔN NHÂN VÀ SỰ SỐNG (Giới Trẻ Thanh Đức 20/9/2017)
 Hiệp Thông Trong Đời Sống và Sứ Vụ Linh Mục
VƯỢT LÊN KHỦNG HOẢNG HUYNH ĐỆ ĐỂ SỐNG HIỆP THÔNG LINH MỤC
GIẢNG LỄ TẠ ƠN 45 NĂM LINH MỤC
LỄ KIM KHÁNH HÔN PHỐI
GIẢNG LỄ THANH SINH CÔNG TẠI LAVANG (Ngày 21/6/2017)
TÌNH CẢM VÀ TÍNH DỤC TRONG ĐỜI SỐNG VÀ SỨ VỤ CỦA LINH MỤC NGÀY NAY - Thường Huấn Linh Mục Xuân Lộc 2-3/5/2017
BAN HUẤN LUYỆN ĐAMINH TAM HIỆP - Thường Huấn 4-7/5/2017
ĐỜI SỐNG CỘNG ĐOÀN - XÂY DỰNG NHÂN CÁCH TU SĨ
QUAN NIỆM ĐÚNG ĐẮN TRONG QUAN HỆ NAM NỮ
Xây dựng Cộng Đoàn Cầu Nguyện và Yêu Thương
NHÀ ĐÀO TẠO TÂM HUYẾT HÔM NAY
ĐÀO TẠO NGƯỜI ĐÀO TẠO - NHÂN BẢN KITÔ GIÁO và ĐỜI TU
MỤC VỤ LINH HƯỚNG - Phân Định và Sống Ơn Gọi
TRỞ NÊN LINH MỤC ĐÍCH THỰC NHƯ LÒNG MONG ƯỚC.
TÌNH CẢM VÀ TÍNH DỤC TRONG ĐỜI SỐNG VÀ SỨ VỤ LINH MỤC NGÀY NAY
Đào Tạo Trưởng Thành Nhân Bản Kitô Giáo và Đời Tu
BÍ TÍCH GIẢI TỘI, PHƯƠNG THẾ TỐI ƯU ĐỂ SỐNG NĂM THÁNH LÒNG THƯƠNG XÓT
CẦU NGUYỆN CÁ NHÂN BÍ QUYẾT TÌNH YÊU VÀ VUI SỐNG
LINH MỤC SỐNG VÀ THỰC THI MỤC VỤ LÒNG THƯƠNG XÓT
Linh Mục Sống và Thực Thi Năm Thánh Lòng Thương Xót - Linh Mục Đoàn Ban Mê Thuột Thường Huấn 29/2 - 4/3/2016
GIỚI TRẺ HƯƠNG PHÚ SỐNG VÀ THỰC THI NĂM THÁNH LÒNG THƯƠNG XÓT - Lại Ân, ngày 4 Tết Bính Thân
XIN LỖI VÀ THA THỨ
NGHI THỨC SÁM HỐI CỘNG ĐỒNG (Sinh Viên Di Dân Thánh Tâm Tĩnh Tâm Mùa Vọng)
Đối mặt với các thách thức trong đời sống và sứ vụ Linh Mục của chúng ta hôm nay
SỐNG TRIỆT ĐỂ NĂM ĐỜI SỐNG THÁNH HIẾN (Đan Viện Xitô Thánh Mẫu Châu Sơn Nho Quan - Tĩnh Tâm Năm 5-15/8/2015)
ĐTC MONG ĐỢI GÌ NƠI CHÚNG TA TRONG NĂM ĐỜI SỐNG THÁNH HIẾN ?
SỨ VỤ LINH HƯỚNG (TIẾP THEO)

BỘ GIÁO SĨ 

LINH MỤC, THỪA TÁC VIÊN  CỦA LÒNG THƯƠNG XÓT CHÚA

Các yếu tố để giúp các cha giải tội và linh hướng 

II. SỨ VỤ LINH HƯỚNG 

3. Những định hướng thực hành
            (tiếp theo)
 

Những đức tính của người thụ hướng

106. Về phí người thụ hướng, cần sự cởi mở, chân thành, tính trung thực và tính nhất thống, đem vào thực hiện các phương thế nên thánh (phụng vụ, bí tích, cầu nguyện, hy sinh, xét mình ...). Tần suất các cuộc gặp linh hướng tùy thuộc vào thời gian và hoàn cảnh, không có quy tắc cố định. Thời gian đào tạo khởi đầu đòi hỏi một tần suất thường xuyên và chuyên cần hơn. Việc tham vấn nên thực hiện cách tự phát, chứ không đợi được gọi. 

107. Sự tự do chọn lựa vị linh hướng không làm suy giảm thái độ kính trọng. Người thụ hướng chấp nhận sự giúp đỡ trong tinh thần đức tin. Tự bộc lộ cách đơn sơ giản dị, bằng lời nói hoặc đọc lên cái đã được viết ra trước đó, lưu ý về lương tâm và tình huống trong đó mình đang ở liên quan đến kế hoạch cuộc sống được vạch ra trong khung cảnh của việc linh hướng. Người thụ hướng xin tư vấn về các nhân đức, các khuyết điểm, ơn gọi, việc cầu nguyện, đời sống gia đình, đời sống huynh đệ, nhiệm vụ của mình (đặc biệt là lao động), tông đồ. Phải có thái độ nền tảng này là hỏi làm thế nào để vui lòng Chúa và sống trung thành hơn với ý Chúa. 

108. Tính đích thực của đời sống thiêng liêng được biểu lộ trong cách thế đặt hài hòa giữa các lời khuyên tìm kiếm và nhận được với một cuộc sống thực hành nhất quán. Việc xét mình riêng rất hữu ích để hiểu biết chính mình, cũng như cho sự tham gia vào các cuộc tĩnh tâm thiêng liêng gắn liền với việc linh hướng. 

109. Người tín hữu phải luôn hành động với tất cả tự do và trách nhiệm. Phận vụ của vị linh hướng là để giúp người thụ hướng lựa chọn và quyết định cách tự do và trách nhiệm, với một sự trưởng thành kitô, những gì phải làm gì trước mặt Chúa. Người được hướng dẫn phải cáng đáng lời tư vấn thiêng liêng cách tự do và có trách nhiệm, và nếu bị lầm lẫn thì sẽ không đổ trách nhiệm lên vị linh hướng. 

Việc linh hướng của linh mục

110. Thừa tác vụ của linh mục liên quan đến việc linh hướng, nhưng linh mục cũng cần phải học cách lãnh nhận việc linh hướng này ngõ hầu biết cho người khác tốt hơn khi họ xin mình linh hướng. Khi chính linh mục lãnh nhận việc linh hướng thì ngài phải lưu ý rằng chìa khóa nền tảng của linh đạo đặc biệt của ngài là “sự thống nhất đời sống”[1] dựa trên đức ái mục tử. Sự “thống nhất đời sống” này, theo Công Đồng, đó chính là các linh mục thực hiện nó với sự giản dị trong hoàn cảnh cụ thể của mình,trong việc chu toàn thừa tác vụ của mình theo gương Chúa Kitô Cứu Thế, lương thực là chu toàn ý muốn của Đấng đã sai Ngài thực hiện công trình của Người.”[2] Đó là những ân huệ đặc sủng được sống trong tương quan mật thiết tùy thuộc Giám mục và trong hiệp thông với linh mục đoàn của Giáo Hội đặc thù.

111. Một dự án cá nhân của đời sống thiêng liêng linh mục, ngoài việc cử hành Thánh Lễ và đọc Kinh Thần vụ, có thể hệ tại: mỗi ngày dành một thời gian nào đó để suy niệm Lời Chúa, đọc sách thiêng liêng, dành hằng ngày một lúc kính viếng và thờ lạy Chúa Thánh Thể, những cuộc gặp gỡ huynh đệ định kỳ với các linh mục khác để giúp đỡ lẫn nhau (qui tụ cùng nhau để cầu nguyện, trao đổi, hợp tác, chuẩn bị bài giảng, v.v...), thực hành và hỗ trợ các định hướng của Giám mục đối với Linh mục đoàn (chương trình sống hoặc Chỉ Nam, thường huấn, mục vụ linh mục...), đọc mỗi ngày một Kinh kính Đức Mẹ, chẳng hạn Lần chuỗi Mân Côi, để trung thành với các cam kết, xét mình hàng ngày, chung và riêng

112. Trong thừa tác hay sứ vụ linh hướng này, cũng như trong thừa tác vụ bí tích hòa giải, linh mục thay mặt Chúa Kitô Mục Tử Nhân Lành, là người hướng dẫn, là thầy dạy, là anh em, là người cha, là thầy thuốc. Đó là một sứ vụ liên quan mật thiết với sứ vụ rao giảng, lãnh đạo cộng đoàn và chứng tá đời sống. 

113. Hoạt động thừa tác vụ liên quan chặt chẽ với việc đồng hành thiêng liêng.Như vậy, các linh mục, với tư cách là nhà giáo dục đức tin, tự mình hoặc thông qua người khác, phải canh giữ cho mỗi tín hữu được dẫn dắt trong Chúa Thánh Thần hầu phát triển ơn gọi cá nhân của mình theo Tin Mừng, thực hành việc bác ái chân thành và tích cực, thực thi sự tự do mà Đức Kitô đã mang lại cho chúng ta. Các lễ nghi hoành tráng đẹp mắt nhất hay những hội đoàn trù phú nhất có lẽ không mấy hữu ích, nếu chúng không hướng đến việc đào luyện con người đi đến sự trưởng thành Kitô. Để thăng tiến sự trưởng thành này, các linh mục phải biết giúp họ trở nên có khả năng đọc được trong chính các biến cố - quan trọng nhiều hoặc ít quan trọng – đâu là những đòi hỏi của bản chất và ý muốn của Chúa. Ngoài ra, các tín hữu cũng phải được giáo dục để không sống cách ích kỷ, nhưng sống theo những đòi hỏi của luật tình yêu mới, muốn mỗi người quản lý theo mức độ ân sủng mà mình đã lãnh nhận, tất cả mọi người theo cách này mà chu toàn các phận vụ của mình với tinh thần công giáo trong cộng đồng nhân loại.[3] 

114. Nếu người ta thực sự đánh giá cao việc linh hướng, thì không chỉ vì họ gửi gắm trong thừa tác vụ mà họ cũng phó giao cách cá nhân nữa. Nếu không đánh mất mục đích chính của việc linh hướng (biện phân ý Chúa trong mọi khía cạnh của tiến trình nên thánh tông đồ), người ta có thể tự tìm thấy phương thế để đề nghị và hưởng được lợi ích của việc linh hướng cách bình thường

115. Lời mời gọi thực hành linh hướng phải là một chương quan trọng thường xuyên của mọi kế hoạch mục vụ, vì mục vụ  luôn cùng lúc nhắm đến việc nên thánh và sứ mệnh. Có thể đào tạo tín hữu trong con đường này nhờ việc rao giảng, dạy giáo lý, giải tội, đời sống phụng vụ và bí tích, đặc biệt là Bí Tích Thánh Thể, các nhóm học hỏi Kinh Thánh và cầu nguyện, và cũng nhờ chứng tá của chính thừa tác viên, khi hỏi xin tư vấn vào lúc cần thiết và trong hoàn cảnh thích hợp. Thật hợp lý khi bỏ qua một số trong những tác vụ này để đi vào các cuộc gặp gỡ cá nhân, mời gọi đọc sách thiêng liêng, tĩnh tâm thiêng liêng, và những việc này cũng được cá nhân hóa. 

116. Thường việc linh hướng như một tác vụ có liên quan đến việc xưng tội, trong đó linh mục hành động nhân danh Chúa Kitô Mục Tử Nhân Lành và tỏ ra là người cha, người bạn, thầy thuốc và hướng dẫn thiêng liêng. Ngài là tôi tớ của ơn tha thứ và trong mọi hoàn cảnh, cung cấp những chỉ dẫn cho việc chiêm niệm và nên hoàn thiện, với sự tôn trọng và trung thành với Huấn Quyền và truyền thống thiêng liêng của Giáo Hội. 

Việc linh hướng trong đời sống thánh hiến

117. Những người sống đời thánh hiến, tùy theo các hình thái của mình, theo đuổi một cuộc sống triệt để Tin Mừng và tông đồ, “một sự hiến thánh đặc biệt[4], “bằng việc tuyên khấn các lời khuyên Phúc Âm.”[5] Trong đời sống thánh hiến, phải lưu ý đến đặc sủng cá biệt (“đặc sủng sáng lập”) và việc hiến thánh đặc biệt (qua việc tuyên khấn), cũng như những hình thái khác nhau của đời sống chiêm niệm, Tin Mừng, cộng đồng, tùy theo Hiến pháp, luật lệ, v.v..

118. Con đường tiến đến đời sống thánh hiến theo đuổi những giai đoạn tiên liệu một sự chuẩn bị trước mắt và về lâu về dài, bằng cách đào sâu tính đích thực của ơn gọi bởi niềm xác tín hoặc các động lực Phúc âm (giúp đánh tan những nghi ngờ về căn tính), những quyết định tự do, luôn nhắm mục đích đạt tới khả năng đích thực (toàn bộ các đức tính). 

119. Có tồn tại những vấn đề cụ thể chỉ được coi như vấn đề “tăng trưởng” và “trưởng thành” nếu người sống đời thánh hiến chuyên cần quan tâm đến việc linh hướng: những vấn đề về cô đơn thể lý hay luân lý, những thất bại (xem ra hay có thực), thiếu trưởng thành tình cảm, tình bạn chân thật, tự do nội tâm trung thành với đức vâng lời, thanh thản chấp nhận bậc sống độc thân như một dấu hiệu của Chúa Kitô Phu Quân trước Giáo Hội hiền thê, v.v... 

120. Việc linh hướng của những người thánh hiến đưa ra những khía cạnh đặc biệt, ngoài những điều đã đề cập ở trên. Sự trung thành với Tin Mừng, đời sống huynh đệ và sứ vụ nhận được ở đây những thúc đẩy của một đặc sủng cá biệt, bên trong một lịch sử ân sủng bao gồm việc tuyên khấn hoặc cam kết đặc biệt để trở nên dấu hiệu “hữu hình ở giữa thế gian” của Chúa Kitô thanh khiết, nghèo khó và vâng phục,[6] và là sự “tưởng nhớ sống động về cách hiện hữu và hành động của Chúa Giêsu.”[7] 

Việc linh hướng này của người theo đuổi một hình thức đời sống thánh hiến giả định một hành trình đặc biệt của chiêm niệm, sự hoàn thiện, hiệp thông (đời sống huynh đệ) và sứ mệnh, làm thành phần bí tích của Giáo Hội mầu nhiệm, hiệp thông và sứ vụ. Phải  giúp đón nhận và sống đúng với ân ban, vì đó làtheo sát Chúa Kitô hơn [...] hướng tới sự hoàn thiện của đức ái để phục vụ Nước Trời,”[8] hướng đến một tình yêu trọn vẹn, cá nhân và hôn nhân, cho phép “trở nên hiện diện cách sâu xa hơn với người đương thời, trong trái tim của Chúa Kitô.”[9] 

121. Các linh mục được mời gọi cống hiến sứ vụ đồng hành thiêng liêng biết rằngtất cả các tu sĩ, - cả nam lẫn nữ - là một phần ưu tuyển của nhà Chúa, vì vậy xứng đáng được đặc biệt quan tâm, để luôn luôn tiến triển trong sự hoàn thiện thiêng liêng vì lợi ích của toàn thể Giáo Hội.”[10] 

Việc hướng dẫn Giáo Dân

122. Lời mời gọi phổ quát nên thánh trong bất cứ ơn gọi Kitô nào đều không chịu luật trừ, bởi vì người ta luôn được kêu gọi đến sự hoàn thiện cao nhất: “Các con hãy thương yêu ... Hãy nên hoàn hảo như Cha các con trên trời là Đấng hoàn hảo” (Mt 5,44.48). Việc linh hướng cho người tín hữu được mời gọi nên thánh với tư cách là Giáo Dân giả thiết ơn gọi nên thánh của người tín hữu này, nhưng với tính cách đặc trưng là men Tin Mừngtrong thế gian và hành động theo trách nhiệm riêng của mình, trong sự hiệp thông với Giáo Hội, bằng cách quản lý các thực tại tạm thời và truyền khiến chúng theo Chúa.[11]  

Vị linh hướng phải mang lại trợ giúp cho mối quan hệ cá nhân với Chúa (cụ thể hóa qua việc tham dự Thánh Lễ và cầu nguyện, xét mình, thống nhất đời sống), giúp đào luyện lương tâm, thánh hóa gia đình, làm việc và các mối quan hệ xã hội, dấn thân vào đời sống công cộng. “Làm việc, như thế, chính cầu nguyện. Học hành, như thế, chính cầu nguyện. Nghiên cứu, như thế, chính cầu nguyện; chúng ta không bao giờ đi ra ngoài, tất cả là cầu nguyện; tất cả mọi thứ đều có thể và phải dẫn chúng ta tới Chúa, nuôi dưỡng cuộc đối thoại liên lỉ với Chúa, từ sáng sớm cho tới chiều tà. Tất cả mọi công việc đều có thể xứng đáng là lời cầu nguyện, và tất cả mọi công việc cầu nguyện đều là việc tông đồ. Chính như thế mà linh hồn được nên mạnh mẽ, trong sự thống nhất đời sống đơn giản và vững chắc.[12] Như Đức Thánh Cha Bênêđictô XVI nhắc nhở, tất cả những ai đã được rửa tội đều có trách nhiệm rao giảng Tin Mừng: “Giáo dân được kêu gọi thực thi nhiệm vụ tiên tri, được phát sinh trực tiếp từ bí tích rửa tội của họ, làm chứng cho Tin Mừng trong cuộc sống hàng ngày,bất cứ nơi đâu họ có mặt.”[13] 

Việc hướng dẫn hay tư vấn thiêng liêng cho giáo dân không phải là một biểu thị của sự thiếu hụt hoặc chưa trưởng thành về phía giáo dân, nhưng đúng hơn là một hỗ trợ huynh đệ (từ phía người tư vấn), ngõ hầu họ hành động có tính cách thiêng liêng và tông đồ theo sáng kiến trách nhiệm riêng của họ, bằng cách hiện diện như những môn đệ đích thực của Chúa Kitô trong các thực tại nhân loại của công ăn việc làm, gia đình, xã hội chính trị và kinh tế, v.v..., để thánh hóa chúng từ bên trong bằng cách mang vào đó trách nhiệm và sáng kiến ​​riêng của mình

123. Do đó, việc linh hướng cho giáo dân hướng tới một hành trình nên thánh và sứ mệnh không có luật trừ, xét rằng giáo dân không chỉ tham gia vào các chức vụ tư tế, tiên tri vương giả của Chúa Kitô như bất cứ ai đã chịu phép rửa tội,[14] nhưng họ sống thực tại này với một ân sủng đặc biệt là hiện diện trong thế gian, ân sủng này cho họ mộtvai trò thực sự tuyệt đối cần thiết để hoàn tất trong sứ mệnh của Giáo Hội.[15] 

Họ được “Thiên Chúa kêu gọi góp phần, như từ bên trong theo cách của men, vào việc thánh hóa thế giới bằng cách thực thi phận vụ của họ dưới sự dẫn dắt của tinh thần Phúc Âm[16] và họ cộng tác vào việc “mở mang Nước Chúa, linh họat hoàn thiện các thực tại tạm thời với tinh thần Kitô giáo,”[17] nghĩa là “soi sáng và chỉnh đốn mọi sự theo Chúa Kitô.”[18] Như thế, việc đồng hành thiêng liêng nhằm đưa những người tham gia vào “chính sứ mệnh cứu rỗi của Giáo Hội[19] hầu làm cho Giáo Hội “hiện diện và hoạt động giữa lòng những thực tại chóng qua.[20] 

124. Sự giúp đỡ của vị linh hướng là cần thiết cả trong đời sống nội tâm lẫn trong các hoàn cảnh khác nhau hàng ngày: xã hội, gia đình và nghề nghiệp, nhất là trong những thời khắc của đời sống gia đình và xã hội chính trị mà phải trình bày làm chứng tá cho chuẩn mực cơ bản của đời sống kitô. Ngay cả trong cuộc sống đầy đặc nhất của bất cứ vị tông đồ nào, nếu có mong muốn chân thành nên thánh, thì vẫn có thể tìm được một vấn thiêng liêng. 

Sự hòa điệu giữa các cấp độ khác nhau của công cuộc đào tạo trong hành trình linh hướng

125. Người tín hữu được định hướng trên một tiến trình nên đồng hình đồng dạng với Chúa Kitô. Người ta có thể nói đến những mức độ hoặc chiều kích khác nhau của công cuộc đào tạo: nhân bản, thiêng liêng, tri thức, chuyên nghiệp và mục vụ. Đó là những khía cạnh bổ túc và hòa điệu lẫn nhau trong sự hiệp thông Giáo hội nhắm tới sứ mạng. Vấn đề luôn luôn là con người với tư cách là thành viên của một cộng đồng nhân loại Giáo Hội.

126. Cần phải đánh giá cho đúng chiều kích hoặc mức độ nhân bản, cá nhân và cộng đồng, xét rằng con người nhân bản cần  được đánh giá cách đúng đắn, biết mình được yêu thương và có khả năng yêu thương trong chân lý của sự trao hiến. Điều này giả thiết một tiến trình của tự do, được xây dựng theo ánh sáng của mối hiệp thông với Thiên Chúa Tình Yêu, nơimỗi người có mối tương quan trao hiến. Bấy giờ con người được xây dựng theo các tiêu chuẩn khách quan, trên bậc thang giá trị đích thực, trong những động lực được hướng tới tình yêu, những thái độ của liên hệ và phục vụ. 

Việc linh hướng được gợi hứng bởi mầu nhiệm Chúa Kitô, và trong ánh sáng của mầu nhiệm này mà mầu nhiệm con người được giải mã.[21] Con người được đào tạo để cho đi và tự hiến. Để làm được điều này, con người học lắng nghe, dành thời gian hiện diện với người khác, thấu hiểu, đồng hành, đối thoại, hợp tác, nối kết những tình bạn chân thành. Các nhân đức “nhân bản” được vun trồng nơi người tín hữu theo ánh sáng của đức tin, đức cậy và đức mến, hầu suy nghĩ, đánh giá và yêu mến như Chúa Kitô. Các văn kiện của Công đồng Huấn Quyền hậu Công đồng mời gọi một công cuộc đào tạo “nhân bản”, được cụ thể hóa trong sự nhạy cảm với công lý và hòa bình, trong hòa điệu giữa khác biệt, trong khả năng sáng kiến​​, trong sự chiêm ngưỡng cởi mở với các giá trị mới mẻ, trong sự kiên trì, sức mạnh và tính sẵn sàng cho những công trình mới, trong tình huynh đệ, sự chân thành, chào đón, lắng nghe, hợp tác, trong sự quan tâm vào các mối quan hệ nhân bản những tình bạn tốt.[22]

127. Tiến trình đời sống thiêng liêng, vì là một tiến trình của tìm kiếm và của kinh nghiệm sống về chân thiện mỹ, nên được kết dệt bằng sự hài hòa giữa trí khôn, tình cảm, ý chí, ký ức, và các ý nghĩa. Trong tình thế ấy, việc đào tạo được biểu lộ “trong một sự vững mạnh nào đó của tâm hồn, trong khả năng điềm tĩnh đưa ra quyết định, và trong cách ngay thẳng phê phán con người và các biến cố.”[23] Đó là một tiến trình làm hài hòa được giữa việc chu toàn bổn phận, tình yêu chiêm niệm, học tập và hành động bên ngoài, như tiến trình cần thiết để “thống nhất đời sống” của người tông đồ. Vị linh hướng giúp nhận biết vượt quá sự mỏng dòn riêng của mình trong lãnh vực các quyết định, những kỷ niệm, những cảm xúc và những điều kiện xã hội, văn hóa và tâm lý. 

128. Trong việc linh hướng, người ta tìm được sự giúp đỡ để hoạch định chương trình tốt hơn cho thời gian cầu nguyện, cuộc sống gia đình và cộng đồng, sự dấn thân cho trẻ em, công việc và nghỉ ngơi, nhờ đề cao thinh lặng nội tâm, và cả thinh lặng bên ngoài, đồng thời khám phá ra ý nghĩa tích cực của những khó khăn và đau khổ.  

Việc đồng hành ở mức độ này, vừa nhân bản vừa kitô giáo,  có thể trả lời ba câu hỏi: Tôi là ai? (căn tính), tôi với ai? (tương quan), trong mục đích gì? (sứ mệnh). Dưới tác động của ơn thánh Chúa, các chuẩn mực, các mong muốn, các động lực, các giá trị và thái độ trở thành đức tin, đức cậy và đức mến, cùng với các nhân đức luân lý từ đó mà ra: đó là một cuộc sống trong Chúa Kitô. Hữu thể, trong chiều kích nhân bản và kitô giáo, được đào luyện để đi đến kiện toàn bằng yêu mến trong chân lý của sự tự hiến cho Chúa và cho anh chị em.  

Trong tất cả sự phát triển này, cần phải lưu ý đến mối tương quan giữa ân sủng và tự nhiên (như đối với tương quan giữa đức tin và lý trí), trong sự phân biệt và hài hòa, vì “ân sủng không phá hủy tự nhiên, nhưng trái lại hoàn thiện nó.”[24] Đây là một đề tài quan trọng nhất khi phải cụ thể hóa một số định hướng và một số phương thế vốn tôn trọng sự khác biệt giữa tâm lý và văn hóa, cũng như sự đa dạng của các đặc sủng hội nhập vào những hoàn cảnh nhân loại khác nhau, và nhất là các nội dung của đức tin. 

129. Cần phải tìm được một sự thống nhất giữa tự nhiên và ân sủng, mà ân sủng thì trổi vượt, như tham gia vào đời sống mới hay sự sống thần linh.Một trong những khía cạnh của tư duy kỹ thuật công nghệ hiện đại tự biện minh có xu hướng chỉ coi các vấn đề và các phong trào gắn liền với đời sống nội tâm theo quan điểm tâm lý học, đến độ theo chủ nghĩa giản lược vào thần kinh học. Như thế con người bị tước mất tính nội tại của mình, và người ta làm mất dần ý thức về sự bền vững hữu thể học của linh hồn con người với chiều sâu thẳm các thánh mới có thể thăm dò được. Vấn đề về phát triển cũng liên hệ chặt chẽ với quan niệm của chúng ta về linh hồn con người, ngay khi cái tôi của chúng ta thường bị giản lược xuống cái tâm thần (psyché) và sức khỏe của linh hồn bị hòa lẫn với cái thoải mái của cảm xúc. Những sự giảm trừ này dựa trên một sự hiểu lầm sâu sắc về đời sống thiêng liêng và dẫn đến ngộ nhận rằng sự phát triển của con người và của các dân tộc cũng phụ thuộc vào cách giải quyết của các vấn đề có bản chất thiêng liêng.”[25] 

130. Sự hiểu biết về các tính khí và các tính tình sẽ giúp làm dịu bớt và định hướng: ví dụ, nếu người ta lấy lại lối phân loại “cổ điển” nơi các Giáo Phụ, chẳng hạn như Hippocrates, thì người ta sẽ làm thế nào để những điều cao cả không suy thoái thành tính kiêu căng và tự mãn (tính khí dễ nóng giận), hòa nhả khỏi rơi xuống tính khoe khoang và nông cạn bề ngoài (tính khí nóng nảy), khuynh hướng sống nội tâm và cô tịch không có nguy cơ rơi vào thụ động chán nản (tính khí đa sầu), sự kiên trì và bình tĩnh không có nguy cơ rơi vào khả năng được cẩu thả (tính khí lảnh đạm).

Chính ở cấp độ này, ở chiều kích nhân bản đề tài “hỗ trợ tâm lý” được trình bày: việc đồng hành nàycó thể được giúp đỡ trong một số trường hợp điều kiện nhất định, nhưng không được thay thế bằng các hình thức phân tích hoặc hỗ trợ tâm lý.”[26] Về vấn đề này, có thể tham khảo các tài liệu của Giáo Hội trình bày vừa tính thích hợp vừa các điều kiện trong đó người ta có thể sử dụng cách đúng đắn các phương thế nhân loại này.[27] 

131. Thật là hợp lý, trong việc linh hướng, người ta đặc biệt ưu tiên cấp độ hay chiều kích thiêng liêng, bởi vì việc tư vấn nhắm  chủ yếu mục đích nâng cao sự trung thành với ơn gọi cá nhân, tương quan với Thiên Chúa (cầu nguyện, chiêm niệm), sự thánh thiện hay hoàn hảo, cộng đoàn huynh đệ hay mối hiệp thông Giáo hội, sự sẵn sàng cho công cuộc tông đồ. Vì điều này, chương trình đời sống thiêng liêng phải được định hướng trên căn bản một kế họach (những đường hướng của đời sống thiêng liêng), một số mục tiêu phù hợp với sự trưởng thành thiêng liêng của người được đồng hành, và những phương thế để đạt được các mục tiêu đó

132. Chiều kích nhân bản-kitô giáo và thiêng liêng phải được nuôi dưỡng nhờ việc học và đọc sách. Người ta cũng có thể nói đến chiều kích tri thức hoặc tín lý của việc linh hướng. Việc đào tạo tri thức (cần thiết cho đời sống thiêng liêng) phải được tiếp tục và mở rộng trong cuộc sống, được cảm hứng từ các thánh, các tác giả tu đức các bản văn cổ điển về tu đức. Việc linh hướng, trong chiều kích tri thức hay tín lý này, phải hướng tới mầu nhiệm Chúa Kitô được loan báo, cử hành và sống: “hướng về mầu nhiệm Chúa Kitô, thấm nhập toàn bộ lịch sử nhân loại, đang liên tục hoạt động trong Giáo Hội và xây dựng chủ yếu qua thừa tác vụ linh mục.”[28] Định hướng Kitô học của đời sống thiêng liêng thiết lập nền tảng tốt nhất mang lại kết quả tốt trong việc giảng dạy trong việc hướng dẫn các tín hữu trên con đường chiêm niệm, bác ái tông đồ.  

Việc linh hướng, với chiều kích giáo thuyết này, kích thích sự thích thú học tập cá nhân và trao đổi, cũng như việc chuyên cần đọc (cá nhân và trao đổi) các tác phẩm cổ điển lớn về tu đức của mọi thời đại, Đông phương cũng như Tây phương.  

133. Lĩnh vực dấn thân tông đồ nhất thiết góp phần vào việc tư vấn và đồng hành thiêng liêng. Do đó cần phải xem xét các động lực, các sở thích, các thực tại cụ thể, ngõ hầu người được đồng hành được sẵn sàng hơn cho việc tông đồ. Lòng trung thành với Chúa Thánh Thần khởi hứngmột sự mạnh dạn tĩnh lặng thúc đẩy [các tông đồ] truyền đạt lại cho người khác kinh nghiệm của họ về Chúa Giêsu và và niềm hy vọng đang linh hoạt các ngài.”[29] Chính với sự tự do thiêng liêng này vị tông đồ sẽ biết cách đối phó với những khó khăn cá nhân và xung quanh của mỗi thời đại. 

Việc linh hướng, trong chiều kích tông đồ hay mục vụ này, bao gồm cách thức làm chứng tá, loan báo Chúa Kitô, cử hành phụng vụ, phục vụ trong các lĩnh vực khác nhau của đức ái. Nếu thiếu việc linh hướng trong hành trình hướng tới sự hoàn thiện lòng quảng đại phúc âm, thì sẽ khó cho các chương trình mục vụ có được các định hướng chủ yếu của chính bản thân công việc mục vụ, vốn hệ tại việc dẫn đưa các cá nhân và cộng đồng nên thánh hoặc nên đồng hình đồng dạng với Chúa Kitô (x. Col 1,28, Gal 4,19). 

134. Việc thực hành linh hướng giúp cho việc đào tạo thần học và mục vụ được liên kết với nhau. Bất cứ đề tài giáo thuyê1t và thực hành nào cũng cung cấp cơ hội để sống cuộc gặp gỡ cá nhân với Chúa Kitô (x. Mc 3,13-14; Ga 1,39) và cách thức để đi theo Ngài (x. Mt 4,19-22; Mc 10, 21-31,38), trong hiệp thông với anh em (x. Lc 10,1; Ga 17, 21-23), để trao đổi và tiếp tục sứ vụ (x. Ga 20, 21). Sứ vụ linh hướng góp phần vào việc đào tạo cá nhân để xây dựng Giáo hội hiệp thông.[30] 

(Còn tiếp)

Có thể xem ở Blog http://www.chivilongchuathuongtoi.tk/


[1] Vat. II, Presbyterorum Ordinis, số 14.

[2] Ibidem.

[3] Vat. II, Presbyterorum Ordinis, số 6.

[4] JP II, Vita Consecrata, số 2.

[5] Ibidem, số 30.

[6] Ibidem, số 1.

[7] Ibidem, số 22.

[8] GLGHCG, số 916; x. GL 573.

[9] GLGHCG, số 932.

[10] Vat. II, Presbyterorum Ordinis, số 6.

[11] Vat. II, Lumen Gentium, số 31.

[12] Thánh JoseMaria Escriva, Khi Chúa Kitô đi qua, 10.

[13] Benoit XVI, Verbum Domini, số 94.

[14] Ibidem.

[15] Vat. II, Apostolicam actuositatem, số 1.

[16] Vat. II, Lumen gentium, số 31.

[17] Vat. II, Apostolicam actuositatem, số 4.

[18] Vat. II, Lumen gentium, số 31.

[19] Ibidem, số 33.

[20] Vat. II, Apostolicam actuositatem, số 29; x. JP II, Christi fideles laici, số 7-8, 15, 25-27, 64. 

[21] Vat. II, Gaudium et spes, 22.

[22] Vat. II, Presbyterorum Ordinis, số 3; Optatam totius, số 11; JP II, Pastores dabo vobis, số 43-44, 72; Chỉ Nam đời sống và sứ vụ linh mục Dives Ecclesiae, số 76. 

[23] Vat. II, Optatam totius, số 11.

[24] Saint Thomas, Summa Theologica, I, 1, 8 ad 2.

[25] ĐGH Biển Đức XVI, Caritas in veritate, số 76.

[26] JP II, Pastores dabo vobis, số 40.

[27] Bộ Giáo Dục Công giáo, Orientations éducatives pour la formation au célibat sacerdotal (11 avril 1974); Directives sur la formation des séminaristes concernant les problèmes liés au mariage et à la famille (19 Mars 1995); Instruction sur les critères de discernement de la vocation envers les personnes avec tendances homosexuelles en vue de leur admission au Séminaire et aux ordres Sacrés (4 novembre 2005) ; Orientations pour l’utilisation des compétences psychologiques dans l’admission et dans la formation des candidats au sacerdoce (29 juin 2008). 

[28] Vat. II, Optatam totius, số 14.

[29] JP II, Redemptoris missio (7 décembre 1990), số 24.

[30] Ngoài những tài liệu khác về linh hướng đã trích dẫn, xin xem: Vat. II, Presbyterorum Ordinis, số 9; 18; Optatam totius số 3; 8; 19; JP II, Pastores dabo vobis, số 40; 50; 81; Vita consecrata, số 21; 67; 46; GL 239; 246; Bộ Giáo sĩ, Chỉ Nam Linh mục Dives Ecclesiae, 39, 54, 85, 92 ; Bộ Giáo dục Công giáo, Ratio Fundamentalis Institutionis Sacerdotalis (19 mars 1985), 44-59; Lettre Circulaire sur quelques aspects plus urgents de la formation spirituelle dans les Séminaires (6 janvier 1980) ; Directives concernant la préparation des éducateurs dans les Séminaires (4 novembre 1993), 55; 61 (directeur spirituel) ; Bộ Tu sĩ, Directives concernant la formation dans les Instituts Religieux Potissimum Institutioni (2 février 1990), 13; 63; Instruction Repartir du Christ : nouvel engagement de la vie consacrée dans le troisième millénaire (19 mai 2002), 8; Bộ Truyền giáo, Guide de Vie Pastorale pour les Prêtres diocésains dans les Eglises qui dépendent de la Congrégation pour l’Évangélisation des Peuples (1 octobre 1989), 19-33 (spiritualité et vie sacerdotale).

Tác giả: Lm. Trần Minh Huy, pss

Nguyện xin THIÊN CHÚA chúc phúc và trả công bội hậu cho hết thảy những ai đang nỗ lực "chắp cánh" cho Quê hương và GHVN bay lên!