Trang Chủ Hòa Bình là kết quả của Công Lý và Tình Liên Đới (Is 32,17; Gc 3,18; Srs 39) - Peace As The Fruit Of Justice and Solidarity Quà tặng Tin Mừng
Lm. Trần Minh Huy, pss
Bài Viết Của
Lm. Trần Minh Huy, pss
Tác phẩm: Thương cho đến cùng – Đời linh mục thừa tác
Bài Giảng LỄ KIM KHÁNH LINH MỤC Cha Stanislaô Nguyễn Đức Vệ
TRƯỚC ĐAU KHỔ VÀ THIỆT HẠI VÌ CÁC TỆ NẠN LẠM DỤNG, GIÁO HỘI VỮNG TIN VÀO CHÚA VÀ QUYẾT TÂM XÂY DỰNG TƯƠNG LAI TỐT ĐẸP HƠN
Bài giảng LỄ AN TÁNG CHA LOUIS NGUYỄN VĂN BÍNH (Huế - Ngày 30.08.2021)
TRƯỞNG THÀNH NHÂN BẢN TOÀN DIỆN & CÁC MỐI HIỆP THÔNG TRONG ĐỜI SỐNG VÀ SỨ VỤ LINH MỤC HÔM NAY
BÀI GIẢNG LỄ KÉO NGƯỜI TA LẠI GẦN HAY ĐẨY NGƯỜI TA RA XA CHÚA VÀ GIÁO HỘI?
LỄ TẠ ƠN CỦA TÂN LINH MỤC MARTINÔ HỒ ĐÌNH HẢI - Lễ Thánh Tâm Chúa Giêsu - Ngày 8/6/2018 tại Gx. Hương Lâm
LỄ KIM KHÁNH KHẤN DÒNG NỮ TU AGATA VÕ THỊ TRÚC Tại Tu Viện Phủ Cam sáng 16/6/2018
Thuyết Trình: YÊU NHAU, MÃI CÒN YÊU và THÊM YÊU
ĐỜI SỐNG ĐỘC THÂN KHIẾT TỊNH TRONG BỐI CẢNH GIÁO HỘI VÀ XÃ HỘI HÔM NAY
CÁC BẠO VƯƠNG HERODE THỜI ĐẠI MỚI (LỄ CÁC THÁNH ANH HÀI, BỔN MẠNG CÁC CHÁU SƠN CA Ngày 28/12/2017)
HÃY CỨU LẤY VÀ BẢO VỆ GIA ĐÌNH CÙNG TRẺ THƠ
CHÚA GIÊSU ĐÃ THỰC SỰ SINH RA CHO CHÚNG TA CHƯA?
HÔN NHÂN VÀ SỰ SỐNG (Giới Trẻ Thanh Đức 20/9/2017)
 Hiệp Thông Trong Đời Sống và Sứ Vụ Linh Mục
VƯỢT LÊN KHỦNG HOẢNG HUYNH ĐỆ ĐỂ SỐNG HIỆP THÔNG LINH MỤC
GIẢNG LỄ TẠ ƠN 45 NĂM LINH MỤC
LỄ KIM KHÁNH HÔN PHỐI
GIẢNG LỄ THANH SINH CÔNG TẠI LAVANG (Ngày 21/6/2017)
TÌNH CẢM VÀ TÍNH DỤC TRONG ĐỜI SỐNG VÀ SỨ VỤ CỦA LINH MỤC NGÀY NAY - Thường Huấn Linh Mục Xuân Lộc 2-3/5/2017
BAN HUẤN LUYỆN ĐAMINH TAM HIỆP - Thường Huấn 4-7/5/2017
ĐỜI SỐNG CỘNG ĐOÀN - XÂY DỰNG NHÂN CÁCH TU SĨ
QUAN NIỆM ĐÚNG ĐẮN TRONG QUAN HỆ NAM NỮ
Xây dựng Cộng Đoàn Cầu Nguyện và Yêu Thương
NHÀ ĐÀO TẠO TÂM HUYẾT HÔM NAY
ĐÀO TẠO NGƯỜI ĐÀO TẠO - NHÂN BẢN KITÔ GIÁO và ĐỜI TU
MỤC VỤ LINH HƯỚNG - Phân Định và Sống Ơn Gọi
TRỞ NÊN LINH MỤC ĐÍCH THỰC NHƯ LÒNG MONG ƯỚC.
TÌNH CẢM VÀ TÍNH DỤC TRONG ĐỜI SỐNG VÀ SỨ VỤ LINH MỤC NGÀY NAY
Đào Tạo Trưởng Thành Nhân Bản Kitô Giáo và Đời Tu
BÍ TÍCH GIẢI TỘI, PHƯƠNG THẾ TỐI ƯU ĐỂ SỐNG NĂM THÁNH LÒNG THƯƠNG XÓT
CẦU NGUYỆN CÁ NHÂN BÍ QUYẾT TÌNH YÊU VÀ VUI SỐNG
LINH MỤC SỐNG VÀ THỰC THI MỤC VỤ LÒNG THƯƠNG XÓT
Linh Mục Sống và Thực Thi Năm Thánh Lòng Thương Xót - Linh Mục Đoàn Ban Mê Thuột Thường Huấn 29/2 - 4/3/2016
GIỚI TRẺ HƯƠNG PHÚ SỐNG VÀ THỰC THI NĂM THÁNH LÒNG THƯƠNG XÓT - Lại Ân, ngày 4 Tết Bính Thân
XIN LỖI VÀ THA THỨ
NGHI THỨC SÁM HỐI CỘNG ĐỒNG (Sinh Viên Di Dân Thánh Tâm Tĩnh Tâm Mùa Vọng)
Đối mặt với các thách thức trong đời sống và sứ vụ Linh Mục của chúng ta hôm nay
SỐNG TRIỆT ĐỂ NĂM ĐỜI SỐNG THÁNH HIẾN (Đan Viện Xitô Thánh Mẫu Châu Sơn Nho Quan - Tĩnh Tâm Năm 5-15/8/2015)
ĐTC MONG ĐỢI GÌ NƠI CHÚNG TA TRONG NĂM ĐỜI SỐNG THÁNH HIẾN ?
ĐEM CHÚA GIÁNG SINH VÀO TRONG NHỮNG TRĂN TRỞ CỦA CUỘC SỐNG HIỆN TẠI VIỆT NAM

LỄ ĐÊM GIÁNG SINH 

Kính thưa Quý Ông Bà và Anh Chị Em,

Hôm nay chúng ta tưng bừng mừng lễ Chúa Giáng Sinh. Khắp nơi trên thế giới, mọi người đều vui đón lễ Giáng Sinh, chứ không chỉ riêng người Công giáo. Nhưng cách thức và tinh thần mừng lễ Chúa Giáng Sinh lại rất khác nhau: có rất nhiều người chỉ coi đây là một lễ hội, một dịp để vui chơi, văn nghệ, hát xướng, tiệc tùng, tặng quà, hẹn hò yêu đương... chứ chẳng có một chút tinh thần tôn giáo nào cả. Vì thế, xin cho phép tôi cùng quý Ông Bà và Anh Chị Em dừng lại ít phút chia sẻ với nhau đôi điều.

1. Chúa Giêsu đã giáng sinh mà nhiều người không nhận ra và đón nhận Ngài:

Phúc Âm vừa cho chúng ta biết “Bà Maria lấy tã bọc con, rồi đặt nằm trong máng cỏ, vì hai ông bà không tìm được chỗ trong nhà trọ.”

Nhà trọ là để đón tiếp khách lữ hành, người đi lỡ đường... Thế tại sao Giuse và Maria không được cho đỗ nhờ qua đêm? Phải chăng vì nhà trọ hết chỗ, hay vì lòng chủ quán chật hẹp, tính toán trên túi tiền, nên không có chỗ cho Giuse và Maria nghèo khó? Phải chăng vì họ không muốn bị phiền hà vì bụng mang dạ chữa của Maria đã tới ngày sinh nở? Và hai ông bà đành phải lủi thủi ra ngoài đồng, trú ngụ trong hang bò lừa và sinh con tại đó. 

Như thế, Chúa Giêsu đã không đến được với các luật sĩ, biệt phái, thượng tế hay vua chúa trần gian, những người giàu có, những chủ quán chỉ biết tính toán thu nhập kinh tế. Trái lại, Ngài chỉ được sinh ra cho các mục đồng. Vì chính “trẻ sơ sinh bọc tã nằm trong máng cỏ” là dấu hiệu mà thiên sứ cho các mục đồng hay để đến thờ lạy. Tin mừng mà thiên thần báo cho các mục đồng là tin mừng trọng đại và là niềm vui cho toàn dân.

Hơn 2000 năm trước, Chúa đã sinh ra làm người như vậy đó. Và bây giờ, Ngài có thực sự sinh ra cho chúng ta không? Nếu Ngài sinh ra vào thời đại chúng ta hôm nay thì sao? Liệu chúng ta có nhận ra và tiếp đón Ngài không? Nếu Ngài tỏ mình ra là Chúa Cao Cả, chắc không ai trong chúng ta từ khước Ngài. Nhưng thường Ngài ẩn mình, bị biến dạng và che khuất. Có lẽ chúng ta dễ nhận ra và đón nhận Chúa trong những người có quyền có của mà chúng ta lệ thuộc, nhờ cậy hay thương yêu. Song lại khó nhận ra và đón tiếp Ngài hơn trong những người bé nhỏ, nghèo khổ cùng cực, bị áp bức, bị bỏ rơi bên lề Xã Hội và Giáo Hội, những người sa cơ thất thế, những người không có quyền lực và tiếng nói, những người mắc phải các chứng bệnh thời đại nguy hiểm, những người chúng ta ác cảm, có định kiến, hay coi như  thù nghịch.

2. Có những người không thể mừng lễ Chúa Giáng Sinh như chúng ta hôm nay:

Quả vậy, trước hết tư tưởng của chúng ta giờ đây hãy hướng về những nạn nhân các trận bảo lụt, tai nạn sập nhịp cầu dẫn Cần Thơ, tai nạn sụt lở núi đá Bản Vẽ, những tai nạn giao thông và nghề nghiệp đủ chủng loại khác, cùng gia đình của họ. Những người chết đã đành phận, còn những người vợ góa và con côi kia thì sao? Họ có thể vui hưởng được lễ Chúa Giáng Sinh như chúng ta hôm nay không? Và chúng ta đã làm gì cho họ hay sẽ làm gì để giúp đỡ?

Ý nghĩ của chúng ta lại hướng về bao nhiêu thai nhi không được phép đón nhận ngày sinh, cuộc sống và ánh sáng mà Chúa Cứu Thế mang đến cho mọi người, vì sự yếu đuối của con người, vì những toan tính và kế hoạch ích kỷ của những con người khác, cũng như của các cơ cấu xã hội, và ngay cả bởi những cha mẹ vô trách nhiệm của các thai nhi ấy. Chúng ta đã làm gì? Nếu cộng đồng Dân Chúa tích cực hơn trong việc bảo vệ sự sống và giúp đỡ những người lầm lỡ, thì hằng triệu thai nhi có thể được nhìn thấy ánh sáng và vui hưởng món quà sự sống. 

Bên cạnh các thai nhi đó, lòng cảm thông và lời cầu nguyện của chúng ta cũng hướng về những bà mẹ phải bị ám ảnh dằn vặt vì phá thai, dưới bất cứ lý do gì (vì yếu đuối, bị lừa gạt, bị lạm dụng hay vì khó khăn kinh tế, vì công ăn việc làm).

Đau thương thay nhiều trẻ nít và vị thành niên bị lạm dụng tình dục và hãm hiếp, để rồi phải phá thai hay phải làm mẹ khi tuổi đời còn quá non nớt, không đủ khả năng hay không thể nuôi con, đành phải bỏ rơi con, khiến có nhiều trẻ em lớn lên trong các cô nhi viện, hay tệ hơn sống lây lất bụi đời, gánh chịu không biết bao nhiêu cơ cực cay đắng trên tâm hồn và trên thân xác, mà không có được một mái ấm gia đình, không biết cha mình là ai, mẹ mình là ai và đang ở nơi đâu!

Nhiều bệnh viện sản khoa tổng kết mỗi năm có mấy chục ngàn vụ phá thai mà hết 60, 70% là học sinh và sinh viên! Người ta ước tính chỉ riêng tại Việt Nam chúng ta mỗi năm có hơn 1.500.000 vụ phá thai. Đó là chưa kể đến những vụ phá thai lén lút gây tử vong cho chính cả những người mẹ phá thai nữa. Ý nghĩ phá thai là giết người, và giết chính con mình sẽ làm cho những người mẹ ấy phải đau khổ tâm lý trong suốt cả cuộc sống. Nhiều nghiên cứu tâm lý và xã hội kết luận rằng đa số người phá thai có nguy cơ mắc bệnh tâm thần và ung thư cao.

Tư tưởng của chúng ta giờ này cũng hướng về những đôi vợ chồng ích kỷ chỉ nghĩ đến tự ái, đau khổ hay vui sướng của bản thân mình, mà không nghĩ đến những hậu quả đau thương cho con cái, làm cho gia đình đổ vỡ, ly dị khiến các em trở nên mồ côi cha mẹ, dù cha mẹ các em đang còn sống đó, và nhiều em bị đẩy ra đường phố tự kiếm sống, làm cho bao nhiêu em bị hành hạ và giết chết hằng ngày trên khắp nẻo đường thế giới, dưới đủ mọi hình thức và lý do lợi nhuận trong tay những thế lực tội phạm: nghèo đói, bệnh tật, mại dâm, ma túy. Các em không chỉ bị giết chết về thân xác, mà còn bị giết chết dần mòn về tâm hồn và đức tin: những lạm dụng và tội lỗi đã giết chết lòng trong trắng của các em, đã đánh mất tình thương, niềm tin và hy vọng của các em vào con người, vào cuộc đời, lắm khi cả vào Thiên Chúa nữa. Hỏi đâu là ý nghĩa của ngày Giáng Sinh cho những hạng người ấy?

3. Chúa sinh ra nghèo khó mời gọi chúng ta làm gì?

Giáng Sinh thường là thời gian của niềm vui, và Năm Mới sắp đến còn mang thêm nhiều hạnh phúc. Chúng ta vui hưởng cách chính đáng món quà sự sống của chúng ta với hạnh phúc và hy vọng. Chúng ta trao đổi cho nhau quà Giáng sinh. Chúng ta còn trao ban và đón nhận nhiều thứ quà tặng trong nhiều dịp khác. Nhưng chúng ta đừng quên những người không có các cơ may ấy. Chúng ta hãy nhớ đến những nạn nhân bảo lụt, tai nạn lao động, khủng bố, bạo lực và lạm dụng, các bệnh tật nan y, hậu quả chất độc da cam, dioxin, nghiện ngập ma túy, HIV… Chúng ta cũng hãy có trong khối óc và con tim mình những người già cả cô đơn, những góa phụ và trẻ mồ côi, và thử làm một cái gì cho họ. 

Chúa giáng sinh đã làm gương cho chúng ta. Ngài là Thiên Chúa Tối Cao, nhưng đã mặc lấy thịt xương máu huyết để trở nên con người và để ở với chúng ta, chia sẻ thân phận con người, đau khổ với chúng ta, đau khổ vì chúng ta và đau khổ cho chúng ta, cho đến chết và chết tất tưởi trên thập giá, để cứu độ chúng ta. Ngài hiến ban mạng sống của Ngài để cho chúng ta được sống sung mãn sự sống vĩnh cửu. 

Đó là ý nghĩa đích thực của Lễ Giáng Sinh. Đó là bằng chứng của Tình Yêu Thiên Chúa cho con người, đặc biệt cho người nghèo, cho các nạn nhân, những kẻ bên lề xã hội, những người đau ốm, cô đơn, … Đây là cơ hội tốt cho chúng ta để nói với họ rằng Chúa  rất gần gũi với họ, và Ngài luôn đứng về phía họ. Đó cũng là chọn lựa ưu tiên của Giáo Hội hôm nay. Chúng ta được mời gọi tiếp tục sứ vụ của Đức Kitô để làm chứng tá Tình Yêu của Thiên Chúa cho người khác, bằng cách sống với họ, chia sẻ những gì chúng ta có và những gì chúng ta làm, theo gương Đức Kitô mà hôm nay chúng ta mừng ngày sinh của Ngài. Chúa không đến cất đi đau khổ. Ngài cũng không đến giải thích đau khổ. Ngài đến để chia sẻ đau khổ với con người và mời gọi con người chia sẻ với những con người khác, vốn là đồng bào, đồng loại và anh chị em của mình. Đó là sứ điệp và lời mời gọi giáng sinh cho chúng ta.

Đó là khía cạnh có thể được khám phá mỗi ngày của Mầu Nhiệm Nhập Thể và Giáng Sinh: Thiên Chúa làm người mở ra cho chúng ta những cái nhìn mới, những con đường mới để suy tư và hành động, cảm nghĩ và nói năng, để sống và yêu thương, để trao ban và lãnh nhận. Chúng ta tin, chúng ta hy vọng và chúng ta sẽ cố gắng làm một cái gì cho những người kém may mắn hơn chúng ta. Chúng ta cố gắng hết sức mình để mang hy vọng và tình thương cho tha nhân, để làm cho Chúa Giêsu được sinh ra trong tâm hồn và cuộc đời của những người chưa biết Chúa, cũng như để làm cho Chúa Giêsu được sinh ra lại và lớn lên trong tâm hồn và cuộc đời của những ai từ khước Chúa vì tội lỗi của họ. Cùng nhau chúng ta hãy sống và chuyển giao sứ điệp Giáng sinh: “Vinh danh Thiên Chúa trên trời, bình an dưới thế cho loài người Chúa thương.” Amen.

Lm. Micae-Phaolô Trần Minh Huy pss

Tác giả: Lm. Trần Minh Huy, pss

Nguyện xin THIÊN CHÚA chúc phúc và trả công bội hậu cho hết thảy những ai đang nỗ lực "chắp cánh" cho Quê hương và GHVN bay lên!