Trang Chủ Hòa Bình là kết quả của Công Lý và Tình Liên Đới (Is 32,17; Gc 3,18; Srs 39) - Peace As The Fruit Of Justice and Solidarity Quà tặng Tin Mừng
JB. Nguyễn Quốc Tuấn
Bài Viết Của
JB. Nguyễn Quốc Tuấn
Xuân Đẹp Ngời Đạo Hiếu
Những ngư ông của Chúa
Tất niên, cám tạ tình Chúa tình người
Bước theo Đức Kitô Trong Cuộc Sống Hôm Nay
Phát Triển Ơn Gọi Truyền Giáo Trong Một Giáo Xứ
Xuân Đẹp Ngời Đạo Hiếu
Lắng Nghe Tiếng Chúa Trong Cuộc Sống
Tâm Thơ Dâng Đức cố Giáo hoàng Gioan Phaolô II
Sứ vụ giới thiệu Chiên Thiên Chúa
Hãy nối “Bàn tay liên đới và yêu thương”!
Thánh Phanxicô Assise: Nghèo Để Nên Giàu Có
Khi Mẹ Nói Tiếng “Xin Vâng”
“Con đường nhỏ” của Thánh Têrêxa Hài Đồng Giêsu với người trẻ hôm nay.
Thánh Vinh Sơn Phaolô, Tông Đồ Của Người Nghèo
Người Giàu Cũng Khóc
Phục Vụ Chúa Hay Phục Vụ Mình
Ngày Cha Đi…
Chúa lên trời, lòng người hãy nâng lên !
Người Viết Tiếp “Đường Hy Vọng”*
Luật Mới – Luật Yêu
Cha Mãi Là Đức Tổng Của Chúng Con !
Cha, Người Chủ Chăn Chính Thực
Mục Tử Và Kẻ Cướp Chiên
Giả Thật và Cái Tâm
Đi Tìm Chân Lý Phục Sinh
Lời “Nói Dối” Của Phêrô
Khi Chúa rửa chân người
VÀO THÀNH VỚI CHÚA
Biến Hình Đích Thực
Bình An - Quà Tặng Năm Mới
Đi Tìm Hạnh Phúc
Thuyền Đời Tông Đồ
Tình Yêu Không Biên Giới
Ngôn Sứ Giữa Lòng Đời
Thánh Phaolô Tông Đồ - Chứng Nhân Trở Lại
Tiệc Cưới Và Khăn Tang
Hiển Linh Giữa Đời Thường
Đêm Giáng Sinh – Đêm Tình Thương, Công Lý
CUỘC THĂM VIẾNG HÔM NAY
Đón Chúa Đến Qua Anh Em
NGƯỜI GIÀU CŨNG KHÓC

 

Đọc Tin Mừng Chúa Nhật 26 TN C (Lc 16, 19 – 31), nhiều người trong chúng ta tỏ ra tức giận ông nhà giàu, vì ông đã quá hững hờ với người nghèo khó La-da-rô. Nhưng cũng có người tỏ ra thương hại ông trước cảnh tượng ông phải khổ cực đến vô phương cứu chữa “dưới âm phủ”. Nhân vật ông nhà giàu để lại cho chúng ta bài học quý trong việc lưu tâm phục vụ tha nhân.

 1. Tiếng khóc tuyệt vọng

Trong tình cảnh phải chịu cực hình, ông nhà giàu đã kêu xin tổ phụ Áp – ra – ham cứu chữa bớt hình phạt oái ăm cho mình. Nhưng lời đáp của Tổ phụ như một thước phim vô hình trải ra trước ông ta, là câu trả lời xác đáng nhất cho hiện trạng đau khổ của ông:

“… Suốt đời con đã nhận phần phước của con rồi; còn La – da – rô suốt một đời chịu toàn những bất hạnh. Bây giờ La – da – rô được an ủi nơi đây, còn con thì phải chịu khốn khổ. Hơn nữa giữa chúng ta đây và con đã có một vực thẳm lớn…” (Lc 16, 25 – 26).

Dù Tin Mừng không nói, nhưng chúng ta có thể mường tượng ra tiếng khóc tuyệt vọng của ông nhà giàu. Có lẽ, điều làm ông tuyệt vọng chính là ông đã nghiệm ra cái lẽ tất yếu của việc “thưởng phạt” hệ tại nơi chính mình – Ông có hoàn toàn tự do để chọn lựa chung cuộc mai hậu cho mình, nhưng ông đã triệt tiêu cơ hội quý giá có một không hai ấy. Vì biết vô phương cứu chữa, ông mới nại xin Áp – ra – ham sai La – da – rô đến cảnh báo thân nhân của mình “kẻo họ cũng sa vào chốn cực hình này !”

Tiếng khóc hay tâm trạng tuyệt vọng của ông nhà giàu nơi chốn khổ hình là dấu chỉ cảnh báo cho chúng ta trong cuộc đời tại thế. Nếu chúng ta biết lắng nghe Lời Chúa mách bảo trong từng giây phút hiện tại này thì hy vọng “được ở trong lòng tổ phụ” đang mở ra.

 2. Tiếng khóc cảm thông

Hình khổ mà ông nhà giàu tự chuốc lấy cho mình là hậu quả của thái độ hững hờ, vô cảm nơi ông trước La – da – rô. Giá như ông biết lắng lòng giữa “yến tiệc linh đình” để chạy ra đón tiếp con người bần cùng đói khát trước cổng nhà ông. Giá như ông ý thức được việc cho đi chút đỉnh trong khối lụa là gấm vóc, trong cỗ tiệc của mình, có thể vực dậy tấm thân kiệt lực đang chờ cứu giúp… Nhưng ông đã đánh mất lẽ sống cơ bản: sự cảm thông !

Nhân loại hôm nay đang cần những tiếng khóc cảm thông nơi mỗi chúng ta. Tiếng khóc cảm thông để thoa dịu bớt cơn đói khát vì manh áo, hạt cơm của biết bao con người. Tiếng khóc cảm thông để nhìn nhận bao kiếp đời đang phải khốn quẫn vì hố phân cách giàu nghèo đang ngày một sâu thẳm hơn. Tiếng khóc cảm thông với vô vàn những con tim đang phải xót xa vì bạo hành và nguy cơ triệt hạ sự sống, nhân phẩm.

Như lời giảng của Đức Thánh Cha Gioan Phaolô II trong chuyến viếng thăm Hoa Kỳ ngày 2.10.1979: “Chúng ta không thể thờ ơ vui hưởng của cải và tự do của chúng ta nếu bất cứ ở vùng nào đó, người nghèo khó La – da – rô của thế kỷ 20 vẫn còn đang chờ chúng ta ngoài cửa…”.

 3. Tiếng khóc hy sinh

Thế giới hôm nay đang giàu lên bởi khối lượng tài sản vật chất quá đỗi khổng lồ nằm trong tay một số “đại gia”. Thế giới hôm nay cũng đang giàu lên bởi những sản phẩm thời thượng tràn ngập thị trường. Nhưng thế giới ấy cũng đang rất nghèo: nghèo hy sinh, nghèo dấn thân cho những giá trị nhân bản, thường hằng. Thế giới ấy nghèo vì thái độ dửng dưng trước khổ đau của nhân loại. Thế giới ấy nghèo vì đó đây người ta đang cố khước từ Lời Hằng Sống.

Quả thực, thế giới chúng ta đang cần những chứng nhân biết hy sinh. Vì sự hy sinh cho sự sống và nhân phẩm của tha nhân là ranh giới gần nhất để chúng ta có thể đặt bước chân vào thế giới vĩnh hằng sung mãn.

 

J.B. Nguyễn Quốc Tuấn

(Đại Chủng viện Vinh Thanh)

Tác giả: JB. Nguyễn Quốc Tuấn

Nguyện xin THIÊN CHÚA chúc phúc và trả công bội hậu cho hết thảy những ai đang nỗ lực "chắp cánh" cho Quê hương và GHVN bay lên!