Trang Chủ Hòa Bình là kết quả của Công Lý và Tình Liên Đới (Is 32,17; Gc 3,18; Srs 39) - Peace As The Fruit Of Justice and Solidarity Quà tặng Tin Mừng
Lm. Jos Hoàng Kim Toan
Bài Viết Của
Lm. Jos Hoàng Kim Toan
Hạt cải, Men bánh
Trái Tim tôn giáo.
Cùng Mẹ với Lời Kinh Lạy Cha
Lòng nhiệt thành
Khiêm nhường để thành công
Mộ trống.
Có những thập giá đời
Tử Nạn
Như hạt lúa chết đi
Đui mù
Thanh tẩy Đền Thờ
Thánh Giuse, con đường nên Thánh.
Biến hình trên núi.
Hoang Mạc
Điều nào dễ hơn?
Tro bụi một hành trình.
Lãng Tử
Mùa Xuân Cứu Độ
Cây Giáng Sinh
Đấng đến sau
Ban mai
Lận đận
Kịch bản Giáng Sinh 2011: Trẻ em cần được sinh ra
Nỗi Nhớ
Bệnh sĩ
Soi mình
Hạt kinh trong đời
Thầy không thể như thế
Cáo Phó: Bà Cố Maria Trần Thị Khánh
Niềm tin bị thử thách
Bánh còn dư
Bán hết của cải
Cúi đầu khiêm cung
Dụ ngôn
Bén rễ trong Chúa Kitô
Cám Ơn
Thật và không thật
Về Trời
Emmaus
Tibêria
THÂN XÁC HIỂN LINH

Thân xác xưa kia được cho là biểu trưng của tội lỗi, đam mê, dục vọng thì nay trong thân xác Con Thiên Chúa làm người lại biểu lộ quyền năng, thánh thiện, hiển linh. Sự kiện ba vua tìm đến thờ lạy hài nhi, đánh dấu một bước ngoặt mới để nhìn về thân xác trong nhận thức của con người. Tuy sự kiện này xuất hiện từ ngày Con Chúa thụ thai trong lòng mẹ Maria để làm người, nhưng để nhận thức đúng đắn sự tỏ lộ của thân xác hiển linh lại là một chặng đường dài của nhận thức và sửa mình. 

Xác thịt.

Thanh Gioan giới thiệu về Con Thiên Chúa làm người với chiều kích hiển linh của thân xác mới: “Ngôi Lời đã trở nên người phàm và cư ngụ giữa chúng ta. Chúng tôi đã được nhìn thấy vinh quang của Người, vinh quang là Chúa Cha ban cho Người, là Con Một đầy tràn ân sủng và sự thật” (Ga 1, 14). Lời tác thành và Lời trở nên phàm nhân; đó là biểu lộ tính siêu việt trong cái tầm thường. Xác thịt đã được lấy rỗng khỏi những ách tội lỗi, một thân xác trống rỗng không chút bụi nhơ. Đó là một thân xác mà Thánh Phaolô nói tới: “ Thân xác anh em là đền thờ Thiên Chúa” (1Cor 3, 16) và có lần Chúa Giêsu cũng sánh ví thân thể Người là đền thờ: “Các ông cứ phá huỷ Đền Thờ này đi; nội ba ngày, tôi sẽ xây dựng lại." Người Do-thái nói: "Đền Thờ này phải mất bốn mươi sáu năm mới xây xong, thế mà nội trong ba ngày ông xây lại được sao? " Nhưng Đền Thờ Đức Giê-su muốn nói ở đây là chính thân thể Người.” (Ga 2, 19 – 21).

Lấy khỏi thân xác những bợn nhơ và ô uế, đó là hành vi đổ rỗng để đón nhận sự thánh thiêng. Lão Tử nói đến cái “dụng” thần diệu của cái “không” ở chỗ: Anh thợ gốm nhào đất lam đồ; đồ trống không mới có thể đem dùng, nếu dày đặc thì còn chứa vào đâu? Cũng như đục cửa, cửa sổ làm nhà, làm buồng; buồng trống nhà không mới dùng cho người ta ăn, ở, vào, ra;…” (Đạo Đức Kinh XI). “Thân xác con người không phải để gian dâm, mà để phụng sự Chúa, vì Chúa làm chủ thân xác.” (1Cor 6, 13).

Giữ gìn thân xác, không chỉ là sức khỏe, sự dẻo dai, những khả năng mà còn giữ gìn thân xác khỏi những tỳ ố. Cuộc chiến đấu giữa thân xác yếu đuối và thần thiêng thật là căm go. Thánh Phaolô diễn tả: “khi tôi muốn làm sự thiện thì lại thấy sự ác xuất hiện ngay” (Rm 7, 21). Cần có thật lòng theo đuổi đạo lý mới có thể thắng được bản thân, sách Đạo đức kinh nói: “Kẻ thắng được mình là mạnh”, muốn thắng chính mình, cần chay lòng, trừ bỏ ham muốn, tránh xa gian dối. Con người trưởng thành mỗi ngày nhờ trở ngại của sự ác xuất hiện khi thực hiện điều lành. Qua kinh nghiệm này Thánh Phaolô cũng cho thấy “ơn Ta đủ cho ngươi vì sức mạnh của Ta biểu lộ trọn vẹn trong sự yếu đuối của ngươi” (2 Cor 12, 9)

Thân xác hiển linh

Sự kiện ba vua tìm đến thờ lạy hài nhi mở ra một chiều kích tỏ lộ thân xác hiển linh cho muôn dân. Thân xác không còn nhà tù đối với linh hồn, cũng không còn là nơi chất chứa tội lỗi, cũng chẳng còn là để cho sự chết thống trị. Con đường đi đến của ba vua chỉ rõ những con đường văn hóa của nhân loại tìm đến gặp gỡ Chúa Giáng Sinh làm người. Từ những thuyết của Platon, phái khắc kỷ đến những chủ trương coi khinh thân xác khác nhau, điểm đến gặp gỡ thân xác hiển linh trong Chúa Giêsu sẽ là câu trả lời cho các vấn nạn về thân xác của con người. Từ đó sẽ nhận ra mỗi một mầm sống của con người đều cao quý, đều là tặng phẩm của Thiên Chúa ban cho nhân loại. Con người sống là quan trọng, những nhà đạo đức xưa luôn cố gắng giữ “cho thân này khỏi hư” (Chu Hy), hoặc như Tô tử Do nói: “Bể dâu dời đổi, bậc chân nhân giữ được tâm hồn thanh khiết nên không bao giờ mất vì đã vượt ra vòng sanh tử” và trong Lời Dâng của Tagore cũng nguyện cầu: “Giữ cho thân xác khiết tinh để chạm vào được hơi thở của Người”.

Thân xác hiển linh vì đã được Thiên Chúa dựng nên và được Thiên Chúa cứu chuộc. “Người có quyền năng khắc phục muôn loài, và sẽ dùng quyền năng ấy mà biến đổi thân xác yếu hèn của chúng ta nên giống thân xác vinh hiển của Người.” (Pl 3, 21). Thân xác được biến đổi chứ không mất đi, điều này đã ảnh hưởng trong đời sống con người từ xa xưa: “Sau khi da tôi đây bị tiêu huỷ, thì với tấm thân, tôi sẽ được nhìn ngắm Thiên Chúa.” (Giop 19, 26). Đó cũng là lý do để xây dựng nền đạo đức của con người để sống sự thiện với nhau.

Trong đời sống luân lý người ta thường nói: “Đạo nào cũng dạy ăn ngay ở lành”, đó là ngôi sao dẫn đường để ba vua đến tìm gặp: “Thiên Chúa đã làm: khi sai chính Con mình đến mang thân xác giống như thân xác tội lỗi chúng ta để đền tội chúng ta, Thiên Chúa đã lên án tội trong thân xác Con mình” (Rm 8, 3)

Hiển linh thật sự khi thân xác con người được Thiên Chúa mang lấy, “Người đã sinh ra làm người để con người trở thành con Thiên Chúa” (Iréné).  Đó cũng là lễ tạ ơn lớn nhất của loài người để từ Đông sang Tây dâng tiến Người lễ vật cao quý. Xin cảm tạ ơn Người đã cho thân xác hèn mọn này cùng được hiển linh. 

L.m Giuse Hoàng Kim Toan

 

 

 

Tác giả: Lm. Jos Hoàng Kim Toan

Nguyện xin THIÊN CHÚA chúc phúc và trả công bội hậu cho hết thảy những ai đang nỗ lực "chắp cánh" cho Quê hương và GHVN bay lên!