Trang Chủ Hòa Bình là kết quả của Công Lý và Tình Liên Đới (Is 32,17; Gc 3,18; Srs 39) - Peace As The Fruit Of Justice and Solidarity Quà tặng Tin Mừng
Lm. Jos Hoàng Kim Toan
Bài Viết Của
Lm. Jos Hoàng Kim Toan
Hạt cải, Men bánh
Trái Tim tôn giáo.
Cùng Mẹ với Lời Kinh Lạy Cha
Lòng nhiệt thành
Khiêm nhường để thành công
Mộ trống.
Có những thập giá đời
Tử Nạn
Như hạt lúa chết đi
Đui mù
Thanh tẩy Đền Thờ
Thánh Giuse, con đường nên Thánh.
Biến hình trên núi.
Hoang Mạc
Điều nào dễ hơn?
Tro bụi một hành trình.
Lãng Tử
Mùa Xuân Cứu Độ
Cây Giáng Sinh
Đấng đến sau
Ban mai
Lận đận
Kịch bản Giáng Sinh 2011: Trẻ em cần được sinh ra
Nỗi Nhớ
Bệnh sĩ
Soi mình
Hạt kinh trong đời
Thầy không thể như thế
Cáo Phó: Bà Cố Maria Trần Thị Khánh
Niềm tin bị thử thách
Bánh còn dư
Bán hết của cải
Cúi đầu khiêm cung
Dụ ngôn
Bén rễ trong Chúa Kitô
Cám Ơn
Thật và không thật
Về Trời
Emmaus
Tibêria
CHÚA CỦA KẺ SỐNG

Tại sao người ta muốn chối bỏ sự sống sau khi chết? Đi tìm câu trả lời cho câu hỏi này, có lẽ thường tình nhất, đó là chối bỏ trách nhiệm của mình khi đang sống, ru ngủ mình trong lối sống hưởng thụ, thú tính với người khác. Dù sao, con người vẫn không hoàn toàn giũ bỏ trách nhiệm của mình được, bởi vì sự sống là khả năng sẵn có trong con người, cho nên sớm hay muộn vẫn có lúc nhận ra sự sống đích thực nơi mình. 

Tham vọng sống. Trong một dạng thức chối bỏ sự sống đời đời cũng ngầm thể hiện lòng khao khát tham vọng sống. Nếu không, tich trữ của cải, gian tham, mưu mô, lợi ich trong trần gian này làm gì? Bởi họ cũng nghĩ rằng nhờ vào của cải sẽ bảo đảm cho cuộc sống, nhờ quyền lực trong tay sẽ bảo tồn vận mệnh. Cố tình gạt đi trách nhiệm với sự sống của người khác cũng là cách bảo vệ cho cái tôi sự sống của mình. Thế nên, sự sống của một cá nhân muốn trường tồn trong cách nghĩ sai lạc đã cam tâm giết hại các sinh linh khác, vô trách nhiệm với người khác không thuộc dòng họ con cháu. Dạng thức này tồn tại cũng chỉ biểu lộ thú tính trong con người chi phối để làm sao gien nòi của mình tồn tại bền lâu nhất trong lũ con, đàn cháu.  

Để người chết chôn kẻ chết. Khổng tử nói: “Trong khi chưa hiểu hết cuộc đời, tại sao muốn hiểu về sự chết”. Lão Tử thì cho rằng cái gì tự nhiên đang xảy ra thì cứ để xảy ra, đừng dùng ý chí của con người can dự vào như thể họ mới là quy luật của cuộc sống. Chết là một tự nhiên, tại sao không lo sống cho ra sống mà đã lo đến cái chết. Chúa Giêsu rất có lý đã bảo một người muốn theo Chúa: “Cứ để kẻ chết chôn kẻ chết”. Cái gì thuộc về tự nhiên trả về cho tự nhiên, điều quan trọng là con người sống chứ không phải là chết. Cơ bản của đời sống tự nhiên của con người được toát yếu trong “mười điều răn”, trước tiên hãy sống điều cơ bản. 

Đừng lo ngày mai ăn gì, mặc gì? Lo âu, phiền muộn về cái ăn, nhiều người đã cố chiếm cho mình nhiều hơn người khác, tích trữ cho mình hơn người khác, chiếm mất những khẩu phần của người khác và tước đoạt nhiều điều kiện tự nhiên để con người sống. Năm nào cũng lo lũ, cũng những thứ đập tràn, xả lũ và hậu quả gây úng ngập. Con người đã can dự vào tự nhiên, biến tự nhiên thành một thảm họa. Trách nhiệm với người sống thì ít mà vun quén xây từ đường, nhà mồ cho thật lớn, thật đẹp. Chúa Giêsu nói: “mồ mả tô vôi”, chẳng có cái đẹp thật sự nếu đánh mất vẻ đẹp của tâm hồn. Của cải có bảo đảm cho sự sống không?   "Anh em phải coi chừng, phải giữ mình khỏi mọi thứ tham lam, không phải vì dư giả mà mạng sống con người được bảo đảm nhờ của cải đâu." (Lc 12, 15). Cái nghịch lý trong cuộc đời vẫn thấy như Lão Tử viết: “ Nếu bạn muốn thở thật sâu, là phổi phải thật rỗng; nếu bạn muồn dùng sức mạnh; trước hết cần yếu đi; nếu bạn muốn xô ngã, bạn phải đứng vững; nếu bạn muốn lấy, bạn phải cho”. Chúa Giêsu bảo: “Ai tìm cách giữ mạng sống mình, thì sẽ mất; còn ai liều mất mạng sống mình, thì sẽ bảo tồn được mạng sống” (Lc 17, 33).

Sống là quan trọng và sống sao cho ra sống. Cần biết rõ “ai là chủ quyền của sự sống?”. Con đường minh triết là lối đi tìm căn nguyên của sự sống. Nếu Thiên Chúa là Chúa của sự sống, thì con đường minh triết của con người đang sống là đi tìm Thiên Chúa. Cốt lõi của cuộc đời để ra khỏi những lo âu của cuộc đời, Chúa Giêsu nói: “Trước hết hãy tìm kiếm Nước Thiên Chúa và đức công chính của Người, còn tất cả những thứ kia, Người sẽ thêm cho.” (Mt  6, 33). Tìm kiếm Thiên Chúa để thỏa khao khát của linh hồn, thực thi đức công chính để bảo toàn cho sự sống thân xác.

Sống, Thiên Chúa của kẻ sống. Trong Thiên Chúa, đời này hay đời sau vẫn là sống, sống dồi dào và tích cực là đón nhận Chúa Giêsu Thánh Thể để sống: “Phần tôi, tôi đến để cho chiên được sống và sống dồi dào.” (Ga 10, 10). Trong “Zen” Thiền, sự thức tỉnh không phải là xa lánh cuộc đời, cũng không nhằm tìm một lối sống siêu nhân, chỉ cần sống sao cho đúng với tự ngã chân thật, nghĩa là trở về căn nguyên đích thực của sự sống. Vậy bản chất của người Kitô hữu sống với căn nguyên này, có mục đích cụ thể: “Tôi sống, nhưng không còn phải là tôi, mà là Đức Ki-tô sống trong tôi. Hiện nay tôi sống kiếp phàm nhân trong niềm tin vào Con Thiên Chúa, Đấng đã yêu mến tôi và hiến mạng vì tôi.” (Gl 2, 20). Đó là tìm về với tận nguồn của sự sống phong phú. 

Vất vả mưu sinh giữ cho mạng sống mình mà cùng đích là tìm cái ăn, phải gian tham, tích trữ. Phải chịu bao đắng cay khổ nhục với kẻ hơn, để lo cho cái thân có cái mặc, cái ở, mà chịu lụy, sống hèn, để vênh váo với người thấp kém hơn, có phải là sống?

Mạng sống và của ăn, cái mặc, chỗ ở; cái nào quan trọng hơn?. “Vì được cả thế giới mà phải thiệt mất mạng sống, thì người ta nào có lợi gì?” (Mc 8, 36) 

L.m Giuse Hoàng Kim Toan

 

Tác giả: Lm. Jos Hoàng Kim Toan

Nguyện xin THIÊN CHÚA chúc phúc và trả công bội hậu cho hết thảy những ai đang nỗ lực "chắp cánh" cho Quê hương và GHVN bay lên!