Trang Chủ Hòa Bình là kết quả của Công Lý và Tình Liên Đới (Is 32,17; Gc 3,18; Srs 39) - Peace As The Fruit Of Justice and Solidarity Quà tặng Tin Mừng
Lm. Jos Hoàng Kim Toan
Bài Viết Của
Lm. Jos Hoàng Kim Toan
Hạt cải, Men bánh
Trái Tim tôn giáo.
Cùng Mẹ với Lời Kinh Lạy Cha
Lòng nhiệt thành
Khiêm nhường để thành công
Mộ trống.
Có những thập giá đời
Tử Nạn
Như hạt lúa chết đi
Đui mù
Thanh tẩy Đền Thờ
Thánh Giuse, con đường nên Thánh.
Biến hình trên núi.
Hoang Mạc
Điều nào dễ hơn?
Tro bụi một hành trình.
Lãng Tử
Mùa Xuân Cứu Độ
Cây Giáng Sinh
Đấng đến sau
Ban mai
Lận đận
Kịch bản Giáng Sinh 2011: Trẻ em cần được sinh ra
Nỗi Nhớ
Bệnh sĩ
Soi mình
Hạt kinh trong đời
Thầy không thể như thế
Cáo Phó: Bà Cố Maria Trần Thị Khánh
Niềm tin bị thử thách
Bánh còn dư
Bán hết của cải
Cúi đầu khiêm cung
Dụ ngôn
Bén rễ trong Chúa Kitô
Cám Ơn
Thật và không thật
Về Trời
Emmaus
Tibêria
NƠI AN NGHỈ

 

Tháng Mười Một, trên nhiều con đường đi tới nghĩa trang, người ta băng qua biết bao con đường ồn ào huyên náo, tất bật chạy đến nơi an nghỉ của người đã khuất. Chợt có gì đâu đó gợi lên câu hỏi: Sao không tìm chốn an nghỉ trong lúc bộn bề giữa cuộc sống? Sao không biết thu xếp lại những bận rộn lo âu để tìm nơi thanh bình?

An bình tự tại.

Có đôi khi trong cuộc đời nhìn thoáng vô ưu trên những cành cây, cỏ lá, con người cảm thấy ước mơ thẳm sâu vọng lại: Ước gì mình cũng vô ưu như những nhành cỏ cây kia, vui tươi với gió, nắng, mưa của cuộc đời, thản nhiên mọc lên giữa bao buồn vui mà vẫn tươi nở.

Chạy đến nghĩa trang, đứng bên ngôi mộ, tự nó đã được gọi là nơi an nghỉ, trong đó, con người nghỉ yên tự tại, không hoạt động, không ồn ào tranh chấp, không hỷ nộ ái ố. Suy nghĩ về dòng đời ngược xuôi của mình đôi chút, rồi lại trở về trong tất tả, lo âu, phiền muộn. Lòng tự nhủ: bao giờ mới là lúc an nghỉ muôn đời?

Sống không là chờ chết mà đang chết đi mỗi ngày gần hơn, tự trong nó đã có an nghỉ của từng ngày mà con người có thể gặp an nhiên tự tại. Vất bỏ mọi lo âu phiền muộn, tranh chấp, ích kỷ cố hữu của mình. Đơn giản nhưng lại thật khó vì muốn chiếm hữu chứ chẳng muốn mất đi và nghịch lý cứ mãi dằn vặt làm con người khổ đau.

Cái nghịch lý là sự xáo động của nguyên do tội lỗi gây nên. Cần biết điều này, tâm an quyết định bởi lòng thanh. Lòng thanh tịnh, không vương vấn tội lỗi, lòng càng thanh, tâm càng an. Tội lỗi tự nó là một xáo động, mất trật tự của tâm hồn. Trở về cùng Thiên Chúa, sám hối lỗi lầm, quyết tâm đi trong sự ngay lành, đó là những đảm bảo để có lòng thanh. Chúa chính là nơi an nghỉ cho con người lữ hành trên dương gian: “Tất cả những ai đang vất vả mang gánh nặng nề, hãy đến cùng tôi, tôi sẽ cho nghỉ ngơi bồi dưỡng” (Mt 11, 28). An nhiên tự tại là đón nhận chính Chúa sống trong đời này và cả đời sau. 

An bình trong hoạt động.

Tâm hồn an bình phát sinh hiệu quả nhiều mặt trong cuộc sống:

Là sức mạnh: Các môn võ dùng nội công, các phương pháp tập chú, đó là kết quả của hành trình gạt mọi xáo động trong tâm trí để tập trung tăng cường sức mạnh. Sức mạnh tập trung trong tĩnh lặng trước cơn bão lớn, sức mạnh giúp con người bình tâm trước những biến cố nguy hiểm. Là nơi tập trung sức mạnh, cho nên nơi an nghỉ cũng là nơi lấy lại sức lực đã tiêu hao, nơi chờ đợi sự phục sinh để không còn tan rã. “Người công chính luôn giữ vững đường lối của mình, kẻ tay sạch lòng thanh sẽ được thêm sức mạnh” (Giop 17, 9)

Là phản chiếu: Một mặt nước gợn sóng, không thể phản chiếu rõ nét. Tĩnh lặng là một phản chiếu hoạt động trong nội tâm của con người. Những phản ánh như trong gương, ở đó con người soi mình để thấy điều tốt và điều xấu. Con người suy xét nghiêm túc về chính mình để nỗ lực hoàn thiện trong an bình, đó là con người sống theo Thần Khí. “Con người sống theo Thần Khí thì xét đoán được mọi sự, mà chẳng có ai xét đoán được người đó” (1 Cor 2, 15)

Tĩnh lặng tự thân là an bình. “Không ai cho cái mình không có”, người an bình mới   mang bình an  đến cho người khác. Con người hạnh phúc khi thấy bình an của mình xuất hiện trong người khác. Đó thật sự là những con người của “kinh hòa bình”, mang an hòa vào nơi tranh chấp. “hoa quả của Thần Khí là: bác ái, hoan lạc, bình an, nhẫn nhục, nhân hậu, từ tâm, trung tín, hiền hoà, tiết độ” (Gl 5, 22 – 23)

Bình an là đón nhận chính mình, đón nhận mọi hoàn cảnh đến với mình, hạnh phúc khi gian nan, vui tươi trong mọi công việc: “Anh em hãy vui luôn trong niềm vui của Chúa. Tôi nhắc lại: vui lên anh em!  Sao cho mọi người thấy anh em sống hiền hoà rộng rãi, Chúa đã gần đến. Anh em đừng lo lắng gì cả. Nhưng trong mọi hoàn cảnh, anh em cứ đem lời cầu khẩn, van xin và tạ ơn, mà giãi bày trước mặt Thiên Chúa những điều anh em thỉnh nguyện. Và bình an của Thiên Chúa, bình an vượt lên trên mọi hiểu biết, sẽ giữ cho lòng trí anh em được kết hợp với Đức Ki-tô Giê-su.” (Pl 4, 4 – 7) 

Viếng mộ, những người đã an nghỉ, con người tìm nơi an nghỉ, chẳng đâu khác vẫn là chính Chúa là nguồn mạch bình an. Hôm nay người đang sống hay như người đã quá cố, tất cả đều tìm thấy nơi Chúa nguồn an nhiên tự tại. Đón nhận chính Chúa và đó là nguồn an nhiên tự tại, quẳng gánh lo âu và vui sống. 

L.m Giuse Hoàng Kim Toan

Tác giả: Lm. Jos Hoàng Kim Toan

Nguyện xin THIÊN CHÚA chúc phúc và trả công bội hậu cho hết thảy những ai đang nỗ lực "chắp cánh" cho Quê hương và GHVN bay lên!