Trang Chủ Hòa Bình là kết quả của Công Lý và Tình Liên Đới (Is 32,17; Gc 3,18; Srs 39) - Peace As The Fruit Of Justice and Solidarity Quà tặng Tin Mừng
Lm. Jos Hoàng Kim Toan
Bài Viết Của
Lm. Jos Hoàng Kim Toan
Hạt cải, Men bánh
Trái Tim tôn giáo.
Cùng Mẹ với Lời Kinh Lạy Cha
Lòng nhiệt thành
Khiêm nhường để thành công
Mộ trống.
Có những thập giá đời
Tử Nạn
Như hạt lúa chết đi
Đui mù
Thanh tẩy Đền Thờ
Thánh Giuse, con đường nên Thánh.
Biến hình trên núi.
Hoang Mạc
Điều nào dễ hơn?
Tro bụi một hành trình.
Lãng Tử
Mùa Xuân Cứu Độ
Cây Giáng Sinh
Đấng đến sau
Ban mai
Lận đận
Kịch bản Giáng Sinh 2011: Trẻ em cần được sinh ra
Nỗi Nhớ
Bệnh sĩ
Soi mình
Hạt kinh trong đời
Thầy không thể như thế
Cáo Phó: Bà Cố Maria Trần Thị Khánh
Niềm tin bị thử thách
Bánh còn dư
Bán hết của cải
Cúi đầu khiêm cung
Dụ ngôn
Bén rễ trong Chúa Kitô
Cám Ơn
Thật và không thật
Về Trời
Emmaus
Tibêria
CỬA HẸP

Con đường để đi vào cửa hẹp là con đường chấp nhận gian khổ. Theo cách nói Phúc Âm là con đường lên Giêrusalem. Không có con đường dễ dàng cho người vào được cửa hẹp. Trước khi vào được cửa hẹp đã là một hành trình dứt bỏ, tôi luyện cách thuyết phục và kiên nhẫn lạ thường. Con đường vào cửa hẹp này không dành cho người lười biếng, buông thả mà đó là con đường chiến đấu thiêng liêng không mỏi mệt.

 

Hành cước – con đường lên Giêrusalem.

Cuộc đời được sánh ví như cuộc ra đi không ngừng để đạt tới đích. Hành cước, ngày nay người ta có nhiều phương tiện đi nhanh hơn: Máy bay, xe hơi, honda… nhưng ý nghĩa hành cước không mất đi ý nghĩa của nó, từ điểm hành hương này đến điểm hành hương khác, con người hành cước luôn ý thức được đổi mới, tháo bỏ con người ích kỷ, tỵ hiềm, gian ác, giả dối… chuyển hóa nội tâm hướng tìm chân lý. Khởi đi từ đâu và đi đến đâu trong cuộc hành hương ra khỏi chính mình, đó là những vấn đề quyết định cho một cuộc hành cước.

Theo Daisetzteitaro Suzuki, nghiên cứu về “đời sống trong thiền viện” thuộc phái thiền tông Lâm tế, cho thấy hành cước là một qua trình kéo dài nhất trong tu luyện.

Từ khi rời khỏi ngôi chùa đầu tiên tu tập, người tu sinh bắt đầu một cuộc hành cước gian khổ, câu hỏi luôn ghi nhờ là “Khi rời xa cha mẹ, ngươi muốn thành tựu điều gì?”, không thể trở về được mà phải đạt tới đích. Khi ra khỏi ngôi chùa tu tập, người hành cước giống như người vô gia cư, xa lạ, phải tìm cho được đích đến và được chấp nhận ở lại đó; nếu không, phải chấp nhận con đường về dân sự của mình.

Hành cước là một trải nghiệm thực tế nhất đối với hành trình tu luyện. Mệt mỏi, thân xác rã rời, thời tiết luôn là một nghịch cảnh không dễ chịu chút nào khi nắng nóng đổ lửa khi sương đêm buốt giá. Hoàn cảnh của người hành cước tùy thuộc vào lòng thương của những người không quen biết. Nếu không đau khổ, người ta sẽ không thể thăm dò được những chiều sâu của lòng mình.

Không có một lý tưởng cao siêu nào, cũng chẳng có một niềm tự hào nào nếu không học được bài học khiêm cung, xả kỷ.

Hành cước theo Chúa Giêsu, “không phải là để được ngồi bên hữu hay bên tả”, cũng không phải là lợi ích vật chất mà thực tế đó là con đường của những người từ bỏ “Con chồn có hang, chim trời có tổ, nhưng Con Người không có chỗ tựa đầu." (Mt 8, 20). Con đường không chỉ đòi người hành cước từ bỏ những đam mê dục vọng của mình mà còn đòi hỏi tự hiến mạng sống mình cho người khác: “ai liều mất mạng sống mình vì tôi và vì Tin Mừng, thì sẽ cứu được mạng sống ấy” (Mc 8, 35).  Tại sao Chúa Giêsu và các môn đệ không ở nhà gieo trồng, chăn nuôi, đánh cá, làm mộc để tự sinh sống mà luôn phải ra đi sống nhờ vào cơm nước của người nhiệt tâm. Đó là bài học khiêm cung của Nước Trời mà người hành cước theo Chúa cần học: “Anh em hãy ra đi. Này Thầy sai anh em đi như chiên con đi vào giữa bầy sói. Đừng mang theo túi tiền, bao bị, giày dép” và “người ta cho ăn uống thức gì, thì anh em dùng thức đó, vì làm thợ thì đáng được trả công.” (Lc 10, 3, 7). Cuộc sống người hành cước đặt để tính mạng của mình vào người mình theo chân, để không sống cho mình mà để sống cho người khác. Con đường lên Giêrusalem là con đường dứt bỏ, lối đi đến của hẹp, kinh nghiệm của bản thân mỗi người theo Chúa được học cho biết, con đường không phải là dễ dàng đón nhận, bởi đó là con đường tu luyện.

 

Cửa hẹp

 

Hành cước đã là một quá trình gian nan, song mới chỉ là hoàn tất một giai đoạn đi đến cửa hẹp. Cửa thiền viện rộng nhưng lại hẹp, hẹp vì ở đây đã chật, hoặc quá nghèo, hay đã nhiều người rồi. Có nhiều lý do để chối từ kẻ đến xin. Cần có một sự khiêm cung cao độ, người trong thiền viện có thể tống khứ người xin bằng sức mạnh, hoặc cả những lời thô lỗ, đuổi ra khỏi cổng.Thản nhiên trước cổng thiền viện, ông trải tọa cụ, ngồi xếp bằng, chìm sâu vào thiền định. Ông biết rằng “muốn đạt được chân lý thiền phải giật từ tay thiền sư”. Chính vì không còn chút kiêu hãnh nào về mình, chấp nhận mọi gian khó, kiên định trong nhiều ngày, ông mới được gọi vào cửa thiền để được học tại đó.

Cửa hẹp, “"Hãy chiến đấu để qua được cửa hẹp mà vào, vì tôi nói cho anh em biết: có nhiều người sẽ tìm cách vào mà không thể được.” (Lc 13, 24).  Chiến đầu nghĩa là chấp nhận khổ hạnh, đón nhận cách sống nhiệm nhặt, khước từ bất chính, tránh xa tội lỗi. Không theo bản năng dễ dãi, hưởng thụ, khuynh hướng tự nhiên.

“Từ thời ông Gio-an Tẩy Giả cho đến bây giờ, Nước Trời phải đương đầu với sức mạnh, ai mạnh sức thì chiếm được.” (Mt 11, 12). Sức mạnh để chiếm lấy, đó là năng lực của đời sống thiêng liêng xây dựng trên nền tảng của Chúa Kitô.

Như vậy, cả cuộc đời người Kitô hữu được diễn tả bằng con đường chiến đấu thiêng liêng, Thánh Phaolô diễn tả: “Anh em hãy tìm sức mạnh trong Chúa và trong uy lực toàn năng của Người. Hãy mang toàn bộ binh giáp vũ khí của Thiên Chúa, để có thể đứng vững trước những mưu chước của ma quỷ. Vì chúng ta chiến đấu không phải với phàm nhân, nhưng là với những quyền lực thần thiêng, với những bậc thống trị thế giới tối tăm này, với những thần linh quái ác chốn trời cao. Bởi đó, anh em hãy nhận lấy toàn bộ binh giáp vũ khí của Thiên Chúa; như thế, anh em có thể vận dụng toàn lực để đối phó và đứng vững trong ngày đen tối. Vậy hãy đứng vững: lưng thắt đai là chân lý, mình mặc áo giáp là sự công chính, chân đi giày là lòng hăng say loan báo tin mừng bình an; hãy luôn cầm khiên mộc là đức tin, nhờ đó anh em sẽ có thể dập tắt mọi tên lửa của ác thần. Sau cùng, hãy đội mũ chiến là ơn cứu độ và cầm gươm của Thần Khí ban cho, tức là Lời Thiên Chúa.” (Ep 6, 10 -17).

 

Cửa hẹp, hẹp vì con đường hành cước, vì bản thân cửa hẹp phải nỗ lực mới vào được. Con đường của mỗi người còn ở phía trước như người hành cước, như người đang ở trước cửa. Hãy mặc lấy vũ khí thiêng liêng để mạnh sức chiến đấu. Thật sự là hẹp, xin Chúa giúp chúng con tu luyện mỗi ngày để lọt qua được cửa hẹp.

 

L.m Giuse Hoàng Kim Toan

Tác giả: Lm. Jos Hoàng Kim Toan

Nguyện xin THIÊN CHÚA chúc phúc và trả công bội hậu cho hết thảy những ai đang nỗ lực "chắp cánh" cho Quê hương và GHVN bay lên!