Trang Chủ Hòa Bình là kết quả của Công Lý và Tình Liên Đới (Is 32,17; Gc 3,18; Srs 39) - Peace As The Fruit Of Justice and Solidarity Quà tặng Tin Mừng
Lm. Jos Hoàng Kim Toan
Bài Viết Của
Lm. Jos Hoàng Kim Toan
Hạt cải, Men bánh
Trái Tim tôn giáo.
Cùng Mẹ với Lời Kinh Lạy Cha
Lòng nhiệt thành
Khiêm nhường để thành công
Mộ trống.
Có những thập giá đời
Tử Nạn
Như hạt lúa chết đi
Đui mù
Thanh tẩy Đền Thờ
Thánh Giuse, con đường nên Thánh.
Biến hình trên núi.
Hoang Mạc
Điều nào dễ hơn?
Tro bụi một hành trình.
Lãng Tử
Mùa Xuân Cứu Độ
Cây Giáng Sinh
Đấng đến sau
Ban mai
Lận đận
Kịch bản Giáng Sinh 2011: Trẻ em cần được sinh ra
Nỗi Nhớ
Bệnh sĩ
Soi mình
Hạt kinh trong đời
Thầy không thể như thế
Cáo Phó: Bà Cố Maria Trần Thị Khánh
Niềm tin bị thử thách
Bánh còn dư
Bán hết của cải
Cúi đầu khiêm cung
Dụ ngôn
Bén rễ trong Chúa Kitô
Cám Ơn
Thật và không thật
Về Trời
Emmaus
Tibêria
XIN - CHO

Tiến Sỹ Nguyễn Quang A, (Báo Lao động cuối tuần số 18, ngày 16 tháng 5 năm 2010) viết: “Trong khoa học kinh tế (và có lẽ trong các khoa học xã hội khác) không có cái gọi là “cơ chế xin-cho”. Nó là thuần Việt. Chưa có ai định nghĩa cơ chế này một cách tường minh. Người ta thường hiểu là: “bên xin” (thường là cấp dưới, người dân, hay doanh nghiệp) xin “bên cho” (thường là cấp trên, các cơ quan nhà nước) cái gì đó mà “bên cho” có quyền quản lý (có thể lại là một “cơ chế” nào đó mà địa phương xin trung ương chẳng hạn, có thể là quyền kinh doanh, tài nguyên hay nguồn lực gì đó) và bên cho có thể cho hay không cho.”

Trong xã hội người ta đã mệt mỏi bởi cơ chế xin cho. Vậy hiểu từ “xin cho” thế nào trong kinh Lạy Cha?

Nguyện Danh Cha.

Trong Kinh Lạy Cha thường đọc “nguyện Danh Cha”, đó là một từ được hiểu một cách rõ ràng: thể hiện mong muốn và quyết tâm thực hiện. Hiểu chữ nguyện như vậy, chúng ta mới dễ dàng giải thích: Danh Cha cả sáng, Nước Cha trị đến, Ý Cha thể hiện dưới đất cũng như trên trời. Danh Cha đã cả sáng, Nước Cha cũng đã trị đến và Ý Cha cũng đã thể hiện toàn vẹn trong Chúa Giêsu, chúng ta mong muốn và quyết tâm thực hiện những điều đó nơi bản thân mỗi người chúng ta.

Xin tha…như chúng con cũng..:

Việc xin bày tỏ đồng thời với việc thực hành, đồng nghĩa với việc nguyện ở trên. Kinh Lạy Cha không phải là cơ chế xin cho.

Xin được, gõ mở, tìm gặp:

Diễn tả một hành trình thực hiện những ước nguyện trong cuộc đời. Thiên Chúa đã ban cho sẵn tất cả, ai cũng như ai: “Người cho mặt trời của Người mọc lên soi sáng kẻ xấu cũng như người tốt, và cho mưa xuống trên người công chính cũng như kẻ bất chính” (Mt 5, 45). Việc quan trọng là thực hiện những điều Chúa dạy, đó là chỉ nam cho hành trình tìm gặp, gõ mở, xin cho.

Chúa không dạy xin – cho:

"Không phải bất cứ ai thưa với Thầy: "Lạy Chúa! lạy Chúa! " là được vào Nước Trời cả đâu! Nhưng chỉ ai thi hành ý muốn của Cha Thầy là Đấng ngự trên trời, mới được vào mà thôi” (Mt 7, 21). Đời sống cầu nguyện luôn đi đôi với đời sống thực hành, đó là lý tưởng của đời sống để thấy được “Chúa đã làm cho tôi những điều trọng đại” (Lc 1, 49).

Ở trong Chúa.

Hiệu quả của đời sống thực hành Lời Chúa đó là đưa chúng ta ở trong Chúa. Trong lời nguyện hiến tế Chúa Giêsu bày tỏ: “để tất cả nên một, như Cha ở trong con và con ở trong Cha để họ cũng ở trong chúng ta. Như vậy, thế gian sẽ tin rằng Cha đã sai con” (Ga 17, 21). Khi chúng ta ở trong Chúa, đau khổ của ta là đau khổ trong Chúa, hạnh phúc của ta là hạnh phúc trong Chúa. Chúng ta ở trong Thiên Chúa là niềm vui tuyệt đỉnh của đời ta.

Kinh Lạy Cha mở ra một tương quan cho mọi người, là con của Cha trên trời, quyền của người con là ở trong nhà của Cha. "Thật, tôi bảo thật các ông: hễ ai phạm tội thì làm nô lệ cho tội. Mà kẻ nô lệ thì không được ở trong nhà luôn mãi, người con mới được ở luôn mãi” (Ga 8, 34 – 45). Chỉ có tội lỗi làm cho con người mất quyền làm con, trong Bí Tích Giải Tội, tư cách của người con được phục hồi và giúp cho con người xứng đáng hơn với địa vị làm con Chúa.

Nếu là quyền làm con thì không phải là xin nữa mà là thực hành đời sống làm con. Đối với Thánh Phaolô, ở trong Chúa Kitô là tràn đầy phúc lộc của Người, cho nên Thánh Phaolô nghiệm thấy: "Ơn Ta đủ cho ngươi, vì sức mạnh của Thầy được biểu lộ trọn vẹn trong sự yếu đuối. Thế nên tôi rất vui mừng và tự hào vì những yếu đuối của tôi, để sức mạnh của Đức Ki-tô ở mãi trong tôi. Vì vậy, tôi cảm thấy vui sướng khi mình yếu đuối, khi bị sỉ nhục, hoạn nạn, bắt bớ, ngặt nghèo vì Đức Ki-tô. Vì khi tôi yếu, chính là lúc tôi mạnh” (2Cor 12, 9 – 10). 

Lạy cha ước nguyện Danh Cha cả sáng trong con và giúp con sống xứng đáng địa vị làm con Cha.

L.m Giuse Hoàng Kim Toan

 

 

 

 

 

 

 

Tác giả: Lm. Jos Hoàng Kim Toan

Nguyện xin THIÊN CHÚA chúc phúc và trả công bội hậu cho hết thảy những ai đang nỗ lực "chắp cánh" cho Quê hương và GHVN bay lên!