Trang Chủ Hòa Bình là kết quả của Công Lý và Tình Liên Đới (Is 32,17; Gc 3,18; Srs 39) - Peace As The Fruit Of Justice and Solidarity Quà tặng Tin Mừng
Lm. Jos Hoàng Kim Toan
Bài Viết Của
Lm. Jos Hoàng Kim Toan
Hạt cải, Men bánh
Trái Tim tôn giáo.
Cùng Mẹ với Lời Kinh Lạy Cha
Lòng nhiệt thành
Khiêm nhường để thành công
Mộ trống.
Có những thập giá đời
Tử Nạn
Như hạt lúa chết đi
Đui mù
Thanh tẩy Đền Thờ
Thánh Giuse, con đường nên Thánh.
Biến hình trên núi.
Hoang Mạc
Điều nào dễ hơn?
Tro bụi một hành trình.
Lãng Tử
Mùa Xuân Cứu Độ
Cây Giáng Sinh
Đấng đến sau
Ban mai
Lận đận
Kịch bản Giáng Sinh 2011: Trẻ em cần được sinh ra
Nỗi Nhớ
Bệnh sĩ
Soi mình
Hạt kinh trong đời
Thầy không thể như thế
Cáo Phó: Bà Cố Maria Trần Thị Khánh
Niềm tin bị thử thách
Bánh còn dư
Bán hết của cải
Cúi đầu khiêm cung
Dụ ngôn
Bén rễ trong Chúa Kitô
Cám Ơn
Thật và không thật
Về Trời
Emmaus
Tibêria
TU LUYỆN TRONG VIỆC ĂN

Câu chuyện Chúa Giêsu đến dùng bữa tai nhà Matta và Maria.

Ăn là một vấn đề thường xuyên của mỗi ngày, nghèo thì một bữa không ra bữa, giàu thì nhiều bữa dư thừa lại sinh thêm nhiều lòng dục. Giàu nghèo đều ăn, nhưng ăn để tu luyện thì chẳng nệ theo bữa giàu nghèo trong bữa ăn. Ăn để sửa mình, để phục vụ cho chân lý mới đáng là ăn.

Bữa ăn của thiền đường:

Ăn được cử hành trong trang nghiêm, tuy chẳng có gì nhiều để ăn, nhưng ăn là một trong những phương thức tu luyện, năm điều niệm trước khi ăn, trong khi ăn và sau khi ăn:

Chúng ta có xứng đáng được hưởng sự cúng dường này không?

Chúng ta cần suy nghĩ nghiêm túc về đức hạnh của mình.

Mục tiêu của bữa ăn là tăng cường sức chống trả cám dỗ về tham sân si.

Cơm là liều thuốc tăng cường sức khỏe thể lý và tinh thần.

Mục đích tối thượng của con người trong khi duy trì sự sống là tìm kiếm chân lý.

Tại nhà Matta:

Chúa Giêsu dọn bữa tiệc Lời Hằng Sống, Maria ngồi đón nhận, Matta lo công việc bếp núc. Trả lời cho từng câu hỏi của bữa ăn tại thiền đường:

Xứng đáng không? 

Trong sứ vụ ra đi truyền giáo, Chúa Giêsu dạy các môn đệ: “Đi đường, đừng mang bao bị, đừng mặc hai áo, đừng đi dép hay cầm gậy. Vì thợ thì đáng được nuôi ăn” (Mt 10, 10).

Là người môn đệ của Chúa, ý thức về bàn ăn được đãi ngộ bởi lòng yêu mến của dân Chúa, người môn đệ cần tự hỏi, bữa ăn này mình có xứng đáng không? Đang sống nhờ vào cộng đoàn mà trở thành người gây tai hại cho cộng đoàn hoặc quên mất việc phụng sự Lời thì có xứng đáng không?

Tại sao Chúa lại sai đi không bao bị, không tiền? Con đường tu luyện khiêm cung Chúa muốn cho người môn đệ ý thức từ sâu thẳm lòng mình, tự thân người được sai đi chẳng là gì cả, khiêm cung nhận từ dân Chúa từng chén cơm, áo mặc. Như vậy, mới trả lời cho từng bữa ăn đang dùng: Có xứng đáng không?

Câu trả lời “Có xứng đáng không?” để giúp mình không bao giờ có suy nghĩ, ăn trên đầu, trên cổ người khác, “ngồi mát ăn bát vàng”.

Suy nghĩ nghiêm túc về đức hạnh.  

"Vì vậy Thầy bảo cho anh em biết: đừng lo cho mạng sống: lấy gì mà ăn; cũng đừng lo cho thân thể: lấy gì mà mặc. Mạng sống chẳng trọng hơn của ăn, và thân thể chẳng trọng hơn áo mặc sao?” (Mt 6, 25)

Cái ăn không làm người ta cao quý hơn và rất có thể làm người ta thấp kém hơn. Cẩn thận suy nghĩ về đức hạnh của mình, ăn để nuôi dưỡng sự tốt lành hay ăn để chất chứa thêm tội lỗi? 

Ăn để lo cho mạng sống mình là nguyên nhân của mọi giành giật, xấu xa, bỉ ổi...mới cần nhiều thức ngon, vật lạ thì không đáng được ăn. Ăn để tu luyện nhân đức, hoàn thiện bản thân và phụng sự tha nhân, không nề hà vào thức ăn, lúc đó mới đáng được ăn.

Chúa nhẹ nhàng trách với Matta vừa khi làm bếp vừa đang làu bàu: “Con lo lắng nhiều chuyện quá” (Lc 10, 41). Người đầu bếp đóng một vai trò rất quan trọng trong bữa ăn, bởi vì họ không chỉ đóng vai trò nấu cơm, nấu chín thực phẩm; họ đóng vai trò chuẩn bị bữa ăn của tinh thần, truyền được sức sống thiêng liêng của mình qua thực phẩm đến người dùng bữa. Thông thường, người đầu bếp là người lớn tuổi, chín chắn trong tu luyện, được kính trọng trong thiền viện.

Ăn để tăng cường sức chống trả cám dỗ.

"Sao các ông lại ăn uống với bọn thu thuế và quân tội lỗi? " Đức Giê-su đáp lại họ rằng: "Người khoẻ mạnh không cần thầy thuốc, người đau ốm mới cần” (Lc 5, 30 – 31).

Quan niệm về ăn bị sai lệch khi người ta chú trọng đến cái ăn để thụ hưởng và vì thế dẫn đến: Ăn chặn, hối lộ, tham nhũng, cướp, gian... Ăn để khoe khoang, bòn rút…

Ăn có mục tiêu để tăng cường sức cám dỗ, nên trong việc ăn tự nó đã là một tiết độ quan trọng để nuôi dưỡng nhân đức. Của ăn không làm người ta nên hư hỏng mà chính con người ăn mới làm thành hư hỏng (Xem Mt 15).

Thực phẩm để tăng cường sức lực và thần lực.

Nếu của ăn không nhằm phát triển con người toàn diện thì chỉ nguy hại cho người ăn.

“Các ông hãy ra công làm việc không phải vì lương thực mau hư nát, nhưng để có lương thực thường tồn đem lại phúc trường sinh” (Ga 6, 27). Lương thực trường tồn và phúc trường sinh, khác với của ăn hư nát. Của ăn nào nuôi dưỡng sức lực và thần lực? Khi thiếu thứ bánh trường tồn, con người chỉ dùng cái ăn hư nát, gây ra bao điều bất chính, suy thoái bản thân, nhu nhược ý chí, đánh mất thần linh.

Vì thế, Chúa khen Maria: “Ma-ri-a đã chọn phần tốt nhất và sẽ không bị lấy đi” (Lc 10, 42). Của ăn thức uống cần cho sức mạnh để xa rời tham sân si mới là của ăn cần thiết để con người sống.

Ăn để tìm chân lý.

Ăn để sống. Sống để truy tìm chân lý, sự thiện, tình yêu. Trong bữa ăn của Chúa với các môn đệ gồm những nét chính: Phục vụ, tri ân, chia sẻ, yêu thương (Xem Lc 22).

Các bữa ăn sẽ vô ích khi không giúp người ăn trở thành công cụ truy tìm chân lý, tình yêu, sự thiện. Điều quan trọng nhất trong của ăn đã bỏ qua, vá víu trong hiện tại, càng ăn người ta càng thất vọng, bất hạnh.

Hãy nhớ đến bài học trong bàn ăn của Chúa. Kẻ tự thấy mình không xứng đáng, ít ra cũng có lòng tự trọng  như Giuđa bước ra khỏi phòng ăn. Ăn để sống với chân lý, tình yêu, sự thiện mà mình chưa đạt tới, để nỗ lực hơn, để thanh thoát hơn, để quyết tâm xây dựng yêu thương hơn. Nếu không thể thì đừng ăn.

Chúa Giêsu đến dùng bữa tại nhà Matta và Maria, gợi lên câu chuyện tu luyện trong việc ăn là cần thiết, giúp sống người hơn, thánh hơn, khi dùng bữa của trần thế này tiến về tham dự bàn tiệc muôn đời.

Xin cho của ăn chúng con dùng thường ngày nên của ăn linh thiêng nuôi dưỡng chúng con trên đường Chân Lý, Tình yêu và sự thiện.

L.m Giuse Hoàng Kim Toan

 

 

 

 

 

 

 

 

Tác giả: Lm. Jos Hoàng Kim Toan

Nguyện xin THIÊN CHÚA chúc phúc và trả công bội hậu cho hết thảy những ai đang nỗ lực "chắp cánh" cho Quê hương và GHVN bay lên!