Trang Chủ Hòa Bình là kết quả của Công Lý và Tình Liên Đới (Is 32,17; Gc 3,18; Srs 39) - Peace As The Fruit Of Justice and Solidarity Quà tặng Tin Mừng
Lm. Jos Hoàng Kim Toan
Bài Viết Của
Lm. Jos Hoàng Kim Toan
Hạt cải, Men bánh
Trái Tim tôn giáo.
Cùng Mẹ với Lời Kinh Lạy Cha
Lòng nhiệt thành
Khiêm nhường để thành công
Mộ trống.
Có những thập giá đời
Tử Nạn
Như hạt lúa chết đi
Đui mù
Thanh tẩy Đền Thờ
Thánh Giuse, con đường nên Thánh.
Biến hình trên núi.
Hoang Mạc
Điều nào dễ hơn?
Tro bụi một hành trình.
Lãng Tử
Mùa Xuân Cứu Độ
Cây Giáng Sinh
Đấng đến sau
Ban mai
Lận đận
Kịch bản Giáng Sinh 2011: Trẻ em cần được sinh ra
Nỗi Nhớ
Bệnh sĩ
Soi mình
Hạt kinh trong đời
Thầy không thể như thế
Cáo Phó: Bà Cố Maria Trần Thị Khánh
Niềm tin bị thử thách
Bánh còn dư
Bán hết của cải
Cúi đầu khiêm cung
Dụ ngôn
Bén rễ trong Chúa Kitô
Cám Ơn
Thật và không thật
Về Trời
Emmaus
Tibêria
GIẾT CHẾT HAY CHỮA LÀNH.

Con người đang sống trong một thế giới đáng buồn, có quá nhiều thù hận. Nếu trả thù, dù bạn có thể giết hết tất cả những người thù hận với bạn, lòng bạn cũng chưa hết thù. Tha thứ và chữa lành mới xua tan đi những hận thù. Con người cần được tha thứ, con người cần có tình yêu để chữa lành và trong tình yêu luôn là chịu nhiều hy sinh.

Trả thù ?

Trả thù có thể làm nguôi lòng hận thù? Chắc chắn là không, bởi vì sau khi trả thù lòng người sẽ mang lấy những xâu chuỗi khác của hận thù: Những buồn phiền, những khổ tâm day dứt, những hành vi điên rồ hơn kẻ thù. Đó là kết quả của lòng thù hận. Chỉ cho một cách loại bỏ hận thù bằng tha thứ.

Con người cần được tha thứ.

Câu chuyện xảy ra với một thầy giáo hiền lành, hôm ấy đã lầm lỡ một cách đáng tiếc, thầy đã gọi điện về cho bố ở nhà thú nhận lỗi lầm của mình và xin bố thứ lỗi, người bố khuyên con ra thú lỗi thành khẩn ngay, rồi  đích thân ông đã tìm đến bệnh viện để chăm sóc đứa bé bị hại. Chúng ta không thể nói hết tình yêu của người bố đã dành cho con của mình như thế nào, nhưng có một điều chắc chắn, ông là người đau lòng nhất vì đứa con trai của ông là đứa kỳ vọng nhất ra nông nỗi này. Sai lầm có nhiều mức độ của con người tội phạm, có thứ tội làm cho công luận sục sôi lên án, chỉ muốn giết chết tội nhân. Trong lúc sục sôi đó, đám người nổi giận kia cũng không thể nào kềm lòng được trước nghĩa cử của người cha, van xin sự tha thứ của nhiều người cho đứa con đáng tội chết. 

Câu chuyện có thật này làm nhớ đến câu nói của Đavit trước cái chết của người con đang tìm giết mình: “ước gì cha chết thay cho con, Absalom con ơi”. Tiếng kêu ấy là tiếng kêu từ sâu thẳm của lòng đau đớn, người cha đau đớn về đứa con mình hơn là bị giết chết. Cái đau đớn nghĩ về phận người quá mỏng dòn yếu đuối, có thể phạm bất cứ tội gì nếu để lòng dục xui khiến, có thể gây tan nát và biết bao đau thương cho người khác với những lòng thèm khát của mình. Cái đau của người cha là đã sinh ra con, cưu mang từ những ngày thơ dại đến khi trưởng thành vẫn còn thơ dại phút chốc. Đau đớn thảm thương ấy sẽ không thể chịu đựng nổi nếu không có tình yêu. Tình yêu để tha thứ và tình yêu để được tha thứ.

Con người tội nhân cần được tha thứ vì cái trót dại đã hằn sâu vết thương lòng, sâu hơn vết thương có thể giết chết. Trong cùng cực của đau thương, nhận lãnh lỗi lầm trầm trọng của mình, lên tiếng kêu cứu lòng thương xót, còn ai nỡ mạnh tay giết chết nữa. Con người cần được tha thứ mới xứng phẩm giá con người, bởi vì tình yêu tha thứ làm tiêu tan thú tính trỗi dậy muốn tiêu diệt, muốn giết chết. Tình yêu xin được tha thứ là là một tình yêu vực con người dậy sau lần sa ngã trầm trọng.

Tình yêu chữa lành.

Trong bộ luật cổ xưa, bộ luật Hammurabi là bộ luật tương đối hoàn chỉnh thời kỳ cổ đại, gồm 282 điều. Trong Luật Hammurabi có nhắc tới 32 trường hợp xử tử hình. Thường là các hình phạt rất khắc nghiệt như dìm, đóng đinh, chém v.v… Trong cổ luật người Sumer “mắt đền mắt, răng đền răng”, mang nặng tính trừng phạt. Tính chất tương xứng trong trách nhiệm pháp lý nhấn mạnh nhiều đến tính trừng trị đối nhân hoặc đối vật, mà chưa tính đến tính giáo dục, hay tạo điều kiện để người vi phạm hoàn lương.. Luật pháp để trừng trị hay để sửa trị, đó là câu hỏi mang tính người ngay cả trong những tội mang án hình sự phải chết. Trừng trị là dùng bộ luật để khai trừ phạm nhân, sửa trị là yêu thương đưa về cuộc sống hoàn lương. Chính bởi vậy, trong bất cứ bộ luật nào cũng để tâm tới việc giáo dục phạm nhân để trả lại phẩm giá con người bị đánh mất.

Câu chuyện người phụ nữ bị bắt quả tang phạm tội ngoại tình phải xử theo luật thời ấy ném đá cho chết. Chúa Giêsu cũng đặt một câu hỏi phải suy nghĩ rất nhiều cho mọi thời đại: “Ai sạch tội ?”.

Ai sạch tội? Là tội nhân với nhau thì hãy thương nhau mà sửa lỗi cho nhau, trong lúc sửa lỗi thì cũng giữ phẩm giá cho nhau, nên cũng có nhiều phiên tòa xử tế nhị không công khai, nên trong các bộ luật cũng có những điều cấm tra tấn và làm mất phẩm giá của phạm nhân. Đó là hành xử theo cách con người với nhau.

 Ai sạch tội? Chẳng ai sạch tội cả, ngoại trừ Con Thiên Chúa, nhưng Ngài cũng không kết tội. Ngài thương yêu con người tội nhân, làm bất cứ mọi cách để cho nó đừng phạm tội nữa, sửa chữa lỗi lầm và trả lại phẩm giá con người mà phạm nhân đánh mất như dụ ngôn người cha nhân từ.

Tình yêu chỉ mong chữa lành chứ không là khai trừ, tình yêu làm cho con người xứng đáng làm người.

Tình yêu là chịu nhiều hy sinh.

Sửa dạy trong tình yêu là một cách sửa dạy đòi nhiều hy sinh nhất. Ngay trong tâm khảm của con người đang giận dữ sục sôi, có thể giết chết phạm nhân. Kềm lòng lại, bình tĩnh lại là một hy sinh rất lớn trong chính lúc giận dữ, đó là hành vi thuộc tính người, chiến thắng được chính mình. Người phạm nhân đau khổ vì lỗi lầm mình gây ra, sẵn sàng đón nhận lấy tất cả những gì để có thể đền bù, đó cũng là đền bù chịu hy sinh.

Chịu đựng câm lặng như người phụ nữ ngoại tình bị vây quanh bởi nhiều người lên án. Chúa cũng im lặng ngồi xuống viết trên đất. Chẳng lẽ ném đá cả hai, lòng bao dung bị ném đá và tội nhân phải chết cũng bị ném đá. Nếu vậy chẳng phải tính người. Tính người là biểu lộ lòng bao dung, đại lượng khi tội nhân biết lỗi và mọi người đều mềm lòng trước đòi hỏi của lòng vị tha ấy. Tha thứ là một hy sinh của người tha thứ, chịu đau khổ cùng với tội nhân vì lỗi họ đã phạm, thương cảm cho yếu đuối của tội nhân mà chính tội nhân lãnh nhận bao hậu quả. Khoan dung được thể hiện rõ nét nhất trên thập giá với người trộm lành, Chúa nhân từ đón nhận và phục hồi hậu quả của tội lỗi nơi phạm nhân.

Đánh đòn cho chừa. Như người cha cầm cái roi lấy hết sức mình đánh đứa con mình cho hả giận thì không phải là giáo dục, chữa lành, mà đánh vì chính lòng ích kỷ của người cha đó. Nhưng khi vừa đánh đứa con mình vừa khóc cho đứa con mình vì yếu đuối của nó, thì rất thương cho những cái roi đang đánh vào tâm hồn người cha. Sửa dạy trong yêu thương là cách thức người Việt xưa, khi cha mẹ không còn, anh chị thay mặt cha mẹ sửa dạy em, anh hay chị đến bàn thờ cha mẹ, thắp lên nén nhang cầu khẩn xin phép cha mẹ mới cầm roi sửa dạy em mình. “Người công chính cứ việc đánh con và lấy tình thương mà sửa dạy, nhưng dầu thơm kẻ dữ con quyết chẳng cho xức trên đầu; khi chúng làm điều ác, con vẫn luôn cầu nguyện” (Tv 143, 5). Thánh Phaolô cũng viết: “Thưa anh em, nếu có ai vướng mắc tội nào, thì anh em, những người được Thần Khí thúc đẩy, hãy lấy tinh thần hiền hoà mà sửa dạy người ấy; phải tự đề phòng kẻo chính mình cũng bị cám dỗ” (Gl 6, 1).

Chúa dạy: “anh em hết lòng tha thứ cho nhau”, đó là bài học của hy sinh để tha thứ. Không hy sinh chính cái tôi của mình không thể tha thứ mà cũng không thể chữa lành. 

Trong lúc Giáo Hội đang chịu nhiều thử thách bởi rao giảng tình yêu, phẩm giá và tôn trọng sự sống của con người. Giáo hội cũng gặp nhiều cản trở do nhiều tội lỗi của chính con cái mình và của nhiều người không ưa thích Giáo Hội lên án. Cần có trái tim nhân lành của Chúa để hòa giải để chữa lành và làm cho sống. Xin Chúa luôn nâng đỡ Giáo Hội trong cơn thử thách và cho con người trái tim nhân hậu của Chúa.

L.m Giuse Hoàng Kim Toan

Tác giả: Lm. Jos Hoàng Kim Toan

Nguyện xin THIÊN CHÚA chúc phúc và trả công bội hậu cho hết thảy những ai đang nỗ lực "chắp cánh" cho Quê hương và GHVN bay lên!