Trang Chủ Hòa Bình là kết quả của Công Lý và Tình Liên Đới (Is 32,17; Gc 3,18; Srs 39) - Peace As The Fruit Of Justice and Solidarity Quà tặng Tin Mừng
PM. Cao Huy Hoàng
Bài Viết Của
PM. Cao Huy Hoàng
THỰC LÒNG THẢO KÍNH CHA MẸ
PHÚT GIAO THỪA THIÊNG LIÊNG
Bài hát LẠY ĐỨC BÀ SÀI GÒN (chung lời nguyện cầu với người Sài Gòn)
BÁNH BỞI TRỜI VÀ CON RẮN ĐỒNG HÔM NAY
CHÚA XUỐNG NHÀ CON
CHỦ ƠI, NẾU CÓ VỀ, XIN GẶP EM Ở TÂM DỊCH
Bài hát CHÚA LUÔN Ở TRONG CON
TÂM TÌNH GỬI ĐỨC THÁNH CHA
Bài hát LỜI NGUYỆN TRONG CƠN DỊCH BỆNH (Theo lời nguyện chính thức của HĐGMVN)
LỜI THẦM THÌ CỦA NHỮNG NẤM MỘ
MỘT THÁNH LỄ TẠ ƠN VÀ CHIA TAY
ĐỊA CHỈ THỰC THI LÒNG THƯƠNG XÓT
MANG TIN VUI BÌNH AN ĐẾN CHO CUỘC ĐỜI
ĐI RA VÀ RA ĐI
KHÔNG CÓ CHUYỆN “PHẦN AI, NẤY RỖI”
“PHẢI TẮM ĐỨC MẸ BẰNG RƯỢU THÔI EM À”
GIUSE, BẠN CỦA BÀ, LÀ NGƯỜI CÔNG CHÍNH
LÀM CHA MẸ GIỮA THỜI ĐẠI NGÁO ĐÁ (Nhân mừng lễ Thánh Giuse, Bổn mạng các Gia Trưởng, 19-3-2019)
THÁNH HÓA CÔNG VIỆC
PHÚT GIAO THỪA VÀ DỰ TÍNH KHÔN NGOAN
XUÂN NÀY MẸ KHÔNG VỀ !
CHUYỆN ĐỒNG HÀNH 2019
“MẸ THIÊN CHÚA” CỦA CỤ TOM
2019, MONG GÌ?
XIN ĐỪNG NÓI VỚI CHÚA… CON KẸT QUÁ!
CHÚA ĐẺ BÊN DÒNG SUỐI (Mừng Chúa Giáng Sinh 2018)
DẤU CHẤM HẾT (Suy tư Mừng Chúa Giáng Sinh)
NÓI GÌ VỚI NGƯỜI CỘNG SẢN (Suy tư nhân lễ các Thánh Tử Đạo Việt Nam)
ĐỂ TẠ ƠN CHÚA, HAY LÀ ĐỂ CHÚA TẠ ƠN CON?
LỜI TÌNH TỪ NHỮNG NẤM MỘ
MÓN KHÔN NGOAN
CON TRAI BÀ GÓA NA-IN ĐÃ CHẾT
GẮN BÓ VỚI CHÚA, VỚI GIÁO HỘI VÀ VỚI NHAU
HỒNG ÂN THĂNG THIÊN
Nhạc Phẩm Mẹ Giáo Hội
QUÀ TẶNG MỚI NHẤT CỦA CHÚA THÁNH THẦN
GỬI NGƯƠI TÌNH NHỎ (tặng những người sống đời thánh hiến)
TRONG CÙNG MỘT ĐỨC KI-TÔ CỨU THẾ
MỤC TỬ HIỀN LÀNH KHIÊM NHƯỢNG
TẬN HIẾN CHO MẸ MARIA KHIÊM NHƯỜNG
MẶC LẤY CÁI NHÌN CỦA CHÚA

Suy niệm Lời Chúa CN 6 TN B 2012

 

“Người phong cùi phải ở riêng ngoài trại” ( Lv 13, 46).

Đó là luật Lêvi, mà đến thời Chúa Giêsu, người Do Thái vẫn còn áp dụng.

Bởi vậy mới có chuyện Chúa Giêsu gặp một người cùi trên đường đi, không gặp tại nhà, trong làng.

Anh ta “đến”, “quỳ xuống” “van xin” Chúa chữa cho lành. Đặc biệt là lời “van xin”của anh ta có câu mở đầu rất khác thường: “Nếu Ngài muốn” “Nếu Ngài muốn, Ngài có thể khiến tôi nên sạch”.

Câu điều kiện này được đặt ra trong tâm trạng bị bỏ rơi của thân phận người mắc bệnh cùi, trong bối cảnh những người khác không ai muốn và có thể làm cho anh ta nên sạch.

Thấy được lòng tin của anh, cảm được nỗi khổ đau của anh, và nhất là đúng ý vinh danh Thiên Chúa, Chúa Giêsu đã nói ngay, không chần chờ: “Ta muốn. Anh hãy khỏi bệnh”.

Như thế là Chúa Giêsu cũng lại có cái khác thường: không ngại tiếp xúc với người phung cùi, mà hơn thế nữa, Chúa thương và chữa lành bệnh cho anh ta.  

Động thái căn bản của đức tin nơi người cùi là “đến”, “quỳ xuống”, “van xin” có thể làm cho chúng ta bỗng giật mình và hổ thẹn vì cách sống đức tin hôm nay.

Bởi có thể chúng ta đã ngàn lần đến với Chúa, nhưng thử hỏi được mấy lần đến vì lòng tin. Các việc đạo đức tham dự thánh lễ, xưng tội, rước lễ… vẫn thực hiện như một thói quen, hoặc vì giữ luật hơn là vì lòng tin mến. 

Hình ảnh người bệnh cùi thể lý, còn là biểu trưng cho những bệnh hoạn tội lỗi trong tâm hồn con người.

Lời Chúa muốn mời gọi chúng ta đổi mới cái nhìn, đổi mới cách cư xử không chỉ đối với những người đau yếu bệnh tật thể lý mà còn đối với những người đang sống trong tình trạng tội lỗi, bệnh tật nơi tâm hồn.

Lời Chúa còn mời gọi chúng ta nhìn vào lòng mình để kiểm tra những bệnh tật tâm linh, sớm nhận ra và “đến”, “quỳ xuống” “van xin” Chúa chữa cho lành.

Hãy mặc lấy cái nhìn của Chúa. Hãy mặc lấy tâm tình của Chúa. Xin đừng chủ quan lấy ý gian tà của mình mà áp đặt rằng đó là ý Chúa. Xin đừng xem phán xét thiển cận của mình là phán xét ngay thẳng đúng đắn theo ý Chúa. Xin đừng lên án, loại trừ ông nọ bà kia và cho là họ tội lỗi, họ phá hoại, mà hãy xem lại mình đang mặc lấy cái nhìn của Chúa, ý nghĩ của Chúa hay là cái nhìn, ý nghĩ của thần dữ kiêu ngạo tiềm ẩn sâu thẳm trong lòng. Lòng kiêu ngạo của con người đã làm đui chột cái nhìn của Đức Ái, đã làm nghẻn mạch trái tim chạnh lòng thương, biến dạng trái tim thành một khối đá vô cảm, tảng băng lạnh lùng. Lòng kiêu ngạo của mỗi con người đã góp phần phá hoại Hội Thánh.

Hãy mặc lấy cái nhìn của Chúa và đến với những người khổ đau bệnh tật hoặc tội lỗi, có thể chúng ta gặp được không ít những người đang “đến” ‘quỳ xuống” và “van xin” Chúa ngay trong nhà mình, trong những khu ổ chuột, trong bóng đêm lầm lũi, ngay cả trong lúc cơ cầu nguy khốn nhất: Những tín hữu rất tầm thường đang đối diện với sự chết cận kề của người thân không thầy không thuốc, hoặc đang đối diện với cảnh ngục tù giam hãm đời mình vì đã lỡ một lần lầm lỗi công khai. Xin đừng đóng vai những ‘tội nhân chưa công khai’ lên án những ‘tội nhân công khai’ cách thâm tệ. Trong đó, hẳn có bạn, có tôi.

Hy vọng, một lúc nào đó, bạn bắt gặp trong bóng đêm, dưới ngọn đèn dầu leo lét cháy, có một người đang quỳ lâu giờ để van xin lòng thương xót Chúa. Họ biết mình có tội. Họ đang thành tâm sám hối. Họ đang đặt mình đối diện với Thiên Chúa. Họ đã ‘đến, quỳ xuống và van xin’ với lòng tin mến cách chân thành. Khinh bỉ họ được sao? Loại trừ họ sao?  Ai phong cùi hơn ai? Thiết tưởng, họ đang là những người tin mãnh liệt nhất. Chưa chắc những người nổi tiếng là đạo đức kia đã có được lòng tin như họ.

Ngôi chùa và nhà thổ đối diện nhau. Vị thiền sư bên chùa lúc nào cũng nghĩ đến cô gái điếm và những việc xấu xa kia rồi sinh khinh thưòng hạng người tội lỗi. Còn cô gái điếm dõi mắt nhìn ngôi chùa, nhìn vị thiền sư mà lòng vẫn ước ao được an bình thanh thoát. Hai cõi lòng, hai con người, biết ai thánh thiện hơn ai?

Ấy vậy, chuyện ngược đời vẫn xảy ra: chắc chi mình đã tinh tuyền, đạo đức, thánh thiện, mà lại khinh khi xem thường anh em, nhất là những người nguội lạnh, rối rắm, biếng nhác, hay giữ đạo cho qua ngày.

Tôi có quen biết anh hai P, người ở Sài gòn, đang sống ở Tân Phú. Trong hoàn cảnh thực khó xử, vợ anh bỏ đi sau năm 1975. Anh đã phải sống trong tình trạng rối với người vợ mới hơn 30 năm rồi – với anh, cũng có nghĩa là hơn 30 năm khao khát các bí tích. Anh vẫn đọc kinh, dự lễ, và nhất là dạy giáo lý dự tòng cho chị bấy lâu nay. Con cái anh theo đạo ngoan ngoãn, cũng tham gia các hội đoàn cách sốt sắng. Tuy vậy, anh vẫn không thể giấu nổi nỗi mặc cảm với mọi người. Mỗi Chúa nhật đi dự lễ, anh lặng lẽ đi, lặng lẽ về như sợ ánh mắt của mọi người. Mấy năm gần đây, những anh em Legio thường xuyên thăm gia đình anh, anh được ủi an và rõ ràng là anh cảm nhận rằng Chúa đã động lòng.  Bây giờ, mỗi lần ghé thăm nhà anh, thấy anh chị đọc kinh gia đình, đọc kinh Lòng Thương Xót, mà lòng tôi bỗng thẹn.

Trong gia đình, ngoài làng xóm, nơi trường học, nơi công sở … hôm nay, việc “mặc lấy cái nhìn của Chúa” chắc hẳn có một sức mạnh cứu rỗi, sức mạnh của việc Truyền Giáo và Tái Truyền Giáo vậy. 

Lạy Chúa, Chúa đã đến để cứu chữa những tâm hồn tan nát đau thương. Xin cho chúng con mặc lấy cái nhìn của Chúa, ý nghĩ của Chúa, mà đối xử với nhau bằng tình yêu thương, lòng khoan dung độ lượng. Và tha thiết hơn, xin Chúa ban cho chúng con biết mình là người tội lỗi hơn ai hết, cần “đến, quỳ xuống, mà van xin” Chúa chữa lành khẩn cấp hơn ai hết. 

A men

 

PM. Cao Huy Hoàng

10-02-2012

 

Tác giả: PM. Cao Huy Hoàng

Nguyện xin THIÊN CHÚA chúc phúc và trả công bội hậu cho hết thảy những ai đang nỗ lực "chắp cánh" cho Quê hương và GHVN bay lên!