Trang Chủ Hòa Bình là kết quả của Công Lý và Tình Liên Đới (Is 32,17; Gc 3,18; Srs 39) - Peace As The Fruit Of Justice and Solidarity Quà tặng Tin Mừng
PM. Cao Huy Hoàng
Bài Viết Của
PM. Cao Huy Hoàng
THỰC LÒNG THẢO KÍNH CHA MẸ
PHÚT GIAO THỪA THIÊNG LIÊNG
Bài hát LẠY ĐỨC BÀ SÀI GÒN (chung lời nguyện cầu với người Sài Gòn)
BÁNH BỞI TRỜI VÀ CON RẮN ĐỒNG HÔM NAY
CHÚA XUỐNG NHÀ CON
CHỦ ƠI, NẾU CÓ VỀ, XIN GẶP EM Ở TÂM DỊCH
Bài hát CHÚA LUÔN Ở TRONG CON
TÂM TÌNH GỬI ĐỨC THÁNH CHA
Bài hát LỜI NGUYỆN TRONG CƠN DỊCH BỆNH (Theo lời nguyện chính thức của HĐGMVN)
LỜI THẦM THÌ CỦA NHỮNG NẤM MỘ
MỘT THÁNH LỄ TẠ ƠN VÀ CHIA TAY
ĐỊA CHỈ THỰC THI LÒNG THƯƠNG XÓT
MANG TIN VUI BÌNH AN ĐẾN CHO CUỘC ĐỜI
ĐI RA VÀ RA ĐI
KHÔNG CÓ CHUYỆN “PHẦN AI, NẤY RỖI”
“PHẢI TẮM ĐỨC MẸ BẰNG RƯỢU THÔI EM À”
GIUSE, BẠN CỦA BÀ, LÀ NGƯỜI CÔNG CHÍNH
LÀM CHA MẸ GIỮA THỜI ĐẠI NGÁO ĐÁ (Nhân mừng lễ Thánh Giuse, Bổn mạng các Gia Trưởng, 19-3-2019)
THÁNH HÓA CÔNG VIỆC
PHÚT GIAO THỪA VÀ DỰ TÍNH KHÔN NGOAN
XUÂN NÀY MẸ KHÔNG VỀ !
CHUYỆN ĐỒNG HÀNH 2019
“MẸ THIÊN CHÚA” CỦA CỤ TOM
2019, MONG GÌ?
XIN ĐỪNG NÓI VỚI CHÚA… CON KẸT QUÁ!
CHÚA ĐẺ BÊN DÒNG SUỐI (Mừng Chúa Giáng Sinh 2018)
DẤU CHẤM HẾT (Suy tư Mừng Chúa Giáng Sinh)
NÓI GÌ VỚI NGƯỜI CỘNG SẢN (Suy tư nhân lễ các Thánh Tử Đạo Việt Nam)
ĐỂ TẠ ƠN CHÚA, HAY LÀ ĐỂ CHÚA TẠ ƠN CON?
LỜI TÌNH TỪ NHỮNG NẤM MỘ
MÓN KHÔN NGOAN
CON TRAI BÀ GÓA NA-IN ĐÃ CHẾT
GẮN BÓ VỚI CHÚA, VỚI GIÁO HỘI VÀ VỚI NHAU
HỒNG ÂN THĂNG THIÊN
Nhạc Phẩm Mẹ Giáo Hội
QUÀ TẶNG MỚI NHẤT CỦA CHÚA THÁNH THẦN
GỬI NGƯƠI TÌNH NHỎ (tặng những người sống đời thánh hiến)
TRONG CÙNG MỘT ĐỨC KI-TÔ CỨU THẾ
MỤC TỬ HIỀN LÀNH KHIÊM NHƯỢNG
TẬN HIẾN CHO MẸ MARIA KHIÊM NHƯỜNG
YÊU LÀ CHẤP NHẬN CHIA LY

Suy niệm Tin Mừng CN 23 TN C 

Lẽ thường tình trên trần gian rằng, khi đã yêu rồi, người ta “thấp thỏm mong chờ một thấp thoáng, nhớ nhung ngóng đợi chút tin nhau, khát mãi bên nhau nên sợ mất nhau …” và mong theo nhau cho hết cuộc hành trình, thậm chí, người ta không muốn sớm kết thúc cuộc hành trình yêu trên trần gian xinh đẹp ấy. Người đang ở giai đoạn “tuổi yêu đi” thưở nhớ nhung, thưở mới cưới và trong “tuổi yêu lại” thưở hấp hôn trước khi hấp hối, hẳn rõ hơn ai hết. Vợ chồng yêu nhau, cha mẹ yêu con cái, con cái yêu cha mẹ, bạn bè quí mến nhau, mọi người thương nhau…làm cho cuộc sống tươi đẹp và ý nghĩa.

Cả tuần nay, không hiểu sao ông H có vẻ buồn, thơ thẩn, hay nhớ nhớ quên quên như người mất hồn. Bà H hỏi ông: “Có chuyện gì mà ông bần thần ra vậy?”. Ông than phiền: “Chẳng có gì đâu bà ơi. Nghĩ lại mà tủi thân. Ngày nào mấy đứa nhỏ còn đi học đại học, chúng nó gọi điện về hoài, lúc réo xin tiền, lúc khai ốm, lúc bảo buồn, chán, nhớ nhà. Bây giờ chúng nó ra trường đi làm rồi, cả tuần, không thấy đứa nào gọi về hỏi thăm cha nó tí. Tui nhớ chúng nó. Tui buồn thân tui. Có vậy thôi”.

Và từ tình cảm của ông dành cho con ông, ông lại nhớ đến tình cảm của Thiên Chúa, Người Cha trên trời, dành cho ông, cho mỗi con cái của Người: Là một người cha trong gia đình, còn thương con, nhớ con đến vậy, huống chi là Thiên Chúa, Đấng là Tình Yêu, là Cội Nguồn Tình Yêu lại không biết thương nhớ, mong mỏi, và lo lắng cho mỗi người chúng ta sao? Và nhất là khi chúng ta thờ ơ, nguội lạnh với Người.

Chúng ta chỉ nhớ đến Chúa, đến với Chúa, kêu nài Chúa khi chúng ta túng thiếu, đói khổ, bệnh tật, gặp thử thách gian nan thôi sao? Có khác gì mấy nhỏ đi đại học gọi điện về cho cha nó réo tiền, réo bệnh? Khi yêu nhau thì người ta mong muốn mọi sự tốt lành cho nhau, hay mong chỉ cho được phần mình? Nếu tình yêu thế gian còn biết mong mọi sự tốt lành cho nhau thì đối với Chúa, tại sao khi yêu Chúa, ta lại không mong muốn, dành để mọi sự tốt lành cho Thiên Chúa? Thật vô lý khi chúng ta nói yêu Chúa mà chỉ cầu lợi cho mình, chẳng cầu lợi gì cho Chúa!

Gần đây, xuất hiện một từ nhà đạo mới mới, nghe ngồ ngộ, nhưng cũng nói lên một hiện trạng đáng quan tâm: “Lễ Mối”, “Làm Lễ Mối”, “Mối Lễ”. Là thế này, có người hỏi cha sở trẻ ở một miền quê nọ:

-“Giáo Xứ có đông Giáo Dân không, thưa cha?”.

-“Dạ! Khoảng một ngàn hai”.

-“Nhà thờ năm ngay giữa khu dân cư tập trung thế này, chắc là người ta đi lễ ngày thường đông lắm?”

-“Dạ không đâu, con chỉ “làm lễ mối” cho khoảng vài chục ông bà cụ thôi. Hôm nào “mất mối” là biết có người sắp mời xức dầu một “mối lễ”!!!”.

Có phải còn bao nhiêu người khác đang yêu cuộc sống ngắn hạn này hơn yêu mến Chúa, hay là vì nhà mình lúc này đang yên hàn, thư thả, dư giả? 

Lời Chúa hôm nay cảnh tỉnh chúng ta: “Ai không dứt bỏ cha mẹ, vợ con, anh em, chị em, và cả mạng sống mình nữa, thì không thể làm môn đệ tôi được”. Các nhà thần học, chú giải kinh thánh, thường giải thích cho chúng ta biết về động từ “dứt bỏ” trong bản văn kinh thánh có nghĩa là “yêu ít hơn”. Chúa Giê-su không tự mâu thuẫn khi thì bảo “hãy yêu thương nhau như Thầy đã yêu”… khi thì bảo “hãy bỏ nhau” đâu.

Với cảm nghiệm thiêng liêng riêng, tôi hiểu là “người môn đệ của Chúa Giê-su là người làm tất mọi sự trên đời này vì yêu mến Chúa Giê-su, yêu mến Thiên Chúa” – trong đó có cả việc “yêu cha mẹ, vợ con, anh em, chị em, và cả mạng sống mình nữa”. Vì thực ra mà nói, nếu không yêu mến Chúa Giê-su, yêu mến Thiên Chúa thì cả bạn, cả tôi chẳng bao giờ yêu ai cho đúng nghĩa tình yêu chân chính – hoặc dừng lại ở chặng tình cảm tự nhiên hoặc lún sâu vào chỗ tình yêu vụ lợi.  

Hơn nữa, Chúa muốn chúng ta hiểu rõ về sự mong manh của trần gian, của kiếp người, và chỉ có Chúa là hằng hữu, là vĩnh cửu. Người môn đệ Chúa Giê-su, khi đã yêu mến và nhìn nhận Tình Yêu Chúa là hằng hữu, sẽ ngộ ra mọi tương quan trong cuộc đời hẳn phải dẫn về cùng đích tối thượng là sống trong Thiên Chúa. Bởi vậy, chúng ta không thể dễ dàng để cho một tương quan nào trên cõi đời có thể ghì kéo chúng ta ra khỏi Thiên Chúa ngay ở đời này và cả đời sau. Tất cả mọi tương quan tình cảm, vật chất đều có thời hạn của nó. Vì thế, người môn đệ Chúa phải nhắm đến tương quan ưu tiên hơn cả là yêu mến Thiên Chúa và vì yêu mến Thiên Chúa mà chu toàn mọi sự ở đời theo Thánh Ý của Chúa.

Có chuyện vui rằng: Một đôi cụ ông cụ bà sống với nhau rất hạnh phúc. Hai cụ thường xin Chúa cho họ được điếc, để khỏi nghe tiếng Chúa gọi về, để được sống bên nhau mãi mãi. Có được đâu! Rồi một ngày, một cụ cũng phải chia tay người yêu dấu mà về với Thiên Chúa là Cha, Người Yêu Dấu muôn đời! 

“Dứt bỏ” không có nghĩa là không biết quí trọng những tặng phẩm tuyệt vời Chúa ban, nhưng hãy mặc cho những tặng phẩm tuyệt vời ấy một giá trị ngắn hạn, chuẩn bị cho một giá trị vững bền. Yêu nhau ở đời này hẳn phải là chuẩn bị cho một cuộc tình dài lâu nơi Thiên Quốc. Vì vậy, yêu nhau ở đời này là chấp nhận một cuộc chia ly tạm thời với niềm tin có một cuộc trùng phùng vĩnh cửu.

Đó là thách đố khó vượt qua. Đó là Thập Giá khó chấp nhận. Nhưng, Chúa Giê-su rất dứt khoát: “Ai không vác thập giá mình mà đi theo tôi, thì không thể làm môn đệ tôi được”. 

“Yêu là chấp nhận chia ly

Chia ly đời nầy, gặp lại đời sau

Sẽ là còn mãi trong nhau

Và trong Thiên Chúa dạt dào Tình Yêu”

(Hồ Giang A)

Lạy Chúa Giê-su, chúng con tạ ơn Chúa mạc khải cho chúng con biết chúng con có một Người Cha trên trời luôn yêu thương mong đợi chúng con về với Cha. Tạ ơn Chúa là Đường dẫn chúng con về với Cha. Nguyện xin cho chúng con luôn chu toàn tất cả các việc trên đời chỉ vì yêu mến Chúa trên hết mọi sự. A men.

 

PM. Cao Huy Hoàng, 05-9-2013

Tác giả: PM. Cao Huy Hoàng

Nguyện xin THIÊN CHÚA chúc phúc và trả công bội hậu cho hết thảy những ai đang nỗ lực "chắp cánh" cho Quê hương và GHVN bay lên!