Trang Chủ Hòa Bình là kết quả của Công Lý và Tình Liên Đới (Is 32,17; Gc 3,18; Srs 39) - Peace As The Fruit Of Justice and Solidarity Quà tặng Tin Mừng
PM. Cao Huy Hoàng
Bài Viết Của
PM. Cao Huy Hoàng
THỰC LÒNG THẢO KÍNH CHA MẸ
PHÚT GIAO THỪA THIÊNG LIÊNG
Bài hát LẠY ĐỨC BÀ SÀI GÒN (chung lời nguyện cầu với người Sài Gòn)
BÁNH BỞI TRỜI VÀ CON RẮN ĐỒNG HÔM NAY
CHÚA XUỐNG NHÀ CON
CHỦ ƠI, NẾU CÓ VỀ, XIN GẶP EM Ở TÂM DỊCH
Bài hát CHÚA LUÔN Ở TRONG CON
TÂM TÌNH GỬI ĐỨC THÁNH CHA
Bài hát LỜI NGUYỆN TRONG CƠN DỊCH BỆNH (Theo lời nguyện chính thức của HĐGMVN)
LỜI THẦM THÌ CỦA NHỮNG NẤM MỘ
MỘT THÁNH LỄ TẠ ƠN VÀ CHIA TAY
ĐỊA CHỈ THỰC THI LÒNG THƯƠNG XÓT
MANG TIN VUI BÌNH AN ĐẾN CHO CUỘC ĐỜI
ĐI RA VÀ RA ĐI
KHÔNG CÓ CHUYỆN “PHẦN AI, NẤY RỖI”
“PHẢI TẮM ĐỨC MẸ BẰNG RƯỢU THÔI EM À”
GIUSE, BẠN CỦA BÀ, LÀ NGƯỜI CÔNG CHÍNH
LÀM CHA MẸ GIỮA THỜI ĐẠI NGÁO ĐÁ (Nhân mừng lễ Thánh Giuse, Bổn mạng các Gia Trưởng, 19-3-2019)
THÁNH HÓA CÔNG VIỆC
PHÚT GIAO THỪA VÀ DỰ TÍNH KHÔN NGOAN
XUÂN NÀY MẸ KHÔNG VỀ !
CHUYỆN ĐỒNG HÀNH 2019
“MẸ THIÊN CHÚA” CỦA CỤ TOM
2019, MONG GÌ?
XIN ĐỪNG NÓI VỚI CHÚA… CON KẸT QUÁ!
CHÚA ĐẺ BÊN DÒNG SUỐI (Mừng Chúa Giáng Sinh 2018)
DẤU CHẤM HẾT (Suy tư Mừng Chúa Giáng Sinh)
NÓI GÌ VỚI NGƯỜI CỘNG SẢN (Suy tư nhân lễ các Thánh Tử Đạo Việt Nam)
ĐỂ TẠ ƠN CHÚA, HAY LÀ ĐỂ CHÚA TẠ ƠN CON?
LỜI TÌNH TỪ NHỮNG NẤM MỘ
MÓN KHÔN NGOAN
CON TRAI BÀ GÓA NA-IN ĐÃ CHẾT
GẮN BÓ VỚI CHÚA, VỚI GIÁO HỘI VÀ VỚI NHAU
HỒNG ÂN THĂNG THIÊN
Nhạc Phẩm Mẹ Giáo Hội
QUÀ TẶNG MỚI NHẤT CỦA CHÚA THÁNH THẦN
GỬI NGƯƠI TÌNH NHỎ (tặng những người sống đời thánh hiến)
TRONG CÙNG MỘT ĐỨC KI-TÔ CỨU THẾ
MỤC TỬ HIỀN LÀNH KHIÊM NHƯỢNG
TẬN HIẾN CHO MẸ MARIA KHIÊM NHƯỜNG
ĐẠO YÊU THƯƠNG

(Suy niệm Lời Chúa CN 31 TN B 2012)

 

Nhớ lại, chiều ngày 23-11-2009, Tại Sở Kiện, trong dịp khai mạc Năm Thánh kỷ niệm 350 năm Giáo Hội Công Giáo Việt Nam và 50 năm thành lập Hàng Giáo Phẩm Việt Nam, tôi đặc biệt tâm đắc lời phát biểu bằng cung giọng miền Nam rất đơn sơ chân chất của Đức Hồng Y GB Phạm Minh Mẫn, chủ tịch Ủy Ban Năm Thánh Toàn Quốc: “Người Công giáo Việt Nam hãy viết lại định nghĩa Đạo Công Giáo vào trong cuộc sống của mỗi người, mỗi gia đình và cộng đoàn nơi chúng ta sống. Ước mong sử sách sẽ ghi nhận lại định nghĩa này vào trong văn hóa và tiềm thức của mỗi người: Đạo Công giáo – Đạo Yêu Thương, người Công giáo là người luôn ý thức rằng Chúa yêu thương mình và do đó ý thức được bổn phận phải yêu thương tất cả mọi người”.

Có thể có nhiều triết gia, nhà thần học, nhà ngôn ngữ học, hoặc những người thông thái cho rằng câu nói tầm thường ấy có gì mà đáng tâm đắc. Nhưng với tôi, tâm đắc chính chỗ tầm thường ấy, giản dị ấy mà chất chứa cả một mầu nhiệm Nước Thiên Chúa.

Có người cho rằng việc yêu thương nhau là chuyện hẳn nhiên như “nhiễu điều phủ lấy giá gương, người trong một nước phải thương nhau cùng”  hoặc “thương người như thể thương thân”, “máu chảy ruột mềm” … theo cách văn hóa của người Việt vốn có từ ngàn xưa trong cái xã hội đình làng, lũy tre, bờ xe, bến nước…

Nét đẹp văn hóa ấy ở đâu ra? Tự nhiên mà có hay là có cùng thời với Tiếng Việt, cùng thời với việc loan báoTin Mừng cho người Việt bằng Tiếng Việt? Thiết nghĩ, câu trả lời dành cho các nhà sử học.

Phần chúng ta, có thể hiểu rằng, Tin Mừng đến quê hương này là đã có ngay luật điều căn bản cho người công giáo:

“Trước kính mến một Đức Chúa Trời trên hết mọi sự, sau lại yêu người như mình ta vậy. Amen”.

Những người công giáo đầu tiên trên đất nước nầy đã sống và giữ luật điều quan trọng ấy đến nỗi người lương có thể nhận thấy và chúc tụng: Đạo Công Giáo chính là Đạo Yêu Thương.

Bởi cách thể hiện tình yêu thương của người công giáo không giống như của người chưa thấm nhập Tin Mừng. Người công giáo yêu thương người vì kính mến Chúa. Người chưa phải công giáo thì yêu thương người để được người khác yêu thương lại, để tạo một tương quan thuận lợi trong cuộc sống. Vì kính mến Chúa, vì lề luật tích cực của Chúa trở thành một bổn phận của lẽ công bằng: yêu người vì Chúa đã yêu ta, yêu người như Chúa đã yêu ta, cho nên, người công giáo yêu thương cả người thân, kẻ sơ, cả người giàu có lẫn kẻ nghèo khó, cả người thương lẫn kẻ ghét, cả người tôn trọng tự do tín ngưỡng lẫn người bức bách cấm cách, bắt bỏ tù, tra tấn, ngục hình chém giết dã man…Nếu không phải yêu người như Chúa dạy, hẳn là người Công Giáo đã nổi loạn lên rồi, thay vì âm thầm chấp nhận làm chứng cho Đức Tin vào sự sống lại và cầu nguyện cho người dám đưa chân đạp mũi nhọn biết đàng ăn ăn trở lại.

Nhìn lại Đạo Yêu Thương của những người Công Giáo Việt Nam đi trước chúng ta, là cha ông chúng ta, hẳn mỗi chúng ta phải đặt lại cách sống đúng với Tin Mừng như Chúa muốn, như cha ông ta đã nêu.

Đạo Yêu Thương bắt đầu nơi các gia đình: vì yêu Chúa, kính sợ lề luật của Thiên Chúa, cha mẹ sốt sắng thờ phượng Chúa qua các giờ kinh chung tối sáng, giờ cầu nguyện chung trong gia đình, nhắc nhớ nhau đời sống bí tích, đời sống giáo hội. Nhờ đó, kín múc ân sủng của Thiên Chúa mà trung thành với nhau trong tình yêu hôn nhân để làm gương sáng cho con bằng một tình yêu tận hiến. Gương sáng Đạo Yêu Thương của gia đình này sẽ là ngọn đèn soi cho gia đình kia, tạo nên một xóm làng sống Đạo Yêu Thương, không kể là lương hay giáo.

Đạo Yêu Thương từ gia đình đến Giáo Xứ. Uy tín của Chúa Giê-su mỗi ngày mỗi lớn lao, được mọi người tôn kính khi họ nhìn thấy cộng đoàn giáo xứ sống chan hòa yêu thương từ mục tử đến đoàn chiên, từ những người giúp việc giáo xứ đến những người nghèo khổ nhất. Không có gì đau khổ cho Chúa Giê-su bằng việc chính những người có Đạo Yêu Thương lại không yêu thương nhau, không đoàn kết với nhau, lại còn hơn thua nhau, ganh tị với nhau, tố cáo lẫn nhau, và tồi tệ hơn nữa là tranh giành nhau có chức có quyền hơn là tranh giành nhau mà phục vụ mọi người.

Đạo Yêu Thương của Cộng Đoàn Giáo Hội Địa Phương, cấp Giáo Phận, hẳn là bằng chứng hùng hồn nhất của Giáo Hội Chúa Ki-tô Toàn Cầu. Nếu các Giáo Xứ chân thành nêu gương đời sống yêu thương, hẳn là Giáo Hội Địa Phương của Chúa Giê-su đang có một sức mạnh thẩm thấu thế giới này, cho dẫu là thế giới của những kẻ không muốn tin vào Thiên Chúa. Sự Hiệp Nhất, Nên Một trong Chúa Ki-tô nguồn mạch Tình Yêu, nguồn mạch Sự Sống, không cho phép các Ki-tô Hữu, các cộng đoàn Giáo Xứ tách lìa nhau cách tự trị, nhưng ngược lại, luôn tương trợ nhau trong đời sống Đức Tin, Đức Cậy và Đức Mến. 

Dường như Ông Môi-sê cũng đang nói với các gia đình, các giáo xứ, các giáo phận, với tất cả chúng ta "Các ngươi hãy kính sợ Chúa là Thiên Chúa các ngươi, hãy tuân giữ mọi huấn lệnh và giới răn của Người mà tôi truyền dạy cho các ngươi, cho con cái cháu chắt các ngươi tuân giữ mọi ngày trong đời sống các ngươi, để các ngươi được sống lâu dài”. (x.Đnl 6, 2-6)

Và Chúa Giê-su đang nhắc lại:

"Giới răn trọng nhất chính là: Hỡi Israel, hãy nghe đây: Thiên Chúa, Chúa chúng ta, là Chúa duy nhất, và ngươi hãy yêu mến Thiên Chúa ngươi hết lòng, hết linh hồn, hết trí khôn và hết sức ngươi. Còn đây là giới răn thứ hai: Ngươi hãy yêu mến tha nhân như chính mình ngươi. Không có giới răn nào trọng hơn hai giới răn đó". (Mc 12, 29-31) 

Lạy Chúa Giê-su, xin cho chúng con biết sống Đạo Yêu Thương để dạy cho con cháu, hậu duệ bằng gương sống “Trước kính mến một Đức Chúa Trời trên hết mọi sự, sau lại yêu người như mình ta vậy. Amen”.

 

PM. Cao Huy Hoàng, 2-11-2012

Tác giả: PM. Cao Huy Hoàng

Nguyện xin THIÊN CHÚA chúc phúc và trả công bội hậu cho hết thảy những ai đang nỗ lực "chắp cánh" cho Quê hương và GHVN bay lên!