Trang Chủ Hòa Bình là kết quả của Công Lý và Tình Liên Đới (Is 32,17; Gc 3,18; Srs 39) - Peace As The Fruit Of Justice and Solidarity Quà tặng Tin Mừng
Lm. JB Nguyễn Minh Hùng
Bài Viết Của
Lm. JB Nguyễn Minh Hùng
ĐỪNG CÓ GÌ NGOÀI YÊU THƯƠNG (SUY NIỆM DÀNH CHO HÀNG LINH MỤC NHÂN LỄ CHÚA CHIÊN LÀNH)
LINH MỤC CŨNG LÀ "CON CHIÊN" (LỄ CHÚA CHIÊN LÀNH)
MUÔN ĐỜI THIÊN CHÚA XÓT THƯƠNG
NIỀM VUI VÀ ĐỨC TIN PHỤC SINH
VÔ CẢM ĐẾN TÀN BẠO (SUY NIỆM BÀI THƯƠNG KHÓ)
THÁNH GIÁ VÀ THÂN XÁC CỦA CON NGƯỜI ĐẸP NHẤT (SUY NIỆM TUẦN THÁNH)
“ĐƯỢC TÔN VINH” NGHĨA LÀ GÌ?
NGƯỜI TỬ TÙ MÃI MÃI KHÔNG CHẾT
“ĐỀN THỜ” THEO GIÁO HUẤN CỦA CHÚA GIÊSU (CHÚA NHẬT III MÙA CHAY NĂM B)
CÓ THẬP GIÁ, NHƯNG SẼ CÓ PHỤC SINH
SỐNG MÙA CHAY VỚI ƠN CHÚA THÁNH THẦN (CHÚA NHẬT I MÙA CHAY NĂM B)
CẢM TẠ CHÚA VÔ CÙNG (LỜI TẠ ƠN PHÚT GIAO THỪA)
LÀM GÌ ĐỂ LUÔN HY VỌNG?
THẦY THUỐC CỦA LINH HỒN
XIN LỖI...
SỐNG THẾ NÀO ĐỂ GỌI LÀ "CHẤT"?
VẪN THỜ CHÚA VÀ VẪN GIẾT CHÚA (LỄ HIỂN LINH 2023)
HƯỚNG TỚI NGÂN KHÁNH GIÁM MỤC ĐỨC CHA PHÊRÔ TRẦN ĐÌNH TỨ
BÀI HỌC NÀO CHO GIA ĐÌNH?
LẠY CHÚA CON ĐỒNG Ý... (LỄ ĐỨC MẸ LÀ MẸ THIÊN CHÚA)
XIN VÂNG VÀ NHỮNG DIỆU KỲ
BÀI HỌC TỪ ĐÓA HỒNG NHẬP THỂ (SUY NIỆM LỄ GIÁNG SINH)
ĐỂ CHÚA ĐẾN...
GIOAN TẨY GIẢ, NGÀI LÀ AI?
THÁI ĐỘ NÀO CHO VIỆC ĐÓN CHỜ CHÚA?
TỈNH THỨC LÀ GÌ?
VƯƠNG QUỐC TRƯỜNG CỬU CHO TÌNH YÊU (LỄ CHÚA KITÔ VUA VŨ TRỤ NĂM A)
SỨC MẠNH QUẬT KHỞI TRONG MỘT TINH THẦN BẤT BẠI
SỐNG KHÔN ĐỂ CHẾT THIÊNG
CHÚA "ĐẬP" MẠNH HÀNG LÃNH ĐẠO CỦA HỘI THÁNH
VỀ NHÀ CHA
CHO TÌNH YÊU LÊN NGÔI
TÔI ĐANG THUỘC VỀ "LIÊN MINH MA QUỶ"?
BÁC ÁI VÀ TRUYỀN GIÁO
LOẠI TRỪ THIÊN CHÚA VÀ LÝ DO
CHÚA MÃI KIÊN NHẪN ĐỢI CHỜ
TẤT CẢ CON LÀ CỦA MẸ
CHÚA YÊU CHỈ VÌ CHÚA MUỐN
AI CÓ QUYỀN THA THỨ? AI CẦN THA THỨ?
TÔN TRỌNG MỌI THỤ TẠO CỦA THIÊN CHÚA
NICÔĐÊMÔ

CHÚA NHẬT THỨ IV MÙA CHAY

Bài Tin Mừng hôm nay là trích đoạn cuộc đàm thoại giữa Chúa Giêsu và ông Nicôđêmô. Nhân dịp nhắc đến ông, ta thử tìm hiểu nhân vật này để thêm một lần rút tỉa cho mình bài học giúp ta theo sát Chúa Giêsu hơn, nhờ đó, nên môn đệ của Người hơn.

Nhưng Nicôđêmô là ai? Trước mặt toàn dân, ông là một người thuộc thành phần thiểu số lãnh đạo dân, là bậc thầy trong dân. Sau lưng những người đồng nghiệp, những người dân mà ông lãnh đạo, ông là “môn đệ trong bóng tối” (Ga 19,38) của Chúa Giêsu. Gọi Nicôđêmô là “môn đệ trong bóng tối” là vì theo nghĩa đen: Ông đã từng là “Người đến gặp Đức Giêsu ban đêm” (Ga 3,2; 7,50; 19,39). Đó cũng là biệt hiệu mà Tin Mừng thứ IV gán cho ông. Nghĩa bóng: Ông đã có cảm tình với Chúa, nhưng chưa dám công khai theo Chúa (chỉ sau khi Chúa thụ nạn, ông mới can đảm đứng ra chôn táng Chúa).

Vì là “bậc thầy trong dân” (Ga 3, 10 – chính Chúa Giêsu gọi ông như thế), ông là người trí thức, nhiều hiểu biết, có thế giá, được kính trọng. Và chắc chắn, ông là người hiểu biết Kinh Thánh, hiểu biết lề luật của Chúa. Là “bậc thầy”, là thành viên Thượng Hội đồng tối cao Dothái, nhiệm vụ rao giảng, hướng dẫn dân là việc làm thường xuyên của Nicôđêmô.

Trong Tin mừng theo thánh Gioan, Nicôđêmô xuất hiện đến ba lần. Lần thứ nhất:  Cuộc chuyện trò giữa Chúa và ông (mà nội dung Tin Mừng hôm nay là trích đoạn), được thánh Gioan diễn tả chi tiết nhất. Trong đó, Chúa dạy ông một giáo lý rất quang trọng: Thiên Chúa yêu ông, yêu con người trên thế gian này. Người yêu say mê, yêu tận cùng, yêu đến nỗi tự hiến mình nơi Người Con duy nhất của Người: “Thiên Chúa yêu thế gian đến nỗi đã ban Con Một, để ai tin vào Con của Người thì khỏi phải chết, nhưng được sống muôn đời” (Ga 3, 16). Nhưng thật đáng tiếc, cuộc chuyện trò đêm ấy hình như chỉ mới cho ông khái niệm nhẹ nhàng nào đó về Chúa, chứ chưa mang lại kết quả, bởi nhiều lý do: 1. Nicôđêmô chỉ mới có cảm tình với Chúa, chứ chưa yêu Chúa; 2. Nicôđêmô thuộc Thánh Kinh, hiểu biết lề luật, nhưng chưa thấm nhuần Thánh Kinh, chưa thấm nhuần lề luật, nên ông không thể nhận ra, Đấng mà ông đang đối thoại được chính Thánh Kinh, chính lề luật giới thiệu và hướng tới. 3. Nicôđêmô sợ mất lòng hàng lãnh đạo, sợ quyền lợi của ông bị đe dọa. Dù sao ông cũng đang là “bậc thầy”. Quyền đó to lắm, lợi đó lớn lắm, làm sao ông dám đem nó ra đánh cuộc! 4. Vì hiểu và giảng dạy Thánh Kinh, tất nhiên, Nicôđêmô cho rằng bản thân ông luôn có chân lý, luôn thấu đạt chân lý, ít ra là thấu đạt chân lý hơn nhiều người. Nhưng mỉa mai và nghịch lý làm sao, kẻ nắm chân lý Thánh Kinh, lại không biết chính Đấng là Chân Lý, Chúa Giêsu, Người đang nói chuyện với ông. Ai không nhận ra Chúa Giêsu, thì cũng không có chân lý đích thực.

Lần thứ hai, Nicôđêmô xuất hiện là khi các thủ lãnh tôn giáo Dothái quyết định giết Chúa Giêsu. Ông đã có nhiều cảm tình với Chúa, nhất là qua cuộc trò chuyện trong đêm, dù chưa dám công khai theo Chúa, ông được chuyển tải sức nóng tình yêu từ Chúa. Dù không hiểu hết những gì Chúa nói, từ trong thâm tâm, cuộc trò chuyện ấy khiến ông càng yêu mến, cảm phục vị Thầy chân chính, đầy lòng yêu mến Thiên Chúa, đã nói nhiều về Thiên Chúa mà ông, dù là “bậc thầy trong dân”, chưa từng cảm nhận như vậy. Bởi đó, với tư cách thành viên Hội đồng Dothái, Nicôđêmô phản đối quyết định giết Chúa của Hội đồng. Ông dùng chính sự thông luật để chống quyết định bất công:“Lề luật của chúng ta có cho phép kết án ai trước khi nghe người ấy và biết người ấy làm gì không ?" (Ga 7,51). Đến lúc này, Nicôđêmô đã mạnh dạn hơn, đã đứng về phía chân lý. Ông đã tự kết nạp mình thành người môn đệ âm thầm của Chúa, âm thầm sống và làm việc giữa những người chống Chúa, âm thầm bênh vực Chúa khi có thể. Ông đã chứng tỏ bản thân ông là người thiện tâm. Người thiện tâm dù ở đâu, thuộc cơ chế nào, hay phải nhập cuộc, thậm chí phải đồng phận với những kẻ giã tâm nhất, vẫn là người thiện tâm. Một khi đã là người thiện tâm, họ vẫn có thể là môn đệ của Thầy Giêsu.

Hình ảnh Nicôđêmô xuất hiện trong Tin Mừng ngày càng đẹp. So với hai lần trước, lần thứ ba ông xuất hiện trong tư thế đẹp nhất, và đẹp hơn rất nhiều người. Chính lúc Thầy rơi vào hoàn cảnh thương đau và tử nạn; lúc mà bất cứ ai, dù quyền thế cỡ như Tổng trấn Philatô, nếu dám đứng về phía Thầy đều có nguy cơ vạ lây; lúc mà các môn đệ trực tiếp và công khai của Thầy bỏ Thầy chạy trốn hết, thậm chí có người bán đứng Thầy, có người nhanh mồm nhanh miệng chối Thầy phăng phắc, thì chính lúc hiểm nguy ấy, Nicôđêmô và một người bạn khác là Giuse Arimathia dám công khai đứng ra cáng đáng một việc làm mà lịch sử muôn đời nhắc đến và ghi ơn: Các ông đã lo việc táng xác Chúa Giêsu. Nicôđêmô đến để tẩn liệm thi hài Chúa một cách sang trọng như tẩn liệm một vị vua.: “Ông mang theo chừng một trăm cân mộc dược trộn với trầm hương. Các ông lãnh thi hài Đức Giêsu, lấy băng vải tẩm thuốc thơm mà quấn, theo tục lệ chôn cất của người do thái” (Ga 19,39-40). Chính lúc Thầy tắt thở là lúc ông phát hiện mình đã yêu mến Thầy lắm, đã thuộc về đoàn môn đệ của Thầy tự lúc nào. Ông đã nhận ra thứ phiên tòa lố bịch, bẩn thỉu, đen tối của những kẻ có quyền. Ông không chỉ muốn bênh vực Thầy, mà còn muốn bênh vực tất cả những người thấp cổ bé miệng, những người  đau khổ cùng cực bởi những kẻ chà đạp công lý  tạo ra. Có lẽ lúc này ông đã hiểu lời Thầy: “Không ai có thể thấy Nước Thiên Chúa, nếu không được sinh lại bởi ơn trên” (Ga 3, 3), lời mà trước đây ông chưa hiểu. Bởi giờ đây, ông vừa được “sinh lại” trong tình yêu của Thầy. Chắc chắn ông đã thấm thía đến vô cùng chân lý: “Thiên Chúa yêu thế gian đến nỗi đã ban Con Một, để ai tin vào Con của Người thì khỏi phải chết, nhưng được sống muôn đời”. Ông là người thiện tâm. Lương tâm chân chính không cho phép ông thỏa hiệp với sự dữ. Bây giờ ông chấp nhận bị trả giá. Trả giá đến mức nào cũng được, miễn là ông có hạnh phúc, có bình an vì đã đứng ngoài thứ lương tâm bỉ ổi của những kẻ lãnh đạo.

Giữa cuộc đời hôm nay, quanh chúng ta, vẫn còn đó biết bao nhiêu bất công, biết bao nhiêu cảnh tượng những kẻ cầm quyền sử dụng quyền hành trong tay mình để gieo rắc không biết bao nhiêu đau khổ, gieo rắc không biết bao nhiêu sự bất bình an, gieo rắc không biết bao nhiêu những cảnh đời tan nát, đói nghèo, bất công…

Chúng ta đã chứng kiến quá nhiều những cảnh đời bị chà đạp, sự sống bị tước bỏ, giá trị làm người bị giẫm nát dưới gót giày của những kẻ lẽ ra phải cầm cân nảy mực, thì chính họ lại quay cán cân phục vụ quyền lợi bản thân một cách hết sức ít kỷ, vô liêm sỉ và độc ác, mặc cho bao nhiêu bàn tay vô tội đêm ngày giơ lên đòi quyền được sống, đòi quyền được bảo đảm an ninh. Nhưng những bàn tay giơ lên đến mỏi mệt, và ngày càng khẳng khiu đến tội nghiệp, lại chỉ chạm phải sự thinh lặng và làm ngơ một cách đáng thương.

Hỡi những kẻ nắm giữ quyền hành, đừng bất công nữa, đừng ức hiếp những người lành nữa, đừng để cho con mọt đục khoét có cơ hội sống sót nữa, để khắp nơi, mọi người vốn đã khổ, đã phải vật lộn với cuộc sống này đừng khổ thêm, đừng chảy thêm giọt nước mắt nào nữa. Hãy sống nhân từ! Đó là lời hiệu triệu mà bất cứ ai muốn có bình an, phải sống bằng được. 

Giữa lúc cuộc sống quanh mình còn đang có quá nhiều những rên xiết như thế, chúng ta lại được nhìn ngắm mẫu gương của ông Nicôđêmô. Từ sợ sệt, không dám công khai, đến cuối cùng, ông đã hành động như một người anh hùng không còn biết sợ, để bênh vực công lý và chân lý. Có ai trong giới quyền chức, có ai trong hàng ngũ của nhóm người lãnh đạo có được một chút lương tâm như lương tâm của Nicôđêmô? Họ hãy hành động, ít ra hãy làm một cái gì đó dù nhỏ nhất, để nếu không nhiều, thì chí ít cũng có thể trở thành một giọt nước mát rớt xuống giữa một bầu trời mênh mông ngập nắng? Sao tôi vẫn còn một chút lạc quan, sao lòng tôi vẫn còn một chút niềm tin rằng, giữa những con người tham lam, ham hố và bỉ ổi đến mức man rợ, vẫn còn đâu đó những kẻ biết ý thức và giữ gìn lương tâm? Nếu cuộc sống này còn những con người như thế, thì họ, nếu không phải chính là Nicôđêmô thời đại, ít nữa họ cũng sẽ là những người mang bóng dáng của Nicôđêmô? Không biết niềm tin của tôi về “những Nicôđêmô” như thế có là một niềm tin hảo huyền??

Lm. JB NGUYỄN MINH HÙNG

 

Tác giả: Lm. JB Nguyễn Minh Hùng

Nguyện xin THIÊN CHÚA chúc phúc và trả công bội hậu cho hết thảy những ai đang nỗ lực "chắp cánh" cho Quê hương và GHVN bay lên!