Trang Chủ Hòa Bình là kết quả của Công Lý và Tình Liên Đới (Is 32,17; Gc 3,18; Srs 39) - Peace As The Fruit Of Justice and Solidarity Quà tặng Tin Mừng
Lm. JB Nguyễn Minh Hùng
Bài Viết Của
Lm. JB Nguyễn Minh Hùng
ĐỪNG CÓ GÌ NGOÀI YÊU THƯƠNG (SUY NIỆM DÀNH CHO HÀNG LINH MỤC NHÂN LỄ CHÚA CHIÊN LÀNH)
LINH MỤC CŨNG LÀ "CON CHIÊN" (LỄ CHÚA CHIÊN LÀNH)
MUÔN ĐỜI THIÊN CHÚA XÓT THƯƠNG
NIỀM VUI VÀ ĐỨC TIN PHỤC SINH
VÔ CẢM ĐẾN TÀN BẠO (SUY NIỆM BÀI THƯƠNG KHÓ)
THÁNH GIÁ VÀ THÂN XÁC CỦA CON NGƯỜI ĐẸP NHẤT (SUY NIỆM TUẦN THÁNH)
“ĐƯỢC TÔN VINH” NGHĨA LÀ GÌ?
NGƯỜI TỬ TÙ MÃI MÃI KHÔNG CHẾT
“ĐỀN THỜ” THEO GIÁO HUẤN CỦA CHÚA GIÊSU (CHÚA NHẬT III MÙA CHAY NĂM B)
CÓ THẬP GIÁ, NHƯNG SẼ CÓ PHỤC SINH
SỐNG MÙA CHAY VỚI ƠN CHÚA THÁNH THẦN (CHÚA NHẬT I MÙA CHAY NĂM B)
CẢM TẠ CHÚA VÔ CÙNG (LỜI TẠ ƠN PHÚT GIAO THỪA)
LÀM GÌ ĐỂ LUÔN HY VỌNG?
THẦY THUỐC CỦA LINH HỒN
XIN LỖI...
SỐNG THẾ NÀO ĐỂ GỌI LÀ "CHẤT"?
VẪN THỜ CHÚA VÀ VẪN GIẾT CHÚA (LỄ HIỂN LINH 2023)
HƯỚNG TỚI NGÂN KHÁNH GIÁM MỤC ĐỨC CHA PHÊRÔ TRẦN ĐÌNH TỨ
BÀI HỌC NÀO CHO GIA ĐÌNH?
LẠY CHÚA CON ĐỒNG Ý... (LỄ ĐỨC MẸ LÀ MẸ THIÊN CHÚA)
XIN VÂNG VÀ NHỮNG DIỆU KỲ
BÀI HỌC TỪ ĐÓA HỒNG NHẬP THỂ (SUY NIỆM LỄ GIÁNG SINH)
ĐỂ CHÚA ĐẾN...
GIOAN TẨY GIẢ, NGÀI LÀ AI?
THÁI ĐỘ NÀO CHO VIỆC ĐÓN CHỜ CHÚA?
TỈNH THỨC LÀ GÌ?
VƯƠNG QUỐC TRƯỜNG CỬU CHO TÌNH YÊU (LỄ CHÚA KITÔ VUA VŨ TRỤ NĂM A)
SỨC MẠNH QUẬT KHỞI TRONG MỘT TINH THẦN BẤT BẠI
SỐNG KHÔN ĐỂ CHẾT THIÊNG
CHÚA "ĐẬP" MẠNH HÀNG LÃNH ĐẠO CỦA HỘI THÁNH
VỀ NHÀ CHA
CHO TÌNH YÊU LÊN NGÔI
TÔI ĐANG THUỘC VỀ "LIÊN MINH MA QUỶ"?
BÁC ÁI VÀ TRUYỀN GIÁO
LOẠI TRỪ THIÊN CHÚA VÀ LÝ DO
CHÚA MÃI KIÊN NHẪN ĐỢI CHỜ
TẤT CẢ CON LÀ CỦA MẸ
CHÚA YÊU CHỈ VÌ CHÚA MUỐN
AI CÓ QUYỀN THA THỨ? AI CẦN THA THỨ?
TÔN TRỌNG MỌI THỤ TẠO CỦA THIÊN CHÚA
ƠN CHÚA TRONG BI KỊCH

LỄ CHÚA THÁNH THẦN HIỆN XUỐNG 2010

Bi kịch là bất ổn, hoang mang, âu lo, tai nạn, hận thù, bất công, bạo quyền… xảy ra giữa đời sống thế giới, giữa đời sống tập thể, giữa đời sống Giáo Hội và cá nhân mỗi người. Bi kịch hình như ngày càng nhiều, ngày càng đe dọa và lan rộng.

Dạo thánh 5.2006, dịp viếng thăm Balan, Đức Bênêđictô XVI đã đến tưởng niệm những nạn nhân của phát xít Đức tại trại tập trung Auschwitz, nơi đã diễn ra vô vàn cảnh giết người dã man nhất trong Thế Chiến thứ II. Tại đây, sau khoảnh khắc thinh lặng tưởng nhớ, với giọng nghẹn ngào nhưng quả quyết, Đức Giáo hoàng phát biểu: “Gần như không thể nào lên tiếng tại nơi kinh khiếp này, một nơi mà tội phạm đối với Thiên Chúa và với con người vượt qua mọi bạo tàn khác trong lịch sử - và đặc biệt là khó khăn và đau đớn cho một Kitô hữu, một giáo hoàng đến từ nước Đức…

Tại một nơi như thế này, ta không thể tìm lời nào để nói. Chỉ biết có im lặng, một sự im lặng sững sờ, một sự im lặng để nghe tiếng nói bên trong kêu lên cùng Thiên Chúa: Tại sao Chúa không lên tiếng? Vì sao Chúa có thể chịu được những điều như vậy?...

Chúng ta không thể hiểu được mầu nhiệm của Thiên Chúa. Chúng ta chỉ thấy được vài mảng và hẳn là mình sẽ sai lầm nếu chúng ta muốn phê phán Thiên Chúa và lịch sử…

Nhưng tiếng kêu lên với Chúa đồng thời phải là tiếng kêu đi sâu vào con tim của chính mình, hầu đánh thức sự hiện diện ẩn kín của Thiên Chúa, hầu cho sức mạnh mà Người đặt trong con tim chúng ta không bị che khuất và bóp nghẹt do bùn nhơ của ích kỷ, của sợ hãi loài người, của tinh thần dửng dưng và não trạng thời cơ…

Chúng ta kêu lên với Chúa, hầu cho Người thôi thúc nhân loại thống hối, và nhận ra rằng bạo lực không thể nào đem đến hòa bình mà chỉ gia tăng bạo lực thôi. Đó là một guồng máy phá hủy, mà cuối cùng tất cả chúng ta cũng chỉ là những ngượi bại trận…”. Bi kịch tàn sát và diệt chủng hằn sâu trong ký ức và trong trái tim nhân loại, không thể nào quên. Bi kịch ấy do tội ác của lòng người gây nên, như một thảm trạng chua xót: Người với người loại trừ nhau.

Lời Đức Thánh Cha trong một ngày của tháng 5. 2006 còn chưa phai trong tâm trí tôi, thì tháng năm này (2010), nhiều bi kịch lại xảy ra không phải nơi đâu xa lạ, lại xảy ra ngay trên đất nước tôi, trong Hội Thánh Việt Nam bé nhỏ của tôi. Đó là bi kịch xảy ra trong đám tang của một giáo dân thuộc giáo phận Đà Nẵng. Một người đã chết lại trở thành đối tượng của tranh chấp. Thật buồn. Thật xót.

Các trang mạng Công giáo tường thuật lễ ra mắt Tổng Giám mục Phó của Đức tân Tổng Giám mục Phêrô Nguyễn Văn Nhơn tại Hà Nội với những bi hài lẫn lộn. Nhân vật chính, người được đón tiếp lẽ ra là Đức Tổng Phêrô, lại trở thành người lặng lẽ, hình như trên khuôn mặt Ngài đầy u tư và lồ lộ một nỗi buồn mênh mang. Còn Đức Tổng Giuse Ngô Quang Kiệt, đương kim Tổng Giám mục Hà Nội lúc đó, lẽ ra là người chủ động trong lễ đón tiếp, chủ động lôi kéo mọi người hướng về nhân vật chính của buổi lễ, cũng không kém trăn trở, ngại ngùng. Bởi mọi người hiện diện đang đón chào mình, chứ không phải đón tiếp nhân vật chính (Vietcatholic.net).

Bi kịch tiếp diễn ra khi Đức Tổng Phêrô Nhơn thay thế Đức Tổng Giuse Kiệt lãnh đạo giáo phận Hà Nội.

Mãi đến hôm nay, bi kịch như leo thang. Lòng giáo dân Hà Nội vẫn chưa sẵn sàng chấp nhận thực tế. Họ tiếc nuối một con người không còn thuộc về họ (theo nghĩa thể lý), lại không sẵn sàng đón nhận một con người đang hiện diện giữa họ, nhà lãnh đạo tinh thần của họ.

Bi kịch lại tiếp tục nổ mạnh khi Đức Tổng Giuse rời bỏ quê hương, còn Đức Tổng Phêrô như đang bị động, đang lúng túng không biết phải bắt đầu sự lãnh đạo của mình ra sao giữa cảnh trớ trêu, nghịch lý này.

Vì đâu nên nỗi? Bi kịch này là hậu quả của hơn hai năm bất ổn liên tục xảy ra cho Hội Thánh Việt Nam, cho giáo phận Hà Nội, mà không được giải quyết. Đến khi giải quyết, lại không hợp lòng một phần lớn con người.

Bi kịch ấy đã được Đức Cha Giuse Nguyễn Chí Linh, Giám mục giáo phận Thanh Hoá, Phó Chủ tịch Hội đồng Giám mục Việt Nam nhẹ nhàn phản ánh trong nội dung bài phát biểu chúc mừng đức tân Tổng Giám mục: “Không thể phủ nhận được rằng việc bổ nhiệm này đã gây ra một số tranh cãi trong những ngày vừa qua. Có người bi quan cho đó là sai lầm của Toà Thánh Vatican, là dấu hiệu của một Hội đồng Giám mục Việt Nam đang bị phân hoá, bị khuynh loát, thậm chí là một trang sử buồn cho Giáo Hội Việt Nam và cách riêng, cho Tổng giáo phận Hà Nội”.

Sau khi lướt qua những khó khăn như trên, Đức Cha Phó Chủ tịch đưa ra lời kêu gọi đi tìm những điểm tích cực để hiệp nhất nhau. Chúng ta vẫn thấy lời kêu gọi ấy phản phất một nét buồn của bi kịch. Sao lại phải đi tìm điểm tích cực? Sao phải kêu gọi hiệp nhất? Cái mà lẽ ra là chính ơn gọi của Hội Thánh, Hội Thánh phải thể hiện, mỗi Kitô hữu phải xây dựng, thì lại phải đi tìm, phải kêu gọi mới có thể có?

Rồi đây, những bi kịch cũng theo nhau vào quá khứ. Không đến mức đắng cay và nghiệt ngã như câu chuyện Đức Bênêđictô XVI nhắc lại tháng 5.2006, nhưng cũng là một tổn thương, một bài học đáng giá để lại cho dâng tộc, cho Hội Thánh của quê hương này. Vết khắc lịch sử hôm nay, chắc cũng sẽ khó quên…

Bi kịch dù có lớn, có mạnh đến đâu, ta vẫn tìm thấy câu trả lời nơi ánh sáng Lời Chúa. Bài Tin Mừng ngay trong lễ Chúa Thánh Thần hiện xuống đã là câu trả lời. Giữa lúc thương đau nhất, giữa lúc mất bình an nhất, giữa lúc lòng các tông đồ rối bời vì người ta mới giết chết Thầy hai ngày trước, rồi sáng nay các phụ nữ lại phát hiện Thầy đã mất xác, lại còn đồn đại Thầy phục sinh, Chúa lại ngự đến trao ban Chúa Thánh Thần. Giữa lúc các ông sợ hãi và hoang mang đến độ, dù ở trong nhà cả tập thể với nhau, vẫn đóng kín cửa “vì sợ người Dothái”, thì cùng với hành động trao ban Thánh Thần, Chúa sai các ông ra đi, dạy các ông thực hành ơn tha thứ của Chúa. Bi kịch của các tông đồ năm xưa đã được Chúa giải quyết bằng giải pháp Chúa Thánh Thần.

Nhìn vào những bi kịch hôm nay, dù cá nhân hay tập thể, dù trong Hội Thánh hay ngoài xã hội, dù lỗi của thế gian hay của mỗi Kitô hữu, ta thấy mình không có khả năng giải quyết. Nếu tự mình giải quyết, có khi còn đào sâu thêm bi kịch. Hãy để Chúa Thánh Thần làm việc. Việc cấp thời mà ta có thể làm được là cầu nguyện. Trong sợ hãi, trong lo âu, các môn đệ họp nhau cầu nguyện và Chúa Thánh Thần được ban đến. Cả Hội Thánh cùng chung lòng, chung tình yêu mà cầu nguyện, ơn Chúa Thánh Thần sẽ mạnh mẽ, làm bừng dậy men Tin Mừng, đem lại an ủi, đập tan mọi âm mưu đen tối (nếu có), trả lại bầu trời quang đãng cho tình yêu, hiệp nhất và lòng tha thứ lên ngôi. Ta hãy tin, tin thật mãnh liệt vào Chúa Thánh Thần. Ta hãy cậy trông, cậy trông vững vàng vào Thánh Thần của Đấng Phục Sinh ban cho ta. Giữa những bất ổn, nhìn lên Chúa, ta an lòng. Giữa những bi kịch, phó dâng cho Chúa, như các tông đồ xưa, ta vượt thoát sợ hãi. Giữa những thương đau, xem ra mất quá nhiều đối với các Kitô hữu nhiệt thành, đặt mình trong tay Chúa, ta thấy ơn Chúa bù đắp, dù cách bù đắp của Người không theo suy nghĩ, không theo mong muốn của ta. Giữa những điều tưởng như bị ai đó nhẫn tâm cướp mất, ngã nhào vào vòng tay Chúa, ta nhận ra Chúa hoàn trả cho ta bằng chính tình yêu của Người. Giữa những khó hiểu của mầu nhiệm ẩn sâu trong bi kịch, hướng về Chúa, ta thấy mình mọn hèn mà tự đấm ngực hơn là trách móc hoàn cảnh, trách móc người đã gây nên bi kịch…

Bởi Chúa Thánh Thần là sức mạnh cho bất cứ ai muốn sống theo Tin Mừng Chúa Kitô, để làm chứng cho yêu thương và hiệp nhất, vì thế, khi ta chiều theo những lối sống, lối suy nghĩ đi ngược những gì mà Tin Mừng đòi hỏi như: chia rẽ, nghi kỵ, bè phái, giận ghét, thiếu vâng phục bề trên, thiếu tông trọng anh em… là dấu chỉ chúng ta thiếu vắng ơn Chúa Thánh Thần. Nếu không có ơn Chúa, không đủ điều kiện để lãnh nhận ơn Chúa,  ta có làm gì, hay làm được việc lớn đến đâu, cũng không bao giờ đẹp lòng Chúa.

Hãy tin vào Chúa. Hãy để Chúa Thánh Thần biến đổi bộ mặt trái đất, biến đổi lòng người. Hãy để Chúa Thánh Thần làm cho bi kịch nên niềm vui ơn cứu độ.

Lm. JB NGUYỄN MINH HÙNG

Tác giả: Lm. JB Nguyễn Minh Hùng

Nguyện xin THIÊN CHÚA chúc phúc và trả công bội hậu cho hết thảy những ai đang nỗ lực "chắp cánh" cho Quê hương và GHVN bay lên!