Trang Chủ Hòa Bình là kết quả của Công Lý và Tình Liên Đới (Is 32,17; Gc 3,18; Srs 39) - Peace As The Fruit Of Justice and Solidarity Quà tặng Tin Mừng
Lm. JB Nguyễn Minh Hùng
Bài Viết Của
Lm. JB Nguyễn Minh Hùng
VUA GIỮA NHỮNG CUỒNG NỘ
GIÁ TRỊ SỰ SỐNG (LỄ CÁC THÁNH TỬ ĐẠO VIỆT NAM 2024)
CÁI GÌ LÀ THƯỚC ĐO DÍCH THỰC?
ĐƯỢC YÊU ĐÃ LÀ HẠNH PHÚC NHƯNG YÊU LẠI CÀNG HẠNH PHÚC
ĐI VỀ VĨNH CỬU (LỄ CÁC THÁNH NAM NỮ)
ĐI VỀ VĨNH CỬU (LỄ CÁC THÁNH NAM NỮ)
NIỀM TIN – ĐỨC TIN
CÁC LINH MỤC PHẢI MANG Ý THỨC TRUYỀN GIÁO
NHỮNG ÁNH NHÌN CỦA CHÚA GIÊSU
HÃY TRÁNH XA DỊP TỘI
THÁNH THỂ - SỰ CAO CẢ CỦA MỘT TÌNH YÊU
ĐỨC MẸ CHIẾN THẮNG (LỄ ĐỨC MẸ HỒN XÁC LÊN TRỜI)
CỦA ĂN ĐƯỜNG
THỜ CHÚA VÌ CÁI GÌ?
TẶNG PHẨM TRONG TAY CHÚA
TRONG CHÚA CHÚNG TA MẠNH MẼ (LỄ MÌNH MÁU CHÚA KITÔ)
NGANG QUA THÁNH GIÁ, THIÊN CHÚA HIẾN MÌNH (LỄ CHÚA BA NGÔI)
BÌNH AN TRONG TÂM HỒN
SỨ MẠNG MÃI Ở LẠI... (LỄ THĂNG THIÊN NĂM B)
CÓ MỘT DÒNG SÔNG YÊU THƯƠNG (CHÚA NHẬT VI PHỤC SINH NĂM B)
LÀM SAO ĐỂ CÀNH NHO SINH TRÁI? (CHÚA NHẬT V PHỤC SINH)
ĐỪNG CÓ GÌ NGOÀI YÊU THƯƠNG (SUY NIỆM DÀNH CHO HÀNG LINH MỤC NHÂN LỄ CHÚA CHIÊN LÀNH)
LINH MỤC CŨNG LÀ "CON CHIÊN" (LỄ CHÚA CHIÊN LÀNH)
MUÔN ĐỜI THIÊN CHÚA XÓT THƯƠNG
NIỀM VUI VÀ ĐỨC TIN PHỤC SINH
VÔ CẢM ĐẾN TÀN BẠO (SUY NIỆM BÀI THƯƠNG KHÓ)
THÁNH GIÁ VÀ THÂN XÁC CỦA CON NGƯỜI ĐẸP NHẤT (SUY NIỆM TUẦN THÁNH)
“ĐƯỢC TÔN VINH” NGHĨA LÀ GÌ?
NGƯỜI TỬ TÙ MÃI MÃI KHÔNG CHẾT
“ĐỀN THỜ” THEO GIÁO HUẤN CỦA CHÚA GIÊSU (CHÚA NHẬT III MÙA CHAY NĂM B)
CÓ THẬP GIÁ, NHƯNG SẼ CÓ PHỤC SINH
SỐNG MÙA CHAY VỚI ƠN CHÚA THÁNH THẦN (CHÚA NHẬT I MÙA CHAY NĂM B)
CẢM TẠ CHÚA VÔ CÙNG (LỜI TẠ ƠN PHÚT GIAO THỪA)
LÀM GÌ ĐỂ LUÔN HY VỌNG?
THẦY THUỐC CỦA LINH HỒN
XIN LỖI...
SỐNG THẾ NÀO ĐỂ GỌI LÀ "CHẤT"?
VẪN THỜ CHÚA VÀ VẪN GIẾT CHÚA (LỄ HIỂN LINH 2023)
HƯỚNG TỚI NGÂN KHÁNH GIÁM MỤC ĐỨC CHA PHÊRÔ TRẦN ĐÌNH TỨ
BÀI HỌC NÀO CHO GIA ĐÌNH?
NHIỀU CHỌN LỰA, NHƯNG CHỌN LỰA NÀO?


CHÚA NHẬT XII THƯỜNG NIÊN NĂM A

Lời Chúa dạy "Đừng sợ những kẻ chỉ giết được thân xác mà không giết được linh hồn", trở thành lời an ủi, động viên niềm tin, niềm hy vọng của ta vào chính Chúa. Bởi Chúa là chính Thiên Chúa, đến trần gian cứu chuộc và loan báo cho mọi người biết bản thân Người là Đấng Cứu Thế mà Thiên Chúa hứa ban.

Vì thế, chúng ta cần ý thức: Uy danh của Chúa lớn lao là vậy, mà loài người còn không tha, nhưng đã lên án tử cho Người, thì huống hồ loài người với nhau. Họ dễ dàng ra tay tàn sát nhau. Những cuộc giết hại nhau tập thể hoặc cá nhân không còn hiếm hoi, không còn lạ thường giữa trần đời này.

Xưa khi giết Chúa Giêsu, người Do thái nghĩ, họ đã khử trừ thứ tôn giáo mới. Và do cái chết thê thảm đó, các môn đệ sẽ thoái chí, buộc lòng phải giải tán.

Nhưng họ lầm. Họ lầm vì họ không biết rằng, họ chỉ có thể giết được thân xác của Giêsu, chứ không giết được linh hồn Người. Họ lầm vì họ chỉ có thể giết được thân xác Giêsu, nhưng chính Thiên Chúa nơi con người Giêsu ấy, làm sao giết được! Họ lầm vì họ không ngờ rằng, cái thân xác mà họ treo trên cây thập giá đó đã sống lại chỉ trong một thời gian ngắn: trên dưới 40 tiếng đồng hồ.

Bởi loài người không thể giết Thiên Chúa, nên Kitô giáo vẫn tồn tại, đạo Chúa vẫn không ngừng phát triển.

Trải qua lịch sử, những cái chết, sự hy sinh, sự phấn đấu cho lý tưởng của những vị thánh luôn là bài học lớn cho chúng ta. Tiên tri Giêrêmia mà phụng vụ Lời Chúa nhắc đến trong bài đọc I là một trong rất nhiều tấm gương cụ thể ấy.

Tiên tri là người bất khuất, không biết sợ hãi, miễn là lệnh truyền của Chúa được công bố, tình thương của Chúa được vinh danh, đời sống toàn dân được cảnh báo, dù là những cảnh báo thảm khốc, gây rúng động khiến mọi người thù ghét.

Tiên tri Giêrêmia thi hành sứ mạng cuối thế kỷ VII đầu thế kỷ VI (tCn), đó là thời bi thảm: đế quốc Babylon tiêu diệt vương quốc Giuđa (598-587 tCn).

Nhưng trước khi mọi hiểm họa xảy ra, tiên tri hết sức kêu gào đòi mọi thành phần trong vương quốc ăn năn tội, quay về với Chúa, phải từ bỏ ngẫu tượng... để thoát mọi trận đòn Chúa giáng trên dân tộc. Nhưng lời ông chẳng ai quan tâm.

Khi tai họa thật sự xảy ra, các trí thức và ưu tú bị buộc lưu đày, ông nói lên niềm an ủi và tình thương mà Chúa vẫn tiếp tục dành cho dân - rằng, lưu đày không những sẽ chỉ thoáng chốc, mà còn là thử thách có lợi, phong phú về tinh thần, sẽ khiến dân khi mất tất cả sẽ tin vào Chúa, sẽ quay về với Chúa - lại bị cho là kẻ chủ bại, bắt tay với ngoại xâm, nội gián để phá nền móng dân tộc và quốc gia...

Khi tiên báo những tàn phá mới ghê gớm hơn: kẻ thù sẽ bình địa Giêrusalem, Đền Thờ bị xúc phạm và bị phá hủy không thương tiếc, tiên tri lại bị vua Giêhôgiakim (lãnh đạo Giuđa) giận dữ, xé sấm ngôn ném vào lửa.

Có lần tiên tri đập vỡ bình gốm, cảnh báo Giêrusalem sẽ tan nát như chiếc bình, ông lại trở nên trò cười cho mọi người. Lần khác, trong Đền Thờ, ông công bố những tàn phá mà ngoại xâm sẽ xúc phạm và dành cho Đền Thờ, người ta bắt, đánh đòn, xích ông lại. Họ còn muốn giết tiên tri khi ném ông xuống một giếng cạn.

Đám đông bất mãn với tiên tri. Họ cho rằng, ông chỉ là kẻ trù ẻo và loan báo tai họa. Họ nói về ông: "Kìa lão 'Tứ phía kinh hoàng'! Hãy tố cáo, hãy tố cáo nó đi". Gia đình, bạn bè, đồng hương của ông đều âm mưu hãm hại ông.

Tiên tri Giêrêmia là tấm gương cho chúng ta về sự can đảm làm chứng cho Thiên Chúa, rao giảng điều công chính, sống chết cho niềm xác tín mà mình rao giảng. Đó là cách để thể hiện mạnh mẽ hai tiếng "đừng sợ" mà chúng ta lãnh nhận từ Chúa Kitô.

Cái "đừng sợ" của chúng ta hôm nay đó là ý thức đức tin từ những việc làm hết sức nhỏ nhặt hằng ngày. Ví dụ làm dấu thánh giá trang nghiêm. Thử hỏi để mọi người suy nghĩ: mỗi khi vào tiệm ăn, mình có dám tuyên xưng đức tin bằng dấu thánh giá trước khi bưng một tô phở hay cầm một dĩa cơm không?

Những việc xem ra nhỏ nhặt, lại là hành động tuyên xưng đức tin quí giá!

Tại sao có những việc lớn lao ta lại làm được, còn những việc rất nhỏ bé như thế lại không thể được? Bao hàm trong cái không thể đó, là sự sợ hãi: sợ người khác thấy, sợ người khác biết mình có đạo, sợ bị chê cười… Những cái sợ không đáng sợ lại là thực tế của người Công giáo.

Ví dụ về dấu Thánh giá chỉ là một ví dụ đại diện cho biết bao nhiêu lời nói, việc làm, suy tư, hình thức biểu lộ đức tin của từng người Công giáo.

Hãy chọn đức tin làm lẽ sống và chọn Chúa Kitô làm gia nghiệp đời mình.

Bởi chọn lựa ấy là chọn lựa quan trọng và cần thiết.

Vì giữa bao nhiêu cạm bẫy và cám dỗ, ta dễ mất phương hướng, nghi nan, chao đảo, có khi mất cả đức tin, nếu không chọn lựa dứt khoát đứng về phía đức tin, về phía Chúa Kitô.

Chọn Chúa chẳng những để bảo vệ mình khỏi ngã nhào mà còn đứng vững trong đức tin của mình.


Lm JB NGUYỄN MINH HÙNG

 

 

Tác giả: Lm. JB Nguyễn Minh Hùng

Nguyện xin THIÊN CHÚA chúc phúc và trả công bội hậu cho hết thảy những ai đang nỗ lực "chắp cánh" cho Quê hương và GHVN bay lên!