Trang Chủ Hòa Bình là kết quả của Công Lý và Tình Liên Đới (Is 32,17; Gc 3,18; Srs 39) - Peace As The Fruit Of Justice and Solidarity Quà tặng Tin Mừng
Lm. JB Nguyễn Minh Hùng
Bài Viết Của
Lm. JB Nguyễn Minh Hùng
ĐỪNG CÓ GÌ NGOÀI YÊU THƯƠNG (SUY NIỆM DÀNH CHO HÀNG LINH MỤC NHÂN LỄ CHÚA CHIÊN LÀNH)
LINH MỤC CŨNG LÀ "CON CHIÊN" (LỄ CHÚA CHIÊN LÀNH)
MUÔN ĐỜI THIÊN CHÚA XÓT THƯƠNG
NIỀM VUI VÀ ĐỨC TIN PHỤC SINH
VÔ CẢM ĐẾN TÀN BẠO (SUY NIỆM BÀI THƯƠNG KHÓ)
THÁNH GIÁ VÀ THÂN XÁC CỦA CON NGƯỜI ĐẸP NHẤT (SUY NIỆM TUẦN THÁNH)
“ĐƯỢC TÔN VINH” NGHĨA LÀ GÌ?
NGƯỜI TỬ TÙ MÃI MÃI KHÔNG CHẾT
“ĐỀN THỜ” THEO GIÁO HUẤN CỦA CHÚA GIÊSU (CHÚA NHẬT III MÙA CHAY NĂM B)
CÓ THẬP GIÁ, NHƯNG SẼ CÓ PHỤC SINH
SỐNG MÙA CHAY VỚI ƠN CHÚA THÁNH THẦN (CHÚA NHẬT I MÙA CHAY NĂM B)
CẢM TẠ CHÚA VÔ CÙNG (LỜI TẠ ƠN PHÚT GIAO THỪA)
LÀM GÌ ĐỂ LUÔN HY VỌNG?
THẦY THUỐC CỦA LINH HỒN
XIN LỖI...
SỐNG THẾ NÀO ĐỂ GỌI LÀ "CHẤT"?
VẪN THỜ CHÚA VÀ VẪN GIẾT CHÚA (LỄ HIỂN LINH 2023)
HƯỚNG TỚI NGÂN KHÁNH GIÁM MỤC ĐỨC CHA PHÊRÔ TRẦN ĐÌNH TỨ
BÀI HỌC NÀO CHO GIA ĐÌNH?
LẠY CHÚA CON ĐỒNG Ý... (LỄ ĐỨC MẸ LÀ MẸ THIÊN CHÚA)
XIN VÂNG VÀ NHỮNG DIỆU KỲ
BÀI HỌC TỪ ĐÓA HỒNG NHẬP THỂ (SUY NIỆM LỄ GIÁNG SINH)
ĐỂ CHÚA ĐẾN...
GIOAN TẨY GIẢ, NGÀI LÀ AI?
THÁI ĐỘ NÀO CHO VIỆC ĐÓN CHỜ CHÚA?
TỈNH THỨC LÀ GÌ?
VƯƠNG QUỐC TRƯỜNG CỬU CHO TÌNH YÊU (LỄ CHÚA KITÔ VUA VŨ TRỤ NĂM A)
SỨC MẠNH QUẬT KHỞI TRONG MỘT TINH THẦN BẤT BẠI
SỐNG KHÔN ĐỂ CHẾT THIÊNG
CHÚA "ĐẬP" MẠNH HÀNG LÃNH ĐẠO CỦA HỘI THÁNH
VỀ NHÀ CHA
CHO TÌNH YÊU LÊN NGÔI
TÔI ĐANG THUỘC VỀ "LIÊN MINH MA QUỶ"?
BÁC ÁI VÀ TRUYỀN GIÁO
LOẠI TRỪ THIÊN CHÚA VÀ LÝ DO
CHÚA MÃI KIÊN NHẪN ĐỢI CHỜ
TẤT CẢ CON LÀ CỦA MẸ
CHÚA YÊU CHỈ VÌ CHÚA MUỐN
AI CÓ QUYỀN THA THỨ? AI CẦN THA THỨ?
TÔN TRỌNG MỌI THỤ TẠO CỦA THIÊN CHÚA
NHIỆM MẦU CỦA MỘT HIỆN DIỆN


CHÚA NHẬT THỨ IV MÙA VỌNG NĂM A

Thiên Chúa tình yêu chưa bao giờ buông xuôi lòng trung thành và không ngừng hiện diện giữa dân Người. Đó không chỉ là đề tài xuyên suốt lịch sử cứu độ, quan trọng hơn, đó còn là sự thật làm thành dòng chảy không bao giờ ngơi nghỉ trên mỗi cá nhân con người suốt dọc dài thời gian.

Ngay trong hoàn cảnh bi đát nhất, thương đau nhất của lịch sử, sự thật về tình thương yêu ấy vẫn ngời sáng, sưởi ấm niềm hy vọng của đoàn dân Thiên Chúa, của từng người một.

Không phải chỉ hôm nay, sau khi mọi biến cố trên dòng lịch sử cứu độ đã nắn đúc bao nhiêu kinh nghiệm quý báu cho đức tin, ta mới thốt lên như thế. Nhưng ngay trong chính các biến cố đang xảy ra, dân Chúa đã từng thấm thía bài học đức tin này: Thiên Chúa luôn trung thành yêu thương, không bao giờ ngừng hiện diện giữa dân Ngài chọn.

Nhất là các cuộc lưu đày viễn xứ, càng cho thấy tình yêu ấy quá diệu vợi. Vì quên giao ước, ngụp lặn trong tội, hết miền bắc, rối đến miền nam lưu đày, hết đế quốc Assyri giày vò đến Babylon xâu xé, đã làm toàn dân rã rời, thổn thức, thương đau.

Nhất là sự tàn phá miền nam bởi bàn tay Babylon là cuộc bình địa thảm khốc: Đền thờ và hòm bia giao ước, bảo vật quý giá vô cùng, là hình ảnh của Thiên Chúa ở giữa dân Người, cùng lúc bị phá hủy, mọi lễ nghi tôn giáo bị giết chết, các tư tế bị tê liệt vì không còn tế lễ, các tầng lớp giàu sang, trí thức bị lưu đày. Ở lại chính quốc chỉ là đám dân nghèo khổ, hèn hạ, đói rét. Sêđêkia, vua đương kim, dòng dõi của Đavid, lẽ ra phải huy hoàng muôn thuở, bị hành hạ nhục nhã, bị đâm mù mắt, và biệt xứ. Cuộc lưu đày lần này còn lớn hơn các lần lưu đày của Cựu ước. Dân Thiên Chúa tuyển chọn không còn tổ quốc, tôn giáo cũng cáo chung.

Đây là thử thách quá sức chịu đựng. Đức tin bắt đầu nảy sinh những vấn đề bất lợi. Trong chiến tranh, các quốc gia đều cậy dựa vào thần linh. Vì thế, thắng hay bại đều do thần của mình thắng hay bại.

Bởi đó, hai cuộc lưu đày của cả hai miền dường như phủ nhận mọi lời Chúa hứa. Đau đớn hơn, Thiên Chúa của họ thất bại. Người ở đâu khi để dân tộc bị tước đoạt tất cả, ngay danh dự của những kẻ cùng làm người, điều căn bản nhất của con người cũng không còn? Nhục nhã hơn, khi bị lưu đày không phải thành phần thấp kém, nhưng là những người uy thế, trí thức, giàu sang.

Quyền năng Thiên Chúa ở đâu, sao để dân phải sống một đời lầm than, tủi nhục, nghèo khổ? Có Chúa chăng, sao lại để đền thờ, hòm bia giao ước, tượng trưng sự hiện diện của Chúa, bị phá hủy không thương tiếc?

Ích lợi gì lời hứa về một vị vua thuộc dòng Đavid, bởi trong số họ, trừ một vài người, hầu như tất cả đều bất tài, thất đức, tội lỗi đầy tràn? Thực tế phủ phàn đã làm nhiều người mất đức tin. Tệ hơn, nhiều người quay sang thờ các thần linh của đế quốc.

Nhưng khi tỉnh táo nhìn lại, lưu đày lại mang niềm hy vọng. Trong cảnh lầm than của thân phận đày ải, dân thấm thía lời tiên tri cảnh báo hậu quả của tội, điều mà họ từng cho là đinh tai nhức óc, lại chính là lời yêu thương, vỗ về.

Họ ân hận vì bỏ ngoài tai những gì Thiên Chúa đã dùng để chứng minh tình thương, sự hiện diện của Ngài. Họ ân hận vì đã giết các tiên tri, những người cứu sống họ nếu biết vâng nghe lời các ngài. Bây giờ họ mới quý các sách luật, quý sứ điệp của các tiên tri. Họ thu tập thành sách, để giữa cảnh lưu đày, không đền thờ, không tư tế, họ biết tự mình gìn giữ đức tin bằng cách học tập, nghiên cứu, tập họp quanh nhau giải thích và truyền cho nhau những gì đã hấp thụ từ cha ông. Họ nhận ra một chân lý không nhỏ chút nào: Trong thử thách, Thiên Chúa vẫn hiện diện giáo dục họ.

Chính trong nỗi đau tù đày, khi sống cùng dân ngoại, Israel nhận ra ơn cứu độ phổ quát. Chúa không chỉ là Thiên Chúa của Israel, nhưng còn là của mọi dân. Từ đó ơn cứu độ lóe lên. Ơn cứu độ đã được loan báo từ ngàn xưa, điều mà hôm nay Hội Thánh cho chúng ta suy niệm trong bài đọc I:

"Chính Chúa sẽ cho các ngươi một dấu, này đây một trinh nữ sẽ thụ thai, hạ sinh một con trai và tên con trẻ là Emmanuel, Nghĩa là Thiên Chúa ở cùng chúng ta" (Is 7, 14).

Hy vọng về lời hứa cứu độ, một lần nữa lại được công bố, không phải tại quê nhà nhưng từ đám dân bị đày ở Babylon.

Chính trong cảnh tha hương, dân được thanh luyện đức tin. Chỉ những ai, những nơi lòng tin đã được thanh luyện, biết nhận ra lỗi, biết tìm đến Chúa, những con người ở nơi ấy mới xứng đáng đón nhận niềm vui ơn cứu độ.

Lời Chúa qua miệng các tiên tri, nhất là trong những lần ly táng, Chúa an ủi dân, được thực hiện nơi Chúa Kitô.

Chúa Kitô, Thiên Chúa làm người, một cuộc hiện diện vĩ đại, cuộc hiện diện lớn chưa từng có, độc đáo, hoàn hảo trên hết mọi cuộc hiện diện, đúng với những gì tiếng Emmanuel–Thiên Chúa ở cùng chúng ta, diễn tả. Vì dù là Thiên Chúa, một khi làm người, Chúa Kitô làm người đúng nghĩa, sống giữa mọi người như chính con người là người chứ không khác người.

Dù thực sự đến trong lòng người, đến giữa lòng thế giới trong thân kiếp con người, Thiên Chúa vẫn chỉ một đường lối nhiệm mầu muôn thuở.

Tiếp tục hiện diện, nhưng chính người trong cuộc được mời gọi cộng tác để ơn cứu độ thành toàn, vẫn không thể hiểu hoặc kông thể hiểu hết. Đức Maria, khi được cho biết mình sẽ mang thai Con Thiên Chúa, đã phải thốt lên: "Việc ấy xảy ra cách nào được" (Lc 1, 34).

Cuộc đời làm Mẹ Thiên Chúa, vinh quang đâu chẳng thấy, trước mắt và hết mọi ngày sống, cùng Con mình, Mẹ đã liên tục xin vâng để chấp nhận thập giá.

Cũng thế, hôm nay Tin Mừng theo thánh Matthêu, một lần nữa cho ta thấy hình ảnh hoang mang của thánh Giuse vì không hiểu hết lối đường của Chúa.

Cũng vẫn hai tiếng xin vâng, dù không thốt thành lời, nhưng đã có trong tâm khảm, nhờ đó, thánh Giuse can đảm đón nhận thánh ý Chúa: "Đừng sợ nhận Maria về nhà làm bạn mình: vì Maria mang thai là bởi phép Chúa Thánh Thần: bà sẽ hạ sinh một con trai mà ông sẽ đặt tên là Giêsu".

Điều mà thánh Giuse chấp nhận hôm nay, chính là điều "Chúa dùng miệng tiên tri phán xưa rằng: Này đây, một trinh nữ sẽ mang thai và hạ sinh một con trai, người ta sẽ gọi tên con trẻ là Emmanuel, nghĩa là Thiên Chúa ở cùng chúng ta”.

Nhưng thánh Giuse chỉ hiểu như thế, vẫn chưa phải là rốt ráo của vấn đề. Cuộc đời làm cha nuôi của Chúa Giêsu, sẽ còn nhiều thử thách mà thánh Giuse phải đối mặt.

Làm sao có thể hiểu nổi, Thiên Chúa ở với mình, lại chỉ là một con người bị người ta muốn giết chết ngay từ ấu thơ. Giêsu ấy là Thiên Chúa, nhưng vì sao lại chìm khuất giữa làng quê Nagiaret, nghèo khổ, lam lũ. Là Con Thiên Chúa, nhưng dưới mắt người đời, không ai tin được. Ai cũng chỉ nói một sự thật rõ ràng trước mắt: Giêsu ấy là con của mình. Họ vẫn cứ bảo: đó là con của bác thợ mộc Giuse thôi.

Khác gì ngày xưa, Thiên Chúa hiện diện giữa dân Ngài, sự hiện diện ấy lạ lùng quá, vượt ngoài trí hiểu của dân. Đến khi Thiên Chúa hóa thân làm một người con trong gia đình, thì sự hiện diện của Ngài càng diệu kỳ, gây ngỡ ngàng và hoang mang quá đỗi cho mọi thành viên trong gia đình. Thánh Giuse, Đức Maria chỉ biết thốt lên tiếng xin vâng để cả một đời chấp nhận mà thôi.

Bạn và tôi, chắc chẳng khác gì dân riêng của Chúa, chẳng khác gì thánh Giuse, Đức Mẹ và vô vàn những vị thánh.

Ta vẫn biết, Chúa đang hiện diện trong cuộc đời hôm nay, trong chính tâm hồn mình. Nhưng sự hiện diện ấy cũng vẫn chỉ là hiện diện nhiệm mầu. Dù Chúa hứa: "Ta sẽ ở cùng các ngươi mọi ngày cho đến tận thế", nhưng xung quanh sao vẫn còn đó quá nhiều sự dữ, đói nghèo, bất công, tham lam… Nhất là sự hiềm khích trong nhân loại không lúc nào dừng, đến mức trở thành nỗi hận thù khó có gì ngăn cản. Sự thù hận giữa những cá nhân, tập thể, của quốc gia, đảng phái với nhau… kéo theo những cuộc chiến tranh, những cuộc giết người hàng loạt không thương tiếc.

Đối với cá nhân từng người cũng không khác hơn. Nhiều lần đi giữa đêm đen của đau khổ, có lúc đau khổ tột cùng, tưởng như không thể thoát, chúng ta chao đảo đến mức nghi ngờ về chính đức tin của mình.

Chỉ có một cách làm cho ta bình an, đó là học lấy hai tiếng xin vâng để có thể can đảm chấp nhận mọi biến cố xảy đến cho mình. Đàng khác, nếu ngày xưa, dân Chúa xem các biến cố là phương thế Thiên Chúa giáo dục mình, hôm nay Ngài cũng hiện diện để giáo dục lòng tin, sự trung thành và tình yêu của ta.

Lễ Giáng sinh, chúng ta kỷ niệm cuộc hiện diện đầy tình yêu của một vì Thiên Chúa cúi sâu xuống trên thận phận con người. Một tình yêu lớn đến nỗi, làm cho Ngài chấp nhận cách thế hiện diện như chúng ta là người, để chia sẻ đến cùng cái giới hạn của kiếp người bất tất của ta.

Đó là tiếng xin vâng quan trọng và cao cả trên mọi tiếng xin vâng, dù là của Đức Mẹ hay của thánh Giuse.

Chính vì xin vâng trọn vẹn như thế, Chúa Giêsu làm nên sự hiện diện lạ lùng, vượt quá sức hiểu biết của loài người.

Vậy chuẩn bị mừng lễ Giáng sinh, nhìn vào hang đá, ta có cả một bài học xin vâng thế giá như thế, lẽ nào ta còn nghi nan, còn nề hà mà không để Chúa dẫn dắt mình?

Lm JB NGUYỄN MINH HÙNG

 

Tác giả: Lm. JB Nguyễn Minh Hùng

Nguyện xin THIÊN CHÚA chúc phúc và trả công bội hậu cho hết thảy những ai đang nỗ lực "chắp cánh" cho Quê hương và GHVN bay lên!