Trang Chủ Hòa Bình là kết quả của Công Lý và Tình Liên Đới (Is 32,17; Gc 3,18; Srs 39) - Peace As The Fruit Of Justice and Solidarity Quà tặng Tin Mừng
Lm. JB Nguyễn Minh Hùng
Bài Viết Của
Lm. JB Nguyễn Minh Hùng
ĐỪNG CÓ GÌ NGOÀI YÊU THƯƠNG (SUY NIỆM DÀNH CHO HÀNG LINH MỤC NHÂN LỄ CHÚA CHIÊN LÀNH)
LINH MỤC CŨNG LÀ "CON CHIÊN" (LỄ CHÚA CHIÊN LÀNH)
MUÔN ĐỜI THIÊN CHÚA XÓT THƯƠNG
NIỀM VUI VÀ ĐỨC TIN PHỤC SINH
VÔ CẢM ĐẾN TÀN BẠO (SUY NIỆM BÀI THƯƠNG KHÓ)
THÁNH GIÁ VÀ THÂN XÁC CỦA CON NGƯỜI ĐẸP NHẤT (SUY NIỆM TUẦN THÁNH)
“ĐƯỢC TÔN VINH” NGHĨA LÀ GÌ?
NGƯỜI TỬ TÙ MÃI MÃI KHÔNG CHẾT
“ĐỀN THỜ” THEO GIÁO HUẤN CỦA CHÚA GIÊSU (CHÚA NHẬT III MÙA CHAY NĂM B)
CÓ THẬP GIÁ, NHƯNG SẼ CÓ PHỤC SINH
SỐNG MÙA CHAY VỚI ƠN CHÚA THÁNH THẦN (CHÚA NHẬT I MÙA CHAY NĂM B)
CẢM TẠ CHÚA VÔ CÙNG (LỜI TẠ ƠN PHÚT GIAO THỪA)
LÀM GÌ ĐỂ LUÔN HY VỌNG?
THẦY THUỐC CỦA LINH HỒN
XIN LỖI...
SỐNG THẾ NÀO ĐỂ GỌI LÀ "CHẤT"?
VẪN THỜ CHÚA VÀ VẪN GIẾT CHÚA (LỄ HIỂN LINH 2023)
HƯỚNG TỚI NGÂN KHÁNH GIÁM MỤC ĐỨC CHA PHÊRÔ TRẦN ĐÌNH TỨ
BÀI HỌC NÀO CHO GIA ĐÌNH?
LẠY CHÚA CON ĐỒNG Ý... (LỄ ĐỨC MẸ LÀ MẸ THIÊN CHÚA)
XIN VÂNG VÀ NHỮNG DIỆU KỲ
BÀI HỌC TỪ ĐÓA HỒNG NHẬP THỂ (SUY NIỆM LỄ GIÁNG SINH)
ĐỂ CHÚA ĐẾN...
GIOAN TẨY GIẢ, NGÀI LÀ AI?
THÁI ĐỘ NÀO CHO VIỆC ĐÓN CHỜ CHÚA?
TỈNH THỨC LÀ GÌ?
VƯƠNG QUỐC TRƯỜNG CỬU CHO TÌNH YÊU (LỄ CHÚA KITÔ VUA VŨ TRỤ NĂM A)
SỨC MẠNH QUẬT KHỞI TRONG MỘT TINH THẦN BẤT BẠI
SỐNG KHÔN ĐỂ CHẾT THIÊNG
CHÚA "ĐẬP" MẠNH HÀNG LÃNH ĐẠO CỦA HỘI THÁNH
VỀ NHÀ CHA
CHO TÌNH YÊU LÊN NGÔI
TÔI ĐANG THUỘC VỀ "LIÊN MINH MA QUỶ"?
BÁC ÁI VÀ TRUYỀN GIÁO
LOẠI TRỪ THIÊN CHÚA VÀ LÝ DO
CHÚA MÃI KIÊN NHẪN ĐỢI CHỜ
TẤT CẢ CON LÀ CỦA MẸ
CHÚA YÊU CHỈ VÌ CHÚA MUỐN
AI CÓ QUYỀN THA THỨ? AI CẦN THA THỨ?
TÔN TRỌNG MỌI THỤ TẠO CỦA THIÊN CHÚA
HÃY ĐỂ CHÚA GIẢI PHÓNG

 

CHÚA NHẬT III MÙA CHAY NĂM C

Thiên Chúa là Đấng giải phóng con người. Từ ngàn xưa, Thiên Chúa không ngừng tìm cách đưa con người vượt thoát tình trạng nô lệ để bước vào đời sống tự do. Bài đọc thứ I hôm nay, được trích trong sách Xuất hành (3, 1-15), là bằng chứng hùng hồn cho khẳng định: Thiên Chúa là Đấng giải phóng. 

1. Từ việc được Chúa giải phóng về mặt nhân trần.

Đó là thời gian người Dothái sống lầm than cùng cực trong thân phận nô lệ cho người Aicập. Những khía cạnh cơ bản của đời sống: kinh tế, chính trị, xã hội…, họ đều bị buộc phải lệ thuộc Aicập. Họ còn phải làm tôi mọi, phục dịch người Aicập từ vua đến dân.

Thiên Chúa quyết định giải phóng dân riêng của mình. Cuộc giải phóng này là cuộc giải phóng khỏi cảnh áp bức của đời sống, giải phóng khỏi mọi hình thức nô lệ về chính trị, kinh tế, xã hội… Tôi tạm gọi đây là cuộc “Thiên Chúa giải phóng về mặt nhân trần”.

Để khai mở công cuộc giải phóng mà Thiên Chúa đã dự liệu, Thiên Chúa bắt đầu trao ơn gọi cho ông Môsê: Một lần, khi đang chăn đàn chiên cừu trong hoang địa, dưới chân núi Khorep, bỗng dưng ông Môsê bắt gặp một cảnh tượng hùng vĩ, lạ thường chưa từng có: Một bụi gai bốc lửa hừng hực, nhưng bụi gai không hề bị thiêu rụi. Được thu hút bởi cảnh tượng tưởng chừng không thể có nhưng lại đang diễn ra, ông Môsê chạy tới xem cho rõ.

Chính lúc ông đang đến gần, Chúa gọi ông: “Môsê! Môsê!”. Chúa xưng danh mình là “Đấng Hiện Hữu” khi giao trọng trách cho ông: “Ngươi sẽ nói với con cái Israel thế này: Đức Chúa, Thiên Chúa của cha ông anh em, Thiên Chúa của Abraham, Thiên Chúa của Isaac, Thiên Chúa của Giacob, sai tôi đến với anh em”.

Ngày ấy, Thiên Chúa tỏ mình là Đấng giải phóng. Bằng những lời tha thiết, triều mến, gây cảm động: “Ta đã thấy rõ cảnh khổ cực của dân Ta bên Aicập. Ta đã nghe tiếng chúng kêu than vì bọn cai hành hạ. Phải, Ta biết các nỗi đau khổ của chúng. Ta xuống giải thoát chúng khỏi tay người Aicập”, Thiên Chúa cho thấy Thiên Chúa chính là Đấng yêu chuộng tự do. Người không thể chịu nổi, không bao giờ yên thân, khi con người bị cướp mất tự do. Thiên Chúa thực hiện cuộc giải phóng để trả tự do cho những kẻ Người yêu thương.

Qua những kiểu nói như nhân: “Ta đã thấy… Ta đã nghe…Ta biết… Ta xuống giải thoát…”, Chúa dùng chính ngôn ngữ và hình tượng của con người để diễn tả tấm lòng của Người. Đó là tấm lòng của một Thiên Chúa quan tâm, yêu thương, lắng nghe, triều mến. Người ở rất gần dân. Người là Thiên Chúa cảm thông nỗi đau của dân. Một Thiên Chúa rung động trước bất hạnh của con người. Một Thiên Chúa muốn giải thoát con người khỏi cảnh lầm than và ban tặng hạnh phúc, ban tặng sức sống, ban tặng tự do.

Thiên Chúa thực hiện nỗi lòng của mình bằng cách dùng cuộc xuất hành, đưa dân Dothái ra khỏi đất nô lệ Aicập, để bắt đầu hành trình đi tới miền đất tự do. Nhưng đó mới chỉ là cuộc giải phóng khỏi nô lệ của đời sống, khỏi nô lệ về kinh tế, chính trị, xã hội… Đó mới chỉ là cuộc giải phóng về mặt nhân trần.

Cuộc giải phóng về mặt nhân trần là hình bóng báo trước cuộc giải phóng tâm linh, giải phóng toàn vẹn để đưa con người vượt qua nô lệ tội lỗi, nô lệ sự dữ, tiến tới miền đất tự do là đời sống vĩnh cửu, đời sống dồi dào của chính Thiên Chúa, được thực hiện trong cuộc xuất hành của Chúa Kitô, khi Người vượt qua nỗi chết và phục sinh vinh hiển, toàn thắng.

2. Đến việc được Chúa giải phóng tâm linh.

Dân Dothái nói riêng, con người nói chung, vẫn không ra khỏi cảnh nô lệ. Khi được tự do điều khiển cuộc sống mình, người ta lại bị lôi kéo vào những hình thức nô lệ nguy hiểm hơn. Càng ngày con người càng sa đọa. Không còn bị ai bắt buộc, họ tự dấn mình vào những thứ nô lệ mới.

Thời các thủ lãnh, đến các tiên tri, đâu còn làm nô lệ bên Aicập, nhưng người ta bỏ Chúa, chạy theo tà thần, nhất là thần Baan. Người ta tôn thờ tiền bạc, của cải, thân xác, dục tính… Vì chúng, người ta sẵn sàng bỏ Chúa, bỏ mọi giá trị đạo đức thật…

Vẫn không dừng lại, xã hội thời chúng ta còn tệ hơn bao giờ hết. Quá nhiều hấp lực của hưởng thụ, thực dụng, kỹ thuật không chân chính, những kỹ nghệ tôn vinh thân xác, những trò gợi dục, những khoe khoang, những đam mê hạ cấp… lôi kéo, làm cho con người thời nay quên mọi giá trị tâm linh, giá trị nhân bản và căn bản làm thành con người đúng nghĩa.

Nền văn minh phát triển; mọi chiều kích của khoa học như đang vươn xa; nhiều phát minh mới; sáng kiến mới; tri thức mới…, nhưng không để đức tin hướng dẫn, sự phát triển trở thành què quặt, phá hoại nhân cách con người, lạm dụng những khát vọng mà con người đang có, đã tạo ra cho thế giới biết bao nhiêu sự chia rẻ, sự phân biệt. Từ đó, biết bao nhêu tội lỗi, biết bao nhiêu sự dữ… trổi dậy và có cơ hội lan xa.

Cách riêng Việt Nam: Mấy chục năm chiến tranh, người ta sống cơ cực, sống không tự do, chủ yếu bảo vệ mạng sống. Đến khi tự do, người Việt, nhất là kẻ có quyền, lại sống những hình nô lệ mới tinh vi hơn, nhưng cũng tăm tối hơn, đáng tởm hơn. Nhiều người trong chúng ta đang nô lệ tiền bạc, nô lệ của cải, nô lệ sắc dục, và mọi kiểu nô lệ hạ cấp…

Bởi không xóa được cảnh nô lệ, mà chỉ là chuyển từ nô lệ này đến nô lệ khác, cho nên thế giới cần một sự xuất hành mới, cần một cuộc giải phóng mới để mang lại tự do mới.

Đó không chỉ là một cuộc giải phóng để có tự do về kinh tế, chính trị, xã hội, nhưng là một cuộc giải phóng tâm linh, giải phóng toàn diện để từng người thực sự tự do nội tâm, một sự tự do thẳm sâu trong tâm hồn con người, một sự tự do cho phép ta không làm nô lệ, mà làm chủ những bản năng, những dục vọng, những đam mê xấu nơi con người của mình.

Một sự xuất hành mới, để tiến tới tự do mới, phải do Môsê mới dẫn đầu. Môsê mới chính là Đấng Thiên Chúa làm người mang tên Giêsu. Chỉ một mình Chúa Giêsu mới có thể ban ơn giải phóng toàn vẹn cho ta. Tôi gọi đó là sự giải phóng tâm linh. Chúng ta cần được Chúa giải phóng tâm linh của mình.

Muốn được giải phóng tâm linh, ta phải cộng tác. Là Kitô hữu, bạn và tôi không lạ gì lời mời gọi sám hối mà Thiên Chúa vẫn luôn mời gọi. Chúng ta cộng tác bằng lòng sám hối. Sự sám hối phải quyết liệt, mạnh mẽ, bằng không, sự cứng cỏi trong lời dạy của Chúa, mà Tin Mừng hôm nay cho biết, sẽ trở thành hiện thực nguy hiểm cho chúng ta: “Nếu các ông không sám hối, các ông cũng sẽ chết như vậy”.

Tâm tình sám hối đòi mỗi chúng ta ý thức về tội lỗi của mình. Vì sao Chúa Giêsu lại nói: “Các ông tưởng rằng, mấy người Galilê bị Philatô giết, là những người tội lỗi hơn những người khác sao? Không phải thế.Chính các ông, nếu không sám hối, các ông cũng sẽ chết như vậy”? Là vì, con người có tội, nhưng không nhận ra mình có tội. Họ đã không hề có ý thức về tội lỗi của bản thân mình.

Khi không còn ý thức về tội lỗi, người ta phạm tội dễ dàng. Phạm mọi thứ tội, dù ghê tởm nhất, độc ác nhất, nhưng lương tâm vẫn vô sự, không hề cắn rứt. Ý thức về tội lỗi mà không còn, gian dối là chuyện “cơm bữa”. Giết hại nhau không là điều hiếm hoi. Người với người sống vô cảm mà vẫn thấy bình thường. Không còn ý thức tội lỗi, người ta phạm tội đầy dẫy, phạm tội thường xuyên, nhưng ngụy biện: nhiều kẻ còn ghê gớm hơn tôi… Có khi tự cho rằng, tôi thế này còn khá, còn tốt…

Ta cần làm sống lại ý thức về tội lỗi trong lương tâm Kitô hữu mà ta đang mang. Lợi dụng dịp mùa Chay, tức là lợi dụng thời gian thánh, nhờ ơn Chúa giúp, ta khơi dậy ý thức về tội lỗi trong ta. Ý thức về tội lỗi sẽ làm ta nhạy bén với tội, sẽ cho ta thái độ sợ tội, sẽ không dám liều phạm tội, sẽ biết đau đớn về tội lỗi đã phạm, sẽ lo ăn năn tội thường xuyên.

Lm. JB NGUYỄN MINH HÙNG


 

Tác giả: Lm. JB Nguyễn Minh Hùng

Nguyện xin THIÊN CHÚA chúc phúc và trả công bội hậu cho hết thảy những ai đang nỗ lực "chắp cánh" cho Quê hương và GHVN bay lên!