Trang Chủ Hòa Bình là kết quả của Công Lý và Tình Liên Đới (Is 32,17; Gc 3,18; Srs 39) - Peace As The Fruit Of Justice and Solidarity Quà tặng Tin Mừng
Lm. JB Nguyễn Minh Hùng
Bài Viết Của
Lm. JB Nguyễn Minh Hùng
VÔ CẢM ĐẾN TÀN BẠO (SUY NIỆM BÀI THƯƠNG KHÓ)
THÁNH GIÁ VÀ THÂN XÁC CỦA CON NGƯỜI ĐẸP NHẤT (SUY NIỆM TUẦN THÁNH)
“ĐƯỢC TÔN VINH” NGHĨA LÀ GÌ?
NGƯỜI TỬ TÙ MÃI MÃI KHÔNG CHẾT
“ĐỀN THỜ” THEO GIÁO HUẤN CỦA CHÚA GIÊSU (CHÚA NHẬT III MÙA CHAY NĂM B)
CÓ THẬP GIÁ, NHƯNG SẼ CÓ PHỤC SINH
SỐNG MÙA CHAY VỚI ƠN CHÚA THÁNH THẦN (CHÚA NHẬT I MÙA CHAY NĂM B)
CẢM TẠ CHÚA VÔ CÙNG (LỜI TẠ ƠN PHÚT GIAO THỪA)
LÀM GÌ ĐỂ LUÔN HY VỌNG?
THẦY THUỐC CỦA LINH HỒN
XIN LỖI...
SỐNG THẾ NÀO ĐỂ GỌI LÀ "CHẤT"?
VẪN THỜ CHÚA VÀ VẪN GIẾT CHÚA (LỄ HIỂN LINH 2023)
HƯỚNG TỚI NGÂN KHÁNH GIÁM MỤC ĐỨC CHA PHÊRÔ TRẦN ĐÌNH TỨ
BÀI HỌC NÀO CHO GIA ĐÌNH?
LẠY CHÚA CON ĐỒNG Ý... (LỄ ĐỨC MẸ LÀ MẸ THIÊN CHÚA)
XIN VÂNG VÀ NHỮNG DIỆU KỲ
BÀI HỌC TỪ ĐÓA HỒNG NHẬP THỂ (SUY NIỆM LỄ GIÁNG SINH)
ĐỂ CHÚA ĐẾN...
GIOAN TẨY GIẢ, NGÀI LÀ AI?
THÁI ĐỘ NÀO CHO VIỆC ĐÓN CHỜ CHÚA?
TỈNH THỨC LÀ GÌ?
VƯƠNG QUỐC TRƯỜNG CỬU CHO TÌNH YÊU (LỄ CHÚA KITÔ VUA VŨ TRỤ NĂM A)
SỨC MẠNH QUẬT KHỞI TRONG MỘT TINH THẦN BẤT BẠI
SỐNG KHÔN ĐỂ CHẾT THIÊNG
CHÚA "ĐẬP" MẠNH HÀNG LÃNH ĐẠO CỦA HỘI THÁNH
VỀ NHÀ CHA
CHO TÌNH YÊU LÊN NGÔI
TÔI ĐANG THUỘC VỀ "LIÊN MINH MA QUỶ"?
BÁC ÁI VÀ TRUYỀN GIÁO
LOẠI TRỪ THIÊN CHÚA VÀ LÝ DO
CHÚA MÃI KIÊN NHẪN ĐỢI CHỜ
TẤT CẢ CON LÀ CỦA MẸ
CHÚA YÊU CHỈ VÌ CHÚA MUỐN
AI CÓ QUYỀN THA THỨ? AI CẦN THA THỨ?
TÔN TRỌNG MỌI THỤ TẠO CỦA THIÊN CHÚA
BỎ MÌNH VÀ SỐNG TƯƠNG QUAN
TRÊN NỀN CỦA KẺ YẾU ĐUỐI
VÌ SAO CHÚNG TA THẤT VỌNG
CHA MICAE LÊ VĂN KHÂM: CHO NGƯỜI CHỨ KHÔNG CHO MÌNH (TƯỞNG NHỚ CHA MICAE LÊ VĂN KHÂM, NGUYÊN TỔNG ĐỊA DIỆN GIÁO PHẬN PHÚ CƯỜNG NHÂN GIỖ ĐẦU)
LÀM TIÊN TRI NHƯ CHÚA GIÊSU

 

CHÚA NHẬT IV THƯỜNG NIÊN NĂM C

“Không một Tiên tri nào được đón tiếp tại quê hương mình”. Tiên tri là phát ngôn nhân của Thiên Chúa, nói theo thánh ý Thiên Chúa. Nhưng lời Thiên Chúa luôn đòi hỏi người ta phải sửa đổi mình, phải đứng trên tất cả mọi cám dỗ, mọi thứ tầm thường của cuộc đời. Ông cũng là người luôn luôn sống tình yêu của Thiên Chúa và dạy con người vươn lên sự thánh thiện để chiếm hữu tình yêu ấy.

Mà sống cho lý tưởng thánh thiện, sống cho tình yêu của Thiên Chúa, đồng nghĩa với chấp nhận lội ngược dòng, chấp nhận rát buốt, thương tật. Vì thế, cuộc đời của nhà tiên tri lắm truân chuyên, nhiều thách thức. Người làm tiên tri phải có một tâm hồn vững như núi đá để đương đầu cùng mọi thác ghềnh.

Cũng vậy, Chúa Giêsu, dù là Thiên Chúa làm người, một khi chấp nhận là tiên tri cho Thiên Chúa, Người cũng không đi ngoài con đường mà các tiên tri đã đi.

I. NOI GƯƠNG CHÚA GIÊSU.

Hôm nay, Chúa Giêsu bị đồng hương không chỉ chối từ, họ còn giận dữ, muốn sát hại Chúa. Đó chỉ mới là phần đầu của tấn bi kịch mà con người sẵn sàng trả lại cho Đấng Cứu Độ mình. Chúa sẽ còn tiếp tục bị chối từ nơi mọi thành phần trong dân Dothái. Bản án tử hình mà người ta dành cho Chúa là kết quả của một đời làm tiên tri của Chúa.

Nhưng không dừng lại, ngày nay, Chúa Giêsu vẫn bị chối từ. Người không thể hiện diện trong lòng tất cả những ai ngụp lặn trong tội. Người bị chối từ nơi cộng đồng xã hội khi người ta quyết tâm chống giáo huấn, chống Hội Thánh của Chúa.

Đau đớn hơn, bởi “Người đã đến nhà mình, nhưng người nhà chẳng chịu đón nhận” (Ga 1, 11). Chúa Giêsu vẫn tiếp tục bị chính chúng ta, chính những thành viên của Hội Thánh, bằng thái độ dửng dưng, nguội lạnh, đời sống bê bối…, chống đối Chúa.

Trước sự cứng cỏi, thái độ chối từ lòng tin, Chúa đành bất lực: “Người đã không thể làm được phép lạ nào”. Bởi đức tin là điều kiện tiên quyết để đón nhận hồng ân của Chúa.

Thực ra, ơn Chúa vẫn luôn luôn có đó, luôn luôn sẵn sàng cho từng người. Ơn Chúa như ánh nắng, như không khí. Chỉ khi nào ta đóng chặt cửa nhà, nắng, không khí mới không thể lọt vào nhà ta.

Xua đuổi Thiên Chúa là cách người ta loại trừ đức tin. Đó cũng là cách người ta đóng cửa tâm hồn. Vì thế, loại trừ đức tin, người ta không còn một điều kiện nào để nhận lãnh ơn Chúa. Thế mới biết, con người có khả năng cản trở Thiên Chúa, con người có toàn quyền từ chối quà tặng của Thiên Chúa.

Dẫu rằng làm tiên tri là phải chấp nhận, phải hy sinh, phải hiến dâng như Chúa Giêsu, chúng ta vẫn được Chúa Giêsu mời gọi bước tiếp bước chân của Chúa để làm cho nhiều tâm hồn đến cùng Chúa, mở rộng biên cương Hội Thánh và thu hẹp cánh đồng truyền giáo.

Làm tiên tri của Chúa cũng là danh dự của chúng ta. Đó chính là lúc ta được trở thành cánh tay nối dài của Chúa, được sống chính lẽ sống của Chúa, được trở thành hình ảnh của Chúa cách cụ thể nơi trần thế, được cùng Chúa thực hiện thánh ý đời đời của Chúa Cha…

Danh dự của nhà tiên tri, điều mà thánh Goan Baotixita đã từng đạt tới. Người được Chúa công khai khen ngợi: “Các ngươi đi xem gì ở hoang địa? Một cây sậy phất phơ trước gió ư? Vậy các ngươi đi xem gì? Một người ăn mặc lả lướt ư? Nhưng những người ăn mặc lả lướt thì ở cung điện nhà vua. Vậy các ngươi đi xem gì? Một tiên tri ư? Phải, ta bảo các ngươi, và còn hơn một tiên tri nữa… Trong các con cái người nữ sinh ra, chưa từng xuất hiện một ai cao trọng hơn Gioan Tẩy giả; nhưng người nhỏ nhất trong nước trời cũng còn cao trọng hơn ông” (Mt 11, 7-9). 

Kẻ làm tiên tri sẽ là người trung gian đưa con người đến cùng Thiên Chúa và để Thiên Chúa chiếm ngự tâm hồn con người. Đó là hình ảnh đẹp. Nhưng luôn luôn phải trả giá. Có khi phải trả giá nặng nề như chính Chúa Giêsu đã nêu gương trong cái chết ô nhục của Người.

Vậy một khi đã quyết tâm sống ơn gọi làm tiên tri của Chúa,  chúng ta cần can đảm và vui chấp nhận thật nhiều, hy sinh thật nhiều, tận lực tận tình, bất chấp mọi cam go, mọi hiểu lầm để làm trọn vai trò của kẻ trung thành phụng sự Chúa, phục vụ Hội Thánh.

Như một bằng chứng sống động về khuôn mặt tiên tri của thời đại, chúng nhìn ngắm mẫu gương của một nhà tiên đã trở nên lừng danh và mẫu mực cho nghiều người: Thầy Roger Schutz, người sáng lập cộng đoàn Taizé.

II. MỘT BẰNG CHỨNG KHÁC.

Năm 1940, một lần dừng chân tại một ngôi làng hẻo lánh ở Pháp quốc, một thanh niên Tin Lành 25 tuổi, người Thụy Sĩ được đánh động bởi lời yêu cầu tha thiết từ một cụ già trong làng ấy: “Xin ở lại đây với chúng tôi vì anh thấy rõ chúng tôi sống trong cảnh bị cô lập”.

Cùng tất cả những gì đã chứng kiến, lời thổn thức của cụ già dẫn người thanh niên đến một quyết định: Anh không chỉ ở lại với dân làng, mà còn ôm ấp một dự án lớn chưa từng có.

Năm 1940 là thời gian Đức Quốc xã đang hăng máu sát hại nhân loại, đặc biệt là người Dothái. Nước Pháp rơi vào tình trạng chiến tranh nặng nề. Đất nước bị chia đôi, ranh giới giữa khu chiếm đóng và khu tự do xuyên qua ngôi làng mà anh đã dừng chân. Ngôi làng nhỏ ấy chính là làng Taizé. Và người thanh niên thánh thiện ấy chính là thầy Roger Schutz. Dự án táo bạo chưa từng có mà thầy đang ôm ấp là thực hiện phong trào Đại kết Taizé.

Thầy bắt tay vào dự án, không phải là chạy đôn chạy đáo tìm kiếm vật chất, nhưng là bắt đầu một đời sống cầu nguyện và suy niệm. Bên cạnh đó, thầy đón tiếp và che giấu những người bị Đức Quốc xã truy lùng, nhất là ra sức bảo vệ người Dothái.

Sau khi quân đội Hitle phát hiện, họ nhắm đến việc tiêu diệt thầy và cơ sở do thầy điều hành. Thầy Roger buộc phải trở về quê hương Thụy Sĩ lánh nạn.

Năm 1944, thầy Roger trở lại Taizé. Vẫn với lý tưởng đại kết nung nấu quyết tâm của mình, thầy cùng vài anh em khác gầy dựng một cộng đoàn tu sĩ đại kết. Cộng đoàn thường xuyên quy tụ nhau cầu nguyện cho các Giáo Hội Kitô được hòa giải.

Với phương châm hiến thân, thầy giúp đỡ người nghèo, hòa giải cùng Hội Thánh Công giáo. Thầy nhanh chóng làm cho việc cầu nguyện đại kết Taizé phát triển rộng rãi.

Thầy tìm cách kết nối Tòa Thánh để củng cố tinh thần đại kết của cộng đoàn Taizé. Thầy luôn giữ liên hệ chặt chẽ với các Giáo hoàng: Gioan XXIII, Phaolô VI và Gioan Phaolô II. Thầy nhìn nhận Đức Gioan XXIII là linh hướng của cộng đoàn Taizé. Thầy tuyên bố: Đức Gioan XXIII “đã ủng hộ để cộng đoàn Taizé mà ngài gọi là mùa xuân, được chào đời”.

Ngày nay, ảnh hưởng của cộng đoàn Taizé và tinh thần đại kết do cộng đoàn này cổ súy, không thể kể hết. Nó đang lan rộng khắp thế giới, nhất là với người trẻ Châu Âu. Hàng năm, Taizé đều quy tụ người trẻ khắp năm châu. Họ cùng sống với nhau khoảng năm ngày…

Dù hoàn cảnh nào, chúng cũng hãy can đảm dấn thân làm tiên tri của Chúa để rao truyền lời Chúa, làm sáng danh Chúa. Chúng ta hãy noi gương Chúa Giêsu, người Thầy Chí Thánh của mình, và noi gương biết bao nhiêu anh chị em của chúng ta (mà thầy Roger Schutz chỉ là một trong vô vàn những con người xứng danh tiên tri của chúa), để ngày qua ngày, nung đốt ý chí của mình, quyết sống chết đến cùng cho Thiên Chúa, cho Chúa Giêsu.

Chúa Giêsu bị con người loại trừ. Chúng ta, một khi chấp nhận vai trò tiên tri, cũng sẽ mang về cho mình không thiếu cam go, đau khổ. Hãy cầu nguyện thật nhiều để thêm lòng tín thác và sức mạnh giúp ta vượt thắng.

Lm. JB NGUYỄN MINH HÙNG


 

Tác giả: Lm. JB Nguyễn Minh Hùng

Nguyện xin THIÊN CHÚA chúc phúc và trả công bội hậu cho hết thảy những ai đang nỗ lực "chắp cánh" cho Quê hương và GHVN bay lên!