Trang Chủ Hòa Bình là kết quả của Công Lý và Tình Liên Đới (Is 32,17; Gc 3,18; Srs 39) - Peace As The Fruit Of Justice and Solidarity Quà tặng Tin Mừng
Lm. JB Nguyễn Minh Hùng
Bài Viết Của
Lm. JB Nguyễn Minh Hùng
VÔ CẢM ĐẾN TÀN BẠO (SUY NIỆM BÀI THƯƠNG KHÓ)
THÁNH GIÁ VÀ THÂN XÁC CỦA CON NGƯỜI ĐẸP NHẤT (SUY NIỆM TUẦN THÁNH)
“ĐƯỢC TÔN VINH” NGHĨA LÀ GÌ?
NGƯỜI TỬ TÙ MÃI MÃI KHÔNG CHẾT
“ĐỀN THỜ” THEO GIÁO HUẤN CỦA CHÚA GIÊSU (CHÚA NHẬT III MÙA CHAY NĂM B)
CÓ THẬP GIÁ, NHƯNG SẼ CÓ PHỤC SINH
SỐNG MÙA CHAY VỚI ƠN CHÚA THÁNH THẦN (CHÚA NHẬT I MÙA CHAY NĂM B)
CẢM TẠ CHÚA VÔ CÙNG (LỜI TẠ ƠN PHÚT GIAO THỪA)
LÀM GÌ ĐỂ LUÔN HY VỌNG?
THẦY THUỐC CỦA LINH HỒN
XIN LỖI...
SỐNG THẾ NÀO ĐỂ GỌI LÀ "CHẤT"?
VẪN THỜ CHÚA VÀ VẪN GIẾT CHÚA (LỄ HIỂN LINH 2023)
HƯỚNG TỚI NGÂN KHÁNH GIÁM MỤC ĐỨC CHA PHÊRÔ TRẦN ĐÌNH TỨ
BÀI HỌC NÀO CHO GIA ĐÌNH?
LẠY CHÚA CON ĐỒNG Ý... (LỄ ĐỨC MẸ LÀ MẸ THIÊN CHÚA)
XIN VÂNG VÀ NHỮNG DIỆU KỲ
BÀI HỌC TỪ ĐÓA HỒNG NHẬP THỂ (SUY NIỆM LỄ GIÁNG SINH)
ĐỂ CHÚA ĐẾN...
GIOAN TẨY GIẢ, NGÀI LÀ AI?
THÁI ĐỘ NÀO CHO VIỆC ĐÓN CHỜ CHÚA?
TỈNH THỨC LÀ GÌ?
VƯƠNG QUỐC TRƯỜNG CỬU CHO TÌNH YÊU (LỄ CHÚA KITÔ VUA VŨ TRỤ NĂM A)
SỨC MẠNH QUẬT KHỞI TRONG MỘT TINH THẦN BẤT BẠI
SỐNG KHÔN ĐỂ CHẾT THIÊNG
CHÚA "ĐẬP" MẠNH HÀNG LÃNH ĐẠO CỦA HỘI THÁNH
VỀ NHÀ CHA
CHO TÌNH YÊU LÊN NGÔI
TÔI ĐANG THUỘC VỀ "LIÊN MINH MA QUỶ"?
BÁC ÁI VÀ TRUYỀN GIÁO
LOẠI TRỪ THIÊN CHÚA VÀ LÝ DO
CHÚA MÃI KIÊN NHẪN ĐỢI CHỜ
TẤT CẢ CON LÀ CỦA MẸ
CHÚA YÊU CHỈ VÌ CHÚA MUỐN
AI CÓ QUYỀN THA THỨ? AI CẦN THA THỨ?
TÔN TRỌNG MỌI THỤ TẠO CỦA THIÊN CHÚA
BỎ MÌNH VÀ SỐNG TƯƠNG QUAN
TRÊN NỀN CỦA KẺ YẾU ĐUỐI
VÌ SAO CHÚNG TA THẤT VỌNG
CHA MICAE LÊ VĂN KHÂM: CHO NGƯỜI CHỨ KHÔNG CHO MÌNH (TƯỞNG NHỚ CHA MICAE LÊ VĂN KHÂM, NGUYÊN TỔNG ĐỊA DIỆN GIÁO PHẬN PHÚ CƯỜNG NHÂN GIỖ ĐẦU)
BIẾT ƠN CHÚA, CẢM ƠN NHAU (NÓI VỚI CÁC NỮ TU DÒNG KÍN PHÚ CƯỜNG)

 

Tất cả chúng ta, từ tấm bé, bất kể nơi nhà thờ, nhà riêng, trong lớp học, ngoài đường, ngoài phố…, ai cũng từng được dạy, được học, được nghe, được thấy những lời hay hành động tuy ngắn gọn nhưng vô cùng đẹp và thiết thực: “Xin làm ơn...”, “Xin thứ lỗi...”, “Xin cám ơn...”. Có thể nói, chúng là những ngôn từ, những hành động giúp mở ra cho một cuộc sống mang xã hội tính của con người.

Và một trong ba lời cần thiết ấy, có lẽ lời “cám ơn” được dùng nhiều nhất. Nó cũng là chiếc chìa khóa mở được nhiều “cánh cửa đời” nhất cho các tương quan dù là cá nhân với cá nhân, cá nhân với cộng đồng, hay những tập dành cho nhau.

 

I. CÁM ƠN NHAU.

Bâng khuâng giữa tiếc trời dịu mát của những ngày cuối năm, với nhiều bông hoa rực rỡ, nhiều hàng quán, nhiều quà tặng trao gởi cho nhau, đều được trưng bày sặc sỡ, đẹp mắt, chúng ta nói với nhau về hai tiếng cám ơn mà mình dâng lên Thiên Chúa và dành cho nhau.

Lòng biết ơn chính là món quà đẹp nhất, ý nghĩa nhất, lung linh nhất, làm vui lòng nhất mà chúng ta có thể gởi trao. Bởi dù món quà vật chất có đẹp, nhưng không được trao tặng khởi đi từ lòng biết ơn, mà chỉ là bổn phận phải làm, chỉ là sự che đậy trá hình, chỉ là thái độ lợi dụng, chỉ là sự trục lợi, chỉ là hình thức thuần túy…, chúng không còn ý nghĩa, lắm khi còn xúc phạm nhau, tạo thêm cho xã hội, vốn quá nhiều hỗn tạp, sự giả trá lên ngôi…

Những ngày cuối năm, chuẩn bị cho thời điểm vào đầu năm mới thiêng liêng này, là Kitô hữu, chúng ta trao cho nhau món quà đẹp nhất, đó là lời cám ơn chân thành dành cho tất cả những ai đang cận kề bên ta từng ngày.

Cám ơn là bước sơ đẳng cho thấy một người có thể “biết người, biết ta”. Khi nhận ra mình, nhận ra người để có thể nói lời cám ơn, đi xa hơn, cưu mang lòng biết ơn, cho thấy giá trị làm người của chính người đó. Họ được xem là có nhân cách, là người tế nhị, dễ mến…

“Lòng biết ơn là trí nhớ của trái tim”. Chắc chắn lòng biết ơn phải phát xuấn từ trái tim của một con người nhân hậu, khoan dung, luôn nghĩ đến người khác. Biết ơn là tình cảm của người thọ ơn dành cho người làm ơn. Đó cũng chắc chắn là người có nền tảng sống, có giáo dục.

Rất tiếc, lòng biết ơn lẽ ra phải là tình cảm rất bình thường của đời sống, thì lại trở nên khang hiếm. Người ta nhận ơn của nhau thì nhiều, nhưng biết ơn nhau thì lại chẳng bao nhiêu.

Không ai tự nhiên mà sinh ra, lớn lên, rồi thành nhân, thành danh. Từng giây phút trong đời, ta đều có những tương quan. Mỗi tương quan, tùy theo từng dạng thức mà chúng có thể cho ta cuộc sống, cho ta sự sống, cho ta nghị lực sống, cho ta tình yêu sống, cho ta vốn sống, và cho ta thành người sống đúng nghĩa là người.

Bởi những gì ta đang có hôm nay, đâu phải do một mình ta mà có. Vì thế, lòng biết ơn mang giá trị nhân văn sâu sắc, là cái hồn của cuộc đời.

Một thời, trên các trang báo, người ta nói đến người thanh niên Thái Lan tên là Klanarong Srisakul. Anh được hàng triệu người trên thế giới biết đến, vì trong lễ tốt nghiệp, anh vận nguyên lễ phục của Đại học Chualongkorn danh tiếng nhất nước, tìm người cha của mình và quỳ sấp mặt sát đất lạy ông bên chiếc xe tải đầy rác bẩn. Anh bày tỏ lòng biết ơn với người cha mới chỉ học hết lớp bốn, nhưng đã dành cả cuộc đời để nuôi dạy anh.

Trên trang cá nhân, Klanarong Srisakul tâm sự, cha anh là một người lái xe chở rác. Khi còn là một đứa trẻ, anh đã từng xấu hổ về người cha lam lũ của mình. Nhiều lần, Klanarong Srisakul tự hỏi tại sao cha mình không mặc đồng phục đẹp, như đồng phục của cảnh sát hay quân đội giống những người cha khác…

Thủi thủi bên nhau, đùm bọc lấy nhau, hai cha con cùng chung một giấc mơ. Cha anh chỉ học đến lớp bốn, vì thế ước mơ lớn nhất của ông là con ông được đi học. “Ông nói với tôi rằng, gia đình tôi chẳng có bất cứ tài sản gì, nhưng ông có thể cho tôi đi học. Tôi muốn trở thành một người lính, nhưng tôi đã không vượt qua kỳ thi đầu vào. Tôi phát hiện ra rằng, cha tôi đã khóc thầm”…

Những giọt nước mắt của người cha lam lũ, đang thương, đáng quý đã dồn quyết tâm, giúp chàng trai vượt mọi trở ngại. Anh đã đậu ngành kỹ thuật của trường Chualongkorn, một ngôi trường được xem là một trong một trăm ngôi trường kỹ thuật tốt nhất thế giới. Và hôm nay, anh đã tốt nghiệp…

Chúng ta xót xa, có khi còng đắng lòng, vì có những người không biết quý sự giúp đỡ của bạn bè; có những người hành hạ người sống bên cạnh mình cách tàn bạo; có những người chồng không bao giờ nói lời cám ơn vợ, thậm chí còn bạo hành một cách đáng lên án đối với vợ mình; có những người vợ không nhận biết công khó của chồng và cũng có bao nhiêu đứa con không biết nghĩ đến công ơn cha mẹ…

Người thọ ơn mà không nói lời cảm ơn, không biết ơn, không bày tỏ lòng biết ơn, không những khiến người làm ơn buồn và thất vọng, nhưng cũng nói lên sự thiếu trưởng thành của chính người đó. Để không bị xem là người vong ơn và không trưởng thành, trong đời sống hằng ngày, chúng ta cần ghi nhận công ơn của người chung quanh.

Bày tỏ lòng biết ơn với người xung quanh cũng là cách ta thiết lập một cuộc sống chung yên bình, dễ cảm thông, dễ tha thứ, dễ đón nhận nhau…

Tôi muốn nói lời cám ơn quý chị em. Tôi được đến đây và luôn cảm thấy thoải mái, lại còn được ngồi đây thường xuyên để nói chuyện với cả nhà. Đó là danh dự mà nhà dòng ban cho tôi.

Tôi cám ơn từng thức ăn, thức uống mà mỗi lần tôi đến, cả nhà chuẩn bị cho tôi. Tôi cám những món quà, từng lời động viên, lời hỏi thăm, cám ơn từng sự quan tâm, lo lắng, từng sự tiếp đón… mà mọi người ở đây trao cho tôi.

Đặc biệt, tôi cám ơn nhiều về biết bao nhiêu lời chuyển cầu quý chị em dâng lên Thiên Chúa mà tôi được hưởng nhờ. Tôi cám ơn nhiều, nhiều lắm. Không thể kể hết được, tôi chỉ xin nói gọn mấy tiếng trên môi, nhưng gói cả tấm lòng mình: Cám ơn các chị em!

 

II. NHẬN RA CHÚA LUÔN HIỆN DIỆN.

“Ta đã dẫn các ngươi bốn mươi năm trong sa mạc, mà áo các ngươi mặc đã không rách, dép chân các ngươi đi đã không mòn. Của ăn các ngươi không phải là bánh, thức uống các ngươi không phải là rượu và đồ uống có men, để các ngươi biết rằng Ta là Đức Chúa, Thiên Chúa của các ngươi” (Đnl 29, 4-5).

“Hãy nghe tiếng Ta thì Ta sẽ là Thiên Chúa các ngươi, các ngươi sẽ là dân của Ta. Hãy bước theo mọi đường lối Ta truyền dạy, để các ngươi được hạnh phúc” (Gr 7, 23).

“Từ ngày cha ông chúng ra khỏi đất Aicập tới nay, ngày này qua ngày khác, Ta không ngừng sai tất cả các tôi tớ của Ta là các ngôn sứ đến với chúng” (Gr 7, 25).

“Anh em là giống nòi được tuyển chọn, là hàng tư tế vương giã, là dâng thánh, dân riêng của Thiên Chúa, để loan truyền những kỳ công của Người, Đấng đã gọi anh em ra khỏi miền u tối, vào nơi đầy ánh sáng diệu huyền” (1Pr 3, 9).

“Đừng sợ! Ta là Đầu và là Cuối. Ta là Đấng Hằng Sống, Ta đã chết, và nay Ta sống đến muôn thuở muôn đời; Ta giữ chìa khoá của Tử thần và âm phủ” (Kh 1, 17-18).

Những lời đầy yêu thương, an ủi như thế, chúng ta vô cùng dễ dàng tìm thấy trong cả cuốn Thánh Kinh, bất kể Cựu hay Tân Ước.

Từ ngàn xưa, Thiên Chúa đã là Thiên Chúa thích hiện diện. Người ở cùng chúng ta. Người kêu gọi chúng ta. Người tuyển chọn chúng ta. Người sống trong chúng ta. Người dắt dìu chúng ta. Người che chở chúng ta. Người thánh hiến chúng ta. Người không ngừng cứu độ chúng ta…

Không thể kể hết mọi điều Thiên Chúa, vì lòng xót thương, luôn ham thích hiện diện và giáng mọi ơn, trao mọi tặng phẩm trên cuộc đời mỗi con người.

Suy niệm và cảm nhận Lời Thiên Chúa, để ngày qua ngày, chúng ta sống mầu nhiệm tình yêu của Chúa bằng cách ý thức luôn, Chúa đang hiện diện.

Nơi chúng ta, dù bất kỳ tình trạng nào: phức tạp nhất, kịch tính nhất, hay thoải mái nhất, vui tươi nhất, Chúa luôn có đó, luôn ân cần, luôn từ tâm, luôn thông chia, luôn đôn hậu, luôn là “khiên che thuẫn đỡ” (Tv 91, 4).

Thấy Chúa luôn hiện diện để trong thương đau sẽ không ngã lòng; trong vui tươi không quên nhiệm vụ; trong từng ngày lặng lẽ trôi sẽ thấy niềm vui phục vụ; trong sự bị hiểu lầm, luôn trọn niềm tín thác; trong khi bị chống đối, sẽ nhận ra khuôn mặt dịu dàng của Chúa; trong cám dỗ sẽ chống trả vững vàng; trong sự bị đốn ngã do tội, sẽ mạnh mẽ đứng lên; trong mọi cái nhìn sẽ là những cái nhìn thánh thiện; trong mọi bận bịu sẽ tận hưởng niềm vui dâng hiến; trong lúc giải lao sẽ nhận ra ơn Chúa phủ đầy; trong giờ cầu nguyện sẽ thêm yêu mến; trong giờ làm việc sẽ thêm hăng say; trong nỗi đơn côi sẽ nhận ra Chúa đồng hành; trong bệnh tật sẽ thấy Chúa là sức sống; trong những thổn thức giữa những bi – hài của cuộc đời sẽ cảm nhận tình yêu quan phòng của Chúa…

Cảm nhận Chúa hiện diện để thấy lòng thương xót của Chúa dành cho chúng ta lớn không thể nói hết.“Mầu nhiệm của lòng thương xót đã thay đổi tận gốc số phận của nhân loại” là lời của bài giảng nhân lễ kính Lòng Chúa thương xót năm 2011, của Đức Gioan Phaolô II, đã chứng minh: Lòng thương xót của Chúa là một quyền năng vô bờ của tình yêu mà Thiên Chúa dành cho con người, để con người cứng cát vượt thoát mọi rào cản, nhằm nâng số phận của mình đi lên phía Thiên Chúa. “Số phận”, bởi đó, “đã thay đổi tận gốc.

Hãy ý thức Chúa luôn hiện diện. Hãy sống niềm vui Chúa hiện diện. Nhờ đó, cuộc đời ta, từng giây, từng phút, sẽ chạm đến lòng Chúa, sẽ tận hưởng tình yêu của Chúa, sẽ sở hữu lòng thương xót vô biên của Chúa, sẽ hòa nhập nơi trái tim giàu nhân nghĩa của Chúa, nhờ đó, ta được Chúa thay đổi số phận của ta.

 

III. SỐNG LÒNG BIẾT ƠN THIÊN CHÚA.

Tôi đã từng đọc tác phẩm “Năm chiếc bánh và hai con cá” của Đức Hồng y Phanxicô Saviê Nguyễn Văn Thuận. Xin được ghi nhận những ý tưởng của Đức Hồng y để giúp chúng ta sống lòng biết ơn Thiên Chúa.

Có biết ơn Chúa, ta chấp nhận để Chúa sử dụng mình, nhằm lợi ích cho danh Chúa, cho ơn phần rỗi của muôn người, và cho chính phần rỗi của chúng ta, như những chiếc bánh, những con cá trong tay Chúa vậy:

- Chiếc bánh thứ nhất: Sống phút hiện tại. Sử dụng cách tối đa giây phút mà tôi đang có đây để làm được bất cứ điều gì cho sáng danh Chúa, cho tình yêu Hội Thánh, cho Nước Trời, tôi dẽ thực hành ngay, không chần chừ.

- Chiếc bánh thứ hai: Phân biệt giữa Chúa và việc của Chúa. Chúng ta hay bị cám dỗ lao vào công việc. Lắm lúc mất ăn, mất ngủ vì công việc. Đến khi phải chuyển công tác, ta lại cảm thấy thất vọng, muốn buông xuôi. Sự năng động ấy tốt, nhưng đó không phải chính Chúa. Thậm chí, nhiều lúc lao vào công ciệc, dễ làm ta kiêu ngạo.

Ví thế, điều quan trọng trong đời ta là vâng theo Thánh ý Chúa. Ta cần tìm chính Chúa, khám phá Chúa trong mọi hoàn cảnh, mọi thái độ vâng phục của mình. Chúa muốn ta tìm chính Chúa chứ không phải tìm việc của Chúa.

- Chiếc bánh thứ ba: Một bí quyết: Cầu nguyện. Hãy cầu nguyện. hãy chuyện trò với Chúa để Chúa soi sáng, Chúa dạy dỗ từ trong nội tâm. Cầu nguyện sẽ mang lại một niềm bình an vô song, sẽ bù đắp tất cả những gì thiếu thốn nơi con người mỏng dòn của ta.

- Chiếc bánh thứ tư: Sức mạnh duy nhất: Phép Thánh Thể. Sống và kết hợp với Thánh Thể Chúa phải là một việc đạo đức hàng đầu, không bao giờ quên. Thánh Thể Chúa sẽ là sức mạnh huyền diệu giúp ta vững vàng trong mọi nguy biến. Thánh Thể Chúa sẽ tăng lực để ta đạp dưới chân mình mọi đá sỏi gai góc nhất. Thánh Thể Chúa là liều thuốc cực mạnh đưa ta đến bến bờ bình an.

- Chiếc bánh thứ năm: Yêu thương đến hiệp nhất. Chúc thư Chúa Giêsu. Như Chúa Giêsu yêu thương hết mọi người, chúng ta yêu thương không phân biệt bất cứ người ngay, kẻ gian. Như Chúa Giêsu tha thứ cho hết mọi người, chúng ta tha thứ cho cả những địch thù, cả những kẻ sát hại ta. Như Chúa Giêsu cầu nguyện cho hết mọi người. Chúng ta cầu nguyện cho cả những người không thiện cảm với mình. Như Chúa Giêsu hiến mình cho hết mọi người. Chúng ta không chối từ hy sinh, nếu hy sinh ấy cứu được linh hồn hay sự sống của đồng loại quanh mình…

Tình yêu sẽ là sợi dây xiết chặt mọi trái tim con người. Tình yêu sẽ biến đổi thù hận thành bạn bè. Tình yêu sẽ mang lại tươi vui, bình an. Tình yêu sẽ làm cho cuộc đời này đáng sống, đáng phục vụ.

- Con cá thứ nhất: mối tình đầu của tôi: Mẹ Maria vô nhiễm. Đức Mẹ đã từng hạnh phúc và đau khổ khi đồng hành cùng thánh ý Chúa trong cuộc đời. Hạnh phúc và đau khổ đan xen suốt cuộc đời Đức Mẹ từ khi Người được Chúa Chọn làm mẹ của Chúa, trải dài trong mầu nhiệm Giáng Sinh, mầu nhiệm Ẩn Dật, mầu nhiệm Công Khai, mầu nhiệm Vượt Qua của Chúa, đến tận cùng cuộc đời dương thế của Đức Mẹ.

Đức Mẹ hiểu chúng ta. Trong vui – buồn – sướng – khổ của đời mình, hãy chạy đến cùng Đức Mẹ để được Đức Mẹ đồng hành, sớt chia, cùng hiến dâng và cùng chấp nhận.

- Con cá thứ hai: Tôi chọn Chúa. Chúa là giá trị độc nhất vô nhị trong đời tôi. Chỉ có Chúa và chỉ vì Chúa mà tôi yêu; tôi hoạt động; tôi thao thức; tôi suy tư; tôi cảm thông; tôi vui; tôi làm việc; tôi có tương quan với mọi người, với thiên nhiên, với muôn vật, với mọi cảnh huống…; tôi cầu nguyện cho tôi, cho con người, cho sự vật…; tôi học tập; tôi rao giảng; tôi truyền giáo… Chúa là khởi và đích của tôi, để trong tất cả, tôi ra đi từ Chúa và quay về với Chúa.

Với hình ảnh “năm chiếc bánh và hai con cá” trong trình thuật Tin Mừng của thánh Gioan (Ga 6,1-15), qua tấm gương và những gợi ý của Đức Hồng y, chúng ta cùng nhau bước theo Chúa Giêsu, dâng chính đời mình trong tay Chúa. Xin Chúa làm cho chúng ta nên ích lợi như Chúa muốn, theo cách Chúa đã thực hiện trên “năm chiếc bánh và hai con cá” sinh lợi ích.

Hãy đọc lại Thánh vịnh 32, để chúng ta hòa cùng mạc khải của Chúa nơi lời Thánh vịnh mà cảm tạ Chúa. Nhất là trong thời điểm chuẩn bị vào năm mới, lời Thánh vịnh càng là động lực thúc đẩy ta thường xuyên tạ ơn Chúa.

Người công chính, hãy reo hò mừng Chúa,

kẻ ngay lành, nào cất tiếng ngợi khen.

Tạ ơn Chúa, gieo vạn tiếng đàn cầm,

kính mừng Người, gảy muôn cung đàn sắt.

Nào dâng Chúa một khúc tân ca,

rập tiếng hoan hô, nhã nhạc vang lừng.

Vì lời Chúa phán quả là ngay thẳng,

mọi việc Chúa làm đều đáng cậy tin...

Lòng mỗi người, chính Chúa dựng nên,

việc họ làm, Chúa thông suốt cả…

Chúa để mắt trông nom người kính sợ Chúa,

kẻ trông cậy vào lòng Chúa yêu thương,

hầu cứu họ khỏi tay thần chết  

và nuôi sống trong buổi cơ hàn.

 

Cuối năm Ất Mùi

Chuẩn bị vào xuân Bính Thân 2016

Lm. JB NGUYỄN MÙNG

Tác giả: Lm. JB Nguyễn Minh Hùng

Nguyện xin THIÊN CHÚA chúc phúc và trả công bội hậu cho hết thảy những ai đang nỗ lực "chắp cánh" cho Quê hương và GHVN bay lên!