Trang Chủ Hòa Bình là kết quả của Công Lý và Tình Liên Đới (Is 32,17; Gc 3,18; Srs 39) - Peace As The Fruit Of Justice and Solidarity Quà tặng Tin Mừng
Lm. JB Nguyễn Minh Hùng
Bài Viết Của
Lm. JB Nguyễn Minh Hùng
VÔ CẢM ĐẾN TÀN BẠO (SUY NIỆM BÀI THƯƠNG KHÓ)
THÁNH GIÁ VÀ THÂN XÁC CỦA CON NGƯỜI ĐẸP NHẤT (SUY NIỆM TUẦN THÁNH)
“ĐƯỢC TÔN VINH” NGHĨA LÀ GÌ?
NGƯỜI TỬ TÙ MÃI MÃI KHÔNG CHẾT
“ĐỀN THỜ” THEO GIÁO HUẤN CỦA CHÚA GIÊSU (CHÚA NHẬT III MÙA CHAY NĂM B)
CÓ THẬP GIÁ, NHƯNG SẼ CÓ PHỤC SINH
SỐNG MÙA CHAY VỚI ƠN CHÚA THÁNH THẦN (CHÚA NHẬT I MÙA CHAY NĂM B)
CẢM TẠ CHÚA VÔ CÙNG (LỜI TẠ ƠN PHÚT GIAO THỪA)
LÀM GÌ ĐỂ LUÔN HY VỌNG?
THẦY THUỐC CỦA LINH HỒN
XIN LỖI...
SỐNG THẾ NÀO ĐỂ GỌI LÀ "CHẤT"?
VẪN THỜ CHÚA VÀ VẪN GIẾT CHÚA (LỄ HIỂN LINH 2023)
HƯỚNG TỚI NGÂN KHÁNH GIÁM MỤC ĐỨC CHA PHÊRÔ TRẦN ĐÌNH TỨ
BÀI HỌC NÀO CHO GIA ĐÌNH?
LẠY CHÚA CON ĐỒNG Ý... (LỄ ĐỨC MẸ LÀ MẸ THIÊN CHÚA)
XIN VÂNG VÀ NHỮNG DIỆU KỲ
BÀI HỌC TỪ ĐÓA HỒNG NHẬP THỂ (SUY NIỆM LỄ GIÁNG SINH)
ĐỂ CHÚA ĐẾN...
GIOAN TẨY GIẢ, NGÀI LÀ AI?
THÁI ĐỘ NÀO CHO VIỆC ĐÓN CHỜ CHÚA?
TỈNH THỨC LÀ GÌ?
VƯƠNG QUỐC TRƯỜNG CỬU CHO TÌNH YÊU (LỄ CHÚA KITÔ VUA VŨ TRỤ NĂM A)
SỨC MẠNH QUẬT KHỞI TRONG MỘT TINH THẦN BẤT BẠI
SỐNG KHÔN ĐỂ CHẾT THIÊNG
CHÚA "ĐẬP" MẠNH HÀNG LÃNH ĐẠO CỦA HỘI THÁNH
VỀ NHÀ CHA
CHO TÌNH YÊU LÊN NGÔI
TÔI ĐANG THUỘC VỀ "LIÊN MINH MA QUỶ"?
BÁC ÁI VÀ TRUYỀN GIÁO
LOẠI TRỪ THIÊN CHÚA VÀ LÝ DO
CHÚA MÃI KIÊN NHẪN ĐỢI CHỜ
TẤT CẢ CON LÀ CỦA MẸ
CHÚA YÊU CHỈ VÌ CHÚA MUỐN
AI CÓ QUYỀN THA THỨ? AI CẦN THA THỨ?
TÔN TRỌNG MỌI THỤ TẠO CỦA THIÊN CHÚA
BỎ MÌNH VÀ SỐNG TƯƠNG QUAN
TRÊN NỀN CỦA KẺ YẾU ĐUỐI
VÌ SAO CHÚNG TA THẤT VỌNG
CHA MICAE LÊ VĂN KHÂM: CHO NGƯỜI CHỨ KHÔNG CHO MÌNH (TƯỞNG NHỚ CHA MICAE LÊ VĂN KHÂM, NGUYÊN TỔNG ĐỊA DIỆN GIÁO PHẬN PHÚ CƯỜNG NHÂN GIỖ ĐẦU)
QUÀ TẶNG CỦA THIÊN CHÚA

 

LỄ CHÚA CHỊU PHÉP RỬA 2016

Một người cha có lần kể có lần than phiền về đứa con trai lớn của ông, vì lòng đạo của nó tệ quá. Thường xuyên vào các Chúa nhật và lễ trọng, khi nghe nhà thờ đổ chuông, ông gọi con dậy đi lễ…

“Nó lười lễ lạy, kinh sách lắm, thưa cha”. Ông nói: “Mỗi lần con gọi nó là con phải nghe đủ thứ lời càu nhàu của nó. Có lần con mắng nó. Câu trả lời của nó làm con buồn quá. Nó trả lời: “Con đâu có xin ba mẹ cho con rửa tội. Sao ba mẹ không hỏi ý kiến của con? Sao không chờ con lớn để tự ý con quyết định, rồi bây giờ lại nói rằng, con là người Công giáo?”…

Người cha trách con, lời trách ấy không sai. Còn câu trả lời của anh thanh niên, lý luận xem ra khá chắc chắn, mặc dù quá thẳng thắn, khó nghe đến mức không còn lễ phép, và người cha không thể nói được gì, nhưng câu trả lời ấy cũng không phải là vô lý. Lời của người con cũng là thắc mắc từ xưa đến nay của nhiều người: Tại sao Giáo Hội cho phép rửa tội khi còn quá bé?

Có thể có nhiều ý kiến khác nhau, nhưng tôi nhgĩ, sự không ngoan và những gì mà Hội Thánh đã sống trên 2.000 năm, đã đúc kết thành mọi thực hành, còn hơn thế, thành lẽ sống của hôm nay. Và chúng ta đã và đang thừa hưởng trọn vẹn bài học đáng giá ngàn năm của Giáo Hội.

Vì thế, có chăng những thắc mắc hôm nay, bạn và tôi hãy tự hỏi: Những gì chúng ta suy nghĩ có phải đã là những suy nghĩ chính chắn? Hay đó chỉ mới là một phản ứng, một cách biện minh, tệ hơn, một ngụy biện nào đó cho một thái độ, một hành vi nặng cảm tính cá nhân, một sự lười biếng, nặng hơn, một sự chống đối của bản thân mình?

Mặt khác, khi trao ban bí tích rửa tội cho ta, là chính lúc Hội Thánh trao ban cả một kho tàng ơn cứu độ quý giá được đánh đổi bằng máu Chúa Kitô là Đức Chúa chúng ta.

Hội Thánh còn trao ban chính Chúa Kitô làm sản nghiệp thần linh vĩnh cửu của ta. Chỉ trong bí tích rửa tội và nhờ bí tích rửa tội, ta mới có thể có khả năng làm thành thân mình của Chúa Kitô, để nhờ thông hiệp với Người, ta mới được làm Con Thiên Chúa như Người.

Giáo Lý Công giáo của Giáo Hội xác nhận: “Được sinh ra vì bản tính con người đã sa ngã và hoen ố do nguyên tội, trẻ em cũng cần được sinh ra trong đời sống mới nhờ bí tích thánh tẩy, để thoát khỏi quyền lực tối tăm và được hưởng tự do của con cái Thiên Chúa mà mọi người được mời gọi. Việc rửa tội trẻ em cho thấy Thiên Chúa ban ơn cứu độ hoàn toàn nhưng không. Nếu không cho các em lãnh nhận bí tích thánh tẩy càng sớm càng tốt sau khi sinh, thì Hội Thánh và cha mẹ sẽ ngăn chặn các em lãnh nhận ơn vô giá là được trở nên con cái Thiên Chúa” (GLCG 1250).

Hiểu tất cả những điều đã trình bày, ta nhận ra bí tích rửa tội là cả một kho tàng được làm quà tặng quý giá, Chúa Kitô để lại cho Hội Thánh, và Hội Thánh tiếp tục tặng ban cho mỗi người. Bởi đó, cha mẹ đưa con mình đến nhà thờ lãnh bí tích rửa tội, là cộng tác mật thiết cùng Hội Thánh trao cho chúng ta món quà hồng phúc, đến từ trời cao.

Bởi vậy, không thể trách Hội Thánh hay trách cha mẹ về việc rửa tội cho con trẻ từ thưở mới sinh. Vì không một ai, dù là Hội Thánh hay cha mẹ “đem con bỏ chợ”, ngược lại, trong tình yêu, mẹ Hội Thánh và cha mẹ ưu ái trao cho ta những điều kiện tốt nhất để ta sống, làm người và làm Kitô hữu chính đáng.

Ngoài ra, trong lễ Chúa chịu phép rửa hôm nay, suy niệm bài Tin Mừng, còn cho ta những hiểu biết về một sứ điệp có giá trị cao cả, chính Chúa Giêsu đã ban hành bằng hành động nơi chính bản thân Người, khi nhận phép rửa của thánh Gioan trên dòng sông Giođan, đó là ơn HIỆP THÔNG, hiệp thông với con người và hiệp thông với Thiên Chúa:

- Hiệp thông với con người: Trong cùng một phép rửa, chúng ta nên đồng hình đồng dạng với Chúa Kitô. Trong một phép rửa duy nhất, tất cả chúng ta cùng là con Thiên Chúa, lãnh nhận cùng một ơn cứu độ do Chúa Kitô thực hiện. Chúng ta hợp thành một thân thể duy nhất, có Chúa Kitô là đầu, và mỗi người là chi thể của cả nhiệm thể ấy.

Thánh Phaolô đã từng nói đến chiều kích hiệp thông này: “Chỉ có một thân thể, một Thần Khí, cũng như anh em đã được kêu gọi để chia sẻ cùng một niềm hy vọng. Chỉ có một Chúa, một niềm tin, một phép rửa. Chỉ có một Thiên Chúa Cha của mọi người, Đấng ngự trên mọi người, qua mọi người và trong mọi người” (Ep 4, 4-6).

- Hiệp thông cùng Thiên Chúa: Trong một phép rửa duy nhất, chúng ta được kết hợp mật thiết với Ba Ngôi, được sống trong tình yêu Ba Ngôi, sống bằng chính sự sống của Ba Ngôi.

Hơn thế, cùng với Chúa Kitô, chúng ta là con Thiên Chúa. Từ nay, chúng ta sống trong tương quan với Thiên Chúa nhờ Chúa Thánh Thần. Hình ảnh cây nho mà nhiều lần Tin Mừng nhắc đến, cho ta thấy sự kết hợp hoàn hảo trong Thiên Chúa, nhờ bí tích rửa tội mà từng người đã lãnh nhận:

“Thầy là cây nho thật, và Cha Thầy là người trồng nho. Nhành nào trong Thầy không sinh trái thì Người chặt đi, còn nhành nào sinh trái thì Người tỉa sạch để nó sai trái hơn. Các con đã được tỉa sạch nhờ lời Thầy đã nói với các con. Các con ở trong Thầy, và Thầy ở trong các con. Cũng như nhành nho tự nó không thể sinh trái được, nếu không dính liền với cây nho; các con cũng vậy, nếu không ở trong Thầy” (Ga 15, 1-4).

Hãy sống bí tích rửa tội, vì đó là danh dự, là sự cao đẹp của người tín hữu. Hãy sống bí tích rửa tội, vì đó là món quà vô giá Chúa dành cho ta.

Hãy trân trọng món quà của Thiên Chúa ban, để hiệu quả của món quà ấy là ơn được làm con Chúa, được giao hòa với Chúa, được hiệp thông trọn vẹn trong Chúa và trong anh chị em mỗi ngày được thăng tiến, và đạt đến bến bờ của ơn cứu độ là chính sự sống vĩnh hằng của Chúa chúng ta.

Lm. JB NGUYỄN MINH HÙNG


 

Tác giả: Lm. JB Nguyễn Minh Hùng

Nguyện xin THIÊN CHÚA chúc phúc và trả công bội hậu cho hết thảy những ai đang nỗ lực "chắp cánh" cho Quê hương và GHVN bay lên!