Trang Chủ Hòa Bình là kết quả của Công Lý và Tình Liên Đới (Is 32,17; Gc 3,18; Srs 39) - Peace As The Fruit Of Justice and Solidarity Quà tặng Tin Mừng
Lm. JB Nguyễn Minh Hùng
Bài Viết Của
Lm. JB Nguyễn Minh Hùng
LINH MỤC CŨNG LÀ "CON CHIÊN" (LỄ CHÚA CHIÊN LÀNH)
MUÔN ĐỜI THIÊN CHÚA XÓT THƯƠNG
NIỀM VUI VÀ ĐỨC TIN PHỤC SINH
VÔ CẢM ĐẾN TÀN BẠO (SUY NIỆM BÀI THƯƠNG KHÓ)
THÁNH GIÁ VÀ THÂN XÁC CỦA CON NGƯỜI ĐẸP NHẤT (SUY NIỆM TUẦN THÁNH)
“ĐƯỢC TÔN VINH” NGHĨA LÀ GÌ?
NGƯỜI TỬ TÙ MÃI MÃI KHÔNG CHẾT
“ĐỀN THỜ” THEO GIÁO HUẤN CỦA CHÚA GIÊSU (CHÚA NHẬT III MÙA CHAY NĂM B)
CÓ THẬP GIÁ, NHƯNG SẼ CÓ PHỤC SINH
SỐNG MÙA CHAY VỚI ƠN CHÚA THÁNH THẦN (CHÚA NHẬT I MÙA CHAY NĂM B)
CẢM TẠ CHÚA VÔ CÙNG (LỜI TẠ ƠN PHÚT GIAO THỪA)
LÀM GÌ ĐỂ LUÔN HY VỌNG?
THẦY THUỐC CỦA LINH HỒN
XIN LỖI...
SỐNG THẾ NÀO ĐỂ GỌI LÀ "CHẤT"?
VẪN THỜ CHÚA VÀ VẪN GIẾT CHÚA (LỄ HIỂN LINH 2023)
HƯỚNG TỚI NGÂN KHÁNH GIÁM MỤC ĐỨC CHA PHÊRÔ TRẦN ĐÌNH TỨ
BÀI HỌC NÀO CHO GIA ĐÌNH?
LẠY CHÚA CON ĐỒNG Ý... (LỄ ĐỨC MẸ LÀ MẸ THIÊN CHÚA)
XIN VÂNG VÀ NHỮNG DIỆU KỲ
BÀI HỌC TỪ ĐÓA HỒNG NHẬP THỂ (SUY NIỆM LỄ GIÁNG SINH)
ĐỂ CHÚA ĐẾN...
GIOAN TẨY GIẢ, NGÀI LÀ AI?
THÁI ĐỘ NÀO CHO VIỆC ĐÓN CHỜ CHÚA?
TỈNH THỨC LÀ GÌ?
VƯƠNG QUỐC TRƯỜNG CỬU CHO TÌNH YÊU (LỄ CHÚA KITÔ VUA VŨ TRỤ NĂM A)
SỨC MẠNH QUẬT KHỞI TRONG MỘT TINH THẦN BẤT BẠI
SỐNG KHÔN ĐỂ CHẾT THIÊNG
CHÚA "ĐẬP" MẠNH HÀNG LÃNH ĐẠO CỦA HỘI THÁNH
VỀ NHÀ CHA
CHO TÌNH YÊU LÊN NGÔI
TÔI ĐANG THUỘC VỀ "LIÊN MINH MA QUỶ"?
BÁC ÁI VÀ TRUYỀN GIÁO
LOẠI TRỪ THIÊN CHÚA VÀ LÝ DO
CHÚA MÃI KIÊN NHẪN ĐỢI CHỜ
TẤT CẢ CON LÀ CỦA MẸ
CHÚA YÊU CHỈ VÌ CHÚA MUỐN
AI CÓ QUYỀN THA THỨ? AI CẦN THA THỨ?
TÔN TRỌNG MỌI THỤ TẠO CỦA THIÊN CHÚA
BỎ MÌNH VÀ SỐNG TƯƠNG QUAN
TRUYỀN THÔNG VÀ TRUYỀN THÔNG LỜI CHÚA

 

LỄ CHÚA THĂNG THIÊN

NGÀY THẾ GIỚI TRUYỀN THÔNG LẦN 49 NĂM 2015

Lễ Thăng Thiên 2015, Hội Thánh cử hành ngày Thế giới Truyền Thông lần thứ 49. Ngày Thế giới Truyền thông lần đầu được Đức Thánh Cha Phaolô VI cử hành dịp lễ Thăng Thiên, 6.5.1967. Sứ điệp đầu tiên cho ngày Thế giới Truyền thông đầu tiên, được Đức Phaolô VI ban hành, là “Giáo hội và Truyền thông xã hội: Ngày Thế giới Truyền thông lần thứ I”. Đức Phaolô VI cũng ấn định: Lễ Thăng Thiên hàng năm là ngày Thế giới Truyền thông.

 

I. CHỦ THỂ TRUYỀN THÔNG.

Ảnh hưởng của truyền thông trong đời sống con người là không thể kể hết. Có thể nói, cách này cách kia, chúng ta lệ thuộc truyền thông. Thậm chí ở một khía cạnh nào đó, chúng ta bị truyền thông biến thành “nô lệ” của nó.

Từ đêm đến ngày, nếu muốn, không lúc nào những chương trình truyền hình, rado, mạng lưới internet, mạng điện thoại… không đáp ứng chúng ta. Từ thượng vàng đến hạ cám, từ nâng cao đến hạ cấp, từ giáo dục đến phi giáo dục, từ những giá trị nhân bản đến phi nhân, từ sức sáng tạo kiêu sa của trí tuệ đến những nỗi chết chóc đáng sợ, từ vẻ đẹp độc đáo đến sự hủy diệt kinh hoàn…, không có bất cứ điều gì, nếu ta muốn, mà truyền thông không đáp ứng.

Điều quan trọng nhất, nằm ở chính nơi chủ thể sử dụng truyền thông. Trước hết là người làm truyền thông. Kế đến là người đón nhận, hay thừa hưởng truyền thông. Chủ thể sử dụng truyền thông muốn gì? Lương tâm và đạo đức của chủ thể ấy như thế nào?

Bởi Truyền thông có thể đưa con người xích lại gần nhau hay biến con người thành thù địch của nhau, đều do chủ thể sử dụng truyền thông nhàu nắn.

Cũng vậy, truyền thông, tự nó không tốt cũng không hề độc hại. Bản thân truyền thông không có tội, không làm thành tội. Chủ thể truyền thông mới là tác giả gây nên, để nó tăng giá trị đạo đức hay trở thành phương tiện phi nhân.

Người ta có thể làm cho tốt những điều thật xấu hoặc làm cho xấu những điều thật tốt. Nếu người làm truyền thông có đạo đức, có thành ý giúp người với người yêu nhau, xích gần nhau, họ cố gắng gạt bỏ mọi ý tưởng, mọi biểu hiện gây xa cách. Ngược lại, thông qua truyền thông, nếu là người vô lương tâm, vô đạo đức, tàn độc, phi nhân, chắc chắn sẽ là mối đe dọa không thể lường cho dân tộc, cho nhân loại, cho ai một đời chỉ sống tốt giá trị làm người… 

Ai cũng cần đôi mắt sáng, lỗ tai thính để tiếp xúc các phương tiện truyền thông. Nhưng sẽ cần đến cực điểm, một cái tâm thiện, để trở thành chủ thể của truyền thông đúng nghĩa.

Tuy nhiên, đưa ra vài nhận định như trên, chúng ta không tham vọng mổ xẻ những khía cạnh truyền thông. Là linh mục Công giáo, tôi muốn lưu ý đến việc thông truyền Lời Chúa.

 

II. NGƯỜI TRUYỀN THÔNG LỜI CHÚA.

Sứ điệp Tin Mừng lễ Thăng Thiên, đã là lý do mạnh để ta nhắc nhau về nhiệm vụ thông truyền Lời Chúa. Ngay trước khi chấm dứt sự hiện diện hữu hình, Chúa Giêsu không đòi Hội Thánh điều gì khác. Qua các tông đồ, Chúa để lại cho Hội Thánh nỗi niềm trăn trở, sự thao thức dằn vặt của Đấng Cứu Chuộc hằng khao khát, không chỉ cho con người, mà còn mọi loài được cứu chuộc: “Hãy đi khắp tứ phương thiên hạ, loan báo Tin Mừng cho mọi loài thọ tạo”.

Tôi muốn nhấn mạnh: Lời sai đi của Chúa Giêsu phản ánh chính “trăn trở”, “thao thức”, “khao khát” của Chúa trong việc cứu chuộc mọi loài. Tôi không muốn dùng hai từ “mệnh lệnh”. Bởi nếu chỉ thi hành “mệnh lệnh”, dễ làm người thừa hành đứng “ngoài cuộc”, và không thể chia sẻ tâm tư của Đấng sai mình. Do đó, cũng không thể toàn tâm, toàn lực, không thể trọn tình, trọng nghĩa cho việc thông truyền Lời Chúa, cùng với Chúa cứu chuộc mọi loài.

Người tông đồ rao truyền Lời Chúa mà chỉ đặt mình trong tương quan với Lời Chúa sai đi như mệnh lệnh, họ sẽ dễ có thái độ “làm việc cho Chúa” chứ không phải “làm việc trong Chúa”, sẽ dễ thấy mình thừa lệnh, hơn là thấy mình trong tương quan “nên một với Chúa”.

Người tông đồ rao truyền Lời Chúa mà không để tâm tư của Chúa, tức là không biến chính “trăn trở”, “thao thức”, “khao khát” của Chúa thành “trăn trở”, “thao thức”, “khao khát” của mình, chắc chắn không thể lên đường, không thể đối đầu cùng nghịch cảnh, không thể chấp nhận thập giá mà dọc đường rao giảng, họ sẽ phải chạm tới.

Nhưng khi đặt Lời Chúa trong nỗi “trăn trở”, “thao thức”, “khao khát” như chính nó là tâm tư của bản thân, sẽ là lý do mạnh, lý do cấp bách, lý do trên mọi lý do, để Hội Thánh, để từng người con của Hội Thánh phải ưu tiên hàng đầu cho việc truyền thông Lời Chúa: Lời chân lý, lời sự sống, Lời giải thoát.

Bằng những động từ “trăn trở”, “thao thức”, “khao khát”, dễ đẩy ta tới tâm thức: Không việc nào quan trọng bằng loan báo Tin Mừng của Chúa. Không hành động nào lớn bằng hành động loan báo Tin Mừng của Chúa. Không đam mê nào ngang hàng đam mê ra đi loan báo Tin Mừng của Chúa. Không thúc bách nào mạnh mẽ bằng thúc bách xả thân vì Lời của Chúa. Không tình yêu nào cao cả bằng tình yêu được sống chết cho Lời của Chúa... Với tâm thức ấy, ta quyết làm trọn nỗi chờ mong của Chúa, không chần chừ, không so đo, không ì ạch…

Có thấy, có biết và sống chính tâm tư đầy “trăn trở”, “thao thức”, “khao khát” của Chúa, người truyền thông Lời Chúa mới nhận những thúc đẩy xuất phát từ bản thân, từ đòi hỏi thâm sâu của cõi lòng một cách tự nguyện và tự do, dấn thân rao truyền Lời Chúa.

Nếu Chúa đã và vẫn tiếp tục “trăn trở”, “thao thức”, “khao khát” cho Lời của Người vươn xa, thì người rao truyền Lời Chúa cho mọi thụ tạo cũng phải nên như Chúa. Nghĩa là họ nung đốt tâm hồn mình, ấp ủ trái tim mình, tôi luyện ý chí mình, đào tạo lý trí mình, để mọi nơi, mọi lúc, Lời Chúa phải tràn ứ, phải thấm nhập, phải luôn là những phản ứng thường xuyên trải dài suốt đời sống, xuyên qua từng khoảnh khắc sống của họ.

Là người phụng sự Chúa, phụng sự Lời Chúa, họ không được “đứng ngoài cuộc” những tâm thức của Chúa, nhưng phải mang lấy chính “trăn trở”, “thao thức”, “khao khát” của Chúa thành “trăn trở”, “thao thức”, “khao khát” của họ. Nhờ đó, người rao truyền Lời Chúa sẽ rao truyền sống động, xác tín, đầy quả quyết và quả cảm, như Chúa sống trong họ, như Lời của Chúa nói bằng miệng lưỡi của họ, như chính Chúa hành động trong từng biểu hiện của họ.

 

III. LỜI CHÚA ĐƯỢC THÔNG TRUYỀN TRONG BỐI CẢNH HÔM NAY.

Thời đại chúng ta bùng nổ thông tin với những phương tiện truyền thông hiện đại chưa từng có trong lịch sử, cụ thể là truyền thông kỹ thuật số: “Các công nghệ hiện đại tạo ra những hình thức quan hệ sâu xa hơn, vượt qua được những khoảng cách lớn hơn…” (Giáo hoàng Bênêđictô XVI – Sứ điệp ngày Thế giới Truyền thông xã hội lần thứ 44 – 2010).

Như đã nói, càng phát triển, truyền thông càng đòi chủ thể phải hướng thiện, phải có tình yêu. Hiện diện trên các phương tiện truyền thông, nhất là hiện diện trên phương tiện kỹ thuật số, và mọi loại kỹ thuật hiện đại khác, điều quan trọng nhất không phải là am hiểu những thao tác, những kỹ thuật, mà là tư cách đạo đức, lương tâm trung thực, khả năng phân định, khả năng lý đoán tốt xấu, lợi hại mà đón nhận hay loại trừ, thực hành hay không thực hành...

Bởi đó, người hiện diện trên phương tiện truyền thông cần được chuẩn bị, bên cạnh kỹ thuật là tâm tư, khả năng và thái độ thích hợp. Đó chính là điều mà Đức Bênêđictô XVI dạy: “Không phải chỉ hiện diện trên web là đủ hoặc xem nó chỉ như một không gian được lấp đầy. Đúng ra, chúng ta phải hiện diện trong thế giới kỹ thuật số như những chứng nhân trung thành của Tin Mừng” (Sứ điệp ngày Thế giới Truyền thông xã hội lần thứ 44 – 2010).

Người tông đồ thông truyền Lời Chúa cần ghi tâm điều này: Khi họ hiện diện trong thế giới kỹ thuật số, hay bất cứ phương tiện truyền thông hiện đại nào, độc giả không để ý đến việc họ am hiểu các phương tiện truyền thông nhiều hay ít, giỏi hay dở, cho bằng quan tâm đến đời sống của chính người tông đồ, quan tâm đến sự gần gũi của họ với Chúa Kitô.

Cho nên tham gia viết blogs, tham gia các trang mạng xã hội như facebook, hay đăng bài lên websites, thực hiện những hình ảnh, những clip, những cuốn phim… tất cả đều rất tốt, đáng khuyến khích, nhưng với điều kiện, chúng ta phải là những chứng nhân trung thành của Tin Mừng, những người bạn của Chúa Kitô, mang trong mình chính tâm tư của Chúa Kitô, phải đầy ngập những trăn trở, thao thức, khao khát như đã từng có trong Chúa Kitô.

Đưa phương tiện truyền thông vào phục vụ Lời Chúa, người thông truyền Lời Chúa đang thực hiện một công tác vô cùng ý nghĩa: Họ nối dài mầu nhiệm nhập thể, nghĩa là để Thiên Chúa đi vào đời sống con người cách cụ thể, tự nhiên và ấn tượng.

Đức Thánh Cha Bênêđíctô diễn tả “mầu nhiệm nhập thể” này bằng ngôn ngữ đầy hình ảnh: “Nhờ những phương tiện truyền thông hiện đại, Thiên Chúa có thể đi dạo trên những nẻo đường thành phố của chúng ta, dừng chân trước ngưỡng cửa ngôi nhà và con tim chúng ta, và một lần nữa lên tiếng gọi: ‘Này đây, Ta đứng trước cửa mà gõ. Ai nghe tiếng Ta và mở cửa, Ta sẽ vào nhà người ấy, sẽ dùng bữa với người ấy và người ấy sẽ dùng bữa với Ta’ (Kh 3, 20)” (Sứ điệp ngày Thế giới Truyền thông xã hội lần thứ 44 – 2010).

Đặc biệt, người tông đồ, khi  truyền thông Lời Chúa giữa bối cảnh càng ngày càng phức tạp, họ phải luôn giữ đúng cái tâm của mình cho Lời của Chúa, cho thánh ý của Chúa.

Càng khó khăn bao nhiêu, họ càng phải mang lấy tâm tư của Chúa, mang lấy mọi nỗi “trăn trở”, “thao thức”, “khao khát” của Chúa mà băng mình, mà hiến dâng chính mình cho việc thông truyền Lời Chúa có kết quả và kết quả ngày càng cao. Đó là cách người tông đồ truyền thông Lời Chúa theo gương thánh Phaolô: “Tôi sống nhưng không còn là tôi sống mà là chính Chúa Kitô sống trong tôi” (Gl 2,20).

Bởi đó, thông truyền Lời Chúa giữa bối cảnh các phương tiện truyền thông dễ bị lạm dụng, sẽ là vấn đề nan giải. Lắm khi đòi người truyền thông Lời Chúa chấp nhận “tử đạo”, chấp nhận “hiến tế” mình.

Càng anh dũng bước trên mọi phương tiện truyền thông để Lời Chúa được thông truyền, phát triển, và lớn lên từng ngày trong tâm hồn con người, dẫu có phải trải qua gian lao thử thách, hình ảnh người tông đồ đẹp như hình ảnh người gieo giống của Thánh Kinh: “Ai nghẹn ngào ra đi gieo giống, mùa gặt mai sau khấp khởi mừng. Họ ra đi, đi mà nức nở, mang hạt giống vãi gieo; lúc trở về, về reo hớn hở, vai nặng gánh lúa vàng” (Tv  126, 5-6).

Ngày lễ Chúa Thăng Thiên, một lần nữa, lắng nghe lời đầy tâm tư của Chúa: “Hãy đi khắp tứ phương thiên hạ, loan báo Tin Mừng cho mọi loài thọ tạo” (Mc 16, 15), đồng thời đặt trong bối cảnh của ngày Thế giới Truyền thông, chúng ta, những môn đệ của Chúa, phải cấp tốc lo lắng hết sức cho việc truyền thông Lời Chúa được phát triển mạnh mẽ, khắp nơi.

Chính chúng ta, dù có thể dùng những phương tiện truyền thông hiện đại hay không, bằng chính khả năng của mình, mỗi người hãy lấy lý tưởng loan báo Lời Chúa làm lẽ sống, làm động lực sống, làm bằng chứng sống cho mình.

Theo Chúa, thờ phượng Chúa, chúng ta chỉ có một con đường duy nhất, đó là con đường thánh Phaolô đã chọn để làm điểm tựa cho đời tông đồ của ngài: “Tình yêu Chúa Kitô thúc bách tôi” (2Cr 5, 14); “Chúng ta có sống là sống cho Chúa, mà có chết cũng là chết cho Chúa. Vậy dù sống, dù chết, chúng ta vẫn thuộc về Chúa” (Rm 14,8).

 

Lm. JB NGUYỄN MINH HÙNG


 

Tác giả: Lm. JB Nguyễn Minh Hùng

Nguyện xin THIÊN CHÚA chúc phúc và trả công bội hậu cho hết thảy những ai đang nỗ lực "chắp cánh" cho Quê hương và GHVN bay lên!