Trang Chủ Hòa Bình là kết quả của Công Lý và Tình Liên Đới (Is 32,17; Gc 3,18; Srs 39) - Peace As The Fruit Of Justice and Solidarity Quà tặng Tin Mừng
Lm. JB Nguyễn Minh Hùng
Bài Viết Của
Lm. JB Nguyễn Minh Hùng
MUÔN ĐỜI THIÊN CHÚA XÓT THƯƠNG
NIỀM VUI VÀ ĐỨC TIN PHỤC SINH
VÔ CẢM ĐẾN TÀN BẠO (SUY NIỆM BÀI THƯƠNG KHÓ)
THÁNH GIÁ VÀ THÂN XÁC CỦA CON NGƯỜI ĐẸP NHẤT (SUY NIỆM TUẦN THÁNH)
“ĐƯỢC TÔN VINH” NGHĨA LÀ GÌ?
NGƯỜI TỬ TÙ MÃI MÃI KHÔNG CHẾT
“ĐỀN THỜ” THEO GIÁO HUẤN CỦA CHÚA GIÊSU (CHÚA NHẬT III MÙA CHAY NĂM B)
CÓ THẬP GIÁ, NHƯNG SẼ CÓ PHỤC SINH
SỐNG MÙA CHAY VỚI ƠN CHÚA THÁNH THẦN (CHÚA NHẬT I MÙA CHAY NĂM B)
CẢM TẠ CHÚA VÔ CÙNG (LỜI TẠ ƠN PHÚT GIAO THỪA)
LÀM GÌ ĐỂ LUÔN HY VỌNG?
THẦY THUỐC CỦA LINH HỒN
XIN LỖI...
SỐNG THẾ NÀO ĐỂ GỌI LÀ "CHẤT"?
VẪN THỜ CHÚA VÀ VẪN GIẾT CHÚA (LỄ HIỂN LINH 2023)
HƯỚNG TỚI NGÂN KHÁNH GIÁM MỤC ĐỨC CHA PHÊRÔ TRẦN ĐÌNH TỨ
BÀI HỌC NÀO CHO GIA ĐÌNH?
LẠY CHÚA CON ĐỒNG Ý... (LỄ ĐỨC MẸ LÀ MẸ THIÊN CHÚA)
XIN VÂNG VÀ NHỮNG DIỆU KỲ
BÀI HỌC TỪ ĐÓA HỒNG NHẬP THỂ (SUY NIỆM LỄ GIÁNG SINH)
ĐỂ CHÚA ĐẾN...
GIOAN TẨY GIẢ, NGÀI LÀ AI?
THÁI ĐỘ NÀO CHO VIỆC ĐÓN CHỜ CHÚA?
TỈNH THỨC LÀ GÌ?
VƯƠNG QUỐC TRƯỜNG CỬU CHO TÌNH YÊU (LỄ CHÚA KITÔ VUA VŨ TRỤ NĂM A)
SỨC MẠNH QUẬT KHỞI TRONG MỘT TINH THẦN BẤT BẠI
SỐNG KHÔN ĐỂ CHẾT THIÊNG
CHÚA "ĐẬP" MẠNH HÀNG LÃNH ĐẠO CỦA HỘI THÁNH
VỀ NHÀ CHA
CHO TÌNH YÊU LÊN NGÔI
TÔI ĐANG THUỘC VỀ "LIÊN MINH MA QUỶ"?
BÁC ÁI VÀ TRUYỀN GIÁO
LOẠI TRỪ THIÊN CHÚA VÀ LÝ DO
CHÚA MÃI KIÊN NHẪN ĐỢI CHỜ
TẤT CẢ CON LÀ CỦA MẸ
CHÚA YÊU CHỈ VÌ CHÚA MUỐN
AI CÓ QUYỀN THA THỨ? AI CẦN THA THỨ?
TÔN TRỌNG MỌI THỤ TẠO CỦA THIÊN CHÚA
BỎ MÌNH VÀ SỐNG TƯƠNG QUAN
TRÊN NỀN CỦA KẺ YẾU ĐUỐI
KHÔNG DANG DỞ…

 

Kính dâng linh hồn các linh mục:

- Giuse Maria Đỗ Duy Lạn

- Giacôbê Nguyễn Kim Điền

- Phanxicô Salêsiô Nguyễn Quốc Hoàng

Một lần nữa, các linh mục khóa III Đại Chủng viện thánh Giuse Sài Gòn, ngậm ngùi tiễn biệt người anh em linh mục mến thương của mình, linh mục Phanxicô Salêxiô Nguyễn Quốc Hoàng về Nhà Cha ngày 26.4.2015, ở tuổi 55.

Anh Phanxicô Hoàng đang là chánh xứ Bình Thuận, hạt Bình An. Anh ngã bệnh nặng kể từ Chúa nhật lễ Lá.

Như vậy, Anh đã theo Chúa Giêsu lên núi Sọ. Anh đã tháp nhập sự đau bệnh của mình với thánh giá Chúa.

Và nay, đang khi cả Hội Thánh vui mừng sống mầu nhiệm Phục Sinh của Chúa, Anh Hoàng đã tham dự hoàn toàn vào niềm tin Phục Sinh bằng chính hiến lễ cuộc đời và mạng sống của mình.    

Anh Phanxicô Salêsiô Nguyễn Quốc Hoàng là người thứ ba của khóa III Đại Chủng viện Sài Gòn, rời  dương thế.

Người anh em ra đi đầu tiên là linh mục Giuse Maria Đỗ Duy Lạn. Anh Lạn là một trong những bậc đàn anh lớn tuổi nhất của lớp chúng tôi.

Anh được bổ sung vào khóa III, (lúc anh em chủng sinh khóa III đang học năm thứ V), để hoàn tất chương trình Đại Chủng viện. 

Anh được Chúa gọi về ngày 14.4.2004, hưởng duơng 52 tuổi, trong khi đang là chánh xứ Long Bình, hạt Thủ Thiêm.   

Người thứ hai là linh mục Giacôbê Nguyễn Kim Điền. Tuy kém tuổi anh Lạn, nhưng anh Điền cũng thuộc “thế hệ lão” của khóa III Đại Chủng viện Sài Gòn.

Anh Điền cũng là người được bổ sung vào khóa III (lúc khóa III đang học năm thứ III, chương trình Đại Chủng viện).

Kể từ sau ngày thụ phong linh mục, 30.6.1999, anh Điền được gởi về làm linh mục phụ tá giáo xứ Lộc Hưng.

Ngày 27.7.2013, anh nhận bài sai về làm chánh xứ giáo xứ Tân Mỹ, hạt Hóc Môn.

Tính cho đến ngày được gọi về nhà Chúa, ngày 16.2.2014, anh Điền chỉ mới nhận trọng trách làm chánh xứ khoảng 7 tháng. Anh cũng chỉ mới hưởng dương 57 tuổi.

Các linh mục khóa III hiện diện trên bảy giáo phận: Sài Gòn, Xuân Lộc, Bà Rịa, Phú Cường, Mỹ Tho, Phan Thiêt, Đà Lạt. Nhưng cả ba anh em đã ra đi đều thuộc giáo phận Sài Gòn, và đều chưa đến tuổi 60...

…Khóc người anh em mới ra đi, đồng tưởng nhớ hai người anh em đã đi xa trước đó, chúng     tôi bàng hoàng. Ở lứa tuổi mới ngoài 50, chắc chắn các anh em của chúng tôi còn nhiều mộng, nhiều ước, nhiều phác thảo, nhiều dự định, nhiều lăng xả, nhiều hiến dâng, nhiều niềm vui, nhiều nỗi trăn trở…

Cứ theo cái nhìn trần tục của loài người, đó là những dở dang… Các anh ra đi, bỏ lại phía sau lưng mình bao nhiêu điều còn chưa nói hết, bao nhiêu việc còn chưa làm hết, bao nhiêu quyết định còn chưa thực hiện hết… Cứ thế mà dang dở…

Đặc biệt, trong cái chết mới nhất, cái chết của anh Phanxicô Salêsiô Quốc Hoàng, người ta nói với nhau nhiều về những dang dở của anh: Trong khi gắn đời linh mục của mình với giáo xứ Bình Thuận, để hoàn thành sứ mạng, để xây dựng Hội Thánh của Chúa, thời gian qua, anh đã phải đối mặt cùng không ít chịu đựng và chấp nhận

Bởi sau cả một thời gian khá dài, có lúc như mòn mỏi vì phải nỗ lực nhiều, anh đã nhận lại mãnh đất cho giáo xứ. Trên mãnh đất ấy, anh nhanh chóng xây nhà Mục Vụ nhiều tầng làm nơi sinh hoạt cho giáo xứ trong một khuôn viên quá chật chội…

Ngày anh ra đi, tuy đã cầm giấy xây nhà thờ trong tay, anh vẫn đang thao thức vì nhà xứ vẫn chưa được cấp phép. Bởi cũng như nhà thờ, nhà xứ đã quá cũ kỹ, cũng cần phải xây dựng lại.

Nhưng rồi một lần nữa, người ta lại phải chứng kiến thêm một sự dở dang… Anh Hoàng nằm xuống. Ngày mai đây, người khác sẽ thay anh thực hiện những lo lắng của anh…

Cuộc đời cứ mãi là những dang dở. Dù có sống đến tám mươi năm, một khi đã ra đi, khép lại cả một kiếp người; khép lại một đời tìm kiếm, đắp xây; khép lại tất cả những gì thuộc về trần thế ở phía sau lưng, thì một đời trong cõi người ấy, vẫn chỉ là một đời dở dang.

Được Chúa gọi về, dù muốn hay không, tất cả phải rủ bỏ. Sự dở dang của người khuất bóng, vì thế càng đeo bám trong tâm người ở lại. Bởi vậy, nước mắt nhiều hơn, sự đau đớn lớn hơn, lòng tiếc thương đậm đặc hơn…

Tiễn biệt anh Hoàng và tưởng nhớ anh Lạn, anh Điền, chúng tôi, không trừ ai, biết rằng, ngày nào mình còn giẫm chân trên mặt đất, ngày ấy mình vẫn phải thực hiện tất cả mọi trọng trách mà Thiên Chúa và Hội Thánh tin tưởng gởi trao.

Tuy nhiên, chúng tôi cũng như các anh: Nếu Chúa muốn điều gì, chúng tôi cũng sẽ sẵn sàng xin vâng, dẫu biết rằng, bất cứ lúc nào cũng vẫn là dang dở.

Giờ đây, chính lời Kinh Thánh, Lời mạc khải của Chúa, giúp chúng tôi hiểu thánh ý của Chúa hơn.

Đó là Lời Chúa trong sách Samuel quyển thứ II, kể lại dự tính xây đền thờ của vua Đavid. Nhà vua chỉ có mỗi một thao thức: Dân Thiên Chúa cần phải có một nơi thờ phượng Thiên Chúa của họ thật xứng hợp.

Nhà vua đã chuẩn bị đầy đủ cho một cuộc xây dựng thật lớn. Tiên tri Nathan, người của Thiên Chúa, cũng đã lên tiếng đồng ý với ước nguyện của nhà vua: “Tất cả những gì ngài ấp ủ trong lòng, xin ngài cứ đi mà thực hiện, vì Đức Chúa ở với ngài” (2Sm 7, 3).

Thế nhưng, chẳng lâu sau đó, chỉ “ngay đêm ấy, có lời Đức Chúa phán với ông Nathan rằng: Hãy đi nói với tôi tớ của Ta là Đavíd: Đức Chúa phán thế này: Ngươi mà xây nhà cho Ta ở sao? Thật vậy, từ ngày Ta đưa con cái Ísrael lên từ Aicập cho tới ngày hôm nay, Ta không hề ở trong một ngôi nhà, nhưng Ta đã nay đây mai đó trong một cái lều và trong một nhà tạm. Trong suốt thời gian rày đây mai đó với toàn thể con cái Ísrael, có bao giờ Ta đã lên tiếng hỏi một trong các thủ lãnh Ísrael mà Ta đã đặt lên chăn dắt dân Ta là Ísrael: ‘Sao các ngươi không xây cho Ta một ngôi nhà bằng gỗ bá hương?’. Bây giờ ngươi hãy nói với tôi tớ Ta là Đavíd như sau: Đức Chúa các đạo binh phán thế này: Chính Ta đã cất nhắc ngươi, từ một kẻ lùa chiên ngoài đồng cỏ, lên làm người lãnh đạo dân Ta là Israel...

Đức Chúa báo cho ngươi biết là Đức Chúa lập cho ngươi một nhà. Khi ngày đời của ngươi đã mãn và ngươi đã nằm xuống với cha ông, Ta sẽ cho dòng dõi ngươi đứng lên kế vị ngươi - một người do chính ngươi sinh ra -, và Ta sẽ làm cho vương quyền của nó được vững bền. Chính nó sẽ xây một nhà để tôn kính danh Ta, và Ta sẽ làm cho ngai vàng của nó vững bền mãi mãi. Đối với nó, Ta sẽ là cha, đối với Ta, nó sẽ là con...” (2Sm 7, 4-17).

Lời Chúa phán cùng vua Đavid được hiểu là: Chúa sẽ thiết lập triều đại Cứu Thế bền vững từ dòng tộc Đavid. Đấng Cứu Thế sẽ là vua toàn cõi vũ trụ đến muôn đời.

Đấng Cứu Thế sẽ thống trị trên ngai tổ tiên Đavid của Người bằng một vương quyền mạnh mẽ, vương quyền tuyệt đối, vương quyền vĩnh cửu, không có bất cứ mãnh lực nào có thể khiến vương quyền và triều đại Cứu Độ của Người lay chuyển...

Sau này, khi truyền tin cho Đức Maria trong ngày Đấng Cứu Thế nhập thể, thiên thần đã mạc khải rõ ràng về “chân tướng” của Vị Cứu Thế mà ngày xưa, tiên tri Nathan đã ngõ cùng Đavid. Thiên thần nói: Đấng Cứu Thế “sẽ nên cao cả”, vì Người “là Con Đấng Tối Cao. Đức Chúa là Thiên Chúa sẽ ban cho Người ngai vàng vua Đavid, tổ tiên Người. Người sẽ trị vì nhà Giacob đến muôn đời, và triều đại Người sẽ vô cùng vô tận” (Lc 1, 32-33).

Đó là ý nghĩa của Lời Chúa. Đó là lịch sử của ơn cứu độ. Đó là sự tiên báo ơn cứu độ sẽ diễn ra, mà người con của Đức Maria là tác giả...

Tuy nhiên, trên thực tế, với lời của Chúa nói cùng vua Đavid: Con của ngươi “sẽ xây một nhà để tôn kính danh Ta”, dù đã chuẩn bị thật chu đáo cho một ngôi đền thờ lộng lẫy, vua Đavid đã phải dừng lại.

Sự chuẩn bị càng nhiều, mơ ước càng lớn, lòng ham thích về một công trình do bàn tay của mình kiến tạo để dâng lên Thiên Chúa càng mạnh mẽ, sự dang dở của Đavid càng là sự dang dở khó có từ ngữ nào diễn tả hết...

Đavid dừng lại. Một đời dừng lại. Những năm tháng khổ công xây đắp dừng lại. Một quá khứ viễn chinh oai hùng khắp nơi dừng lại. Những chiến thắng huy hoàng mang lại danh dự cho dân Chúa, cho đất nước dừng lại. Niềm hạnh phúc trong lòng nhà vua về một đất nước bình an, thịnh trị dừng lại. Ngôi vị hoàng đế ngự trị trên ngai vàng mà nhà vua đang tận hưởng dừng lại... Và nay, mơ ước cuối cùng cho một ngôi nhà của Thiên Chúa cũng dừng lại...

Dù là một ông vua thành công, một ông vua xây dựng đất nước rực rỡ cho một thời hoàng kim, Đavid vẫn là con người của sự dở dang như bao nhiêu con người trần thế...

Thực ra, trong Chúa không hề có bất cứ điều gì dang dở. Dang dở là do suy nghĩ kém cỏi, nông cạn của con người.

Dang dở cũng có thể do chính chúng ta nhìn vào những dự định của nhau bằng con mắt phàm trần, và đánh giá nó theo suy tính chủ quan của bản thân…

Hoặc do chính chúng ta ôm quá nhiều mộng. Hay có thể sự tham danh hám lợi dễ làm bản thân chới với, cảm thấy mất mát, hụt hẩng, dở dang…

Dù sao, tấm gương vua Đavid nhẹ nhàng vâng phục thánh ý Chúa vẫn là bài học sáng giá cho từng người chúng ta. Nhà vua đã để lại phía sau tất cả mơ ước, sẵn sàng đặt nó vào tay Salômon, con trai mình. Chính vua Salômon, người đã thay vua cha thực hiện việc xây dựng nhà Thiên Chúa…

Nhưng từ Lời Chúa, chúng tôi nhận ra: Cuộc đời vua Đavid không hề dang dở. Ông đã sống trước nhan Chúa. Và Chúa đã đón nhận tất cả công trình của ông. Chúa ghi nhận một đời ông hiến dâng cho Chúa, qua việc ông toàn tâm, toàn ý lãnh đạo dân của Chúa

Đavid vừa là con người của thành công, nhưng cũng là con người đã từng thất bại trước cám dỗ dục tính. Đavid vừa là con người của sự thánh thiện: Ông rất mực yêu mến Chúa, nhưng cũng là con người từng bị quật ngã trong tội…

Chúa biết hết. Chúa thấy hết. Chúa nhận ra sự yếu đuối của Đavid. Nhưng Chúa cũng nhìn thấu nỗi lòng của Đavid. Chúa thấy Đavid cần dừng lại tất cả. Vì thế, Chúa muốn Đavid từ nay phải dừng lại.

Không ai dám hỏi tại sao lại thế? Không ai có thể giải thích được vì sao ở một thời điểm nào đó trong đời mình, con người phải dừng lại?

Chỉ biết đó là thánh ý Chúa. Chỉ biết đó là tình yêu của Chúa. Chỉ biết đó là sự sắp đặt của Chúa. Chính Chúa ban cho. Chính Chúa chủ động. Chính Chúa thúc đẩy. Chính Chúa vận hành…

Để rồi cuối cùng, chỉ một mình Chúa kết thúc. Chỉ một mình Chúa làm mọi sự trong mọi hoàn cảnh. Chỉ một mình Chúa làm mọi sự trong mọi người.

Một mình Chúa là Chủ, con người là tôi tớ của Chủ. Giờ đây, khi Chủ thấy đầy tớ của mình đã đủ, đã trọn, Người triệu hồi đầy tớ, để đầy tớ của Người được nhỉ ngơi như Người muốn…

Vì thế, trong Chúa, không có bất cứ điều gì dang dở. Chúa có cách của Chúa. Chúa có chương trình, có sự quan phòng, có những quyết định khôn ngoan trong thánh ý đời đời của Chúa.

Đavid dừng lại để hồi tâm, để chuẩn bị cho ngày long trọng được Chúa dời đi. Đavid không thể xây nhà cho Chúa, nhưng Chúa sẽ xây nhà cho ông: Đavid sẽ mãn nguyện ở trong nhà Chúa đến muôn đời. Căn nhà ấy, căn nhà tình yêu là chính cung lòng êm ái của Chúa…

Theo cách Chúa dành cho vua Đavid, và chính tấm gương mau mắn nghe theo Lời Chúa dạy để dừng lại tất cả của vua Đavid, chúng ta càng nhận ra: Bản thân có là gì đâu. Những dự định, những tính toán của bản thân, dẫu có đẹp, chưa chắc đã là thánh ý Chúa, chưa chắc đã phù hợp với tình yêu quan phòng, Chúa dành cho từng người chúng ta…

Quay về với những cái chết, mà nhiều người cho là “chưa đến tuổi chết” của các anh em chúng tôi, chúng tôi càng xác tín: Tất cả đều không ngoài thánh ý của Chúa.

Chúa muốn và Chúa thực hiện ý muốn của Người. Đối với Chúa, như thế là đã đủ, đã đẹp, đã trọn vẹn, đã đến thời kết thúc. Chúa không đòi hơn nữa.

Của lễ cuộc đời trong từng cái chết đã được toàn hiến cho Chúa. Của lễ toàn hiến mà từng anh em chúng ta hiến dâng, Chúa đã chấp nhận, chúa đã chúc phúc, Chúa đã đưa vào cõi đời đời trong chính hạnh phúc của tình yêu Chúa.

Đến lượt mọi người: ai cũng như ai. Sẽ có một ngày, Chúa muốn chúng ta dừng lại. Chúa đã đón nhận chúng ta. Chúa đã thấy thánh ý của Chúa đầy đủ, để những gì nơi cuộc đời chúng ta, Chúa đã từng khởi sự, thì nay Chúa lại hoàn tất.

Với một đời sống ơn gọi thánh hiến, cùng tất cả mọi lao tác, tất cả lẽ sống, niềm vui, hạnh phúc trong kiếp người, nhờ cái chết, chúng ta hoàn tất của lễ đời mình trong tay Chúa. Đó chính là hiến lễ toàn thiêu, chắc chắn đẹp lòng Chúa…

Như thế, trong Chúa, dẫu người đời có cho là dở dang, thì tất cả đã nên hoàn hảo, đã nên thánh thiện, đã đi đến đích của niềm hy vọng, đã đến hồi chung cuộc. Trong Chúa, không có bất cứ điều gì dang dở…

Kính chào các anh. Cuộc đời các anh giờ đây trở thành lễ vật toàn hiến trong tay Chúa. Chúa muốn các anh dừng lại, để các anh đi về nẻo hạnh phúc của Chúa. Các anh đã hoàn tất mọi sự trong tay Chúa. Cuộc sống của các anh giờ đây đẹp quá.

Xin hãy cầu nguyện cho chúng tôi. Cầu nguyện cho khóa III của chúng ta thật nhiều, các anh nhé. Chúng tôi nhớ các anh.

Mến chào các anh. Hẹn gặp lại.

Lm. JB NGUYỄN MINH HÙNG

Khóa III, Đại Chủng viện thánh giuse Sài Gòn

Tác giả: Lm. JB Nguyễn Minh Hùng

Nguyện xin THIÊN CHÚA chúc phúc và trả công bội hậu cho hết thảy những ai đang nỗ lực "chắp cánh" cho Quê hương và GHVN bay lên!