Trang Chủ Hòa Bình là kết quả của Công Lý và Tình Liên Đới (Is 32,17; Gc 3,18; Srs 39) - Peace As The Fruit Of Justice and Solidarity Quà tặng Tin Mừng
Lm. JB Nguyễn Minh Hùng
Bài Viết Của
Lm. JB Nguyễn Minh Hùng
VÔ CẢM ĐẾN TÀN BẠO (SUY NIỆM BÀI THƯƠNG KHÓ)
THÁNH GIÁ VÀ THÂN XÁC CỦA CON NGƯỜI ĐẸP NHẤT (SUY NIỆM TUẦN THÁNH)
“ĐƯỢC TÔN VINH” NGHĨA LÀ GÌ?
NGƯỜI TỬ TÙ MÃI MÃI KHÔNG CHẾT
“ĐỀN THỜ” THEO GIÁO HUẤN CỦA CHÚA GIÊSU (CHÚA NHẬT III MÙA CHAY NĂM B)
CÓ THẬP GIÁ, NHƯNG SẼ CÓ PHỤC SINH
SỐNG MÙA CHAY VỚI ƠN CHÚA THÁNH THẦN (CHÚA NHẬT I MÙA CHAY NĂM B)
CẢM TẠ CHÚA VÔ CÙNG (LỜI TẠ ƠN PHÚT GIAO THỪA)
LÀM GÌ ĐỂ LUÔN HY VỌNG?
THẦY THUỐC CỦA LINH HỒN
XIN LỖI...
SỐNG THẾ NÀO ĐỂ GỌI LÀ "CHẤT"?
VẪN THỜ CHÚA VÀ VẪN GIẾT CHÚA (LỄ HIỂN LINH 2023)
HƯỚNG TỚI NGÂN KHÁNH GIÁM MỤC ĐỨC CHA PHÊRÔ TRẦN ĐÌNH TỨ
BÀI HỌC NÀO CHO GIA ĐÌNH?
LẠY CHÚA CON ĐỒNG Ý... (LỄ ĐỨC MẸ LÀ MẸ THIÊN CHÚA)
XIN VÂNG VÀ NHỮNG DIỆU KỲ
BÀI HỌC TỪ ĐÓA HỒNG NHẬP THỂ (SUY NIỆM LỄ GIÁNG SINH)
ĐỂ CHÚA ĐẾN...
GIOAN TẨY GIẢ, NGÀI LÀ AI?
THÁI ĐỘ NÀO CHO VIỆC ĐÓN CHỜ CHÚA?
TỈNH THỨC LÀ GÌ?
VƯƠNG QUỐC TRƯỜNG CỬU CHO TÌNH YÊU (LỄ CHÚA KITÔ VUA VŨ TRỤ NĂM A)
SỨC MẠNH QUẬT KHỞI TRONG MỘT TINH THẦN BẤT BẠI
SỐNG KHÔN ĐỂ CHẾT THIÊNG
CHÚA "ĐẬP" MẠNH HÀNG LÃNH ĐẠO CỦA HỘI THÁNH
VỀ NHÀ CHA
CHO TÌNH YÊU LÊN NGÔI
TÔI ĐANG THUỘC VỀ "LIÊN MINH MA QUỶ"?
BÁC ÁI VÀ TRUYỀN GIÁO
LOẠI TRỪ THIÊN CHÚA VÀ LÝ DO
CHÚA MÃI KIÊN NHẪN ĐỢI CHỜ
TẤT CẢ CON LÀ CỦA MẸ
CHÚA YÊU CHỈ VÌ CHÚA MUỐN
AI CÓ QUYỀN THA THỨ? AI CẦN THA THỨ?
TÔN TRỌNG MỌI THỤ TẠO CỦA THIÊN CHÚA
BỎ MÌNH VÀ SỐNG TƯƠNG QUAN
TRÊN NỀN CỦA KẺ YẾU ĐUỐI
VÌ SAO CHÚNG TA THẤT VỌNG
CHA MICAE LÊ VĂN KHÂM: CHO NGƯỜI CHỨ KHÔNG CHO MÌNH (TƯỞNG NHỚ CHA MICAE LÊ VĂN KHÂM, NGUYÊN TỔNG ĐỊA DIỆN GIÁO PHẬN PHÚ CƯỜNG NHÂN GIỖ ĐẦU)
TRONG CHÚA, CHÚNG TA CAO TRỌNG

 

CN 4 PS.B

Chuyện kể: Một bá tước người Nga và vợ đi trên chiếc xe ba ngựa qua một miền quê vắng vẻ. Cùng có mặt trên xe với họ là Andrei, người đầy tớ trung thành. Đột nhiên, một bầy sói đói bỗng dưng xuất hiện, tấn công chiếc xe. Bá tước liền thả một con ngựa.

Tưởng rằng bầy sói, trong lúc vồ lấy và xé thịt ngựa, vợ chồng bá tước sẽ có thời gian chạy thoát. Nhưng họ đã lầm. Bầy sói chỉ ăn thịt con ngựa trong giây lát. Bây giờ mùi máu tươi càng làm chúng thêm hung tợn. Chúng lại chạy theo tấn công xe của con người.

Vợ chồng bá tước vô cùng hoảng sợ. Họ không thể thả thêm một con ngựa vì chiếc xe sẽ lật nhào, mà khoảng cách giữa họ và những chiếc miệng đói kia thì chỉ là gang tất.

Cuối cùng, khi tất cả hy vọng dường như tiêu tan, người đầy tớ trung thành Andrei đã tự nhảy xuống xe làm mồi cho bầy thú dữ. Vợ chồng bá tước thoát nạn. Người đầy tớ của họ, đã hy sinh mạng sống mình vì họ…

Trong kho tàng chuyện kể của trần gian, chúng ta vẫn thường gặp vô vàn những câu chuyện tương tự như thế: Con người hy sinh cho nhau.

Dù vậy, đối với những kẻ làm chủ, những kẻ nắm quyền lực, những vua chúa hay bất cứ người lãnh đạo nào…, thói thường ta vẫn thấy, trong bất cứ trường hợp chạm trán hiểm nguy nào, những kẻ thuộc quyền, những kẻ bề tôi, phải hy sinh cho họ.

Và ai ai cũng chấp nhận kiểu suy nghĩ rằng, “người dưới”, “người nhỏ” hy sinh cho “người trên”, “người lớn” là chuyện thường tình, chuyện không cần bàn cãi.

Nếu hiểu theo nghĩa ấy, ta thấy lời khẳng định của Chúa Giêsu: “Tôi chính là Mục Tử nhân lành. Mục Tử nhân lành hy sinh mạng sống mình cho đoàn chiên”, chứng tỏ Chúa Giêsu, dù là Đấng Tối Cao, Đấng Thiên Chúa làm người, đã tự ví mình ngang hàng với đầy tớ, để đón nhận sự hy sinh bản thân, đón nhận sự mất mát thuộc về mình, cho “đoàn chiên”, là chính chúng ta được sống, được cứu thoát, được hạnh phúc.

Và cũng trong mạch suy nghĩ ấy, chúng ta khẳng định mà không sợ quá lời rằng: Khi là kẻ được hy sinh cho, “đoàn chiên” bỗng được chủ của mình đặt lên hàng làm chủ, làm người “phía trên”, để người thực là chủ ấy có thể phục vụ cho, có thể hy sinh cho, có thể chết cho, có thể quan phòng săn sóc cho, có thể thực hành mọi sáng kiến để mang lại lợi ích cho…

Không chỉ có bấy nhiêu. Càng đọc tiếp Tin Mừng theo thánh Gioan, chúng ta càng bắt gặp sự “cao cả” của chúng ta. Sự “cao cả” mà Chúa Giêsu dành cho: “Tôi chính là Mục Tử nhân lành. Tôi biết chiên của tôi và chiên của tôi biết tôi, như Chúa Cha biết tôi và tôi biết Chúa Cha, và tôi hy sinh mạng sống mình cho chiên”.

Khi khẳng định “Tôi biết”, Chúa Giêsu cho thấy sự “biết” mà Người dành cho chúng ta thật sâu thẳm, thật cụ thể, thật gần gũi, lồng trong ta, hiểu ta như hiểu chính bản thân của Người. Cái “biết” thâm sấu ấy, đả làm cho Chúa nên một trong ta và ta trong Chúa.

“Biết” như thế là “biết” cách cá vị. Cái “biết” ấy đã làm cho mục tử và đàn chiên gắn chặt vào nhau. Cái “biết” ấy đã làm nảy nở tình yêu giữa mục tử và chiên, càng lúc càng lớn mạnh, và sẽ lớn đến vô cùng.

Cái “biết” ấy là động lực để chính mục tử càng ngày càng quyến luyến đàn chiên, càng không thể xa rời đàn chiên, càng tiến tới hy sinh và hy sinh “mất mạng sống mình cho chiên”.

Cái “biết” ấy được nâng ngang tầm “Cha biết tôi và tôi biết Cha”. Không thể có bất cứ lời nào để nói hết tình yêu của Chúa Giêsu đối với chúng ta. Bởi tình yêu giữa Cha và Chúa Giêsu là tình yêu của Thiên Chúa, không có thứ tình yêu thứ hai nào trong trời đất. Đó là tình yêu vĩnh cửu, tình yêu tuyệt đối, tình yêu chỉ có từ chính cung lòng của Đấng Toàn năng và Chí Thánh.

Vậy mà Chúa Giêsu lại “biết” ta bằng cái “biết” chỉ có trong tình yêu của Thiên Chúa. Chúng ta thật hạnh phúc. Chúng ta thật giá trị. Chúng ta thật hữu danh trước Đấng Cứu Chuộc mình.

Chúng ta là một tặng phẩm vô giá của Chúa Giêsu. Chúng ta là sự nghiệp, là niềm vui của Chúa Giêsu. Chúng ta là đối tượng tình yêu của Chúa Giêsu. Chúng ta là bảo vật mà Chúa Giêsu không ngừng tìm kiếm và gìn giữ.

Không bao giờ có ai dám nói, mình làm chủ của Chúa Giêsu. Bởi ai mà không tự nhận thấy, bản thân mình phải lệ thuộc hoàn toàn vào Chúa. Có Chúa, chúng ta mới được sáng tạo, được sống, và được tái tạo.

Có Chúa, chúng ta mới có thể đến cùng Chúa Cha. Có Chúa, chúng ta mới biết rằng, mình được sống nhờ sự sống mà Thiên Chúa thông chia. Và chỉ có Chúa, chúng ta mới được soi đường tiến về hạnh phúc thật của đời mình.

Không bao giờ có ai dám nói, mình làm chủ của Chúa Giêsu. Bởi chính Người mới thật là chủ của chúng ta. Chúa là chủ chăn. Chúng ta chỉ là chiên trong tay của Chúa. Chúng ta lệ thuộc vào Chúa.

Nhưng Chúa không đòi chúng ta phải chết. Chính Người tự nguyện đi vào cõi chết, để chúng ta được sống. Chính Người sống lại, để chúng ta sống đời đời.

Chúa Giêsu tự nguyện trở thành “Người Tôi Tớ” mà tiên tri Isaia đã từng loan báo. Chúa nâng từng người lên thân phận cao quý đến nỗi, Chúa trở thành “Người Tôi Tớ” chết cho từng người.

Chúng ta cảm tạ Chúa Giêsu. Lòng cảm tạ mà chúng ta dâng lên Chúa Giêsu phải là lòng cảm tạ xuyên suốt, thấm vào từng nếp nghĩ, nếp sống, từng thời gian của bản thân.

Nhận ra sự cao quý của mình, của mọi con người mà Thiên Chúa và Chúa Giêsu dành cho, chúng ta sống lòng cảm tạ bằng thái độ hết sức tôn trọng sự sống, tôn trọng sự thật, bảo vệ nhân quyền, bảo vệ môi sinh, thăng tiến công bằng xã hội…

Sống đúng những giá trị ấy, chắc chắn sẽ có lúc ta không chỉ trả giá, mà còn trả giá đắt. Như thánh Gioan nói: “Thế gian không nhận biết chúng ta, vì thế gian không nhận biết Thiên Chúa” (1Ga 3, 1b).

Sự mù quán của thế gian là thử thách, là chông gai dành cho những ai sống lòng biết ơn Thiên Chúa qua những giá trị vừa nói.

Nhưng không có con đường nào khác. Bởi một mặt, Mục Tử của chúng ta đã hiến dâng mạng sống của Người vì chúng ta, đã từ địa vị “Chủ Chăn” trở thành “Người Tôi Tớ”, vì tất cả những giá trị cao quý ấy.

Mặt khác, Vị Mục Tử Nhân Lành cũng đã từng lên tiếng: “Như Chúa Cha đã sai Thầy, Thầy cũng sai anh em.” (Ga 20:21).

Nên chúng ta chỉ có một hướng đi, là theo hướng đi của Người nhằm sống lòng cảm tạ của mình mà thôi.

Hiến thân cho Thiên Chúa, cho Chúa Giêsu, cho thế giới, cho từng con người là vinh dự, là ẽ sống, là sự sống còn của từng người – những kẻ làm chiên trong tay Chúa.

Lm. JB NGUYỄN MINH HÙNG



 

Tác giả: Lm. JB Nguyễn Minh Hùng

Nguyện xin THIÊN CHÚA chúc phúc và trả công bội hậu cho hết thảy những ai đang nỗ lực "chắp cánh" cho Quê hương và GHVN bay lên!