Trang Chủ Hòa Bình là kết quả của Công Lý và Tình Liên Đới (Is 32,17; Gc 3,18; Srs 39) - Peace As The Fruit Of Justice and Solidarity Quà tặng Tin Mừng
Lm. JB Nguyễn Minh Hùng
Bài Viết Của
Lm. JB Nguyễn Minh Hùng
MUÔN ĐỜI THIÊN CHÚA XÓT THƯƠNG
NIỀM VUI VÀ ĐỨC TIN PHỤC SINH
VÔ CẢM ĐẾN TÀN BẠO (SUY NIỆM BÀI THƯƠNG KHÓ)
THÁNH GIÁ VÀ THÂN XÁC CỦA CON NGƯỜI ĐẸP NHẤT (SUY NIỆM TUẦN THÁNH)
“ĐƯỢC TÔN VINH” NGHĨA LÀ GÌ?
NGƯỜI TỬ TÙ MÃI MÃI KHÔNG CHẾT
“ĐỀN THỜ” THEO GIÁO HUẤN CỦA CHÚA GIÊSU (CHÚA NHẬT III MÙA CHAY NĂM B)
CÓ THẬP GIÁ, NHƯNG SẼ CÓ PHỤC SINH
SỐNG MÙA CHAY VỚI ƠN CHÚA THÁNH THẦN (CHÚA NHẬT I MÙA CHAY NĂM B)
CẢM TẠ CHÚA VÔ CÙNG (LỜI TẠ ƠN PHÚT GIAO THỪA)
LÀM GÌ ĐỂ LUÔN HY VỌNG?
THẦY THUỐC CỦA LINH HỒN
XIN LỖI...
SỐNG THẾ NÀO ĐỂ GỌI LÀ "CHẤT"?
VẪN THỜ CHÚA VÀ VẪN GIẾT CHÚA (LỄ HIỂN LINH 2023)
HƯỚNG TỚI NGÂN KHÁNH GIÁM MỤC ĐỨC CHA PHÊRÔ TRẦN ĐÌNH TỨ
BÀI HỌC NÀO CHO GIA ĐÌNH?
LẠY CHÚA CON ĐỒNG Ý... (LỄ ĐỨC MẸ LÀ MẸ THIÊN CHÚA)
XIN VÂNG VÀ NHỮNG DIỆU KỲ
BÀI HỌC TỪ ĐÓA HỒNG NHẬP THỂ (SUY NIỆM LỄ GIÁNG SINH)
ĐỂ CHÚA ĐẾN...
GIOAN TẨY GIẢ, NGÀI LÀ AI?
THÁI ĐỘ NÀO CHO VIỆC ĐÓN CHỜ CHÚA?
TỈNH THỨC LÀ GÌ?
VƯƠNG QUỐC TRƯỜNG CỬU CHO TÌNH YÊU (LỄ CHÚA KITÔ VUA VŨ TRỤ NĂM A)
SỨC MẠNH QUẬT KHỞI TRONG MỘT TINH THẦN BẤT BẠI
SỐNG KHÔN ĐỂ CHẾT THIÊNG
CHÚA "ĐẬP" MẠNH HÀNG LÃNH ĐẠO CỦA HỘI THÁNH
VỀ NHÀ CHA
CHO TÌNH YÊU LÊN NGÔI
TÔI ĐANG THUỘC VỀ "LIÊN MINH MA QUỶ"?
BÁC ÁI VÀ TRUYỀN GIÁO
LOẠI TRỪ THIÊN CHÚA VÀ LÝ DO
CHÚA MÃI KIÊN NHẪN ĐỢI CHỜ
TẤT CẢ CON LÀ CỦA MẸ
CHÚA YÊU CHỈ VÌ CHÚA MUỐN
AI CÓ QUYỀN THA THỨ? AI CẦN THA THỨ?
TÔN TRỌNG MỌI THỤ TẠO CỦA THIÊN CHÚA
BỎ MÌNH VÀ SỐNG TƯƠNG QUAN
TRÊN NỀN CỦA KẺ YẾU ĐUỐI
CHÚA KHÔNG BỎ RƠI

 

CN 5 TN NĂM B

Có thống khổ, bệnh tật, nhưng cũng có chữa lành. Trong tất cả những trường hợp nói trên, chỉ có hai trường hợp được kể tên cách rõ ràng: ông Gióp và mẹ vợ thánh Phêrô. Đó là nội dung Lời Chúa của Chúa nhật thứ V thường niên năm B.

Tuy nhiên, dù có nêu cụ thể hay không, những trường hợp được chữa lành đều dạy ta bài học hy vọng: CHÚA KHÔNG BỎ RƠI CON NGƯỜI. Vì thế, dù phải sống trong đau khổ, thậm chí, nhiều khi đau khổ như biến đời ta nên tăm tối, như không còn lần ra lối, ta vẫn không để tuyệt vọng lấn át hy vọng.

Hãy thắp sáng hy vọng. Hãy thắp sáng niềm cậy trông vào Đấng không hề bỏ rơi ta. Đấng không bỏ rơi sẽ càng gần ta hơn, khi ta hướng về Người mà nguyện cầu. Hãy thắp sáng hy vọng bằng cầu nguyện. Hãy cầu nguyện nhiều. Càng đau khổ, càng cầu nguyện. Cầu nguyện là lối mở để hy vọng ùa về.

Đức Hồng y Phanxicô Saviê Nguyễn Văn Thuận dạy chí lý: “Người hy vọng là người cầu nguyện. Đối tượng của lời cầu nguyện cũng là đối tượng của niềm hy vọng. Người hy vọng là cộng tác viên của Thiên Chúa. Ngài tìm gọi họ để hoàn tất việc tạo dựng và cứu chuộc của Ngài” (Đường Hy Vọng, Chương 36 - Hy Vọng, số 964).

Tin tưởng Thiên Chúa không bỏ rơi, và đặt hy vọng tuyệt đối vào Người, đó là điều ta thấy nơi ông Gióp, một người đau khổ tột cùng. Ông hầu như rơi vào tuyệt vọng nhưng vẫn sáng ngời hy vọng. Chỉ trong có một ngày, trời đất xung quanh ông như hoàng toàn sụp đổ:

“Trong lúc bò của ông cày ruộng và lừa cái ăn cỏ bên cạnh, dân Sơva đã xông vào cướp lấy; còn các đầy tớ, chúng dùng gươm giết chết…Lửa của Thiên Chúa từ trời giáng xuống đốt cháy chiên dê và đầy tớ… Người Canđê chia thành ba toán ập vào cướp lấy lạc đà; còn các đầy tớ, chúng dùng gươm giết chết… Con trai, con gái ông đang ăn tiệc uống rượu trong nhà người anh cả của họ, thì một trận cuồng phong từ bên kia sa mạc thổi thốc vào bốn góc nhà; nhà sập xuống, đè trên đám trẻ; họ chết hết…” (G 1, 13-19).

Mất mát đến trắng tay, nhưng đau khổ vẫn không buông tha, nó còn tấn công chính con người ông: “Ông mắc những chứng ung nhọt ác tính từ bàn chân cho tới đỉnh đấu. Ông ngồi giữa đống tro, lấy mảnh sành mà gãi” (G 2, 7-8). Ông Gióp mất tất cả: tài sản, của cải, gia đình, uy tín, sức khỏe. Bạn bè cho rằng, sở dĩ ông bị dồn vào con đường cùng là do ông phạm tội. Vợ ông đay nghiến, xúi giục ông nguyền rủa Thiên Chúa mà chết cho rồi.

Nỗi tuyệt vọng trong ông Gióp lớn đến mức, ông phải thốt lên: “Tựa người nô lệ mong bóng mát, như kẻ làm thuê đợi tiền công, cũng thế, gia tài của tôi là những tháng vô vọng, số phận của tôi là những đêm đau khổ ê chề” (G 7, 2-3. Nội dung bài đọc I).

Nhưng ông Gióp không đánh mất đức tin. Chính nhờ đức tin, ông thắp lên hy vọng giữa tuyệt vọng. Trong đức tin, ông nhìn thấy Thiên Chúa. Trong đức tin, ông kêu cầu Thiên Chúa: “Lạy Đức Chúa, xin Ngài nhớ cho, cuộc đời con chỉ là hơi thở, mắt con sẽ chẳng thấy hạnh phúc bao giờ” (G 7, 7. Nội dung bài đọc I).

Ông trả lời cho mọi người rằng, ông không phạm tội, không bao giờ dám xúc phạm Thiên Chúa. Nhưng ông không thể hiểu tại sao ông phải đau khổ. Đau khổ là một mầu nhiệm đối với ông. Dù ông không hiểu, nhưng ông không bao giờ để lòng mình rời xa Chúa. Ông trở thành con người của hy vọng.

Cái nhìn đức tin là cái nhìn thiêng liêng xuyên thấu mọi biến cố, đã cho ông Gióp một tinh thần vững như bàn thạch. Một lòng trung thành với Đấng mình tôn thờ, ông phó mặc mọi sự đời mình trong tay Chúa. Ông không mất niềm cậy trông, không suy suyễn đức tin, không gia giảm lòng mến dù đau khổ vây bủa quanh ông đến cùng cực. Niềm hy vọng vào Đấng không bỏ rơi, đã cho ông sức mạnh vượt qua.

Cái nhìn đức tin xuyên thấu nâng đỡ suốt những ngày dài đời ông. Cái nhìn đức tin xuyên thấu giúp ông vượt trên đau khổ. Cái nhìn ấy đưa tinh thần ông lên cao, đang lúc ông bị vùi sâu xuống. Cái nhìn ấy đẩy tình yêu Chúa trong ông Gióp lên đến mức tinh ròng, đến mức tuyệt đẹp, đang lúc mọi hoàn cảnh quanh ông đang bấn loạn, chao đảo, tưởng chừng nghĩa yêu đương chỉ còn là sự sụp đổ.

Chưa đến mức ngặt nghèo như ông Gióp, nhưng đau ốm như mẹ vợ của thánh Phêrô và nhiều người, hay bị quỷ ám như một số người khác mà bài Tin Mừng nhắc đến, cũng là tình trạng bấp bênh, đau khổ của chính nạn nhân hay của những người thân phải cưu mang họ. Họ là những khuôn mặt đại diện cho tất cả chúng ta. Bởi không ai trong chúng ta toàn năng, nhưng luôn luôn mang nơi mình một kiếp sống đầy bất ổn, thiếu thốn, yếu đuối…

Chúa Giêsu đã không đứng ngoài cuộc. Người không dửng dưng trước những tác oai tác quái của bệnh tật, của ma quỷ trên cuộc đời của con người. Đối với bà mẹ vợ của thánh Phêrô, “Chúa lại gần, cầm lấy tay bà mà đỡ dậy”. Đối với những người khác, “Chúa Giêsu chữa nhiều kẻ ốm đau mắc đủ thứ bệnh tật, và trừ nhiều quỷ”.

Như những người trong Tin Mừng được Chúa chữa khỏi. Chúng ta tin, Chúa không bỏ rơi chúng ta. Ánh mắt Người dõi theo từng bước, suốt đời ta. Có thể hoàn cảnh, bệnh tật, khốn khổ… của ta vẫn còn đó. Nhưng ta tin rằng, Chúa nhìn thấy và thấu biết nỗi lầm than của ta.

Giữa lúc đau khổ có nguy cơ khuynh đảo đức tin, đe dọa cắt rời ta xa Thiên Chúa, thì hy vọng múc nguồn từ cầu nguyện – không phải xin Chúa cất đau khổ, nhưng là để cho thánh ý Chúa thể hiện, để cho lòng can đảm đứng ra gánh vác – sẽ là điều quý giá không thể nói hết.

Bài Tin Mừng đã không kết thúc bằng bất cứ hình ảnh nào, nhưng lại đẩy chúng ta chạy tới chiêm ngắm hình tượng Chúa Kitô cầu nguyện. Đúng hơn, Sau khi tất cả những Lời Chúa được công bố, thì cao trào của mọi diễn tả, đã được đẩy tới đỉnh điểm: “Sáng sớm, lúc trời còn tối mịt, Người đã dậy, đi ra một nơi hoang vắng và cầu nguyện ở đó”.

Hình như phụng vụ của Hội Thánh cố tình giải quyết mọi đau khổ của con người bằng hình tượng Chúa Kitô cầu nguyện. Hãy cầu nguyện, vì Chúa hằng cầu nguyện. Hãy cầu nguyện, vì Chúa là nguồn hy vọng của ta. Hãy cầu nguyện, vì đó là sức mạnh của người đau khổ. Hãy cầu nguyện, vì nó củng cố hy vọng trong ta. Hãy cầu nguyện, vì Chúa yêu người đặt niềm trông cậy vào Chúa.

Ta cầu nguyện theo gương của Chúa, vì Chúa là gương sáng cho ta về niềm hy vọng. Ta cầu nguyện với Chúa, vì Chúa chữa lành niềm hy vọng của ta, như đã chữa trị cho nhiều người. Ta cầu nguyện trong Chúa, vì sự kết hợp giữa ta với Chúa, sẽ biến đau khổ đời ta thành thánh giá cứu chuộc.

Đức Hồng y Phanxicô Saviê Nguyễn Văn Thuận dùng chính Tin Mừng để chứng minh hiệu quả của lòng hy vọng vào Chúa: “Con trai bà góa thành Naim chết được khiêng đi chôn, Lazarô chết thối trong mồ, Chúa còn gọi chỗi dậy được. Con hãy hy vọng và khiêm tốn hối cải. Chúa sẽ cho con sống lại” (Đường Hy Vọng, Chương 3 - Bền Chí, số 55).

Bởi dù không phải ai cũng được giải thoát khỏi đau khổ, nhưng chắc chắn, ai mắc phải đau khổ, cũng đều được nên giống Chúa Kitô thập giá, đều được Thiên Chúa yêu thương.

Chúa không bỏ rơi con người, đó là niềm xác tín trong đời ta.

Chúa không bỏ rơi chính ta, đó càng phải là niềm xác tín mãnh liệt giữa những khổ đau mà ta đang đối diện.

Hãy tin. Hãy tín thác. Và hy vọng vào Chúa.

Lm. JB NGUYỄN MINH HÙNG

Tác giả: Lm. JB Nguyễn Minh Hùng

Nguyện xin THIÊN CHÚA chúc phúc và trả công bội hậu cho hết thảy những ai đang nỗ lực "chắp cánh" cho Quê hương và GHVN bay lên!