Trang Chủ Hòa Bình là kết quả của Công Lý và Tình Liên Đới (Is 32,17; Gc 3,18; Srs 39) - Peace As The Fruit Of Justice and Solidarity Quà tặng Tin Mừng
Lm. Nguyễn Thành Long
Bài Viết Của
Lm. Nguyễn Thành Long
ĐỐ VUI NĂM MẬU TUẤT – 2018
ĐƯỜNG GIÊSU – ĐƯỜNG VỀ NHÀ CHA
MẸ FATIMA - MẸ CỦA LÒNG THƯƠNG XÓT
Một Đức Kitô “rất Chúa” và cũng “rất người”
Thánh sử Mathêu - 21.9 - BỨC TRANH ĐỔI ĐỜI TUYỆT ĐẸP
Lễ thánh Monica: BÀ MẸ CÔNG GIÁO ANH HÙNG
TIỆC LY - BỮA TIỆC CỨU ĐỘ (Thứ Năm Tuần Thánh)
TRI ÂN NGƯỜI CỨU MẠNG
MÙNG 2 TẾT - MẮC NỢ MẸ CHA
MỒNG MỘT TẾT - XUÂN TẠ ƠN VÀ CẦU BÌNH AN
Đấu nào ta đang đong cho Chúa và cho tha nhân?
Tôi đang làm chứng hay phản chứng về đạo?
Lần Chuỗi Mân Côi – một việc đạo đức đang bị giới trẻ “xếp xó”
Nước Thiên Chúa – Nước vĩnh hằng
‘MÃN TANG’ HỒNG ÂN LINH MỤC (Bài chia sẻ dịp Tạ Ơn 3 năm Linh Mục - Khóa 9, Gp. Phan Thiết)
Thứ Sáu Tuần Thánh - Suy tôn Thánh Giá và hôn chân Chúa
Lễ kính Thánh Giuse “THÁNH GIUSE GỒM NO MỌI NHÂN ĐỨC”
LÀM MỚI ĐỀN THỜ TÂM HỒN
LỜI CẦU XIN ĐẸP LÒNG CHÚA
LO LẮNG THÁI QÚA LÀ THIẾU LÒNG TIN
ĐỨC KITÔ - VỊ LƯƠNG Y THỨ THIỆT
Ý nghĩa của biến cố Chúa chịu Phép Rửa
Đến với Chúa nhờ Ánh Sáng Trời Cao soi dẫn
Virus hủy hoại Gia Đình - Tế Bào của Xã Hội
CỦA LỄ DÂNG CHÚA HÀI NHI
XIN ĐƯỢC PHỤNG SỰ VUA GIÊSU
CÁC LINH HỒN NƠI LUYỆN NGỤC ĐANG CẦN NHỮNG THỨ GÌ?
DU LỊCH TƯỞNG NHỚ
Liệu ta có bị ai thế chỗ trong Nước Trời?
NICKNAME CỦA CHÚA GIÊSU
BÀI HỌC THIẾT THỰC TỪ THẦY GIÊSU
QUÊ HƯƠNG CHÚNG TA Ở TRÊN TRỜI
LÒNG THƯƠNG XÓT CỦA ĐỨC KITÔ PHỤC SINH
PHỤC SINH – BIẾN CỐ VÔ TIỀN KHOÁNG HẬU
Hành trình Thương khó của Chúa Giêsu
Nối kết với Chúa Giêsu là Nguồn ban Sự Sống
Yêu thương thù địch - điều không dễ chút nào
CUỘC CÁCH MẠNG VỀ LỀ LUẬT
50 CÂU ĐỐ VUI NĂM CON NGỰA (GIÁP NGỌ)
Ý nghĩa của biến cố Chúa chịu Phép Rửa
“HÃY SINH HOA TRÁI ĐỂ CHỨNG TỎ LÒNG SÁM HỐI”

Chúa Nhật II Mùa Vọng A

Trong những ngày qua, các phương tiện truyền thông tràn ngập tin bài liên quan đến cái chết của cựu tổng thống Nam Phi, Nelson Mandela. Ông Nelson Mandela là nhà lãnh đạo nổi tiếng chống chủ nghĩa apartheid (phân biệt chủng tộc) đã qua đời hôm thứ năm vừa qua, hưởng thọ 95 tuổi.

Ông Mandela đã trải qua gần ba thập kỷ trong tù vì cuộc đấu tranh đòi chấm dứt chế độ cai trị của người da trắng thiểu số và sự phân biệt đối xử đối với người da đen ở Nam Phi.Sau khi được trả tự do, ông nổi lên như một biểu tượng của hòa bình và hòa giải.Ông đã được trao giải Nobel Hòa bình vào năm 1993 và một năm sau, ông trở thành tổng thống da đen Nam Phiđầu tiên.

Khi đưa ra lời loan báo với thế giới về sự ra đi của ông Mandela, Tổng thống Nam Phi Jacob Zuma đã nói: "Đất nước chúng ta đã mất đi người con vĩ đại nhất" và ông kêu gọi nhân dân Nam Phi hãy tái khẳng định viễn kiến của ông Mandela về một xã hội không còn cảnh con người bị bóc lột, hay áp bức. 

Từ nhà trắng, tổng thống Hoa Kỳ Barack Obama đã gọi ông Mandela là một con người lương hảo nhất, can đảm nhất, và tạo được nhiều ảnh hưởng nhất. Còn thủ tướng Anh, David Cameron thì viết trên trang Twitter: “Một ánh sáng rạng ngời đã vụt tắt khỏi thế giới. Ông Nelson Mandela là anh hùng của thời đại chúng ta”.

Từ Toà Thánh, Đức Thánh Cha Phanxicô cũng đã gửi điện văn cho Tổng thống Nam Phi Jacob Zuma để chia buồn về cái chết của cựu Tổng thống Nelson Mandela. Trong điện văn chia buồn, Đức Thánh Cha viết: “Ông Nelson Mandela đã kiên trì dấn thân trong việc thăng tiến nhân phẩm của tất cả các công dân của đất nước và trong việc tạo dựng một nước Nam Phi mới, xây trên nền tảng vững chắc của bất bạo động, hòa giải và chân lý.”

Cựu tổng thống Mandela đã vĩnh viễn ra đi do chứng bệnh lao phổi, nhưng sứ điệp đấu tranh cho quyền và phẩm giá của con người nói chung, và của những người da đen nói riêng thì vẫn còn sống mãi. Cách đấu tranh tuy bất bạo động, nhưng sứ điệp của ông rất mạnh mẽ và dứt khoát: “Tất cả mọi người sinh ra đều có quyền bình đẳng dù là người da trắng, da vàng hay da đen”. Thế giới da màu ngày hôm nay có được sự tôn trọng về vai trò và phẩm giá chính là nhờ vào công lao tranh đấu không mệt mỏi của ông.

Cách đây 2000 năm, một nhân vật có thế giá còn trỗi vượt hơn Mandela nhiều và sứ mạng cũng lớn lao hơn nhiều nhiều: sứ mạng dọn đường cho Đấng Cứu Thế đến. Nhân vật ấy chính làGioan Tiền Hô, người mà Chúa Giêsu đã xác nhận là cao trọng nhất trong số các nam nhân đã lọt lòng mẹ.Gioan cũng đã lên tiếng đấu tranh một cách mạnh mẽ, nhưngkhông phải cho các giá trị và các thực tại đời này, mà là cho các giá trị và các thực tại Nước Trời mai sau.

Gioan Tiền Hô đã chết vì bị Hêrôđê Antipa cho chém đầu, nhưng sứ điệp của ngài vẫn còn vang vọng mãi cho đến muôn đời, đặc biệt là mỗi khi Mùa Vọng về. Lời lẽ của sứ điệp ấy cũng rất sắc bén như được ghi lại trong Tin Mừng hôm nay: “Hãy sinh hoa trái để chứng tỏ lòng sám hối. Đừng tưởng có thể bảo mình rằng: ‘Chúng ta đã có tổ phụ Ápraham.’ Vì tôi nói cho các anh hay, Thiên Chúa có thể làm cho những hòn đá này trở nên con cháu ông Ápraham”(Mt 3,9).

Có lẽ nhiều người ngỡ ngàng khi thấy một con người có vẻ quê mùa cục mịch,mình mặc áo lông thú và ăn toàn những thứ “bụi bặm” hoang dã, lại tỏ ra không hềkiêng ai, cho dù đó lànhững bậc quyền thế vị vọng, như các ngàiluật sĩPhrisiêu. Gioan Tẩy Giả đã “giáng” xuống trên những kẻ quyền cao chức trọng ấy những lời lẽ nặng nề nhất: nào là “nòi rắn độc”,nào là “những kẻ tìm cách trốn cơn thịnh nộ của Thiên Chúa”, nào là những bọn “con ông cháu cha” đừng “tưởng bở” cậy mình đã có ô dù là tổ phụ Ápraham... Kèm theo đó là những lời đe doạ khủng khiếp: “chiếc rìu đã đặt sát gốc cây, cây nào không sinh trái tốt sẽ bị ném vào lửa”. Sứ điệp mà ngài muốn nói ở đây đã rõ: không phải cứ đến sông Giođan để đượcdìm mình dưới làn nước,là đã ăn năn sám hối. Lòng ăn năn sám hối đích thực phải phát sinh hoa quả tương xứng bằng một cuộc đổi đời triệt để và hiệu quả: “Hãy sinh hoa trái để chứng tỏ lòng sám hối”(x. Lời Chúa 5 phút/mỗi ngày).

Đối tượng mà Gioan muốn mời gọi ăn năn sám hối không loại trừ một ai. Có điều,không phải là ăn năn sám hối kiểu “sĩ diện”, vụ hình thức, như những người Biệt phái và luật sĩ. Trái lại, phải biết sinh hoa kết quả tương xứng với lòng thống hối, tức là phải từ bỏ những tính hư nết xấu và thực thi đức công bình.

Chúa Giêsu đã giáng sinh nơi hang đá Bêlem cách đây hơn 2000 năm. Tuy nhiên,điều quan trọng là lòng mình đã có Chúa Giáng sinh chưa. Hay là lòng mình vẫn đang ngổn ngang nhiều thứ chướng ngại,làm cho Chúa Giêsu không thể giáng sinh được trong tâm hồn mình.Những chướng ngạiđó chính làtội lỗi và các thói hư tật xấu.

Đối với quý bà quý chị: nơi người này có thể là thói chanh chua đanh đá ngoa ngoắt như chằng lửa. Nơi người kia có thể là thói tham lam ích kỷ, và kiêu căng ngạo mạn. Nơi người kia nữa, có thể là thói ganh ghét, giận hờn cố chấp, v.v...

Còn đối với quý ông quý anh: nơi người này có thể là thói say sưa rượu chè mắng vợ chửi con,hay thói cờ bạc số đề số đóm làm gia thế bại hoại điêu đứng. Nơi người kia có thể là thói lăng nhăng vợ nọ con kia làm cho gia đình nát tươm. Nơi người kia nữa, có thể là thói biếng lười bê tha việc đạo nghĩa, lễ lạy kinh kệ, khiến cho đời sống đức tin khô khan như ngói tháng ba...

Trong bảng ghi ý xin khấn tháng vừa qua tại Trung Tâm Thánh Mẫu Tàpao, có đến 38ngàn ý khấn xin ơn chừa bỏ tật xấu, và hơn 17 ngàn ý khấn xin ơn hoán cải.Những con số ấn tượng đó cho thấyđiều gì? Nó cho thấy rằng rất nhiều người đang bị tội lỗi và thói hư tật xấu chế ngự. Tuy nhiên, đáng mừng là nhiều người cũng đã ý thức được việc quyết tâm xin ơn sám hối và chừa cải.

Thiết nghĩ, Mùa Vọng là cơ hội để chúng tanỗ lực, cùng với ơn Chúa,cất bỏ đi những rào cản, những chướng ngại của tội lỗi và các thói hư tật xấu, để Đức Kitô có thể đến được trong tâm hồn mình. Cất bỏ bằng cách sám hối, hoán cải và canh tân đời mình. Chúa Giêsu sẽ có lối thênh thang để Ngài đặt bước chân của Ngài vào trong cung lòng của mỗi người chúng ta, nếu ta nỗ lực đáp lại lời mời gọi của Gioan hôm nay: “Hãy sinh hoa trái để chứng tỏ lòng sám hối ăn năn”. Amen.

Lm. Giuse Nguyễn Thành Long

Tác giả: Lm. Nguyễn Thành Long

Nguyện xin THIÊN CHÚA chúc phúc và trả công bội hậu cho hết thảy những ai đang nỗ lực "chắp cánh" cho Quê hương và GHVN bay lên!