Trang Chủ Hòa Bình là kết quả của Công Lý và Tình Liên Đới (Is 32,17; Gc 3,18; Srs 39) - Peace As The Fruit Of Justice and Solidarity Quà tặng Tin Mừng
Lm. Nguyễn Thành Long
Bài Viết Của
Lm. Nguyễn Thành Long
ĐỐ VUI NĂM MẬU TUẤT – 2018
ĐƯỜNG GIÊSU – ĐƯỜNG VỀ NHÀ CHA
MẸ FATIMA - MẸ CỦA LÒNG THƯƠNG XÓT
Một Đức Kitô “rất Chúa” và cũng “rất người”
Thánh sử Mathêu - 21.9 - BỨC TRANH ĐỔI ĐỜI TUYỆT ĐẸP
Lễ thánh Monica: BÀ MẸ CÔNG GIÁO ANH HÙNG
TIỆC LY - BỮA TIỆC CỨU ĐỘ (Thứ Năm Tuần Thánh)
TRI ÂN NGƯỜI CỨU MẠNG
MÙNG 2 TẾT - MẮC NỢ MẸ CHA
MỒNG MỘT TẾT - XUÂN TẠ ƠN VÀ CẦU BÌNH AN
Đấu nào ta đang đong cho Chúa và cho tha nhân?
Tôi đang làm chứng hay phản chứng về đạo?
Lần Chuỗi Mân Côi – một việc đạo đức đang bị giới trẻ “xếp xó”
Nước Thiên Chúa – Nước vĩnh hằng
‘MÃN TANG’ HỒNG ÂN LINH MỤC (Bài chia sẻ dịp Tạ Ơn 3 năm Linh Mục - Khóa 9, Gp. Phan Thiết)
Thứ Sáu Tuần Thánh - Suy tôn Thánh Giá và hôn chân Chúa
Lễ kính Thánh Giuse “THÁNH GIUSE GỒM NO MỌI NHÂN ĐỨC”
LÀM MỚI ĐỀN THỜ TÂM HỒN
LỜI CẦU XIN ĐẸP LÒNG CHÚA
LO LẮNG THÁI QÚA LÀ THIẾU LÒNG TIN
ĐỨC KITÔ - VỊ LƯƠNG Y THỨ THIỆT
Ý nghĩa của biến cố Chúa chịu Phép Rửa
Đến với Chúa nhờ Ánh Sáng Trời Cao soi dẫn
Virus hủy hoại Gia Đình - Tế Bào của Xã Hội
CỦA LỄ DÂNG CHÚA HÀI NHI
XIN ĐƯỢC PHỤNG SỰ VUA GIÊSU
CÁC LINH HỒN NƠI LUYỆN NGỤC ĐANG CẦN NHỮNG THỨ GÌ?
DU LỊCH TƯỞNG NHỚ
Liệu ta có bị ai thế chỗ trong Nước Trời?
NICKNAME CỦA CHÚA GIÊSU
BÀI HỌC THIẾT THỰC TỪ THẦY GIÊSU
QUÊ HƯƠNG CHÚNG TA Ở TRÊN TRỜI
LÒNG THƯƠNG XÓT CỦA ĐỨC KITÔ PHỤC SINH
PHỤC SINH – BIẾN CỐ VÔ TIỀN KHOÁNG HẬU
Hành trình Thương khó của Chúa Giêsu
Nối kết với Chúa Giêsu là Nguồn ban Sự Sống
Yêu thương thù địch - điều không dễ chút nào
CUỘC CÁCH MẠNG VỀ LỀ LUẬT
50 CÂU ĐỐ VUI NĂM CON NGỰA (GIÁP NGỌ)
Ý nghĩa của biến cố Chúa chịu Phép Rửa
CỨU TRỢ: MỘT ĐÒI HỎI CỦA ĐỨC CÔNG BẰNG

Cứu trợ thiên tai là một việc làm mang tính nhân văn cao cả. Có thể nói được rằng chưa bao giờ con người lại biết sống tình liên đới như ngày hôm nay. Cả thế giới đang hối hả chạy đua với thời gian trong việc cứu trợ các nạn nhân của thảm hoạ Haiyan ở Philippines. Giữa những đau thương chết chóc hãi hùng, vẫn sáng lên tình người cao đẹp. Con số các gói hàng và gói tiền cứu trợ từ các quốc gia liên tục được cập nhật, và danh sách các nước hảo tâm cũng ngày một dài hơn.Thế nhưng, động cơ ẩn sau việc tham gia cứu trợ của các quốc gia trên thế giới thiết tưởng có nhiều điều để nói.

Không loại trừ mục đích nhân đạo của việc cứu trợ, có những quốc giatham gia cứu trợcòn nhằm mục đích lànâng cao uy thế của mình trên trường quốc tế: uy thếvề ngoại giao, về kinh tế và cả về quân sự. Chiến dịch cứu trợ các nạn nhân thảm hoạ Haiyan của Hoa Kỳ trong những ngày qua chothấy điều đó. Cả lực lượng Hải Quân, Không Quân cùng với những chiến hạm, tàu sân bay, tàu bệnh viện, tàu đổ bộ tối tân, hoành trángđược điều động tham gia cứu hộ và cứu trợ. Qua đó, Hoa Kỳ đang chứng tỏ cho thế giới thấy khả năng triển khai các chương trình cứu trợ qui môcủa họ luôn nhanh nhấtvà bài bản nhất, vượt xa Trung Quốc, một quốc gia cho dẫu có nền kinh tế lớn thứ hai thế giới.

Cũng có những quốc gia tham gia cứu trợ là để thể hiện sự hào phóng của mình trước mặt bạn bè năm châu. Dù quốc gia chúng tôi là một quốc gia nghèo, quốc gia cũng đang bị thiên tai hoành hành, hay nợ nần vâybủa;nhưng vì muốn chứng tỏ không “thua em kém chị”, chúng tôi phải nỗ lực gác lại đằng sau những bĩ cực để cùng với các quốc gia khác chung taycứu giúp những quốc gia đang gặp thảm hoạthiên tai.

Có những quốc gia tham gia cứu trợ chỉ với mục đích là trả “nợ ân tình”. Chẳng hạn, trước đây thời chiến tranh,đất nước họ đã tận tình giúp đỡ mình, hoặc đã cưu mang đồng bào tị nạncủa mình, nay đất nước họ gặp thiên tai hoạn nạn,tôi phải ra tay trợ giúp. Trợ giúp,vừa để trả món nợ ngày xưa một cách nào đó, vừa để khỏi bị mang tiếng là kẻ “vô ơn”. Cuộc đời có vay có trả,âu cũng là lẽ thường tình.

Cũng có những quốc gia tham gia cứu trợ là để duy trì lợi ích lâu dài của mình.Tiêu biểu ở đây là những quốc gia có mối quan hệ là “bạn hàng”, là “đối tác”chiến lược trên những lĩnh vực quan trọng, các quốc gia đồng minh chẳng hạn. Việc cứu giúp khi “đồng minh”, khi “đối tác” của mình gặp hoạn nạn rủi ro không thể không thực hiện.

Rồi cũng có những quốc gia tham gia cứu trợ là để khỏi mất mặt với bè bạn thế giới.Sợ bị người ta đánh giá là kẻ tính toán hẹp hòi, nên tôi cũng tham gia cứu trợ. Việc cứu trợ của họ vì thế thường mang tính chất bất đắc dĩ.

Tuy nhiên, việc nước này tham gia cứu trợ thiên taicho một nước kia, thiết nghĩ,trước hết vàtrên hết là do bổn phận của đức công bằng đòi buộc.

Tôixài điện nướclãng phí, tôi vất rác lung tung,tôichặt phá rừng bừa bãi, tôi khái thác tài nguyên vô tội vạ,… là tôi đang góp phần làm cho môi trường trái đất này ngày một xấu đi. Mà môi trường trái đất ngày một xấu đi cũng đồng nghĩa với việc thiên tai ngày một dữ dội hơn, thảm khốc hơn. Như vậy,tôi có trách nhiệm liên đớiđối với các thiên tai xảy ra, xét về đức công bằng. Đức công bằng chứ chưa nói đến đức bác ái!

Tôi không thể hành xử theo kiểu mafia: thoải mái thải khí C02 vào môi trường, gây hiệu ứng nhà kính, góp phần làm cho trái đất ấm dần lên và gây nên biến đổi khí hậu. Rồi khi thiên tai xảy ra nơi này nơi kia, tôi mang ít tiền, hay ít hàng hoá đến cứu trợ, để cho người khác thấy tôi hào phóng, nhân đạo, và biết điều. Trong khi đức công bằng đòi buộc tôi phải có trách nhiệm đền bù dưới hình thức này hay hình thức khác. Nếu không đền bù là tôi có lỗi, lỗi đức công bằng.

Cũng chính vì lý do này, mà tại Hội Nghị Biến Đổi Khí Hậu năm 2013 vừa diễn ra tại Thủ đô Warsaw (Ba Lan), các đại diện đến từ các quốc gia vốn dễ bị tổn thương do biến đổi khí hậu đã đòi Hội Nghị phải đưa ra một giải pháp cấp thiết cho vấn đề. Thậm chí, đại diện của đảo quốc Philippines, tiến sĩYeb Sanocòn tuyên bố tuyệt thực suốt 12 ngày diễn ra Hội Nghị nhằm áp lực các quốc gia trên thế giớiđi đếnthống nhất một điều khoản chung về việc phải đền bù cách công bằng cho các quốc gia bị ảnh hưởng bởi thiên tai.

Quả thật, nếu ý thức rằng bổn phận cứu trợ thiên tai là một bổn phận xuất pháttừ đức công bằng đòi buộc, người ta sẽ không mang bộ mặt của kẻ trịch thượng và kẻ cả. Và hơn thế, nếu ý thức được bổn phận liên đới còn là do tình bác ái mời gọi, người ta sẽ không cứu tế theo kiểu bố thí cách miễn cưỡng.

Lm. Giuse Nguyễn Thành Long

Tác giả: Lm. Nguyễn Thành Long

Nguyện xin THIÊN CHÚA chúc phúc và trả công bội hậu cho hết thảy những ai đang nỗ lực "chắp cánh" cho Quê hương và GHVN bay lên!