Trang Chủ Hòa Bình là kết quả của Công Lý và Tình Liên Đới (Is 32,17; Gc 3,18; Srs 39) - Peace As The Fruit Of Justice and Solidarity Quà tặng Tin Mừng
Lm. Nguyễn Thành Long
Bài Viết Của
Lm. Nguyễn Thành Long
ĐỐ VUI NĂM MẬU TUẤT – 2018
ĐƯỜNG GIÊSU – ĐƯỜNG VỀ NHÀ CHA
MẸ FATIMA - MẸ CỦA LÒNG THƯƠNG XÓT
Một Đức Kitô “rất Chúa” và cũng “rất người”
Thánh sử Mathêu - 21.9 - BỨC TRANH ĐỔI ĐỜI TUYỆT ĐẸP
Lễ thánh Monica: BÀ MẸ CÔNG GIÁO ANH HÙNG
TIỆC LY - BỮA TIỆC CỨU ĐỘ (Thứ Năm Tuần Thánh)
TRI ÂN NGƯỜI CỨU MẠNG
MÙNG 2 TẾT - MẮC NỢ MẸ CHA
MỒNG MỘT TẾT - XUÂN TẠ ƠN VÀ CẦU BÌNH AN
Đấu nào ta đang đong cho Chúa và cho tha nhân?
Tôi đang làm chứng hay phản chứng về đạo?
Lần Chuỗi Mân Côi – một việc đạo đức đang bị giới trẻ “xếp xó”
Nước Thiên Chúa – Nước vĩnh hằng
‘MÃN TANG’ HỒNG ÂN LINH MỤC (Bài chia sẻ dịp Tạ Ơn 3 năm Linh Mục - Khóa 9, Gp. Phan Thiết)
Thứ Sáu Tuần Thánh - Suy tôn Thánh Giá và hôn chân Chúa
Lễ kính Thánh Giuse “THÁNH GIUSE GỒM NO MỌI NHÂN ĐỨC”
LÀM MỚI ĐỀN THỜ TÂM HỒN
LỜI CẦU XIN ĐẸP LÒNG CHÚA
LO LẮNG THÁI QÚA LÀ THIẾU LÒNG TIN
ĐỨC KITÔ - VỊ LƯƠNG Y THỨ THIỆT
Ý nghĩa của biến cố Chúa chịu Phép Rửa
Đến với Chúa nhờ Ánh Sáng Trời Cao soi dẫn
Virus hủy hoại Gia Đình - Tế Bào của Xã Hội
CỦA LỄ DÂNG CHÚA HÀI NHI
XIN ĐƯỢC PHỤNG SỰ VUA GIÊSU
CÁC LINH HỒN NƠI LUYỆN NGỤC ĐANG CẦN NHỮNG THỨ GÌ?
DU LỊCH TƯỞNG NHỚ
Liệu ta có bị ai thế chỗ trong Nước Trời?
NICKNAME CỦA CHÚA GIÊSU
BÀI HỌC THIẾT THỰC TỪ THẦY GIÊSU
QUÊ HƯƠNG CHÚNG TA Ở TRÊN TRỜI
LÒNG THƯƠNG XÓT CỦA ĐỨC KITÔ PHỤC SINH
PHỤC SINH – BIẾN CỐ VÔ TIỀN KHOÁNG HẬU
Hành trình Thương khó của Chúa Giêsu
Nối kết với Chúa Giêsu là Nguồn ban Sự Sống
Yêu thương thù địch - điều không dễ chút nào
CUỘC CÁCH MẠNG VỀ LỀ LUẬT
50 CÂU ĐỐ VUI NĂM CON NGỰA (GIÁP NGỌ)
Ý nghĩa của biến cố Chúa chịu Phép Rửa
VAI TRÒ CỦA CHÚA THÁNH THẦN

Chúa Nhật Hiện Xuống

 

  1. Vai trò của Chúa Thánh Thần trong đời sống Chúa Giêsu

Ngay khi Đức Mẹ cất lên lời thưa xin vâng, Chúa Thánh Thần đã bắt đầu hoạt động nơi cuộc đời của Chúa Giêsu. Chúa Thánh Thần hoạt động để đưa Chúa Giêsu nhập thể trong cung lòng của Mẹ Maria. Chính sứ thần Gabriel đã xác nhận điều này: "Chúa Thánh Thần sẽ đến với Bà và uy quyền Đấng Tối Cao sẽ bao trùm Bà. Vì thế Đấng Bà sinh ra, sẽ là Đấng Thánh và được gọi là Con Thiên Chúa” (Lc 1,35).

Rồi khi bắt đầu đi vào sứ vụ công khai rao giảng Tin Mừng, Chúa Giêsu đã đến sông Giođan để lãnh nhận phép rửa của Gioan. Tại đây, Chúa Thánh Thần đã lấy hình chim câu đậu xuống trên đầu Chúa Giêsu để xác nhận thân thế và sứ mạng của Người. Xác nhận thân thế của Chúa Giêsu là Con yêu dấu của của Chúa Cha, Đấng đã có từ đời đời. Xác nhận sứ mạng của Chúa Giêsu là đến trần gian để đem ơn cứu độ cho con người. Chịu phép rửa xong, Chúa Giêsu lại được Chúa Thánh Thần hướng dẫn vào sa mạc để ăn chay 40 đêm ngày và chịu ma quỷ cám dỗ.

Trong bài giảng đầu tiên tại Hội đường Nazareth, Chúa Giêsu đã đề cập đến vai trò và hoạt động của Chúa Thánh Thần trong sứ vụ của Người: “Thánh Thần Chúa ngự trên tôi, vì Chúa đã xức dầu cho tôi, để tôi loan báo Tin Mừng cho kẻ nghèo hèn” (Lc 4,18). “Dầu” ở đây là dầu Thánh Thần. Chúa Cha đã xức dầu Thánh Thần cho Chúa Giêsu và sai Chúa Giêsu vào đời để loan báo Tin Mừng cứu rỗi cho toàn thể nhân loại.

Ta cũng thấy rằng trong suốt ba năm rao giảng Tin Mừng, sở dĩ lời của Chúa Giêsu luôn là lời có uy quyền, vì trong lời đó luôn có sự hiện diện của Thánh Thần. Các phép lạ lớn lao mà Chúa Giêsu đã làm cũng là những phép lạ được thực hiện bởi năng quyền của Chúa Thánh Thần. Đặc biệt, sau khi yên nghỉ trong lòng đất ba ngày, Chúa Giêsu đã được Chúa Cha cho phục sinh nhờ chính quyền năng của Thánh Thần. Nói được là Thánh Thần luôn tràn ngập trên cuộc đời của Chúa Giêsu.

 

2. Vai trò của Chúa Thánh Thần trong đời sống các môn đệ.

Nếu Chúa Giêsu là tặng ân của Chúa Cha, thì Chúa Thánh Thần chính là tặng phẩm của Chúa Giêsu dành cho các môn đệ. Và một khi được tặng ban, Thánh Thần Chúa đã thể hiện vai trò của mình một cách hữu hiệu trong cuộc đời của các môn đệ.

Trước hết, chính Chúa Thánh Thần đã tác động trên tâm trí của các môn đệ giúp các ngài nhận ra Chúa Giêsu chính là Đấng Thiên Sai, Đấng Cứu Thế muôn dân đang trông đợi. Và cũng chính Chúa Thánh Thần thúc đẩy các ngài dấn bước theo Chúa Giêsu trên hành trình dương thế của Người, cho dẫu có những lúc hành trình ấy xem ra bấp bênh và vô định. Và rồi, sáng sớm ngày Chúa Nhật Phục sinh, Chúa Thánh Thần đã được ban cho các môn đệ, để giúp các ngài hiểu và đón nhận mầu nhiệm phục sinh. Chúa Thánh Thần còn giúp cho các môn đệ nhớ lại tất cả những điều mà Chúa Giêsu đã nói, đồng thời dẫn các ngài đến sự thật toàn vẹn. Sự thật về Chúa Cha, sự thật về con người và sứ mạng của Chúa Giêsu, sự thật về Giáo hội mà Chúa Giêsu sẽ thiết lập, v.v…

Bình an mà Chúa Giêsu trao ban cho các môn đệ cũng chính là bình an Thánh Thần. Được trao ban Thánh Thần còn đồng nghĩa với việc được trao ban quyền năng tha thội, như được phản ánh trong Tin Mừng hôm nay: “Anh em hãy lãnh nhận Thánh Thần. Anh em tha tội cho ai thì tội người ấy được tha…” (Ga 20,22-23).

Và sau khi Chúa Giêsu về trời, Chúa Thánh Thần, Đấng mà Chúa Giêsu đã hứa ban cách dồi dào cho các môn đệ, mới hoạt động một cách hiệu năng hơn. Ngài kiện toàn trí nhớ, trí hiểu cho các môn đệ, và thông ban dồi dào ơn can đảm cho các ngài. Nếu trước kia, các ngài có “bà con với thỏ đế”, nghĩa là nhút nhát sợ hãi, thì nay với ơn Chúa Thánh Thần, các ngài đã can đảm ra đi rao giảng Tin Mừng và hăng say làm chứng cho Chúa Kitô trước mặt mọi người, bất chấp bắt bớ, sách nhiễu, bất chấp tù đày và cả cái chết đang chờ đợi.

Chính những con người quê mùa ít học, như hầu hết các môn đệ của Giêsu – mà một bài giảng có thể hoán cải ba ngàn người. Tác nhân nào đã làm nên điều kỳ đó nếu không phải là Chúa Thánh Thần. Một khi các ngài chấp nhận để cho Chúa Thánh Thần hiện diện nơi mình, và một khi các ngài chấp nhận để cho Chúa Thánh Thần nói qua con người và miệng lưỡi mình, mọi sự đều có thể, lòng người sẽ thay đổi, tội lỗi sẽ được thứ tha. Chúng ta học được gì qua những kinh nghiệm này?

 

3. Vai trò của Chúa Thánh Thần trong đời sống của con người ngày hôm nay.

Vai trò cũng như hoạt động của Chúa Thánh Thần nơi các tín hữu được diễn tả một cách rất phong phú: Ngài là tác nhân tạo nên sự trung thành với Lời của Đức Giêsu và Tình yêu của Người. Ngài là dấu chỉ Thiên Chúa hiện diện: "Chúng ta sẽ đến và ở lại với người ấy". Với tư cách Đấng Bảo Trợ, Chúa Thánh Thần hiện tại hóa sự có mặt của Đấng Phục Sinh trong đời sống người Kitô hữu.

Chúa Thánh Thần vẫn luôn hiện diện và thực thi công việc của Ngài trong thế giới này. Vấn đề là người ta có nghe tiếng Ngài hay không? Người ta có tìm kiếm Ngài và đón tiếp Ngài hay không? Người ta có sẵn sàng để cho Ngài thực hiện công việc thánh hóa của Ngài không? Chúa Thánh Thần sẽ không thể thực hiện điều gì, nếu như người ta khước từ Ngài!

Thế giới hôm nay đã được chứng kiến rất nhiều thành quả vượt bậc về công nghệ thông tin, về khoa học kỹ thuật... Tuy nhiên, thế giới ấy cũng đang bị tục hoá và giải thiêng trầm trọng. Người ta đang nỗ lực xây dựng một thế giới vắng bóng Thiên Chúa. Và hậu quả là nhiều tội ác kinh hoàng đã xảy ra.

Cùng thời điểm này năm ngoái, cả đất nước Trung Quốc chưa hết kinh hoàng khi người ta phát hiện vụ sản xuất và buôn bán thuốc thịt người, tức là thuốc được làm từ thịt các thai nhi và trẻ sơ sinh bị chết. Thì ngay sau đó lại thêm một vụ án kinh hoàng hơn nữa, đó là vụ bán thịt người. Theo Tân Hoa Xã, công an ở Tây Nam Trung Quốc đã bắt giữ một người đàn ông tên là Trương Vĩnh Minh, 56 tuổi, nghi ngờ sát hại hàng chục nam thiếu niên, xẻ thịt họ và bán ra chợ như là thịt đà điểu.

Khi công an khám xét nhà của họ Trương, họ phát hiện hàng chục tròng mắt người được ngâm trong rượu trắng. Họ cũng tìm thấy những miếng thịt được cho là thịt người phơi khô treo trong nhà của nghi phạm. Tờ báo ở Hồng Kông cho biết, công an lo sợ hung thủ đã ăn hoặc bán thịt của ít nhất 20 người đã mất tích, mà phần lớn là các cậu bé, trong bán kính 2 km xung quanh ngôi nhà. Công an cũng đã khai quật được nhiều xương cốt, được cho là xương người, tại một vườn rau ở gần đó.

Thế đấy! Khi con người loại trừ Thiên Chúa và hoạt động của Chúa Thánh thần thì người ta sẵn sàng làm mọi thứ để lừa gạt người khác, hãm hại người khác và kể cả ăn thịt người khác. Mặc dù Trung Hoa là một đất nước có nền văn hoá nho giáo lâu đời, nhưng chỉ mấy chục năm theo chế độ vô thần chủ nghĩa, loại trừ Thiên Chúa, đất nước ấy trở thành “sào huyệt” cho Satan hoạt động. Bao nhiêu thứ hàng giả hàng, hàng nhái, hàng kém chất lượng, hàng nhiễm hoá chất độc hại, kể cả đồ ăn thức uống… hầu hết đều có nguồn gốc từ Trung Hoa, mà mới đây nhất là vụ thịt chuột, thịt vịt, thịt gà được trộn tẩm hoá chất độc hại để làm giả thịt dê thịt cừu hầu lừa gạt người tiêu dùng, v.v… Bao nhiêu tội ác kinh hoàng cũng xuất phát từ Trung Hoa.

Là Kitô hữu, chúng ta được diễm phúc sống trong sự hiện diện và tác động của Chúa Thánh Thần. Hãy mở lòng ra đón nhận Ngài và để cho Ngài dẫn dắt cuộc đời chúng ta luôn đi trong sự thiện. Đồng thời hãy cộng tác với Ngài trong việc xây dựng một xã hội, một xứ đạo thấm đẫm tình bác ái, yêu thương, hiệp nhất và bình an. Amen.

 

Lm. Giuse Nguyễn Thành Long

Tác giả: Lm. Nguyễn Thành Long

Nguyện xin THIÊN CHÚA chúc phúc và trả công bội hậu cho hết thảy những ai đang nỗ lực "chắp cánh" cho Quê hương và GHVN bay lên!