Trang Chủ Hòa Bình là kết quả của Công Lý và Tình Liên Đới (Is 32,17; Gc 3,18; Srs 39) - Peace As The Fruit Of Justice and Solidarity Quà tặng Tin Mừng
Lm. Nguyễn Thành Long
Bài Viết Của
Lm. Nguyễn Thành Long
ĐỐ VUI NĂM MẬU TUẤT – 2018
ĐƯỜNG GIÊSU – ĐƯỜNG VỀ NHÀ CHA
MẸ FATIMA - MẸ CỦA LÒNG THƯƠNG XÓT
Một Đức Kitô “rất Chúa” và cũng “rất người”
Thánh sử Mathêu - 21.9 - BỨC TRANH ĐỔI ĐỜI TUYỆT ĐẸP
Lễ thánh Monica: BÀ MẸ CÔNG GIÁO ANH HÙNG
TIỆC LY - BỮA TIỆC CỨU ĐỘ (Thứ Năm Tuần Thánh)
TRI ÂN NGƯỜI CỨU MẠNG
MÙNG 2 TẾT - MẮC NỢ MẸ CHA
MỒNG MỘT TẾT - XUÂN TẠ ƠN VÀ CẦU BÌNH AN
Đấu nào ta đang đong cho Chúa và cho tha nhân?
Tôi đang làm chứng hay phản chứng về đạo?
Lần Chuỗi Mân Côi – một việc đạo đức đang bị giới trẻ “xếp xó”
Nước Thiên Chúa – Nước vĩnh hằng
‘MÃN TANG’ HỒNG ÂN LINH MỤC (Bài chia sẻ dịp Tạ Ơn 3 năm Linh Mục - Khóa 9, Gp. Phan Thiết)
Thứ Sáu Tuần Thánh - Suy tôn Thánh Giá và hôn chân Chúa
Lễ kính Thánh Giuse “THÁNH GIUSE GỒM NO MỌI NHÂN ĐỨC”
LÀM MỚI ĐỀN THỜ TÂM HỒN
LỜI CẦU XIN ĐẸP LÒNG CHÚA
LO LẮNG THÁI QÚA LÀ THIẾU LÒNG TIN
ĐỨC KITÔ - VỊ LƯƠNG Y THỨ THIỆT
Ý nghĩa của biến cố Chúa chịu Phép Rửa
Đến với Chúa nhờ Ánh Sáng Trời Cao soi dẫn
Virus hủy hoại Gia Đình - Tế Bào của Xã Hội
CỦA LỄ DÂNG CHÚA HÀI NHI
XIN ĐƯỢC PHỤNG SỰ VUA GIÊSU
CÁC LINH HỒN NƠI LUYỆN NGỤC ĐANG CẦN NHỮNG THỨ GÌ?
DU LỊCH TƯỞNG NHỚ
Liệu ta có bị ai thế chỗ trong Nước Trời?
NICKNAME CỦA CHÚA GIÊSU
BÀI HỌC THIẾT THỰC TỪ THẦY GIÊSU
QUÊ HƯƠNG CHÚNG TA Ở TRÊN TRỜI
LÒNG THƯƠNG XÓT CỦA ĐỨC KITÔ PHỤC SINH
PHỤC SINH – BIẾN CỐ VÔ TIỀN KHOÁNG HẬU
Hành trình Thương khó của Chúa Giêsu
Nối kết với Chúa Giêsu là Nguồn ban Sự Sống
Yêu thương thù địch - điều không dễ chút nào
CUỘC CÁCH MẠNG VỀ LỀ LUẬT
50 CÂU ĐỐ VUI NĂM CON NGỰA (GIÁP NGỌ)
Ý nghĩa của biến cố Chúa chịu Phép Rửa
ĐỨC GIÊSU LÀ ĐẤNG KITÔ THEO NGHĨA NÀO?

 

Chúa Nhật 24 TN B

Đã có lần bên Âu Châu, người ta tổ chức một cuộc thăm dò ý kiến của người dân về hình ảnh Đức Giêsu Kitô, với câu hỏi: “Đối với bạn, Đức Kitô là ai?” Ban tổ chức đã nhận được rất nhiều ý kiến khác nhau.

Trong đó có một em thiếu nhi viết: “Đối với em, Đức Giêsu đích thực là chiếc tủ lạnh”! Ý của em là muốn diễn tả sự toàn năng của Đức Giêsu thông qua hình ảnh chiếc tủ lạnh của gia đình mình. Quả vậy, chiếc tủ lạnh là một vật dụng tối cần trong gia đình em. Chiếc tủ lạnh là nơi mà em có thể tìm thấy sự thỏa mãn cho những cơn đói luôn sôi sục trong em.

Cũng trong số những người gởi ý kiến về chương trình, có người quan niệm rằng Đức Giêsu là một người bạn thân, luôn xuất hiện đúng lúc những khi anh ta cần: khi vui lúc buồn, khi hân hoan trong những thành công, khi ủ dột với những giận hờn trong chuyện tình yêu, khi thảnh thơi ngắm bình minh mỗi buổi sớm mai, khi mệt mỏi trên giường bệnh đợi bóng đêm ập tới, v.v,…

Có người lại nhìn Đức Giêsu như một nhà thông thái. Đơn giản vì họ tìm thấy nơi lời dạy của Đức Giêsu những chỉ dẫn đầy khôn ngoan cho công việc làm ăn, những ứng xử khéo léo trong các mối tương quan hằng ngày,… Đặc biệt, có người tuyên bố chắc nịch: “Đối với tôi, Đức Kitô là chiếc rào cản!” Tại sao lại là rào cản? Họ đưa ra lời lý giải: “Gương sống của Đức Kitô, và những giáo huấn của Ngài đích thực là rào cản khiến tôi không dám phạm tội, không thể buông mình cho cám dỗ. Tạ ơn Ngài vì đã giúp tôi sống chân thật, khiêm nhường và yêu mến tha nhân!” (x. Đối với tôi, Đức Kitô là rào cản”, 02.8.2012, Blog. WGPSG).

Cách đây 2000 năm, Chúa Giêsu cũng đã làm một cuộc thăm dò dư luận tương tự để biết quan điểm của dân chúng và đặc biệt là của các môn đệ Ngài về căn tính đích thực của mình: “Người ta bảo Con Người là ai? Phần anh em, anh em bảo Thầy là ai?” Dân chúng xem ra còn hoài nghi nên có nhiều ý kiến trái ngược.

Một số người cho đáp án: Chúa Giêsu là Gioan Tẩy Giả. Dựa vào đâu mà họ quả quyết như thế? Họ dựa vào sự kiện Chúa Giêsu cũng làm phép rửa và cũng kêu gọi người ta sám hối như Gioan. Câu trả lời của họ đúng hay sai? Chỉ đúng 1/4.

Một số khác lại đưa ra câu trả lời: Chúa Giêsu là Êlia. Tại sao lại là Êlia? Chúa Giêsu có điểm nào giống Êlia? Vì Chúa Giêsu cũng là người hay làm phép lạ như Êlia đã từng làm. Lời khẳng định của họ sai hay đúng? Đúng, nhưng cũng chỉ mới đúng 1/4.

Một số khác nữa lại khẳng định Chúa Giêsu là một ngôn sứ đại loại như bất kỳ một ngôn sứ nào khác. Vì sao? Vì họ thấy Chúa Giêsu cũng nói lời của Thiên Chúa, nói nhân danh Giavê Thiên Chúa mà thôi. Khẳng định này cũng chỉ đúng có 1/4.

Đến đây thì Chúa Giêsu muốn nghe một ý kiến rất đặc biệt, ý kiến của chính các môn đệ là những người đã từng ăn, từng ở, từng sống gần gũi với Ngài. Phêrô, đại diện các Tông đồ, tuyên xưng cách mạnh mẽ và dứt khoát rằng Chúa Giêsu là Đấng Kitô Con Thiên Chúa hằng sống. Đây là câu trả lời mà Chúa Giêsu chờ đợi từ lâu, và cũng là câu trả lời làm cho Chúa Giêsu hài lòng nhất.

Tuy nhiên xét cho cùng thì câu trả lời này cũng chỉ đúng 1/2, tức là mới chỉ đúng một nửa. Đúng về mặt danh xưng, về mặt tước hiệu của Đức Giêsu: Đấng Kitô nghĩa là Đấng được Thiên Chúa xức dầu. Đấng Kitô nghĩa là Đấng thiên sai đến để hoàn tất lịch sử mà muôn dân đang trông đợi. Nếu chỉ dựa vào khía cạnh này mà cho điểm, có lẽ Phêrô sẽ được điểm tuyệt đối, điểm 10/10.

Còn hiểu về sứ mạng cứu thế của Chúa Giêsu thì Phêrô bị lãnh điểm zêrô. Vì ông đã hiểu sai hoàn toàn về cách thức cứu thế, về phương thế cứu độ mà Chúa Giêsu sẽ thực hiện. Trong tâm thức của Phêrô và của đại đa số dân chúng vẫn mong đợi một Đấng Cứu Thế uy nghi ngự giá mây trời mà đến như sứ ngôn Đaniel đã loan báo. Họ vẫn trông chờ một Đấng Thiên Sai Vua theo kiểu trần thế, đấng đến làm cách mạng lật đổ ách thống trị của Rôma và tái lập một Israel hùng mạnh. Nói khác đi, họ vẫn còn quan niệm một Đấng Mêsia đến để thống trị hơn là để phục vụ.  

Đâu là lý chứng khẳng định Phêrô đã hiểu sai về sứ mạng cứu thế của Chúa Giêsu? Lý chứng là Phêrô đã bị Chúa Giêsu quở trách ngay sau đó khi ông can ngăn Chúa về con đường cứu thế mà Ngài sẽ đi. Chúa Giêsu quở trách ông là Satan. Ngài cũng điểm chỉ cho Phêrô thấy rằng tư tưởng của ông là tư tưởng của “phàm nhân”, của người trần mắt thịt chứ không phải là của Thiên Chúa.

Vậy thì con đường cứu thế mà Chúa Giêsu sẽ đi là con đường nào? Đó là con đường đau khổ, con đường thập giá: “Con Người sẽ phải chịu đau khổ nhiều, sẽ bị các kỳ lão, các trưởng tế, các luật sĩ chối bỏ và giết đi, rồi sau ba ngày sẽ sống lại”. Đó là con đường của người tôi trung mà ngôn sứ Isaia đã loan báo như chúng ta nghe trong Bài đọc I. Đó là con đường phục vụ, con đường hiến dâng: “Ta đến không phải để được phục vụ, nhưng đến để phục vụ và hiến dâng mạng sống mình làm giá cứu chuộc nhiều người”. Con đường đó cũng là con đường mà tất cả những ai muốn theo Ngài sẽ phải đi: “Ai muốn theo Ta phải từ bỏ mình, vác thập giá mình mà theo Ta”.  

Hôm nay, Đức Kitô đối với tôi là ai? Phải chăng Ngài chỉ đơn thuần như cái tủ lạnh, hay chiếc rào cản như đối với những người được thăm dò ý kiến bên Âu Châu? Phải chăng Ngài chỉ là một người bạn tâm giao hay khá hơn Ngài chỉ là một thần tượng như bao thần tượng khác? Nếu tôi tuyên xưng Đức Kitô là Đấng Cứu Thế duy nhất Chúa Cha sai đến, đã đi con đường thập giá tử nạn, con đường hi sinh phục vụ, thì tôi cũng phải đi con đường ấy. Vậy tôi đã chọn lựa con đường mà Chúa Giêsu đã đi hay chưa? Và nếu tôi đã dứt khoát lựa chọn rồi, thì tôi đã can đảm dấn bước theo Ngài chưa, hay còn chần chừ e ngại?

Lm. Giuse Nguyễn Thành Long

Tác giả: Lm. Nguyễn Thành Long

Nguyện xin THIÊN CHÚA chúc phúc và trả công bội hậu cho hết thảy những ai đang nỗ lực "chắp cánh" cho Quê hương và GHVN bay lên!