Trang Chủ Hòa Bình là kết quả của Công Lý và Tình Liên Đới (Is 32,17; Gc 3,18; Srs 39) - Peace As The Fruit Of Justice and Solidarity Quà tặng Tin Mừng
Lm. TTT. Võ Tá Khánh
Bài Viết Của
Lm. TTT. Võ Tá Khánh
HIỆP NHẤT TRONG LÒNG CHÚA THƯƠNG XÓT - BÀI 11b: NƯỚC THIÊN CHÚA Ở GIỮA CHÚNG TA
HIỆP NHẤT TRONG LÒNG CHÚA THƯƠNG XÓT - BÀI 11a: CHỌN GIỮA HAI MIẾNG TRẮNG
HIỆP NHẤT TRONG LÒNG CHÚA THƯƠNG XÓT - BÀI 10b: NGÀY MAI BẮT ĐẦU TỪ HÔM NAY[1] (Đêm Thiêng, tiếp theo)
THỂ LỆ CUỘC THI SÁNG TÁC CHO TUỔI THƠ  2018- 2019 (Cập nhật 19-3-2019)
HIỆP NHẤT TRONG LÒNG CHÚA THƯƠNG XÓT - BÀI 10a: ĐÊM THIÊNG
HIỆP NHẤT TRONG LÒNG CHÚA THƯƠNG XÓT - BÀI 9: CON CHÁU CHÚNG TA CẦN BIẾT MÌNH CAO QUÝ
HIỆP NHẤT TRONG LÒNG CHÚA THƯƠNG XÓT - BÀI 8: QUYỀN NĂNG CỦA HẠT CẢI
HIỆP NHẤT TRONG LÒNG CHÚA THƯƠNG XÓT - BÀI 7: CÂU LẠC BỘ BA GIỜ CHIỀU
HIỆP NHẤT TRONG LÒNG CHÚA THƯƠNG XÓT - BÀI 6: TÔNG ĐỒ LÒNG THƯƠNG XÓT
HIỆP NHẤT TRONG LÒNG CHÚA THƯƠNG XÓT - BÀI 5: TÔN SÙNG LÒNG THƯƠNG XÓT
HIỆP NHẤT TRONG LÒNG CHÚA THƯƠNG XÓT - BÀI 4: TIẾNG GỌI CỦA LÒNG THƯƠNG XÓT
HIỆP NHẤT TRONG LÒNG CHÚA THƯƠNG XÓT - BÀI 3: CHÚA ĐẦY LÒNG THƯƠNG CẢM
HIỆP NHẤT TRONG LÒNG CHÚA THƯƠNG XÓT - BÀI 2: ĐƯỢC XÉT XỬ TRONG TÌNH THƯƠNG
HIỆP NHẤT TRONG LÒNG THƯƠNG XÓT - BÀI 1: CHÚA CHO THẤY NGÀI ĐANG ĐẾN
HIỆP NHẤT TRONG LÒNG THƯƠNG XÓT
CUỘC THI SÁNG TÁC CHO TUỔI THƠ
LẠY CÁC THÁNH, XIN THƯƠNG ĐÒI LẠI…
GIẢI VIẾT VĂN ĐƯỜNG TRƯỜNG 2018
Chia sẻ mừng Năm Thánh – bài 6 - VỀ BÊN MẸ LA VANG
CHIA SẺ MỪNG NĂM THÁNH - Bài 5 - MỞ LỐI CHO NGƯỜI TA TỰ KHÁM PHÁ
CHIA SẺ MỪNG NĂM THÁNH - Bài 4 - VƯỢT THẮNG NHỮNG CÁM DỖ LÀM ĐIỀU TỐT
CHIA SẺ MỪNG NĂM THÁNH - Bài 3 - HAI THỦ PHẠM KHIẾN MÙA THẤT THU
KINH NGUYỆN GIA ĐÌNH và GIA LỄ CÔNG GIÁO
CHIA SẺ MỪNG NĂM THÁNH - Bài 2 - ĐỒNG THANH TƯƠNG ỨNG TỰ BAO GIỜ
CHIA SẺ MỪNG NĂM THÁNH - BÀI 1 - THÁNH HÔM NÀO VÀ THÁNH HÔM NAY
TÔNG HUẤN VUI MỪNG VÀ HÂN HOAN CỦA ĐỨC THÁNH CHA PHANXICÔ VỀ TIẾNG GỌI NÊN THÁNH TRONG THẾ GIỚI NGÀY NAY
GIẢI VIẾT VĂN ĐƯỜNG TRƯỜNG 2018 - BẢN TIN 08 - 150 NĂM SINH NHẬT LM PHÊRÔ TRẦN LỤC
GIẢI VIẾT VĂN ĐƯỜNG TRƯỜNG 2018 - BẢN TIN 07 - TỪ NHÀ IN LÀNG SÔNG TỚI TỦ SÁCH MỤC ĐỒNG TRỰC TUYẾN
GIẢI VIẾT VĂN ĐƯỜNG TRƯỜNG 2018 - BẢN TIN 06
LỄ THANH MINH TRONG ÁNH SÁNG PHỤC SINH (Bài chia sẻ trong thánh lễ tại từ đường Võ tộc, Thạch Hạ, Hà Tĩnh - 04.04.2018)
LEGIO MARIAE, DẶM DÀI TRƯỚC MẮT
GIẢI VIẾT VĂN ĐƯỜNG TRƯỜNG 2018 - BẢN TIN 05
ĐỨC TIN, ĐẠO HIẾU VÀ ĐỒNG BÓNG
GIẢI VIẾT VĂN ĐƯỜNG TRƯỜNG 2018 - BẢN TIN 04
GIẢI VIẾT VĂN ĐƯỜNG TRƯỜNG 2018 - BẢN TIN 03
GIẢI VIẾT VĂN ĐƯỜNG TRƯỜNG 2018 BẢN TIN 02
GIẢI VIẾT VĂN ĐƯỜNG TRƯỜNG 2018 BẢN TIN 01
BẢN TIN 19 - HỌP MẶT TRAO GIẢI GIẢI VIẾT VĂN ĐƯỜNG TRƯỜNG LẦN V - 2017
GIẢI VIẾT VĂN ĐƯỜNG TRƯỜNG 2017 - BẢN TIN 18
GIẢI VIẾT VĂN ĐƯỜNG TRƯỜNG 2017 - BẢN TIN 17
GIA TĂNG SỐ NGƯỜI VIẾT

ĐÔI ĐIỀU VỀ ĐỨC TIN VÀ VĂN HÓA, bài 3:

Ở bài 1, chúng con đã nêu vấn đề phát hành sách rộng rãi và gia tăng số người đọc. Bài 2 về một kế hoạch dịch thuật để cả Dân Chúa và người ngoài có thể tiếp cận những nguồn mạch của Kitô giáo. Bài 3 xin nói đến việc gia tăng số người viết, bởi lẽ sách vở cần thiết và vừa tầm cho đại chúng tín hữu hẳn phải là sách vở do người Việt viết cho người Việt.

1. THIẾU LƯỢNG NGƯỜI CẦM BÚT

Khi người giáo dân trẻ được nói đến trong bài 1 đi tìm số liệu để viết bài thì phát hiện ra độ chênh rất lớn giữa sách Phật giáo và sách Công giáo. Bên Phật giáo, có nhiều sách mang nội dung sát với cuộc sống và dành cho đại chúng tín hữu, còn đa số sách Công giáo “không sát cuộc sống” và chỉ dành cho giới nhà tu là chính!  Sách Công giáo dành cho giáo dân phần lớn là chuyện các thánh ở mức độ rất bình dân, nghĩa là chỉ có câu chuyện chứ không nói lên được linh hạnh của mỗi vị. Tác giả lá thư viết: “Bên Công giáo, giáo lý được phổ cập đến từng trẻ em, nhưng dừng lại chủ yếu ở bao đồng, rước lễ, thêm sức, còn đến giáo lý vào đời là rơi rụng nhiều… Đại đa số giáo dân hiểu được căn bản đạo nhưng hiểu sâu thì chưa, đạt số lượng hơn là chất lượng. Trong khi đó bên Phật, không có một chương trình sư phạm giáo lý phổ cập, ngoài những người xuất gia, số Phật tử tìm hiểu kỹ về đạo Phật chiếm một tỉ lệ nhỏ, hầu hết là những người có tuổi, nhưng số này đọc sách nhiều, cũng không hiếm những người còn rất trẻ nhưng đã tiếp cận nghiên cứu kinh Địa Tạng, kinh Trung Bộ, Duy Ma Cật… Nói chung, đại đa số Phật tử ít hiểu về đạo mình nhưng những người đã tìm hiểu thì rất sâu sắc và vững vàng. Họ được chuẩn bị từ những sách dễ hiểu tới những sách khó hiểu; người muốn học Phật lại dễ dàng đăng ký vào học chung với các thầy và sư cô từ căn bản, rồi trung cấp và cao cấp. Trong khi đó bên mình giáo trình đào tạo ở chủng viện giáo dân khó tiếp cận…” Nói cách khác, sách vở phía Công giáo bị đứt đoạn giữa giáo dân với giáo sĩ và tu sĩ. Thiếu những sách làm cầu nối giữa các chương trình giáo lý phổ thông và kiến thức thần học cũng như kinh nghiệm tâm linh. Ai sẽ viết ra những sách đạo sát với cuộc sống, có khả năng dẫn dắt người giáo dân tiến xa trên kiến thức và tiến sâu vào tâm linh?

Thiết tưởng cần tìm ra nơi giáo dân những cây bút có tài, giúp họ đào sâu giáo lý và thể nghiệm tâm linh để chính họ sẽ viết ra bằng ngôn ngữ của giáo dân. Đàng khác, phải có sách lược giúp giới nhà tu biết cách trình bày những nội dung cao sâu theo ngôn ngữ,  tầm suy tư và cách cảm nghiệm của đại chúng, để dần dần giúp họ yêu thích và có khả năng đào sâu hơn. Theo hướng ấy chúng con xin chia sẻ một số sáng kiến thử nghiệm lẻ tẻ đó đây và đề xuất vài điều cho chương trình chung.

2. TÌM PHÁT HIỆN VÀ GIỚI THIỆU NHỮNG CÂY BÚT CÓ TÀI

Cho đến nay, giới nhà tu vẫn còn đi đầu trong số lượng người Công Giáo cầm bút tại VN. Cần gia tăng số lượng và nâng cấp cả người viết nhà tu và người viết giáo dân.

Chắc hẳn đó đây trong Dân Chúa tại Việt Nam đã và đang có những người làm thơ ca tụng Chúa nhưng tác phẩm của họ chưa được biết đến. Dưới sự bảo trợ của Đức ông Xuân Ly Băng, từ cuối năm 2006 một số anh em tiếp tục công việc Sưu Tầm Và Nghiên Cứu Thơ Công giáo Việt Nam (gopnhattho@yahoo.com). Đây là công việc đã bắt đầu từ mười năm qua. Năm 1999 đã xuất bản được quyển “GÓP NHẶT THƠ CÔNG GIÁO, tập I” quy tụ 41 tác giả, rồi bị gián đoạn.

Bộ Sưu Tập Thơ Công Giáo lần này sẽ mang phong cách mới, gồm nhiều tập. Ba tập đầu dành cho các tác giả Ở Thượng Nguồn Thơ Ca Công Giáo Việt Nam, do Lê Đình Bảng thực hiện, nói chung là gồm những tác giả đã khuất từ giữa thế kỷ XVII đến hết thế kỷ XX. Ba tập này sẽ được xuất bản trong một ngày gần đây.

Trong lúc chờ đợi, sẽ bắt đầu giới thiệu những tác giả thời sau, mỗi tập 15 tác giả, với hình, tiểu sử, chứng từ đức tin và tuyển thơ. Tuyển tập thứ nhất (Kinh Trong Sương) đã được phát hành tháng 3-2008. 

Năm 2007, Mạng Lưới Dũng Lạc mở trang Đồng Xanh Thơ (dongxanhtho@gmail.com), chuyên về thơ, nhằm tạo mặt bằng cho các cây bút trẻ Công giáo giới thiệu tác phẩm. Ngày 20-01-2008 đã có cuộc họp mặt các tác giả Đồng Xanh Thơ tại Tòa Giám Mục Phan Thiết. Tiếp đó, đã có thêm trang dành các tác giả văn xuôi, trang Vườn Ô Liu (vuonoliu@gmail.com), phát hành hàng tháng, bắt đầu từ cuối tháng Tư vừa qua.

Cả ba chương trình trên đây đều nhằm phát hiện và đưa ra ánh sáng những cây bút có tài trong các tầng lớp giáo dân, động viên họ cống hiến ngòi bút cho Chúa và giúp họ nâng cao tay nghề.

Những lời kêu gọi ban đầu đã được gửi qua điện thư email. Tuy nhiên, rất nhiều nơi và nhiều người tại VN còn xa lạ với internet, với email… Do đó, tuyển tập Kinh Trong Sương đãõ được gởi tặng rộng rãi đến các giáo xứ và giáo họ biệt lập của 26 Giáo Phận để anh chị em giáo dân khắp nơi biết hai chương trình Đồng Xanh Thơ và Góp Nhặt Thơ, cùng địa chỉ để gửi bài về. Hy vọng việc tặng Kinh Trong Sương sẽ lôi cuốn được sự chú ý của nhiều cây bút đang sống âm thầm và rải rác khắp nơi.

3. ĐÀO TẠO NGƯỜI VIẾT

Năm 2007, tại một số nơi đã có những hoạt động nhằm gợi hứng cho các bạn trẻ tập cầm bút:

- Giải Truyện Ngắn Đức Mẹ Hằng Cứu Giúp (Sài Gòn)

- Giải Văn Thơ cấp giáo xứ tại Tuy Hòa, Đồng Tre, Cây Rỏi (giáo phận Quy Nhơn), Song Mỹ (giáo phận Nha Trang)

- Ngày tập huấn cho những cây bút trẻ cụm các giáo xứ Huyện Ninh Sơn, giáo phận Nha Trang.

Bản thân chúng con được tham gia chấm bài hai giải thưởng cấp giáo xứ và nhận thấy đây là một sinh hoạt có tác dụng giáo dục nhiều mặt, không chỉ đào tạo khả năng cầm bút nhưng còn giúp nhiều bạn trẻ khám phá ơn gọi tông đồ của họ và tự đào luyện ngòi bút trước khi bước vào chủng viện hay đệ tử viện. Cũng xin mở ngoặc, nếu giáo xứ nào cần kinh nghiệm tổ chức, xin thư về gopnhattho@yahoo.com, chúng con sẽ chia sẻ tài liệu.

Năm 2008 hy vọng sẽ có thêm nhiều Giải Văn Thơ ở những nơi khác.

Đặc biệt, Đức Giám Mục Giáo phận Phan Thiết đã chấp thuận tổ chức Giải Thưởng Văn Thơ Nhạc Họa Đức Mẹ Tà Pao, cho bốn bộ môn: Thơ, Truyện Ngắn, Nhạc, Nhiếp Ảnh và Hội Họa. Không riêng các tín hữu trong Giáo Phận Phan Thiết, cả anh chị em các nơi khác cũng có thể tham dự.

Ước mong sẽ có những giải thưởng có tầm mức quốc gia và cả hải ngoại, không riêng cho giới trẻ mà cả cho những người cầm bút trưởng thành, trong và ngoài Hội Thánh Công giáo. Qua nhiều đợt, chắc hẳn chúng ta sẽ có được những tác phẩm giá trị, có ích lợi lớn cho việc đào tạo Dân Chúa và truyền giáo.

4. THI SÁNG TÁC THEO LINH ĐẠO

Nhịp cầu giữa trình độ giáo lý phổ thông và các “cư sĩ” trí thức Công giáo là những sách viết về kinh nghiệm của chính anh chị em giáo dân đã sống sâu xa một linh hạnh nào đó. Các truyện thiền, thơ thiền và tranh thiền bên Phật có một phần không nhỏ là hoa quả những cảm nghiệm thiền của đại chúng tín hữu. Phía Công giáo Việt Nam, trong giới Huynh đoàn Đa Minh, các nhóm Linh Thao I Nhã, cộng tác viên Salêdiêng, Phan Sinh tại thế, dòng ba Cát Minh, cựu học sinh các dòng Mến Thánh Giá, các nhóm thân hữu Biển Đức và Xitô… hẳn có những mạnh thường quân trong cũng như ngoài nước có thể tài trợ giúp tổ chức những giải thưởng văn thơ phát huy linh hạnh của nhóm mình, không riêng cho các tác giả trong tập thể mình mà cả các tác giả ở ngoài. Nếu nhờ giải thưởng mà có được một số tác phẩm sáng giá, có sức đào tạo giáo dân theo linh hạnh dòng mình, thì bỏ ra 50 hay 70 triệu để tổ chức cũng đáng. Những tác phẩm ấy cũng là phương tiện rất quý giá cho công cuộc đối thoại với anh chị em các tôn giáo Đông Phương vốn đặt nặng về luân lý và tâm linh. Kết quả sẽ sâu và bền hơn nhiều so với chuyện bỏ số tiền ấy để làm hàng rào hoặc cổng ngõ của tu viện.

Những tu sĩ linh hướng cho các nhóm trên đây cũng có thể giúp những khoá bồi dưỡng kinh nghiệm tâm linh cho những người cầm bút theo linh hạnh nhóm mình.

Tĩnh Tâm chính là chỗ định hướng cho văn học nghệ thuật Công Giáo. Văn học nghệ thuật Công giáo không phải một chương trình vạch sẵn, do một số người thiết kế, nhưng là hoa quả của Chúa Thánh Thần. Khi các tác giả được đưa đến với Chúa Thánh Thần trong tĩnh tâm, chính Ngài sẽ dẫn dắt họ đi trên nẻo đường Ngài muốn.

5. KHUYẾN KHÍCH CHỦNG SINH VÀ TU SĨ CẦM BÚT

Người phụ trách trang Đồng Xanh Thơ của mạng Dũng Lạc cho biết trong số gần 50 tác giả tham gia trang này, có cả linh mục, chủng sinh, nam và nữ tu. Qua thư từ, một số trong những vị này cho thấy hình như việc viết lách không vui lòng các Bề Trên cho lắm. Con xin thưa quý Bề Trên, hồi 15 tuổi con cũng được khuyên đừng viết lách kẻo mất ơn gọi. Thế rồi nay con đã 61 tuổi và đã dùng ngòi bút phụng sự Chúa được 32 năm trong sứ vụ linh mục. Nhìn lại, nhờ ngòi bút mà sứ vụ của con đã phong phú hẳn lên. Con thiết nghĩ điều cần là đào tạo cho các anh chị em trẻ một định hướng tâm linh cứng cáp, biết phát huy tài năng để phụng sự Chúa và biết điều hòa việc luyện ngòi bút với những mặt đào tạo khác. Thiếu những điều ấy, bất cứ hoạt động nào cũng có thể khiến họ bị lạc hướng chứ không riêng gì việc làm thơ viết nhạc. Chắc quý Bề Trên nhớ rằng quyển Mật Mã Davinci năm kia và quyển Chiếc La Bàn Bằng Vàng năm nay phát hành trên thế giới hằng trăm triệu bản, được quay thành phim cho hằng tỉ người xem… đều là sản phẩm của những ngòi bút. Quý Bề Trên cũng biết quyển Bà Là Ai (Sứ Điệp Đức Mẹ Mễ Du) do một ký giả Tin Lành viết đã in đến 15 triệu bản tiếng Anh. Bằng ngòi bút, một ký giả Tin Lành đã giúp người ta yêu mến Đức Mẹ hơn cả trăm cả ngàn linh mục trên tòa giảng. Nếu Dòng của quý Bề Trên đào tạo được một cây bút như ông Wayne Weible này hay như ông Dan Brown nọ để phục vụ Chúa Kitô thì phúc đức cho Giáo Hội Việt Nam biết bao.

Thiết tưởng bao lâu các nhà Dòng và Chủng viện còn đánh giá việc viết lách như chuyện “xướng ca vô loài” ngày xưa, bấy lâu công cuộc hội nhập văn hóa và truyền giáo ở Việt Nam còn dậm chân tại chỗ. Các linh mục mỗi ngày đều dọn bài giảng, rất đông các tu sĩ mỗi tuần đều dọn bài giáo lý. Nếu có thói quen cầm bút sớm, nếu biết hành văn chuẩn xác… thì sẽ phục vụ hữu hiệu biết bao. Nhiều giáo dân cũng quan tâm tới vấn đề này. Năm 2007, tác giả Đoàn Xuân Dũng, một giáo dân, đã tặng 600 quyển TẬP LÀM THƠ cho các Chủng Viện và Dòng Tu nhằm đánh thức khả năng cầm bút của giới trẻ nhà tu và gây tự tin cho họ.

Hy vọng ngày nay cái nhìn đang đổi khác. Trong ngày họp mặt các tác giả Đồng Xanh Thơ tại Phan Thiết vừa qua đã có sự hiện diện của hai tác giả nam tu sĩ từ Sài Gòn ra và khoảng mười nữ tu và bốn mươi chủng sinh tại Phan Thiết đến tham dự.

6. PHÁT HUY TIỀM NĂNG CỦA BẢN TIN HIỆP THÔNG

Hiện nay, tờ báo chính thức của HĐGMVN là Bản Tin Hiệp Thông. Chỉ cần thể hiện đúng tên gọi, tờ báo có thể trở thành một phương tiện đào tạo người cầm bút cho Giáo Hội Việt Nam. Là bản tin, ít ra phải phát hành hằng tuần. Hai tháng mới ra một lần sẽ không còn là bản tin (news, novelles) mà chỉ là kho lưu trữ các sự kiện đã cũ. Là bản tin, nên thực hiện thành tập mỏng khổ giấy A4 như trước kia và như bao nhiêu tuần san ở các sạp báo. Để thực sự là nhịp cầu hiệp thông cho Giáo Hội Việt Nam, cần kêu gọi sự đóng góp của mọi thành phần và tầng lớp Dân Chúa thuộc cả 26 Giáo Phận cũng như các Dòng Tu, trong và ngoài nước. Cần ưu tiên cho những bài ngắn, khả năng đóng góp mang tính hiệp thông mới gia tăng. Là tờ báo của HĐGMVN, Bản Tin Hiệp Thông có tư cách và điều kiện để xúc tiến thiết lập những tổ cộng tác viên từ mọi giáo phận, viết tin cả cho BTHT lẫn trang web của HĐGMVN. Trong thực tế vẫn có nhiều khó khăn. Thế nhưng nếu thực sự muốn làm một điều gì đáng làm thì chúng ta vẫn làm được.

Qui Nhơn, 22-5-2008

Linh mục Trăng Thập Tự Võ Tá Khánh

Tác giả: Lm. TTT. Võ Tá Khánh

Nguyện xin THIÊN CHÚA chúc phúc và trả công bội hậu cho hết thảy những ai đang nỗ lực "chắp cánh" cho Quê hương và GHVN bay lên!