Trang Chủ Hòa Bình là kết quả của Công Lý và Tình Liên Đới (Is 32,17; Gc 3,18; Srs 39) - Peace As The Fruit Of Justice and Solidarity Quà tặng Tin Mừng
Nhà văn Quyên Di
Bài Viết Của
Nhà văn Quyên Di
Yêu thương đời
Viên đá trong bàn tay
Tuyết xuống đêm qua
Tháo giầy
Tách cà phê buổi sáng
Soi gương, soi lòng
Rơm
Những tầm thường
Những ngày sầu thảm
Những giọt nước
Những ánh lửa
Người yêu màu trắng
Người ghét mùa Xuân
Mùa Xuân cuộc đời
Mơ một vì sao
Mệt mỏi chán chường
Gió mưa là bệnh của trời...
Giấc mơ Xuân
Đi trên đường đời
Dã thảo nhàn hoa
Đàng Thánh Giá trong ngôi nhà nguyện Mễ Tây Cơ
Con tắc kè trên ngọn cây dừa
Chim Sẻ đáng yêu
Cánh én trở về
Cam chua, chanh ngọt
Bức tường đá
Boomerang
Bên cầu biên giới
Bàn Chân
Giới thiệu tác phẩm Nhìn xuống cuộc đời
BÊN CẦU BIÊN GIỚI

 

 

Qua phim ảnh, nhất là những cuốn phim mô tả lại các trận tương tranh thời đệ nhị thế chiến, tôi đã được nhìn thấy nhiều biên giới của các quốc gia. Những biên giới đó, có khi là một cây cầu, có khi là một hàng rào dây kẽm gai, có khi là một đồn canh... nhưng tất cả đều mang ý nghĩa của sự phân chia, cách biệt, ý nghĩa của sự giới hạn.

Đối với những người vượt biên, nhất là vượt biên bằng đường bộ, hình ảnh của biên giới là một hình ảnh vừa trông chờ vừa đáng sợ. Nhìn thấy biên giới là nhìn thấy tự do và sự sống, nhưng vượt qua biên giới_là một hành động nguy hiểm, cớ thể đánh đổi bằng chính sinh mạng của mình.

Riêng tôi, lần đầu tiên nhìn thấy rõ một biên giới thực, là lần tôi viếng thăm Israel vào cuối năm 1989. Một buổi chiều, nhóm chúng tôi được người hướng dẫn đưa đi thăm một vài thắng cảnh có tính chất hách sử. Xe buýt chở chúng tôi đã chạy dọc theo biên giới ISRAEL-YORDAN. Khi nghe người hướng dẫn thông báo, tôi đưa mắt nhìn qua khung cửa sổ quan sát. Đó là một vùng bình nguyên bát ngát, được ngăn ra bởi một hàng rào đây kẽm gai dài hun hút. Xe chúng tôi chạy xa xa, dọc theo hàng rào kẽm gai ấy. Một lớp cờ xanh ngát mắt phủ trùm lấy vùng bìnhnguyên rộng. Mọi sự xem ra rất bình yên, nhưng những người biết chuyện cho hay đọc theo biên giới nhân tạo này, Israel đã trang bị một hệ thống ra-đa tối tân, cũng như sẵn sàng một màng lưới an toàn với bom và đại liên, thiết trí ở vị trí bí mật nào đó. Có người còn cho rằng ISRAEI có thể dùng đến cả bom nguyên tử để bảo vệ vùng biên giới (!) Israel đã hành động như vậy, chắc chắn Yordan cũng có những hành động tương xứng.

Khi xe đã qua khỏi vùng biên giới, câu chuyện của mọi người trẽn xe bắt đầu chuyển sang những đề tài khác. Riêng tôi, hình ảnh biên giới cứ ăn chặt trong đầu không sao gạt bỏ đi được. Tôi vẽ lại trong trí mình màu xanh ngát mắt của thảo nguyên mình vừa chứng kiến. Cây cỏ và màu xanh_của nó không hề có biên giới. Cỏ bên này hàng rào và cỏ bên kia hàng rào cùng là một loại, cùng được một thứ mưa, một thứ sương tưới gội, cùng được sưởi ấm chung bằng một thứ nắng, cùng hưởng chung một ngọn gió thổi qua. Hàng rào biên giới không do thiên nhiên đựng nên, nhưng do trí óc, sự quyết định và bàn tay của con người tạo thành. Đó phải chăng là một điều bi thảm?

Con người đã tạo nên rất nhiều biên giới trong khung cảnh thiên nhiên, đã cắt nát mặt trái đất ra làm nhiều mảnh, mà vốn khi mới được tạo dựng, mặt đất ấy được dùng chung cho tất cả mọi người. Không những dựng những biên giới hữu hình trên mặt đất, con người còn dựng lên những biên giới vô hình trên không trung và ngoài biển cả, tạo ra những không phận, hải phận. Cũng như cỏ ở địa giới cùng một loại, một mầu, mây trên trời thuộc khu không phận cũng trắng, cũng xanh và cũng bềnh bồng trôi nổi như nhau; nước biển ở khu hải phận cũng cùng biếc và cùng mặn giống nhau, thế nhưng mây và nước đã bị phân rẽ bằng một hàng rào tưởng tượng.

Người ta đặt ra rất nhiều luật lệ quốc tế, qui định thế nào mới được bước qua biên giới, thế nào thì không. Qua một biên giới là một màu cờ khác, một thể chế chính trị riêng, một ngôn ngữ và phong tục tập quán khác với ngôn ngữ và phong tục tập quán bên kia biên giới, một chủ thuyết khác một lập trường khác. Xe vẫn đều đều lăn bánh. Hành khách ngủ gà ngủ gật làm cho bầu khí trở nên yên lặng một cách nặng nề. Tôi không ngủ được và hình ảnh biên giới trong óc tôi vẫn không phai nhạt. Tự nhiên tôi nhớ đến những câu hát đẹp và buồn trong bài ''Bên cầu biên giới '':

"Ngừng đây soi bóng bên dòng nước lũ,

cầu cao nghiêng dốc trên dòng sông sâu.

Sầu vương theo gió xuôi về cuối trời, .

một vùng đau thương chốn làng cũ quê xưa.

Người đi chưa hết hương sầu lữ thứ.

Hồn theo cánh gió quên tình xa xưa .

Tuổi xanh như lá thu rụng cuối mùa.

Mộng' về đêm đêm khát vừng trán ngây thơ...”

Bài hát còn có những câu buồn hơn nữa:

"…nhưng đường quá xa vời.

Hương đời êvẫn mê mải.

Đời tôi sao vẫn còn biên giới!

Lòng tôi sao vẫn ngừng nơi đâu ?... "

Và bài hát kết thúc:

"… Mộng bền năm xưa, chỉ là mơ qua. "

Bài hát ấy buồn lắm. Và thường tôi chỉ lẩm bẩm hát nó những khi lòng thấy thật buồn. Đời sống con người quả có nhiều giới hạn, nhiều biên giới. Biên giới giữa quá khứ và hiện tại, giữa hiện tại và tương lai. Biên giới giữa tuổi thanh xuân với tuổi già. Biên giôi giữa mơ mộng với thực tế. Biên giới giữa mong ước và sự thật.

Con người còn có những biên giới đương nhiên. Biên giới của tuổi thọ, biên giới của sức khỏe, biên giới của trí hiểu biết và sự thông minh... Bằng nhiều phương cách, con người đã hết sức cố gắng để vượt ra khởi những biên giới ấy, nhưng dù đã tận lực, con người cũng chỉ có thể nới rộng chút ít chứ không thể phá bỏ được biên giới.

Đó là những biên giới trong mộc con người. Giữa người này với người khác lại có những biên giới khác nữa. Biên giới của giàu và nghèo, của thông thái và ngu dốt, của địa vị giai cấp, của tự đo và nô lệ . Biên giới của ý thức hệ, của chủ thuyết, của quan niệm, của niềm tin. Hình như những ''biên giới bẩm sinh'' còn chưa đủ, người ta đã tự dựng lên trong cuộc đời riêng của mình và trong cuộc sống chung của xã hội biết bao nhiêu thứ biên giới khác nữa. Để rồi kết quả con người ai cũng có máu đỏ như nhau, có trái tim giống nhau, có mộng ước như nhau, cùng chung nhau sống kiếp nhân sinh, vậy mà người ta không đến được với nhau, vì giữa người này với người khác đã có những cách ngăn của biên giới. Dựng biên giới trên đất liền, trên không trung, ngoài biển khơi, và dựng biên giới trong lòng người, giữa người với người, hai hành động ấy cũng đâu có khác gì nhau.

Biết bao lần tôi mong ước một cuộc sống không có biên giới, một cuộc sống được giải thoát hoàn toàn khỏi những trói buộc trong chính con người mình và những trói buộc của định chế xã hội. Nhưng càng lớn lên, tôi càng thấy đó là một mong ước không thể đạt được, đúng là ''mộng bền năm xưa chỉ là mơ qua.'' Ngay một cánh cửa biên giới tôi tự nguyện phá bỏ mà cũng không thực hiện được, đó là biên giới của Tình Yêu. Đôi khi trong trái tim chứa chan lí tưởng của một cuộc sống đi tìm ý nghĩa thực của lòng bác ái, của tâm hồn quảng đại, phục vụ và tự hiến, tôi mong ước và quyết tâm yêu thương tất cả mọi người, yêu người như yêu chính tôi, yêu một cách đồng đều ai cũng như ai, yêu không tính toán, không vụ lợi. Nhưng rồi, cuối cùng tôi vẫn khám phá ra rằng tôi yêu tôi nhiều nhất, yêu những người dễ yêu hơn những người không dễ yêu; yêu, nhưng đôi lúc vẫn tìm sự an toàn, không dám yêu một cách hoàn toàn phục vụ và tự hiến. Trong tình yêu, tôi vẫn tự đặt cho mình một giới hạn, một biên giới. Và tôi cũng cảm thấy lơ sợ khi biên giới ấy không được tôn trọng.

Những biên giới của các quốc gia…

Những biên giới của con người...

Những biên giới của cuộc đời…

Đâu đâu tôi cũng nhìn thấy những biên giới: Nếu tìm kiếm một nơi chốn không biên giới, tôi chỉ còn một cách là tìm về với Thượng Đế. Ngài là đấng vô thủy vô chung, không có trước cũng chẳng có sau, nói khác đi Ngài có tự đời đời và tồn tại đời đời. Ngài là đấng toàn năng, khả năng của Ngài vô giới hạn. Chính vì thế công trình tạo dựng của ngài cũng vô giới hạn, vũ trụ Ngài sáng tạo không có biên giới. Ngài là đấng thượng trí, sự thông hiểu của Ngài không có tận cùng. Ngài là đấng toàn chân, bởi vì Ngài chính là chân lí tuyệt đối- Ngài là đấng chí thiện, sự tốt lành của Ngài không có bến bờ. Ngài là đấng toàn mĩ, vẻ đẹp của Ngài tuyệt điệu. Và cuối cùng, Ngài là đấng toàn ái, Tình Yêu của Ngài mênh mông chan chứa. Ngài yêu tôi và yêu mọi người từ thuở đời đời khi chưa có con người. Con Một Ngài yêu tôi, đã xuống trần làm kiếp con người để thông cảm với kiếp người của tôi. Và Ngài đã cứu tôi khỏi chết bằng chính cái chết của Ngài. Ngài cho tôi tất cả, kể cả giọt máu cuối cùng trong thân thể Ngài.

Tôi thích thánh ca của Thành Tâm, nhưng cũng có một vài bài tôi cho là có lời ca gượng ép và hơi… cải lương. Ông có câu hát: ''Nhưng con tin nơi Chúa, Chúa thương con nhiều, tình không biên giới...”  Cái đoạn "tình không biên giới " đó trước đây tôi vẫn cho là có tính chất... cải lương. Nhưng bây giờ, tôi thấy nó không cải lương nữa. Tác giả, trong lúc viết câu ấy, có lẽ đã thấy rất rõ cái biên giới hữu hạn của tình yêu con người dành cho nhau, và ông tuyên xưng rằng chỉ có tình Chúa dành cho con người mới là thứ ''tình không biên giới ''

Từ đó, mỗi lần hát bài "Bên cầu biên giới ", để kết thúc bằng câu "Mộng bền năm xưa chỉ là mơ qua '', tôi lại bắt sang bài "Xin Ngài thương con " và hát đi hát lại mãi câu: ''Nhưng con tin nơi Chúa, Chúa thương con nhiều, tình không biên giới... "

Nhà Văn Quyên Di

Tác giả: Nhà văn Quyên Di

Nguyện xin THIÊN CHÚA chúc phúc và trả công bội hậu cho hết thảy những ai đang nỗ lực "chắp cánh" cho Quê hương và GHVN bay lên!