Trang Chủ Hòa Bình là kết quả của Công Lý và Tình Liên Đới (Is 32,17; Gc 3,18; Srs 39) - Peace As The Fruit Of Justice and Solidarity Quà tặng Tin Mừng
Lm. Trần Việt Hùng
Bài Viết Của
Lm. Trần Việt Hùng
THỨ BẢY TUẦN THÁNH - MỒ ĐÁ
THỨ SÁU TUẦN THÁNH - NGƯỜI TÔI TỚ
TAM NHẬT THÁNH - THỨ NĂM TUẦN THÁNH - HIỆN DIỆN
TÌNH CHÚA TÌNH NGƯỜI (CHÚA NHẬT LỄ LÁ)
BIẾN ĐỔI
ƠN CỨU RỖI
DẤU CHỈ (CHÚA NHẬT 3 MÙA CHAY)
HY SINH (CHÚA NHẬT 2 MÙA CHAY)
TĨNH LẶNG
PHONG CÙI (CHÚA NHẬT 6 MÙA THƯỜNG NIÊN)
NƯỚC TRỜI
NHÂN CHỨNG
THEO THẦY
MỜI GỌI
NGƯỚC NHÌN LÊN (LỄ HIỂN LINH)
THÁNH GIA
(Nguốn Ánh Sáng) Lễ CHÚA GIÁNG SINH.
MẦU NHIỆM (CHÚA NHẬT 4 MÙA VỌNG)
SỰ SÁNG (CHÚA NHẬT 3 MÙA VỌNG)
DỌN ĐƯỜNG
THỨC TỈNH CẦU NGUYỆN
CHÚA CHIÊN
TÍNH SỔ (CHÚA NHẬT 33 THƯỜNG NIÊN.)
TỈNH THỨC
THỰC HÀNH
LỄ CÁC LINH HỒN (2 tháng 11).
SỐNG ĐẠO (CÁC THÁNH NAM NỮ).
ĐỨC ÁI
THIÊN CHÚA
TIỆC MỪNG
THẤT TRUNG
HỐI LỖI
AN BÀI
THA THỨ
TRÁCH NHIỆM
TỪ BỎ
THÁNH Ý
LÒNG TIN
UY QUYỀN
LƯƠNG THỰC
QUAY ĐẦU (CHÚA NHẬT 3 PHỤC SINH).


(Tđcv 2, 14, 22-28; 1Petr 1, 17-21; Lc 24, 13-35).

 

Theo luật tự nhiên, con người có sinh và có tử. Khi nghe tin có người thân qua đời, chúng ta bàng hoàng thương tiếc và lòng buồn rười rượi vì sự thiếu vắng. Dù có sầu thương và nhớ nhung nhưng khi chôn táng người qúa cố xong, chúng ta cũng phải rời bỏ mộ phần để trở về. Ai trong chúng ta cũng có những trải nghiệm đau thương trong cuộc đời ô trọc này. Khi một người thân lìa đời, chúng ta thường tu họp cầu nguyện, khóc than, chia buồn và tiễn biệt. Sau khi đưa tiễn người qúa cố tới nơi an nghỉ cuối cùng, thì ai nấy lại trở về quê quán và tiếp tục cuộc sống bình thường như dòng sông tiếp tục chảy. Hai môn đệ trên đường Emmau về quê cũng không ngoại lệ. Khi Thầy Giêsu đã chịu tử hình thập giá, xác được hạ xuống xức dầu thơm rồi chôn trong mồ, thì kể như mọi việc đã hoàn tất. Chấm dứt một đời người. Hai môn đệ buồn bã trở về quê hương xứ sở để tiếp tục đời sống như xưa.

Phúc âm kể rằng hai môn đệ đang trên đường về quê, thì xuất hiện một vị khách lạ cùng muốn đồng hành. Vị khách thông hiểu Kinh Thánh đã dẫn đường mở trí cho cả hai ông. Họ không nhận ra Thầy của mình. Họ đã chứng kiến mọi điều đau thương đã xảy ra cho Thầy mấy ngày qua. Còn gì mà hy vọng nữa chứ. Cho dù sau đó, họ có nghe mấy chị phụ nữ loan tin Chúa đã sống lại, nhưng tin này lại quá sức tưởng tượng. Họ không thể tin được những sự kiện lạ lùng là có kẻ chết tự mình sống lại. Thế là hai môn đệ bỏ ngoài tai tất cả. Chúng ta có thể tưởng tượng hoàn cảnh tại thành Giêrusalem của hai ngàn năm về trước, sự thông tin còn rất giới hạn và cuộc sống xô bồ đổi thay. Tuần trước đó, dân chúng đón Chúa vào thành, tung hô ca ngợi. Mấy ngày sau, cũng chính nhóm người đó, lại giơ tay xin tha cho Ba-ra-ba, tên trộm cướp và giết Giêsu. Làm sao có thể tin được những dư luận hay luận dư của người đời?

Câu truyện dài được thánh Luca kể, đi tới kết luận có hậu, là hai môn đệ đã được mở mắt nhìn xem và nhận ra Chúa. Với một cử chỉ rất thân quen và ý nghĩa: Đang khi cùng các ông ngồi bàn, Người cầm bánh, đọc lời chúc tụng, bẻ ra và trao cho hai ông. Mắt họ sáng ra và nhận ra Người. Đoạn Người biến mất (Lc 24, 30-31). Cùng là một vị khách lạ, lúc đầu, hai môn đệ không nhận ra Thầy, nhưng khi Thầy cầm bánh trao cho họ, môn đệ mới nhận ra Thầy mình. Như thế, sau khi sống lại từ cõi chết, Chúa Giêsu không còn bị giới hạn trong một dáng vẻ hay hình thể nào và không ai có thể nhận ra Chúa, nếu Chúa không ban ơn soi sáng. Dựa vào nghi thức bẻ bánh, các môn đệ đã nhận ra chính là Thầy của mình. Đây là khởi đầu của việc cử hành Bí Tích Thánh Thể.

Sự kiện bẻ bánh rất quan trọng đặt nền tảng cho niềm tin qua mọi thời đại. Giáo hội đã duy trì, sắp đặt và chính thức hóa nghi thức này qua việc cử hành Bí Tích Thánh Thể trong thánh lễ. Trung thành với lời truyền của Chúa Giêsu là các con hãy làm việc này để nhớ đến Thầy. Hai môn đệ đã nhận ra Thầy của mình qua một cử chỉ rất đơn sơ, nhưng chứa đựng một thông điệp vô cùng quan trọng. Chúng ta biết vào thời Giáo hội sơ khai, nghi thức bẻ bánh trở thành dấu chỉ và trung tâm của mọi cuộc tụ họp cầu nguyện của các tín hữu. Sau khi hai môn đệ nhận ra Chúa Giêsu đã đang hiện diện, họ đã mau mắn trở lại Giêrusalem để gặp gỡ các tông đồ. Quay đầu là bờ. Hai môn đệ đã trở về cùng qui tụ với các tông đồ để làm chứng nhân cho Chúa Kitô Phục Sinh.

Sách Tông Đồ Công Vụ đã tường thuật biến cố Chúa Giêsu chịu chết theo dự định của Thiên Chúa và có cả trách nhiệm của con người. Tác giả sách Tông Đồ Công Vụ đã qui lỗi sự thông đồng của những người sát hại Chúa. Nhiều người đã đồng ý giơ tay xin tha kẻ cướp và giết đi Đấng Thánh của Thiên Chúa. Thái độ cần có để lãnh nhận ơn cứu độ là sự ăn năn sám hối. Chúa đã chịu mọi hình khổ để đền tội thay cho chúng ta. Giá máu châu báu của Chúa có uy quyền tẩy sạch mọi vết nhơ tội lỗi của cả nhân loại.

Thánh Phêrô đã mời gọi mọi người hãy tin tưởng vào Chúa Kitô sống lại. Giá máu châu báu của Người sẽ cứu thoát linh hồn chúng ta: Anh em đã được cứu chuộc bằng máu châu báu của Đức Kitô, Con Chiên tinh tuyền, không tì ố (1Petr 1, 19). Đây là niềm tin cao quí được các tông đồ truyền lại và Giáo Hội bảo toàn suốt 20 thế kỷ qua. Sự sống lại không phải là niềm tin phù phiếm, mơ hồ hay mê tín dị đoan. Một sự thật trong đời sống đức tin. Chúng ta bước đi trong niềm tin Kitô Giáo, chứ không phải là một sự kiện khoa học thực nghiệm cụ thể. Niềm tin của chúng ta vào Chúa Kitô sống lại được minh chứng bằng đời sống, bằng các chứng nhân và sự tốt lành thánh thiện của con người hôm nay.

Lạy Chúa, xin thêm đức tin cho chúng con. Chúa phán: Phúc cho ai không thấy, mà tin. Chúng con xác tín niềm tin nơi Chúa Kitô Phục Sinh. Chúng con sẽ được bước đi trong ánh sáng và tiến tới sự sống đời đời.

 

Lm. Giuse Trần Việt Hùng.

Tác giả: Lm. Trần Việt Hùng

Nguyện xin THIÊN CHÚA chúc phúc và trả công bội hậu cho hết thảy những ai đang nỗ lực "chắp cánh" cho Quê hương và GHVN bay lên!