Trang Chủ Hòa Bình là kết quả của Công Lý và Tình Liên Đới (Is 32,17; Gc 3,18; Srs 39) - Peace As The Fruit Of Justice and Solidarity Quà tặng Tin Mừng
Tiến Sĩ Tâm Lý Trần Mỹ Duyệt
Bài Viết Của
Tiến Sĩ Tâm Lý Trần Mỹ Duyệt
THÁNH CATHERINE THÀNH SIENA: ĐẶC SỦNG CHỮA LÀNH VÀ HỘ GIÁO
CÂY NHO VÀ CÀNH (Suy niệm và sống Tin Mừng)
GIÁO DỤC CON KHI NÀO VÀ NHƯ THẾ NÀO?
LỄ TRUYỀN TIN CHO ĐỨC MẸ
GIÁ TRỊ CỦA MỘT KIẾP NGƯỜI
LÒNG THƯƠNG XÓT CHÚA: QUÀ TẶNG CỦA PHỤC SINH
30 ĐỒNG CỦA GIUĐA VÀ BÌNH DẦU THƠM CỦA MARIA MAĐALÊNA
CHỨNG NHÂN PHỤC SINH
CON LỪA (Suy niệm Chúa Nhật Lễ Lá)
CHÚA CỠI LỪA VÀO GIÊRUSALEM
THÁNH GIUSE QUA KINH THÁNH TÂN VÀ CỰU ƯỚC
NHỮNG NGUYÊN NHÂN GÂY ĐỔ VỠ HÔN NHÂN
NAM HAY NỮ, THÀNH PHẦN NÀO CHỦ ĐỘNG LY DỊ NHIỀU HƠN?
CHÚA BIẾN HÌNH TRƯỚC MẶT CÁC ÔNG
NHỮNG CƠN CÁM DỖ CỦA CHÚA GIÊSU
Qua Sa Mạc, Thiên Chúa Dẫn Chúng Ta Tới Tự Do (SỨ ĐIỆP MÙA CHAY 2024 CỦA ĐỨC THÁNH CHA PHANXICÔ)
GỌI EM HAI TIẾNG “MÌNH ƠI!”
NGƯỜI CON HOANG ĐÀNG CỦA TIN MỪNG LUCA
GIÁ TRỊ VÀ VẺ ĐẸP CỦA NGƯỜI NỘI TRỢ
CHÚA MÀ CŨNG KHÙNG!
CHÚNG TÔI ĐÃ THẤY NGÔI SAO CỦA NGƯỜI XUẤT HIỆN BÊN PHƯƠNG ĐÔNG
LỄ TRỌNG ĐỨC MARIA, MẸ THIÊN CHÚA - BÀI GIẢNG CỦA ĐỨC GIÁO HOÀNG BENEDICT XVI - Vương Cung Thánh Đường Vatican - Chúa Nhật, 1 tháng 1 năm 2012
THÁNH GIA NAZARETH MẪU GƯƠNG CÁC GIA ĐÌNH
THIÊN CHÚA ĐÃ HÓA THÂN THÀNH TRẺ THƠ ĐỂ CHÚNG TA CÓ THỂ HIỂU ĐƯỢC NGÀI (Bài giảng của ĐTC Bênêđíctô XVI trong Thánh Lễ Nửa Đêm 2006)
TRÁI TÁO NOEL
MẸ MARIA VÔ NHIỄM NGUYÊN TỘI
ĐỪNG COI THƯỜNG MÙA VỌNG ĐẦU TIÊN, ĐỂ MÙA VỌNG THỨ HAI KHÔNG LÀM CHÚNG TA KHIẾP SỢ
BÀI GIẢNG CỦA THÁNH GIÁO HOÀNG GIOAN PHAOLÔ II Đại Lễ Chúa Giêsu Kitô, Vua Vũ Trụ 22 tháng Mười Một, 1998
SỐNG VỚI LÒNG BIẾT ƠN
CÁC THÁNH TỬ ĐẠO VIỆT NAM
NHÓM TRỪ QUỶ HAY “NHÓM CỦA QUỶ”?
CHÚNG TA LÀ ĐỀN THỜ CỦA THIÊN CHÚA
CÂU HỎI CỦA NGƯỜI KHÔNG TÊN
THÁNH NHÂN LÀ NHỮNG AI? LÀM SAO TÔI CÓ THỂ NÊN THÁNH?
THÁNG 11: THÁNG ĐỀN ƠN VÀ BÁO HIẾU
THÁNH SỬ LUCA
ĐẠO ĐỨC SINH HỌC VÀ LINH HỒN BẤT TỬ
KHẨU NGHIỆP!
THIÊN THẦN LÀ AI? CÁC NGÀI ĐƯỢC TẠO DỰNG NÊN ĐỂ LÀM GÌ?
“LÒNG SÙNG KÍNH ĐỨC MẸ LÀ TẤM VÉ THÔNG HÀNH GIÚP TA VƯỢT THOÁT KHỎI HỎA NGỤC” (St. Ephrem)
G I A K Ê U

“Giakêu hãy xuống mau. Hôm nay tôi muốn lưu lại nhà ông” (Lc 19:5). 

Thế là lại một lần nữa, Chúa Giêsu sẽ bị mang tiếng xấu là giao du, thân mật, và bạn bè với những bọn tội lỗi. Vì làm gì mà đến nỗi mà phải xin đến nghỉ ở nhà một người vốn được tiếng là chẳng ra gì trong xã hội như Giakêu. Hay là Chúa cần tiền. Cần một bữa ăn ngon. Cần một nơi nghỉ ngơi thoải mái. 

Nhưng sự giầu có, sang trọng của một người như Giakêu thì có thấm tháp gì với nguồn phú túc và vinh quang của thế gian này, là những thứ được tạo dựng nên do bàn tay của Thiên Chúa. Chúa Giêsu đã chẳng từng bị ma quỉ cám dỗ biến đá thành bánh, thì Ngài cần gì bữa ăn ngon của Giakêu. Và ngôi biệt thự sang trọng của Giakêu làm sao có thể thu hút được người như Chúa, một người đã từng tuyên bố: “Cáo có hang, chim trời có tổ, con người không có chỗ dựa đầu” (Lc 9:58). Tóm lại, những thứ người đời tưởng chừng hấp dẫn ấy của Giakêu, không thể thu hút được sự chú ý của Chúa Giêsu. Ngài chỉ có một chủ ý là muốn chinh phục ông, cũng như chinh phục mọi người, dù là những người tội lỗi nhất. 

Trong cuộc gặp gỡ giữa Chúa Giêsu và Giakêu, điều khiến chúng ta phải chú ý nhất, đó là sau khi cảm nhận được sự quan tâm và tình thương mà Thiên Chúa đã danh cho mình, Giakêu đã công khai xác nhận tội lỗi mình và thành tâm xám hối: “Nếu tôi có làm thiệt hại ai điều gì, tôi xin đền gấp bốn” (Lc 19:8). Hành động xám hối bất ngờ ấy, cũng giống như Maria đã đập bể bình bạch ngọc quí giá, để cho chẩy ra những giọt dầu thơm hảo hạng xức chân Chúa sau khi được Ngài giải thoát cho khỏi bẩy quỉ, chỉ xẩy ra đối với những cảm nhận xâu xa và do tình yêu mến, kính trọng dành cho Thiên Chúa. 

Có lẽ khi nghe câu truyện về sự hội ngộ giữa Chúa Giêsu và Giakêu, nhiều người trong chúng ta cũng lấy làm tiếc. Phải chi Chúa Giêsu ghé mắt nhìn đến mình một lần cũng là mãn nguyện lắm rồi. Hoặc giả, nếu Chúa lên tiếng muốn nghỉ đêm trong nhà mình dù chỉ là một lần thôi thì còn gì vinh hạnh cho bằng. Nghĩ như vậy, nên chúng ta thường có thái độ và lối sống hoàn toàn trái ngược với luân lý và đạo đức hơn cả Giakêu trước khi chưa gặp Chúa. Chúng ta cũng ngoại tình, cũng gian dâm, cũng làm chứng gian, cũng nói dối, cũng lường gạt thể xác, tinh thần và tiền của người này, người khác, và cũng mánh mung, gian lận, hoặc kiêu căng, tự phụ. 

Nhưng có thật là trong đời chúng ta, chúng ta chưa một lần được nghe tiếng Chúa, hay chưa một lần được Ngài ghé thăm? 

Thánh Kinh mà chúng ta đọc hằng ngày, hàng tuần chẳng phải là tiếng Chúa nói với chúng ta sao? Những biến cố sẩy ra trong cuộc sống và xẩy ra ngoài cuộc sống chẳng phải là những tiếng nói của Thiên Chúa muốn nhắn nhủ đó sao? Trong cuộc đời chúng ta, chẳng lẽ không một lần chúng ta được cứu thoát qua cơn hiểm nghèo trong đường tơ, kẽ tóc? Hoặc chúng ta chưa một lần được hưởng một niềm vui thật bất ngờ? Những trường hợp ấy là gì, nếu không phải là những tiếng Chúa muốn nói với mỗi người chúng ta?

 Chúng ta nghĩ gì mỗi lần mình được rước Thánh Thể. Những lúc ấy, Chúa Giêsu không những đến với chúng ta, và còn hơn Giakêu, Chúa đã tan và trở thành của nuôi linh hồn và thân xác chúng ta. Như vậy, sao lại nói rằng chúng ta không một lần được Chúa ghé thăm như trường hợp của Giakêu. 

Nhưng cái khó là Chúa đã không tìm được nhiều người như Giakêu để tâm sự và nghỉ ngơi trong nhà họ. Thích được Chúa đến thăm, nhưng không phải ai cũng sẵn sàng chia sẻ một nửa gia tài của mình cho kẻ nghèo. Không phải ai cũng sẵn sàng đền trả gấp bốn những lỗi lầm mình đã xúc phạm đến người này, người khác nhân danh Chúa và vì mến yêu Chúa như Giakêu. Vì chỉ cần một số ít hành động như Giakêu thì thế giới này đã bớt đi rất nhiều người nghèo khổ. Và những tiếng than van, ai oán của những kẻ thấp cổ, bé miệng bị bóc lột và đối xử bất công sẽ vắng dần trên mặt đất. 

Ðiều gây ngạc nhiên trong cuộc hội ngộ giữa Chúa Giêsu và Giakêu, là Giakêu chỉ vì tò mò, đón đường muốn thử nhìn xem con người mang tên Giêsu mà thiên hạ vẫn thường đồn đại như thế nào. Nhưng Chúa Giêsu thì đã không tò mò, mà thực sự muốn gặp mặt Giakêu, vì thế, trong khi Giakêu còn chưa nhìn xem rõ mặt Ngài như thế nào, và chưa kịp phản ứng gì, thì Chúa Giêsu đã lên tiếng gọi ông: “Giakêu xuống mau, vì hôm nay tôi muốn lưu lại nhà ông” (Lc 19:5). Và vì được Chúa mời gọi, nên Giakêu đã đổi thái độ từ tò mò qua kính trọng, và từ kính trọng qua yêu mến. Ðây là cốt lõi của những lần gặp gỡ giữa chúng ta và Thiên Chúa, giữa Thiên Chúa và con người. 

Giakêu đã xuống khỏi cây vả để gặp gỡ Chúa. Chúng ta cũng phải xuống khỏi cây tự ái, kiêu căng, tham lam, dục vọng, và quyền lực để gặp Ngài. 

Giakêu đã dám xác nhận tội mình khi gặp Chúa. Chúng ta cũng phải xét mình và tự vấn lương tâm mỗi khi nghe Chúa nói trong tâm hồn, cũng như qua những biến cố đến từ bên trong và bên ngoài cuộc sống. 

Giakêu đã xám hối, và thực hành xám hối bằng cách chia sẻ tài sản và đền trả những người ông đã làm thiệt hại. Chúng ta cũng phải có những quyết tâm thực hành, rõ ràng, và bằng hành động thực tế đối với những tài năng, của cải, và thời giờ mà Thiên Chúa đã ban cho chúng ta. 

Không thấy Thánh Kinh nói gì về việc Giakêu có đổi nghề sau khi gặp gỡ Chúa. Hoặc sau khi chia gia tài cho người nghèo, và đền trả sòng phẳng những món nợ của ông thì tài sản còn lại là bao nhiêu. Nhưng chúng ta có lý để tin rằng cuộc sống của ông sẽ không giàu có như trước. Và cũng có thể là ông sẽ tự ý giải nghệ để sinh sống bằng một nghề khác. Ông và gia đình ông sẽ phải sống thanh bần hơn, tần tiệm và chắt chiu hơn. Nhưng cũng qua hành động của ông và sự ưu ái mà Chúa dành cho ông, chúng ta có lý để tin rằng, ông sẽ sống một cuộc sống bằng an hơn, và lương thiện hơn, mặc dù có nghèo, có khổ hơn trước. Tóm lại, dù bất cứ chuyện gì xẩy ra cho Giakêu sau cuộc gặp gỡ với Chúa đi nữa, thì ông cũng sẽ không bị thiệt thòi, vì nếu ông có Chúa là ông có tất cả.

Tác giả: Tiến Sĩ Tâm Lý Trần Mỹ Duyệt

Nguyện xin THIÊN CHÚA chúc phúc và trả công bội hậu cho hết thảy những ai đang nỗ lực "chắp cánh" cho Quê hương và GHVN bay lên!