Trang Chủ Hòa Bình là kết quả của Công Lý và Tình Liên Đới (Is 32,17; Gc 3,18; Srs 39) - Peace As The Fruit Of Justice and Solidarity Quà tặng Tin Mừng
Tiến Sĩ Tâm Lý Trần Mỹ Duyệt
Bài Viết Của
Tiến Sĩ Tâm Lý Trần Mỹ Duyệt
LỄ TRUYỀN TIN CHO ĐỨC MẸ
GIÁ TRỊ CỦA MỘT KIẾP NGƯỜI
LÒNG THƯƠNG XÓT CHÚA: QUÀ TẶNG CỦA PHỤC SINH
30 ĐỒNG CỦA GIUĐA VÀ BÌNH DẦU THƠM CỦA MARIA MAĐALÊNA
CHỨNG NHÂN PHỤC SINH
CON LỪA (Suy niệm Chúa Nhật Lễ Lá)
CHÚA CỠI LỪA VÀO GIÊRUSALEM
THÁNH GIUSE QUA KINH THÁNH TÂN VÀ CỰU ƯỚC
NHỮNG NGUYÊN NHÂN GÂY ĐỔ VỠ HÔN NHÂN
NAM HAY NỮ, THÀNH PHẦN NÀO CHỦ ĐỘNG LY DỊ NHIỀU HƠN?
CHÚA BIẾN HÌNH TRƯỚC MẶT CÁC ÔNG
NHỮNG CƠN CÁM DỖ CỦA CHÚA GIÊSU
Qua Sa Mạc, Thiên Chúa Dẫn Chúng Ta Tới Tự Do (SỨ ĐIỆP MÙA CHAY 2024 CỦA ĐỨC THÁNH CHA PHANXICÔ)
GỌI EM HAI TIẾNG “MÌNH ƠI!”
NGƯỜI CON HOANG ĐÀNG CỦA TIN MỪNG LUCA
GIÁ TRỊ VÀ VẺ ĐẸP CỦA NGƯỜI NỘI TRỢ
CHÚA MÀ CŨNG KHÙNG!
CHÚNG TÔI ĐÃ THẤY NGÔI SAO CỦA NGƯỜI XUẤT HIỆN BÊN PHƯƠNG ĐÔNG
LỄ TRỌNG ĐỨC MARIA, MẸ THIÊN CHÚA - BÀI GIẢNG CỦA ĐỨC GIÁO HOÀNG BENEDICT XVI - Vương Cung Thánh Đường Vatican - Chúa Nhật, 1 tháng 1 năm 2012
THÁNH GIA NAZARETH MẪU GƯƠNG CÁC GIA ĐÌNH
THIÊN CHÚA ĐÃ HÓA THÂN THÀNH TRẺ THƠ ĐỂ CHÚNG TA CÓ THỂ HIỂU ĐƯỢC NGÀI (Bài giảng của ĐTC Bênêđíctô XVI trong Thánh Lễ Nửa Đêm 2006)
TRÁI TÁO NOEL
MẸ MARIA VÔ NHIỄM NGUYÊN TỘI
ĐỪNG COI THƯỜNG MÙA VỌNG ĐẦU TIÊN, ĐỂ MÙA VỌNG THỨ HAI KHÔNG LÀM CHÚNG TA KHIẾP SỢ
BÀI GIẢNG CỦA THÁNH GIÁO HOÀNG GIOAN PHAOLÔ II Đại Lễ Chúa Giêsu Kitô, Vua Vũ Trụ 22 tháng Mười Một, 1998
SỐNG VỚI LÒNG BIẾT ƠN
CÁC THÁNH TỬ ĐẠO VIỆT NAM
NHÓM TRỪ QUỶ HAY “NHÓM CỦA QUỶ”?
CHÚNG TA LÀ ĐỀN THỜ CỦA THIÊN CHÚA
CÂU HỎI CỦA NGƯỜI KHÔNG TÊN
THÁNH NHÂN LÀ NHỮNG AI? LÀM SAO TÔI CÓ THỂ NÊN THÁNH?
THÁNG 11: THÁNG ĐỀN ƠN VÀ BÁO HIẾU
THÁNH SỬ LUCA
ĐẠO ĐỨC SINH HỌC VÀ LINH HỒN BẤT TỬ
KHẨU NGHIỆP!
THIÊN THẦN LÀ AI? CÁC NGÀI ĐƯỢC TẠO DỰNG NÊN ĐỂ LÀM GÌ?
“LÒNG SÙNG KÍNH ĐỨC MẸ LÀ TẤM VÉ THÔNG HÀNH GIÚP TA VƯỢT THOÁT KHỎI HỎA NGỤC” (St. Ephrem)
TẠI SAO THA NHƯNG LẠI KHÔNG QUÊN. LÝ DO?
CÁC TỔNG LÃNH THIÊN THẦN
CÁC TÔNG ĐỒ ĐÃ SỐNG VÀ CHẾT NHƯ THẾ NÀO SAU KHI CHÚA VỀ TRỜI?
“SUY NGHĨ CỦA CHÚNG TA PHẢI PHÙ HỢP VỚI Ý MUỐN CỦA THIÊN CHÚA”

 

Trần Mỹ Duyệt chuyển ngữ 

Bài giảng trong thánh lễ bế mạc Thượng Hội Đồng Giám Mục Thế Giới với chủ đề “Lời Chúa trong đời sống và sứ vụ của Giáo Hội” của Đức Thánh Cha Bênêđíctô XVI tại Vương Cung Thánh Đường Thánh Phêrô, Chúa Nhật 26 tháng 10 năm 2008. 

Chư huynh trong hàng Giáo Phẩm và Giáo Sỹ

Anh Chị Em thân mến, 

Lời của Chúa, được vang vọng trong Tin Mừng mới đây, đã nhắc nhở chúng ta rằng tất cả mọi Lề Luật đều được tóm lược trong tình yêu.  Thánh sử Mátthêu kể rằng, những người Pharisiêu, sau khi biết Chúa đã bịt miệng bọn Sađốc, đã hội họp nhau để thử thách Ngài (cf. 22:34-35). Moät trong boïn hoï laø tieán só luaät ñaõ hoûi Ngaøi: “Thöa Thaày, giới răn nào là giới răn trọng nhất? (22:36). Câu hỏi cho phép ta nhìn thấy sự lo lắng, hiện diện trong truyền thống cổ xưa của người Do Thái, của việc tìm kiếm một nguyên tắc chung giữa nhiều cách thức bày tỏ Ý muốn của Thiên Chúa. Đây không phải là một câu hỏi dễ trả lời, vì có đến 613 huấn lệnh và điều cấm kỵ trong bộ luật của Maisen. Làm sao tìm được điều nào là điều quan trọng nhất giữa những luật lệ ấy? Nhưng Chúa Giêsu đã không ngần ngại, và trả lời ngay lập tức: “Ngươi phải kính mến Chúa là Thiên Chúa ngươi hết lòng, hết linh hồn, và hết trí khôn. Đấy là giới luật trọng đại nhất” (22:37-38). Chúa Giêsu trưng dẫn Shemà (lời tuyên bố về một nguyên tắc căn bản của niềm tin Do Thái Giáo), một lời cầu của người Do Thái sốt sắng đọc nhiều lần mỗi ngày, đặc biệt vào buổi sáng và buổi chiều (cf. Dt 6:4-9; 11:13-21; Nb 15:37-41): Lời công bố về một tình yêu toàn diện và hoàn vẹn đối với Thiên Chúa, như một Thiên Chúa duy nhất. Nhấn mạnh về việc đặt tất cả sự dâng hiến này cho Thiên Chúa, về việc liệt kê ba cơ năng mà nó định nghĩa con người trong cấu trúc tâm lý sâu xa của nó: trái tim, linh hồn và trí khôn. 

Chữ trí khôn, diánoia, bao gồm yếu tố lý lẽ. Thiên Chúa không chỉ là mục tiêu của tình yêu, của ý chí và cảm tình, nhưng còn là đối tượng của thông minh mà nó không thể bị tách biệt khỏi tình yêu. Suy nghĩ của chúng ta phải phù hợp với ý muốn của Thiên Chúa. Và vì thế, Chúa Giêsu thêm vào một số điều trong đóù, thật ra, vị tiến sỹ luật đã không hỏi tới: “Điều thứ hai cũng giống như thế: Ngươi phải yêu thương cận thân như chính mình” (22:39). Điều ngạc nhiên trong câu trả lời của Chúa Giêsu bao gồm trong sự kiện đó là Ngài thiết lập một sự tương đồng giữa giới răn thứ nhất và thứ hai, mà ở vào thời điểm đó, đã định nghĩa như một lề luật Thánh Kinh rút ra từ sự thánh thiện của luật Lêvy (cf. Lv 19:18). Và do đó, hai giới luật được liên kết bằng một trục chính, trên đó tất cả mặc khải Thánh Kinh dựa vào nó: “Tất cả mọi lề luật và lời tiên tri đều gồm tóm trong hai giới răn này” (22:40). 

Lời Phúc Âm mà chúng ta đang suy niệm, chiếu lên ánh sáng về ý nghĩa của việc làm môn đệ Chúa Kitô, là thực hành lời giảng dậy của Ngài, điều này có thể được qui về trong giới luật trọng đại nhất và đầu tiên của Thánh Luật, giới luật tình yêu. Ngay trong Bài Đọc Đầu Tiên, trích từ Sách Xuất Hành, gồm tóm nhiệm vụ của tình yêu, một tình yêu được minh chứng cách thiết thực trong những tương quan giữa con người: đó phải là những mối liên kết của kính trọng, hợp tác, giúp đỡ tận tình. Kế đến là yêu thương những người xa lạ, cô nhi, quả phụ và bần cùng, hay có thể nói là những công dân không thể tự “bảo vệ” được mình. Thánh ký đi sâu vào những chi tiết như trường hợp một người nghèo đi cầm đồ vật của mình (cf. Ex 22:25-26). Trong trường hợp này, chính Thiên Chúa là người bảo đảm cho tình trạng của người nghèo ấy. Trong Bài Đọc Thứ Hai, chúng ta có thể tìm thấy một ứng dụng cụ thể của giới luật cao cả nhất của tình yêu tại một trong những Cộng Đoàn Kitô Giáo Tiên Khởi. 

Thánh Phaolô viết cho giáo dân Thesalonia, hướng dẫn họ để hiểu rằng, trong khi biết họ chỉ với một thời gian vắn vỏi, ngài đã tiếp nhận họ và mang trong lòng mối cảm khích đối với họ. Bởi thế, ngài  coi họ như như “tấm gương cho tất cả những người tin nhận ở Maceđônia và Achaia” (1 Th 1:6-7). Không thiếu những vấn nạn và yếu kém trong cộng đoàn vừa mới được thành lập này, nhưng tình yêu thắng vượt tất cả, đổi mới tất cả, chiến thắng tất cả: tình yêu của những người hiểu được những giới hạn của họ, một cách ngoan ngoãn đi theo lời của Chúa Kitô, Vị Thầy Thần Linh, đã được chuyển đạt qua một trong những môn đệ trung tín của Ngài. Thánh Tông Đồ viết: “Anh em coi chúng tôi và Thiên Chúa như mẫu mực của anh em, đón nhận lời ngài với niềm vui của Thánh Thần mặc dù thử thách lớn lao”. Ngài viết tiếp: “vì từ anh em mà lời của Thiên Chúa được rao giảng – không phải chỉ quanh Macedonia và Achaia, vì đức tin của anh em vào Thiên Chúa đã được lan rộng khắp nơi” (1 Th 1:6,8). Baøi hoïc maø chuùng ta coù theå ruùt ra töø kinh nghieäm cuûa giaùo ñoaøn Thessaloânia, vaø kinh nghieäm töø söï kieän thoâng thöôøng trong baát cöù moät coäng ñoaøn Kitoâ höõu chaân thaønh naøo, laø tình yeâu ñoái vôùi caän thaân ñöôïc troå sinh töø vieäc chaân thaønh lắng nghe Lời Chúa, cũng như đón nhận những thử thách đối với lời chân lý để từ đó tình yêu chân thật mọc lên và chân lý chiếu sáng. Điều rất quan trọng là lắng nghe Lời và nhập thể lời vào sự có mặt của cá nhân cũng như cộng đoàn! 

Trong khi cử hành Thánh Lễ này, thánh lễ bế mạc công việc của Thượng Hội Đồng, trong một cách đặc biệt, chúng ta cảm thấy sự gắn bó mà nó hiện hữu giữa việc yêu mến lắng nghe lời Chúa, và việc phục vụ bất vụ lợi đối với anh chị em. Bao nhiêu lần trong ít ngày qua, chúng ta đã nghe những kinh nghiệm và những phản ảnh nhu cầu nổi bật của ngày nay của việc chân thành lắng nghe lời Chúa, của việc hiểu biết thành thật hơn Lời Cứu Độ của Ngài; của việc chia sẻ nhiệt tình hơn đức tin được nuôi dưỡng một cách vững vàng nơi bàn tiệc Lời Chúa! Chư huynh khả kính, cám ơn sự đóng góp mà mỗi chư huynh đã cống hiến trong việc thảo luận quanh chủ đề của Thượng Hội Đồng: “Lời Chúa trong đời sống và sứ vụ của Giáo Hội”. Tôi chào đón tất cả chư huynh với cảm tình tha thiết. Đặc biệt xin chào mừng quí Hồng Y, những vị Chủ Tịch của Thượng Hội Đồng, và Tổng Thư Ký, những vị mà tôi xin cảm ơn về sự cống hiến nhiệt tình của quí vị cho Thượng Hội Đồng. Thưa anh chị em thân mến, tôi chào mừng anh chị em, những người đến từ những lục địa với kinh nghiệm phong phú mình. Khi trở lại quê hương, xin hãy trao cho từng người lời chào thăm thắm thiết của vị Giám Mục Rôma. Tôi chào mừng các phái đoàn Thượng Phu, những Nhà Chuyên Môn, những Quan Sát Viên, và những Thượng Khách của Thượng Hội Đồng: những thành viên của Tổng Thư Ký của Thượng Hội Đồng, và tất cả những người làm việc trong ngành truyền thông. Đặc biệt, tôi nghĩ về những Giám Mục của Trung Hoa Lục Địa, những vị đã không được đại diện trong Thượng Hội Đồng này. Tôi muốn nhân danh các vị này và cảm tạ Thiên Chúa vì tình yêu của các vị đã dâng cho Chúa Kitô, sự hiệp nhất với Giáo Hội Hoàn Vũ, và lòng trung thành của các vị đối với đấng kế vị Thánh Phêrô Tông Đồ. Các ngài hiện diện trong những lời cầu nguyện của chúng ta, cùng với mọi tín hữu được trao phó cho sự săn sóc mục vụ của các ngài. Chúng ta hãy cầu xin “Đấng Chăn Chiên Tối Cao” (1 Pt 5:4) ban cho họ niềm vui tông đồ, sức mạnh, và sự hướng dẫn nhiệt tâm, với sự khôn ngoan và tầm nhìn xa xôi, cộng đồng Công Giáo Trung Hoa rất quí mến của tất cả chúng ta. 

Tất cả chúng ta, những người tham dự vào công việc của Thượng Hội Đồng sẽ mang theo với mình kiến thức mới mẻ mà công tác chính của Giáo Hội, ngay khi bắt đầu tân thiên niên kỷ, là trên tất cả là nuôi dưỡng chúng ta ta bằng Lời của Thiên Chúa, để có thể ảnh hưởng hơn việc tân phúc âm hóa, lời công bố của thời đại chúng ta. Điều cần thiết lúc này là kinh nghiệm hội thánh đây phải vươn tới mọi cộng đoàn; chúng ta phải hiểu sự cần thiết của việc chuyển đổi Lời Chúa mà chúng ta đã nghe thành những nghĩa cử yêu thương, bởi vì đó là con đường duy nhất làm cho Tin Mừng thành một lời công bố đáng tin cậy, mặc dù có những yếu đuối con người nơi mỗi người. Điều đòi hỏi đầu tiên trên tất cả là hiểu biết mật thiết hơn về Chúa Kitô và chân thành hơn đón nhận  lời Ngài. 

Trong Năm Thánh Phaolô này, hãy làm cho những lời này của ngài trở thành của chúng ta: “Khốn cho tôi, nếu tôi không [rao giảng Phúc Âm]” (1 Cor 9:16), tôi hy vọng với tất cả tấm lòng tôi rằng trong mỗi một cộng đoàn trong Năm Thánh Phaolô này sẽ được cảm nhận bằng một lòng xác tín hơn bao giờ  như một ơn gọi trong việc phục vụ Phúc Âm đối với thế giới. Ngay lúc khai mạc Thượng Hội Đồng, tôi đã hồi tưởng lại lời mời gọi của Chúa Giêsu: “Mùa màng thì bề bộn” (Mt 9:37), một lời mời gọi chúng ta phải đáp trả không mệt mỏi giữa tất cả mọi khó khăn mà chúng ta gặp phải. Càng nhiều người tìm kiếm, một đôi khi bằng một cách không chủ ý, cuộc gặp gỡ với Chúa Kitô và Phúc Âm của Ngài; càng có nhiều người tìm thấy nơi Ngài một ý nghĩa cho cuộc đời của họ. Đưa ra lời chứng chia sẻ và trong sáng về một cuộc đời theo Lời Chúa, được chứng nhận bởi Chúa Giêsu, do đó, trở nên một tiêu chuẩn thiết thực chứng tỏ sứ vụ của Chúa Kitô. 

Những Bài Đọc trong phụng vụ giúp chúng ta suy niệm hầu nhắc nhớ chúng ta rằng giữa trọn lề luật, cũng như mọi lời Thánh Kinh, là tình yêu. Vì thế, tất cả những ai tin rằng mình hiểu biết Thánh Kinh, hoặc ít nhất một phần nào của Thánh Kinh, mà không xây dựng, bằng sự khôn ngoan của mình, tình yêu giữa Thiên Chúa và cận thân mình, chứng tỏ rằng trong thực tế, họ còn xa cách  trên con đường bắt gặp gỡ ý nghĩa sâu thẳm hơn của nó. Nhưng làm sao chúng ta có thể đem vào thực hành giới luật này. Làm sao chúng ta có thể sống trong tình yêu của Thiên Chúa và tình yêu anh chị em mình mà thiếu vắng sự sống và tiếp xúc mật thiết với Thánh Kinh? Công Đồng Vaticanô II xác định sự cần thiết này rằng “sự tiếp cận dễ dàng với Thánh Kinh sẽ đem lại cho tất cả Kitô hữu niềm tin” (Cost. Dei Verbum, 22), vì thế, những người trong việcï gặp gỡ chân lý, có thể sẽ lớn lên trong tình yêu chân chính. Đây là điều kiện cần thiết cho việc phúc âm hóa ngày nay. Và vì thường xuyên sự va chạm với Thánh Kinh đang bị đe dọa không phải “một dữ kiện” từ phía Giáo Hội, nhưng do hướng dẫn bở chủ thể, và tự ý, một sự thăng hoa uy tín mục vụ do hiểu biết chắc chắn Thánh Kinh, để công bố, cử hành và sống Lời Chúa trong cộng đồng Kitô hữu, để trở thành cần thiết, một cuộc đối thoại với những nền văn hóa của thời đại chúng ta, đặt chúng ta vào việc phục vụ chân lý, và không chỉ những tư tưởng hiện tại, và gia tăng cuộc đối thoại Thiên Chúa mong muốn với mọi người (cf ibid 21). Với ý nghĩa này, việc săn sóc đặc biệt đòi hỏi các vị mục tử phải chuẩn bị, sẵn sàng, và phải làm bất cứ điều gì cần thiết để truyền bá sinh hoạt Phúc Âm với những phương tiện thích hợp.

Những cố gắng tiếp tục để làm sống động phong trào Thánh Kinh giữa những tín hữu giáo dân cần được khuyến khích, song song với việc thành lập nhóm người cổ võ, đặc biệt chú ý đến giới trẻ. Chúng ta cũng phải giúp đỡ sự cố gắng để đức tin được biết tới qua Lời Chúa đối với những người “xa lạ”, cũng như đặc biệt đối với những ai đang thành tâm kiếm tìm cho họ một ý nghĩa cho đời sống của họ. 

Còn nhiều suy nghĩ nữa cần được thêm vào, nhưng tôi muốn tự giới hạn để nhấn mạnh rằng chỗ đứng riêng biệt ở đó Lời của Thiên Chúa vang vọng, rằng việc xây dựng Giáo Hội, như đã được đề cập nhiều lần trong Thượng Hội Đồng, không thể nghi ngờ là phụng vụ. Ở trong đó, Thánh Kinh là cuốn sách của con người và cho con người; một di sản, một giao ước được trao cho người đọc để nó được đem vào thực hành trong đời sống của mỗi người lịch sử ơn cứu độ đã được ghi chép trong đó.  Vì thế, sẽ có một mối hiệp thông hỗ tương trong sự liên kết sống động giữa con người và Sách Thánh: Thánh Kinh luôn luôn là một cuốn Sách sống động với con người mà điều cốt yếu là đọc nó; con người không thể tồn tại mà không có sách Thánh, bởi vì ở trong đó mà con người tìm được lý do cho cuộc sống, ơn gọi, và phẩm vị của mình. Muối liên kết hỗ tương giữa con người và Sách Thánh được cử hành mỗi khi cử hành phụng vụ, mà ở đó nhờ Chúa Thánh Thần, lắng nghe Chúa Kitô vì chính Ngài là Đấng nói khi Thánh Kinh được công bố trong Giáo Hội và đón nhận Giao Ước mà Thiên Chúa làm mới mẻ với dân Ngài. Do đó, Thánh Kinh và việc hội họp phụng vụ, với một mục đích đơn thuần là mang con người đến cuộc đối thoại với Thiên Chúa và để vâng nghe ý muốn của Chúa. Lời Chúa phát ra từ miệng Ngài, được chứng minh trong Sách Thánh, trở lại với Ngài trong hình thức của một lời đáp trả nguyện cầu, của một lời đáp trả sống sống, của một lời đáp trả của tình yêu (cf Is 55:10-11). 

Anh chị em thân mến, chúng ta hãy cầu xin rằng từ việc đổi mới cách lắng nghe Lời Chúa, được hướng dẫn bởi tác động Chúa Thánh Thần, một cuộc đổi mới chính thức của Giáo Hội hoàn vũ, cũng như nơi mọi cộng đồng Kitô hữu sẽ trổ sinh. Chúng ta phó thác những hoa trái của Thượng Hội Đồng cho sự chuyển cầu từ mẫu của Trinh Nữ Maria. Tôi cũng tín thác nơi Người Hội Nghị Đặc Biệt Lần Thứ Hai của Thượng Hội Đồng Giám Mục Phi Châu sẽ được tổ chức tại Rôma vào tháng Mười năm tới. 

Tháng Ba năm tới, tôi dự định tới Cameroon để công bố kết quả Văn Kiện của Thượng Hội Đồng với đại diện các Hội Đồng Giám Mục Phi Châu. Từ đó, với ý muốn của Thiên Chúa, tôi sẽ đi tới Angola để long trọng kỷ niệm 500 năm quốc gia này đón nhận Tin Mừng. Rất Thánh Maria, người đã dâng đời sống anh chị em lên như “người tôi tớ của Thiên Chúa”, để nhờ đó mọi việc sẽ xẩy ra theo với thánh ý của Ngài (cf Lk 1:38) và là người bảo chúng ta hãy làm những gì Chúa Giêsu bảo chúng ta làm (cf Jn 2:5), dạy cho chúng ta nhận thức trong cuộc sống của chúng ta nét đặc thù của Lời Chúa mà chỉ có mình nó có thể ban cho chúng ta ơn cứu độ. Amen.

(Theo tài liệu bằng Anh ngữ phổ biến trên màn điện toán toàn cầu Permalink:http://zenit.org/article-).082?|=english)

Tác giả: Tiến Sĩ Tâm Lý Trần Mỹ Duyệt

Nguyện xin THIÊN CHÚA chúc phúc và trả công bội hậu cho hết thảy những ai đang nỗ lực "chắp cánh" cho Quê hương và GHVN bay lên!