Trang Chủ Hòa Bình là kết quả của Công Lý và Tình Liên Đới (Is 32,17; Gc 3,18; Srs 39) - Peace As The Fruit Of Justice and Solidarity Quà tặng Tin Mừng
Tiến Sĩ Tâm Lý Trần Mỹ Duyệt
Bài Viết Của
Tiến Sĩ Tâm Lý Trần Mỹ Duyệt
THÁNH CATHERINE THÀNH SIENA: ĐẶC SỦNG CHỮA LÀNH VÀ HỘ GIÁO
CÂY NHO VÀ CÀNH (Suy niệm và sống Tin Mừng)
GIÁO DỤC CON KHI NÀO VÀ NHƯ THẾ NÀO?
LỄ TRUYỀN TIN CHO ĐỨC MẸ
GIÁ TRỊ CỦA MỘT KIẾP NGƯỜI
LÒNG THƯƠNG XÓT CHÚA: QUÀ TẶNG CỦA PHỤC SINH
30 ĐỒNG CỦA GIUĐA VÀ BÌNH DẦU THƠM CỦA MARIA MAĐALÊNA
CHỨNG NHÂN PHỤC SINH
CON LỪA (Suy niệm Chúa Nhật Lễ Lá)
CHÚA CỠI LỪA VÀO GIÊRUSALEM
THÁNH GIUSE QUA KINH THÁNH TÂN VÀ CỰU ƯỚC
NHỮNG NGUYÊN NHÂN GÂY ĐỔ VỠ HÔN NHÂN
NAM HAY NỮ, THÀNH PHẦN NÀO CHỦ ĐỘNG LY DỊ NHIỀU HƠN?
CHÚA BIẾN HÌNH TRƯỚC MẶT CÁC ÔNG
NHỮNG CƠN CÁM DỖ CỦA CHÚA GIÊSU
Qua Sa Mạc, Thiên Chúa Dẫn Chúng Ta Tới Tự Do (SỨ ĐIỆP MÙA CHAY 2024 CỦA ĐỨC THÁNH CHA PHANXICÔ)
GỌI EM HAI TIẾNG “MÌNH ƠI!”
NGƯỜI CON HOANG ĐÀNG CỦA TIN MỪNG LUCA
GIÁ TRỊ VÀ VẺ ĐẸP CỦA NGƯỜI NỘI TRỢ
CHÚA MÀ CŨNG KHÙNG!
CHÚNG TÔI ĐÃ THẤY NGÔI SAO CỦA NGƯỜI XUẤT HIỆN BÊN PHƯƠNG ĐÔNG
LỄ TRỌNG ĐỨC MARIA, MẸ THIÊN CHÚA - BÀI GIẢNG CỦA ĐỨC GIÁO HOÀNG BENEDICT XVI - Vương Cung Thánh Đường Vatican - Chúa Nhật, 1 tháng 1 năm 2012
THÁNH GIA NAZARETH MẪU GƯƠNG CÁC GIA ĐÌNH
THIÊN CHÚA ĐÃ HÓA THÂN THÀNH TRẺ THƠ ĐỂ CHÚNG TA CÓ THỂ HIỂU ĐƯỢC NGÀI (Bài giảng của ĐTC Bênêđíctô XVI trong Thánh Lễ Nửa Đêm 2006)
TRÁI TÁO NOEL
MẸ MARIA VÔ NHIỄM NGUYÊN TỘI
ĐỪNG COI THƯỜNG MÙA VỌNG ĐẦU TIÊN, ĐỂ MÙA VỌNG THỨ HAI KHÔNG LÀM CHÚNG TA KHIẾP SỢ
BÀI GIẢNG CỦA THÁNH GIÁO HOÀNG GIOAN PHAOLÔ II Đại Lễ Chúa Giêsu Kitô, Vua Vũ Trụ 22 tháng Mười Một, 1998
SỐNG VỚI LÒNG BIẾT ƠN
CÁC THÁNH TỬ ĐẠO VIỆT NAM
NHÓM TRỪ QUỶ HAY “NHÓM CỦA QUỶ”?
CHÚNG TA LÀ ĐỀN THỜ CỦA THIÊN CHÚA
CÂU HỎI CỦA NGƯỜI KHÔNG TÊN
THÁNH NHÂN LÀ NHỮNG AI? LÀM SAO TÔI CÓ THỂ NÊN THÁNH?
THÁNG 11: THÁNG ĐỀN ƠN VÀ BÁO HIẾU
THÁNH SỬ LUCA
ĐẠO ĐỨC SINH HỌC VÀ LINH HỒN BẤT TỬ
KHẨU NGHIỆP!
THIÊN THẦN LÀ AI? CÁC NGÀI ĐƯỢC TẠO DỰNG NÊN ĐỂ LÀM GÌ?
“LÒNG SÙNG KÍNH ĐỨC MẸ LÀ TẤM VÉ THÔNG HÀNH GIÚP TA VƯỢT THOÁT KHỎI HỎA NGỤC” (St. Ephrem)
HÔN NHÂN DỊ CHỦNG 2

Khác biệt tiếng nói - Văn hóa - Triết lý sống

Trong bài “Hôn Nhân Dị Chủng” trước, tôi đã nêu lên 3 vấn nạn cần thiết và có tầm mức quan trọng như những yếu tố tấu tạo một cuộc hôn nhân hạnh phúc giữa những người không cùng một nòi giống. Trong bài này, tôi muốn đi sâu vào những gợi ý ấy, bằng những dẫn chứng cụ thể qua kinh nghiệm sống thường ngày với cái nhìn của tâm lý hôn nhân gia đình và xã hội. 

KHÁC BIỆT TIẾNG NÓI: 

Tiếng nói là một phương tiện chuyên chở của văn hóa và tư tưởng con người. Những em nhỏ mang hội chứng Autism là những em tuy có khả năng tri thức, nghe được tiếng nói, nhưng khả năng tiếp nhận và diễn đạt tư tưởng không được phát triển, nên các em này trở thành nạn nhân của xã hội, và thế giới chung quanh. 

Tâm lý các em biến đổi bất thường, vui và buồn, bực tức và cau có. Các em không làm chủ được tình cảm của mình. Tự cảm thấy xa lạ và lạc loài giữa thế giới chung quanh, vì thiếu khả năng diễn đạt tư tưởng bằng tiếng nói. 

Trong tâm lý học, khả năng diễn tả tư tưởng đi liền với khả năng của lý trí. Mức độ phát biểu của một người tùy thuộc vào trình độ hiểu biết và ngôn ngữ của người đó dùng khi nói năng và giao tiếp. Vì thế, khi đề cập đến vấn đề liên quan đến văn hóa, người ta đã chia ngôn ngữ thành hai cấp bậc: Ngôn ngữ bình dân dành cho những người bình dân. Và ngôn ngữ bác học được xử dụng trong những thành phần trí thức và hiểu biết. 

Ngoài ra, khả năng diễn tả tư tưởng và khả năng dùng ngôn ngữ trong cách thức diễn tả ấy, dưới cái nhìn của tâm lý hôn nhân gia đình, lại trở thành một điểm hết sức quan trọng và cần thiết để xây dựng một gia đình hạnh phúc. Phần lớn, những cuộc cãi vã, chửi bới, và ẩu đả nhau trong gia đình giữa vợ chồng, cha mẹ và con cái đều đến từ những bất đồng ý kiến, và hiểu lầm nhau những cái rất nhỏ mọn. Trong những trường hợp ấy, việc trao đổi và đạo đạt ý kiến của mình với người mình muốn nói là một cách thức giải quyết tốt đẹp nhất. Nhưng nếu ta không thấu suốt, không lưu loát, và không hiểu một cách đầy đủ và có khả năng thuyết phục với ngữ vựng dồi dào, thì sự hiểu lầm kia sẽ ngày càng trở thành trầm trọng và sẽ đi đến đổ vỡ. 

Tóm lại, nói được tiếng Anh, tiếng Pháp hay một ngôn ngữ nào đó chưa bảo đảm là mình đã thấu hiểu ngôn ngữ ấy bằng chính văn hóa của dân tộc ấy. Chính vì vậy, mà người ta thường nói tiếng Anh, tiếng Pháp, tiếng Việt, tiếng Trung Hoa không phải là tiếng mẹ đẻ hay ngược lại là tiếng mẹ đẻ của tôi, của anh hay của chị. Đây là hai điều khác biệt rất lớn lao khi nói về một người Mỹ nói tiếng Mỹ và một người Việt hiểu và nói tiếng Mỹ. Hoặc một người Mỹ, người Pháp biết và nói tiếng Việt Nam. 

Một hôm, trên con đường chở con từ trường về nhà. Hai con tôi ngồi dưới ghế sau. Bỗng một đứa lên tiếng hỏi: 

- Bố! Con kể cho bố nghe một câu truyện vui được không?

- Được! Con kể đi.

Thế là con tôi bắt đầu kể một truyện vui nó cho là vui, nhộn, và hài hước nhất mà nó biết. Cả hai anh em chúng đều cười một cách khoái chí. Khi thấy tôi không cười, thằng anh mới lên tiếng: 

- Bố! Bố có biết cười không?
       - Sao con lại hỏi bố như thế?

- Bố biết không. Nó tiếp tục giải thích: Con kể truyên vừa qua ở lớp con, bà giáo và bọn học sinh đều cười lăn ra lớp. Ngay cả em con nó cũng vừa cười bố thấy không. Vậy tại sao chỉ có mình bố không cười.

Rồi nó ngồi thừ người ra chiều bất mãn. Nhưng cuối cùng thì nó cũng tỏ ra thông cảm với tôi bằng một câu nói mà tôi không bao giờ quên mỗi lần sau này khi phải nói truyện với hai con tôi về sự khác biệt văn hóa:

- Con biết rồi. Bố không cười vì bố là người Việt Nam. Còn con cười vì con là người Mỹ. Bố đẻ ở Việt Nam, con đẻ ở Mỹ. Bố cười khi người Việt Nam nói chuyện vui cho bố nghe. Con cười khi người Mỹ nói chuyện vui cho con nghe, hay khi con kể truyện vui cho họ nghe.
 

KHÁC BIỆT VĂN HÓA:

Đúng thế, sẽ có người nêu lên câu hỏi và cho rằng, vậy nếu tôi nói tiếng Pháp, tiếng Mỹ, tiếng Trung Hoa trôi chảy. Hoặc nếu tôi sinh ra ở Mỹ, ở Pháp, hay ở Hồng Kông thì như vậy sự khác biệt về tiếng nói đâu có là một trở ngại cho việc hôn nhân của tôi với một người bản xứ?

Như tôi đã trình bày ở bài trước bằng một định nghĩa về văn hóa, theo đó cái làm cho tôi là người Việt Nam là văn hóa Việt Nam, và cái làm cho bạn là người Mỹ là văn hóa Mỹ. Và cái làm cho anh, cho chị là người Pháp là văn hóa Pháp. Đó là cơm ăn, nước uống, áo mặc, khí trời, khung cảnh gia đình, dòng tộc và huyết thống. Những cái đó quyện lẫn với nhau và vào nhau để làm nên một con người như tôi, như anh, như chị hiện nay. Vì thế, ảnh hưởng văn hóa Việt Nam trong tôi là cái mà không thể tìm thấy nơi một người Hoa Kỳ, Pháp, anh Trung Hoa. 

Trước năm 1975, tôi có gặp một sĩ quan người Hoa Kỳ. Anh đã tình nguyện ở lại Việt Nam sau thời gian quân ngũ. Anh học tiếng Việt và có bằng cử nhân Văn Chương Việt Ngữ. Anh nói tiếng Việt một cách sành sõi và biết nhiều tiếng lóng. Anh đọc và cắt nghĩa thơ Hồ Xuân Hương một cách rất mùi mẫm. Một lần anh tâm sự với tôi là để làm quen với món ăn Việt Nam, nhất là tiết canh, lòng lợn, và thịt chó, anh đã tự ép mình ăn những món ấy. Kết quả, anh đã phải vào nhà thương nằm 3 tháng vì kiết lỵ, một chút là bỏ mạng. Đó là cái gía để làm quen với văn hóa Việt Nam mà anh đã trả. 

Nhưng rồi càng ngày, trong những câu truyện anh càng tỏ ra cho biết là anh vẵn không thể nào ăn cơm, canh, và rau muống chấm tương hay cà pháo thay bánh mì, thịt bò. Anh cũng chưa thể làm quen với nước chè, nước dừa hay rượu đế như anh vẫn thường thích uống Coca-Cola, 7Up, hoặc bia. Anh yêu tiếng Việt, nhưng anh vẫn thấy ngọt ngào, và thoải mái hơn khi nói truyện với người đồng hương của anh bằng Anh ngữ, dù người đó là một người Mỹ da mầu. 

Một người thiếu nữ Việt Nam mặc chiếc áo dài, với chiếc nón trong tay là một tác phẩm tuyệt vời mà chỉ tìm thấy ở quê hương và con người Việt Nam. Nhưng nếu một người phụ nữ Hoa Kỳ, Pháp, Anh mặc chiếc áo dài và đội chiếc nón lá thì đấy chỉ là một thời trang và kiểu cách vay mượn. Cũng thế một người Hoa Kỳ, Pháp, hay Anh với bộ râu quai nón mặc một bộ vét và đi giầy trông đẹp và lịch sự khác hẳn với một người Việt Nam mặc bộ vét, đi giầy với bộ râu chòm phất phơ trước gió. 

Khi nói về văn hóa, hay văn chương Việt Nam, chúng ta cũng đã có dịp đọc một số hồi ký của các tác gỉa ngoại quốc. Dường như nội dung các tác phẩm ấy nói lên một điều là đó chỉ là lối nhìn và phán đoán của một người Pháp, người Mỹ, hay người Anh về Việt Nam. Nó giống như câu truyện 5 người mù xem voi mà nhiều người đã có dịp đọc ngay khi còn ngồi ở ghế nhà trường bên quê nhà. 

Tóm lại, khác biệt về văn hóa là một cái gì mà khả năng ngôn ngữ hay tiếng nói vẫn không thể hóa giải. Và như tôi đã trình bày ở bài trước, không phải là bây giờ, mà đến đời con, cháu chúng ta, những khác biệt ấy mới là một câu hỏi và trở thành một đề tài nhức nhối.

KHÁC BIỆT TRONG TRIẾT LÝ SỐNG:

Xã hội Việt Nam, và xã hội tại các nước Âu Mỹ với những cấu trúc khác nhau về địa lý, phong thủy, kinh tế, xã hội. Truyền thống gia đình và luân lý gia đình tuy vẫn là cái gì mà mọi nền văn hóa đều tôn trọng, nhưng ở mỗi nền văn hóa đều có những nét khác nhau và đặc thù. Cấu trúc gia đình người Việt ảnh hưởng sâu đậm truyền thống đại gia đình, mà mặc dù ngày nay một số đang sống tại hải ngoại vẫn không sao quên được. Ngược lại, phần lớn các quốc gia Âu Mỹ theo chế độ tiểu gia đình. Sự khác biệt ở quan niệm và triết lý sống ấy là đối với người Việt Nam việc lấy vợ, lấy chồng là một việc trọng đại liên quan đến cả giòng họ. Nhưng đối với đa số người Âu Mỹ, việc này chỉ là hành động có tính cách cá nhân. 

Triết lý sống của một dân tộc, do đó, là hậu quả tất yếu của nền văn hóa và triết lý của dân tộc ấy. Khác biệt này dẫn đến những khác biệt về vũ trụ quan và nhân sinh quan của mỗi người. Một người con rể hay con dâu ngoại quốc sẽ không hoặc khó lòng cảm nhận được sự gần gũi, gắn bó của truyền thống gia đình người Việt. Ngược lại, một người con dâu hay con rể Việt Nam cũng sẽ không thoải mái khi giao tiếp với những người trong gia đình của chồng hay vợ mình là người ngoại quốc. Đó là chưa nói tới những hình thức cảm nhận tình tự dân tộc liên quan đến những phong tục, tập quán về hôn nhân, gia đình. 

Người Việt Nam, nhất là cha mẹ Việt Nam thường lấy việc săn sóc và lo lắng cho con cái như một lẽ sống của mình. Phải hỏi, phải lo lắng không những vấn đề công ăn, việc làm, việc học hành, việc vợ chồng mà còn cả khả năng sinh sống của con. Nhưng dường như sự khác biệt văn hóa và triết lý sống ấy đang gặp phải những ngãng trở lớn lao khi con trai hay con gái họ lập gia đình với một người ngoại quốc, hoặc đang cố bắt chước lối sống vọng ngoại của những người bản xứ. Vì hành động ấy của họ lúc này là một lo lắng thái quá, và là một xúc phạm đến đời tư của con mình. 

Người Việt Nam, nhất là những bậc cao niên gần đây tại hải ngoại vẫn thường kể cho nhau những câu truyện cười ra nước mắt về con dâu, con rể hay cháu nội, cháu ngoại của mình là người ngoại quốc hoặc mang hai dòng máu. Đối với các vị cao niên này thì không bao giờ có thể hiểu được rằng họ phải xin phép trước để mới được phép đến thăm cháu. Hoặc phải rửa tay sạch sẽ trước mới được bế cháu. Văn hóa, văn minh hay là một sự xỉ nhục cho các cụ. 

Triết lý sống của người Việt còn đặt nặng trên tình tự dân tộc, quê hương như triết lý Trống Đồng, huyền thoại Lạc Long Quân và Âu Cơ, huyền thoại các vua Hùng dựng nước. Những chiến thắng anh dũng của tiền nhân trải qua các thời đại lịch sử. Những cái này đã thẩm thấu, đi vào xương tủy của ta và tạo nên con người Việt Nam của chính chúng ta. 

Tóm lại, sự hòa nhập vào một dòng văn hóa khác, và nhất là sự hòa nhập vào đời sống của một người khác mầu da, tiếng nói, phong tục và tập quán là một việc làm đòi hỏi nhiều suy nghĩ. Thành quả lệ thuộc không những trên những yếu tố khách quan, mà còn bao gồm cả những yếu tố chủ quan. Đó là những khác biệt về tiếng nói, văn hóa và triết lý sống của mỗi dân tộc. Tình cảm nhất thời, ngay cả tình yêu nóng bỏng và cuồng nhiệt của một người cũng không đủ bảo đảm rằng sự phối hợp kia sẽ mang lại kết quả tốt. Và đây là những vấn nạn liên quan đến một cuộc hôn nhân dị chủng. Ngòai câu nói: “Trâu ta ăn cỏ đồng ta”, người Việt Nam còn có một câu khác mà ý nghĩa rất thâm thúy liên quan đến ảnh hưởng tâm lý xã hội này, đó là: “Ta về ta tắm ao ta. Dù trong, dù đục ao nhà vẫn hơn”.

Tác giả: Tiến Sĩ Tâm Lý Trần Mỹ Duyệt

Nguyện xin THIÊN CHÚA chúc phúc và trả công bội hậu cho hết thảy những ai đang nỗ lực "chắp cánh" cho Quê hương và GHVN bay lên!