Trang Chủ Hòa Bình là kết quả của Công Lý và Tình Liên Đới (Is 32,17; Gc 3,18; Srs 39) - Peace As The Fruit Of Justice and Solidarity Quà tặng Tin Mừng
Tiến Sĩ Tâm Lý Trần Mỹ Duyệt
Bài Viết Của
Tiến Sĩ Tâm Lý Trần Mỹ Duyệt
CÂY NHO VÀ CÀNH (Suy niệm và sống Tin Mừng)
GIÁO DỤC CON KHI NÀO VÀ NHƯ THẾ NÀO?
LỄ TRUYỀN TIN CHO ĐỨC MẸ
GIÁ TRỊ CỦA MỘT KIẾP NGƯỜI
LÒNG THƯƠNG XÓT CHÚA: QUÀ TẶNG CỦA PHỤC SINH
30 ĐỒNG CỦA GIUĐA VÀ BÌNH DẦU THƠM CỦA MARIA MAĐALÊNA
CHỨNG NHÂN PHỤC SINH
CON LỪA (Suy niệm Chúa Nhật Lễ Lá)
CHÚA CỠI LỪA VÀO GIÊRUSALEM
THÁNH GIUSE QUA KINH THÁNH TÂN VÀ CỰU ƯỚC
NHỮNG NGUYÊN NHÂN GÂY ĐỔ VỠ HÔN NHÂN
NAM HAY NỮ, THÀNH PHẦN NÀO CHỦ ĐỘNG LY DỊ NHIỀU HƠN?
CHÚA BIẾN HÌNH TRƯỚC MẶT CÁC ÔNG
NHỮNG CƠN CÁM DỖ CỦA CHÚA GIÊSU
Qua Sa Mạc, Thiên Chúa Dẫn Chúng Ta Tới Tự Do (SỨ ĐIỆP MÙA CHAY 2024 CỦA ĐỨC THÁNH CHA PHANXICÔ)
GỌI EM HAI TIẾNG “MÌNH ƠI!”
NGƯỜI CON HOANG ĐÀNG CỦA TIN MỪNG LUCA
GIÁ TRỊ VÀ VẺ ĐẸP CỦA NGƯỜI NỘI TRỢ
CHÚA MÀ CŨNG KHÙNG!
CHÚNG TÔI ĐÃ THẤY NGÔI SAO CỦA NGƯỜI XUẤT HIỆN BÊN PHƯƠNG ĐÔNG
LỄ TRỌNG ĐỨC MARIA, MẸ THIÊN CHÚA - BÀI GIẢNG CỦA ĐỨC GIÁO HOÀNG BENEDICT XVI - Vương Cung Thánh Đường Vatican - Chúa Nhật, 1 tháng 1 năm 2012
THÁNH GIA NAZARETH MẪU GƯƠNG CÁC GIA ĐÌNH
THIÊN CHÚA ĐÃ HÓA THÂN THÀNH TRẺ THƠ ĐỂ CHÚNG TA CÓ THỂ HIỂU ĐƯỢC NGÀI (Bài giảng của ĐTC Bênêđíctô XVI trong Thánh Lễ Nửa Đêm 2006)
TRÁI TÁO NOEL
MẸ MARIA VÔ NHIỄM NGUYÊN TỘI
ĐỪNG COI THƯỜNG MÙA VỌNG ĐẦU TIÊN, ĐỂ MÙA VỌNG THỨ HAI KHÔNG LÀM CHÚNG TA KHIẾP SỢ
BÀI GIẢNG CỦA THÁNH GIÁO HOÀNG GIOAN PHAOLÔ II Đại Lễ Chúa Giêsu Kitô, Vua Vũ Trụ 22 tháng Mười Một, 1998
SỐNG VỚI LÒNG BIẾT ƠN
CÁC THÁNH TỬ ĐẠO VIỆT NAM
NHÓM TRỪ QUỶ HAY “NHÓM CỦA QUỶ”?
CHÚNG TA LÀ ĐỀN THỜ CỦA THIÊN CHÚA
CÂU HỎI CỦA NGƯỜI KHÔNG TÊN
THÁNH NHÂN LÀ NHỮNG AI? LÀM SAO TÔI CÓ THỂ NÊN THÁNH?
THÁNG 11: THÁNG ĐỀN ƠN VÀ BÁO HIẾU
THÁNH SỬ LUCA
ĐẠO ĐỨC SINH HỌC VÀ LINH HỒN BẤT TỬ
KHẨU NGHIỆP!
THIÊN THẦN LÀ AI? CÁC NGÀI ĐƯỢC TẠO DỰNG NÊN ĐỂ LÀM GÌ?
“LÒNG SÙNG KÍNH ĐỨC MẸ LÀ TẤM VÉ THÔNG HÀNH GIÚP TA VƯỢT THOÁT KHỎI HỎA NGỤC” (St. Ephrem)
TẠI SAO THA NHƯNG LẠI KHÔNG QUÊN. LÝ DO?
Ý NIỆM VỀ CON CÁI TRONG HÔN NHÂN

 

Trần Mỹ Duyệt 

Quan niệm về hôn nhân và về con cái ngày nay đang có những thay đổi hết sức trầm trọng. Và điều này ảnh hưởng đến việc lưu truyền nòi giống, đến việc thực hành lời hôn ước là đón nhận những người con như hồng ân của Thiên Chúa và như hoa trái của yêu thương giữa hai vợ chồng. 

Những khảo cứu về vai trò con cái đối với hạnh phúc hôn nhân gia đình đang có phần đúng theo với cái nhìn và quan niệm sống của nhiều cặp vợ chồng ngày nay. Quan niệm ấy là con cái chính là một trong những lý do đưa đến ly dị. Có nghĩa là, người ta kết hôn với nhau vì yêu nhau. Vì yêu nhau người ta kết hợp với nhau để sinh con cái. Nhưng vì con cái mà nhiều người lại bỏ nhau. 

Trường họp 1: Bạn tôi chỉ có một người con trai duy nhất. Hai vợ chồng người con này đều là những người có địa vị, học thức, và dư thừa tài chánh. Nhưng điều anh chị mong mà vợ chồng ấy không có, đó là đứa cháu nội để “nối dõi tông đường”. Mong mãi mà vẫn chưa được bế cháu nội. Lý do là con dâu không muốn sinh con vì cho rằng có con lúc này sẽ ảnh hưởng đến nghề nghiệp, đến sắc đẹp. Mỗi lần nghe anh chị đề cập đến vấn đề con cái, cả hai đều trả lời: “Chờ vài năm nữa khi công việc ổn định, có thêm tài chánh lúc đó sinh con vẫn chưa muộn. Bây giờ công việc đang bận rộn, và chưa sẵn sàng”. Thất vọng, vợ anh đã có lần tâm sự với anh: “Chúng nó chỉ cắm đầu vào làm giầu, mua nhà cao cửa rộng, sắm xe hơi sang trọng. Nhưng để làm gì. Chờ cho đến lúc già mới nghĩ đến có con thì e rằng đã muộn. Đúng là có nhiều mà tốt, có một mà không nên thân. Tôi buồn quá!” 

Trường hợp 2: Tại văn phòng tôi có một nhân viên rất dễ thương. Cô ta lập gia đình đã 3 năm, cô rất muốn có con nhưng chồng cô lại không muốn. Cô và chồng cô đã nhiều lần bàn tính với nhau về vấn đề này, đôi lúc đã đi đến gay gắt và khó chịu. Nhưng kết quả là cô ta vẫn không có con để bế, vì chồng cô không muốn. Một vài lần cô đã tâm sự rằng, tôi rất thích có con, nhưng chồng tôi lại không thích. Chồng tôi lý luận rằng có con chỉ làm cho nhà cửa ồn ào, mất thứ tự. Vợ chồng không có thời giờ cho nhau, và đôi khi làm cho tài chính và ngân quĩ gia đình thiếu hụt. Chồng cô còn cho rằng, bản thân anh sinh ra trong một gia đình mà bố mẹ không bao giờ cười với nhau. Con cái không bao giờ ngừng tranh cãi, nhiều lần đã ẩu đả nhau. Những điều này làm cho anh chán nản và không bao giờ muốn nghĩ đến việc có con. 

Trường hợp 3: Một cặp vợ chồng trẻ mà tôi quen biết cho đến nay vẫn chưa có con. Người vợ trẻ này cũng là một người rất thích có con. Ngược lại, chồng cô lại không thích. Lý do đơn giản là có con, con sẽ khóc đêm và như vậy sẽ làm anh mất ngủ. Tuy không thích con, nhưng anh lại rất thích games và xe hơi. Xe hơi để anh o bế, lau lọt, chùi rửa. Anh không bao giờ tỏ ra mệt mỏ trong việc o bế chiếc xe của anh. Có thể nói, còn hơn nhiều người o bế, và săn sóc con cái họ. Còn video games là trò giải trí mà anh không thể thiếu. Vợ anh đã có lần tâm sự: “Anh ấy ôm computer có khi còn kỹ hơn và nhiều hơn anh ôm em.” Và đó cũng là lý do vợ chồng anh đã đi đến chỗ ly dị. 

1. Hôn nhân ngày nay: 

Hôn nhân ngày nay đối với nhiều người không gì hơn là một khế ước song phương giữa hai người nam và nữ. Ý niệm về một khế ước dựa trên thực tế rõ ràng là bao lâu những điều được ghi nhận trong khế ước còn được tôn trọng, tôi và anh còn sống chung hòa bình, hạnh phúc. Nhưng khi những mối lợi hoặc những điều được ghi trong đó bị lợi dụng, bị tổn hại, thì bất bình, giằng co, và tranh cãi sẽ nổi lên. Nếu may mắn những điều này được giải quyết tốt đẹp, thì cuộc sống chung vẫn được duy trì, nhưng nếu những bất đồng ấy không được giải quyết, thì quyết định sau cùng sẽ là ly dị. 

3 trường hợp trên chỉ là tượng trưng cho những gì đang xẩy ra trong đời sống hôn nhân gia đình ngày nay. Vì hôn nhân được đặt trên một khế ước, nên để bảo vệ mình hoặc cả hai, phần lớn những cặp vợ chồng trẻ ngày nay đã không nghĩ đến việc có con, hoặc cùng lắm thì chỉ 1 hoặc 2 con. Điều này cho thấy tại sao vấn đề ngừa thai, phá thai, hoặc hôn nhân đồng tính tuy là những điều bị luân lý, đạo đức lên án, nhưng vẫn được đa số chấp nhận. Ngược lại những gì mà luân lý, đạo đức ca ngợi, khuyến khích lại bị nhiều người từ chối, chẳng hạn việc vợ chồng chung thủy, việc cha mẹ phải có bổn phận và trách nhiệm sinh thành, nuôi nấng, và dưỡng dục con cái. 

Gần đây, Đại Học New Jersey vừa phổ biến một tài liệu nói về thái độ đối với con cái của những cặp vợ chồng người Hoa Kỳ. Theo tài liệu này, thì con số những người bước vào đời sống hôn nhân mà không có con hoặc sinh con trễ đang mỗi ngày một nhiều. 

Cũng theo tài liệu trên, thế hệ của chúng ta tức những người trên 50 tuổi, vấn đề con cái là một phần quan trọng trong đời sống hôn nhân gia đình, và việc có con sau khi lập gia đình là một việc hệ trọng. Ở vào thế hệ cha ông chúng ta, hễ lập gia đình sau một năm mà không có con là bị cho là có vấn đề. Ngược lại, những người trẻ thuộc thế hệ gần đây thì con cái trong hôn nhân không phải là một việc quan trọng, và do đó, những cặp vợ chồng lấy nhau mà không có con càng ngày càng đông.   

Theo Barbara Dafoe Whitehead và David Popenoe, thì vấn đề nuôi dưỡng và giáo dục con cái gần đây đang trở thành một đề tài tranh cãi. Đối với nhiều người, có con không phải là một vấn đề hấp dẫn và tạo hạnh phúc. Ngược lại, con cái chính là một ngãng trở hạnh phúc hôn nhân của nhiều cặp vợ chồng. 

2. Ý niệm về con cái: 

Vẫn theo thống kê trên, nhiều phụ nữ cho rằng họ chỉ sẵn sàng có con khi hoàn cảnh thuận lợi, và tương lai bảo đảm rằng việc có con là một cái gì đem lại hạnh phúc. Và nếu họ chờ đợi cơ hội thuận lợi lâu quá, thì phần lớn họ sẽ không nghĩ đến chuyện có con nữa. Theo những người chủ trương không con, thì có con cũng không phải là lý do giữ được vợ chồng khỏi ly dị. Vì thế, những ai đang có trong đầu mình tư tưởng ly dị, phần lớn đều cố tránh phải có con. 

Theo tài liệu Văn Phòng Thống Kê mà hai tác giả trên dùng để nghiên cứu thì:

- Năm 1970, số tuổi trung bình của phụ nữ khi kết hôn là dưới 21. Ngày nay, tuổi trung bình cho một phụ nữ kết hôn là 26 tuổi. Đối với những phụ nữ có bằng cấp 4 năm đại học, số tuổi này dĩ nhiên cao hơn. 

- Năm 1970, có 73.6% phụ nữ tuổi từ 25-29 đã có con và có ít nhất một con nhỏ đang sống với họ. Năm 2000, con số này giảm xuống còn 48.7%. Đối với nam giới cùng tuổi, năm 1970 có 57.3% sống với con. Năm 2000 giảm xuống chỉ còn 28.8%.  

- Năm 1960, có 71% phụ nữ có con sau 3 năm đầu kết hôn. Đến 1990, con số này giảm xuống chỉ còn 37%. Điều này cho thấy, khuynh hướng không có con đang tăng vọt trong những cặp vợ chồng sau khi cưới nhau. 

- Năm 1970, có 27.4% phụ nữ và 39.5% đàn ông lứa tuổi 50-54 có ít nhất một người con tuổi vị thành niên sống trong gia đình. Con số này đến năm 2000 chỉ còn 15.4% và 24.7%. 

Phụ nữ không muốn có con ngày càng gia tăng. Năm 1976, có khoảng 1/10 phụ nữ không muốn có con, đến năm 2004, con số ấy là 1/5. 

Thống kê cũng cho thấy, con số các gia đình có con cũng giảm dần từ ½ ở năm 1960, đến nay lên đến 1/3, một tỷ lệ được coi là thấp nhất trong lịch sử của Hoa Kỳ. 

3. Lý do bào chữa: 

Một cách chung, trước đây thời gian có con sau khi lập gia đình thường là ngắn sau khi tốt nghiệp và sau thời gian lập gia đình. Một số ít sinh viên sau khi tốt nghiệp sẽ học thêm lên; nhưng phần đông sẽ kiếm một nghề rồi lo kết hôn và sinh con cái. Thời gian dành cho việc sinh sản, nuôi nấng, và giáo dục con thường kéo dài đến khoảng 50 hoặc 60 tuổi. Khi về hưu ở tuổi 65 là lúc người ta an hưởng đúng nghĩa. Nghỉ ngơi không bận rộn công việc và an vui với con, cháu. Hiện nay số người ở tuổi 50-60 mà có cháu đang từ từ tăng dần, vì con họ không lập gia đình, mà nếu lập gia đình thì lại không muốn sinh con, hoặc có con quá trễ. Thí dụ, một thanh niên trên 30 tuổi mới lập gia đình, và chờ đến khoảng 35 hoặc hơn nữa mới có con, nên kết quả là ông bà ở tuổi 50 hoặc 60 vẫn không có cháu bế.  

 -  Cá nhân chủ nghĩa: 

Nhưng với trào lưu mới ngày nay, thì thời gian dành cho riêng mình cả trước và sau kết hôn đã tăng vọt. Những cặp vợ chồng không con được coi là may mắn và hạnh phúc. Ngược lại, con cái đối với nhiều người và nhiều cặp vợ ngày nay được gói gọn trong câu nói: “Con là nợ. Vợ/chồng là oan gia”. Không những thế, người ta đã cố tình tránh né hoặc không muốn vâng nghe lời của Thiên Chúa: “Hãy sinh sản ra nhiều mặt đất và hãy làm chủ trái đất. Hãy thống trị cá biển, chim chóc trên bầu  trời và mọi loài di chuyển trên trái đất” (Sáng Thế Ký 1:28).  Một cách dễ hiểu, là người ta không muốn có con. 

Truyền thống văn hóa Việt Nam vẫn coi trọng việc có con. Quan niệm này cho rằng nhiều con, nhiều cháu là giầu sang, phú quý: “Đa tử, đa tôn, đa phú quý.” Theo Khổng Học, không có con còn là một bất hiếu, là một hình phạt: “Cây khô không lộc, người độc không con”. Đó là lời châm biếm, mỉa mai của người Việt Nam dành cho những ai không con cái. Nhận xét này tuy chủ quan, nhưng không hẳn là không có ý nghĩa. 

Đời sống không con, ngày nay bắt nguồn từ quan niệm như một đời sống dành cho chính mình. Một đời sống chú tâm vào cái tôi, và được coi là lối sống ích kỷ “cá nhân chủ nghĩa”. Tôi biết một người khá đầy đủ về vật chất và tài chánh, đã lập gia đình lâu năm và chủ trương không có con. Nhà bà gồm 4 phòng ngủ, 1 cho vợ chồng bà, 1 làm văn phòng cho chồng bà, 1 để dành tiếp đón khách và bạn hữu, và 1 dành cho 2 con chó và 1 con mèo. Nhiều lần tôi đã nghe bà than thở về sự mệt mã và tốn kém cho việc chăm sóc 2 con chó và 1 con mèo mà bà vẫn thường gọi là những đứa con cưng của bà. Theo bà, nào là tiền hớt lông, tóc, cắt móng chân, và xỉa răng hàng tháng. Rồi tiền mua thức ăn, tiền bảo hiểm, tiền bác sĩ mỗi khi chúng đau ốm. Đã có lần tôi nói với bà: “Sao bà không sinh mấy đứa con mà yêu thương, chăm sóc cho bõ công.” Nhưng dường như tiếng “con” làm bà hoảng sợ. Và mỗi lần như vậy, bà đều phản ứng một cách gay gắt: “Người ta có quyền có con, tôi có quyền không có con”.     

Ngoài ra, việc mang thai, sinh nở đối với nhiều phụ nữ ngày nay còn mang ý nghĩa tự quyết: thân xác tôi, tôi có quyền quyết định. Ngừa thai, phá thai theo quan niệm của những phụ nữ này cũng nằm trong quan niệm đó.   

Trước đây được làm cha mẹ là một vinh dự, hạnh phúc lớn lao. Nhiều phụ huynh không ngại hy sinh tất cả vì con cái. Vất vả, lo lắng và hy sinh bản thân mình miễn sao con cái an vui, hạnh phúc là mình thấy hạnh phúc. Nhưng quan niệm ấy ngày nay đang từ từ thay đổi. Hình ảnh những cha mẹ hy sinh cho con cái đang lu mờ, trước hình ảnh những đôi vợ chồng trẻ dành thời giờ tại các phòng trà, các câu lạc bộ, các cuộc du hý và du lịch. Đó là chưa kể đến hằng chục triệu thai nhi mỗi năm bị chính cha mẹ mình giết bỏ trước khi chúng được nhìn thấy ánh sáng mặt trời, vì cha mẹ chúng không muốn mang trách nhiệm, và không muốn hy sinh. 

2. Trốn tránh trách nhiệm giáo dục: 

Việc giáo dục con cái ngày nay cũng là một ngãng trở và đã khiến nhiều cha mẹ không muốn có con hoặc không muốn có nhiều con. Những trẻ em ngày nay mang các hội chứng tâm lý chậm phát triển như Autism, Down Syndrome, hoặc ADHD tăng nhiều. Hằng trăm thứ cám dỗ, và hằng trăm những thử thách của tuổi dậy thì, cộng thêm những khắc nghiệt của đời sống, của công ăn việc làm của cha mẹ khiến nhiều người không nghĩ đến việc có con. Hình ảnh nhiều phụ huynh phải vác chiếu hầu tòa về mang tội “hành hung con cái”, trong khi chính con cái mới là kẻ “hành hung cha mẹ”vì những bướng bỉnh, mất dậy và vô lễ, coi thường công ơn cha mẹ là mộtï trong những ám ảnh đối với nhiều phụ huynh. 

Thật ra, vấn đề giáo dục không phải là một thách đố quá sức của bậc làm cha mẹ, và việc con cái hư hỏng cũng còn tùy ở chính tư cách, quan niệm và lối sống của cha mẹ nữa. 

Một điều tương phản là cha mẹ thì cho rằng con cái khó dậy, hư hỏng vì không vâng lời mình. Ngược lại, những hồ sơ tâm bệnh, những hồ sơ của thiếu niên phạm pháp lại tố cáo sự chểnh mảng, vô trách nhiệm của những người làm cha mẹ. Câu nói: “Cha mẹ sinh con trời sinh tính” chỉ có nghĩa đối với những cha mẹ coi thường và lơ là trong vấn đề giáo dục con cái. Bầu khí gia đình cãi vã, cha mẹ đánh chửi nhau là một bầu khí làm cho con cái chán nản, bỏ nhà đi hoang. Đặc biệt là những cha mẹ làm gương xấu cho con cái bằng chính quan niệm, lối sống, và tư cách của mình. 

Tuy nhiên, không ai chối cãi rằng vấn đề giáo dục con cái ngày nay đang gặp phải nhiều khó khăn do môi trường, hoàn cảnh, và những cám dỗ của thế giới văn minh, vật chất.   

Tóm lại, đời sống hôn nhân ngày nay đang bị chao đảo vì bị lôi cuốn vào những tư tưởng và lối sống phóng đãng, tự do và ích kỷ. Vì nền tảng hôn nhân bị lung lay, sụp đổ, nên hệ quả của đời sống này là gia đình cũng bị ảnh hưởng. Ảnh hưởng rõ ràng nhất là con người ngày nay không muốn có trách nhiệm, nhưng chỉ muốn hưởng thụ. Không muốn vất vả vun trồng cho thế hệ tương lai, nhưng chỉ nhằm hưởng cái lợi trước mắt. Quan niệm và lối sống này hoàn toàn khác với những gì mà Đức Thánh Cha Biển Đức XVI đã huấn dụ trong bài giảng lễ bế mạc Ngày Họp Mặt Thế Giới Về Gia Đình lần thứ 5: “Bằng một tình yêu cha mẹ chúng ta đã vui mừng đón nhận chúng ta và đã đồng hành với chúng ta từ những bước đầu trong thế giới này, giống như dấu chỉ của bí tích và sự tiếp nối tình yêu ân sủng của Thiên Chúa, từ đó chúng ta vào đời”. 

Cảm nghiệm được đón tiếp và yêu thương bởi cha mẹ, theo Đức Thánh Cha Biển Đức XVI, “luôn là một nền tảng vững chắc cho việc phát triển và lớn lên vững vàng, giúp chúng ta trưởng thành trên con đường dẫn tới tình yêu, chân lý và vượt qua chính chúng ta để tiến vào sự thông hiệp với người khác và với Thiên Chúa”. Đó là những nét tích cực và cao cả của sứ mạng làm cha mẹ. Rất tiếc con người ngày nay không quan tâm nhiều đến những điều này, bù lại, họ sống và hưởng thụ một cách ích kỷ. 

Tác giả: Tiến Sĩ Tâm Lý Trần Mỹ Duyệt

Nguyện xin THIÊN CHÚA chúc phúc và trả công bội hậu cho hết thảy những ai đang nỗ lực "chắp cánh" cho Quê hương và GHVN bay lên!