Trang Chủ Hòa Bình là kết quả của Công Lý và Tình Liên Đới (Is 32,17; Gc 3,18; Srs 39) - Peace As The Fruit Of Justice and Solidarity Quà tặng Tin Mừng
Tiến Sĩ Tâm Lý Trần Mỹ Duyệt
Bài Viết Của
Tiến Sĩ Tâm Lý Trần Mỹ Duyệt
LỄ TRUYỀN TIN CHO ĐỨC MẸ
GIÁ TRỊ CỦA MỘT KIẾP NGƯỜI
LÒNG THƯƠNG XÓT CHÚA: QUÀ TẶNG CỦA PHỤC SINH
30 ĐỒNG CỦA GIUĐA VÀ BÌNH DẦU THƠM CỦA MARIA MAĐALÊNA
CHỨNG NHÂN PHỤC SINH
CON LỪA (Suy niệm Chúa Nhật Lễ Lá)
CHÚA CỠI LỪA VÀO GIÊRUSALEM
THÁNH GIUSE QUA KINH THÁNH TÂN VÀ CỰU ƯỚC
NHỮNG NGUYÊN NHÂN GÂY ĐỔ VỠ HÔN NHÂN
NAM HAY NỮ, THÀNH PHẦN NÀO CHỦ ĐỘNG LY DỊ NHIỀU HƠN?
CHÚA BIẾN HÌNH TRƯỚC MẶT CÁC ÔNG
NHỮNG CƠN CÁM DỖ CỦA CHÚA GIÊSU
Qua Sa Mạc, Thiên Chúa Dẫn Chúng Ta Tới Tự Do (SỨ ĐIỆP MÙA CHAY 2024 CỦA ĐỨC THÁNH CHA PHANXICÔ)
GỌI EM HAI TIẾNG “MÌNH ƠI!”
NGƯỜI CON HOANG ĐÀNG CỦA TIN MỪNG LUCA
GIÁ TRỊ VÀ VẺ ĐẸP CỦA NGƯỜI NỘI TRỢ
CHÚA MÀ CŨNG KHÙNG!
CHÚNG TÔI ĐÃ THẤY NGÔI SAO CỦA NGƯỜI XUẤT HIỆN BÊN PHƯƠNG ĐÔNG
LỄ TRỌNG ĐỨC MARIA, MẸ THIÊN CHÚA - BÀI GIẢNG CỦA ĐỨC GIÁO HOÀNG BENEDICT XVI - Vương Cung Thánh Đường Vatican - Chúa Nhật, 1 tháng 1 năm 2012
THÁNH GIA NAZARETH MẪU GƯƠNG CÁC GIA ĐÌNH
THIÊN CHÚA ĐÃ HÓA THÂN THÀNH TRẺ THƠ ĐỂ CHÚNG TA CÓ THỂ HIỂU ĐƯỢC NGÀI (Bài giảng của ĐTC Bênêđíctô XVI trong Thánh Lễ Nửa Đêm 2006)
TRÁI TÁO NOEL
MẸ MARIA VÔ NHIỄM NGUYÊN TỘI
ĐỪNG COI THƯỜNG MÙA VỌNG ĐẦU TIÊN, ĐỂ MÙA VỌNG THỨ HAI KHÔNG LÀM CHÚNG TA KHIẾP SỢ
BÀI GIẢNG CỦA THÁNH GIÁO HOÀNG GIOAN PHAOLÔ II Đại Lễ Chúa Giêsu Kitô, Vua Vũ Trụ 22 tháng Mười Một, 1998
SỐNG VỚI LÒNG BIẾT ƠN
CÁC THÁNH TỬ ĐẠO VIỆT NAM
NHÓM TRỪ QUỶ HAY “NHÓM CỦA QUỶ”?
CHÚNG TA LÀ ĐỀN THỜ CỦA THIÊN CHÚA
CÂU HỎI CỦA NGƯỜI KHÔNG TÊN
THÁNH NHÂN LÀ NHỮNG AI? LÀM SAO TÔI CÓ THỂ NÊN THÁNH?
THÁNG 11: THÁNG ĐỀN ƠN VÀ BÁO HIẾU
THÁNH SỬ LUCA
ĐẠO ĐỨC SINH HỌC VÀ LINH HỒN BẤT TỬ
KHẨU NGHIỆP!
THIÊN THẦN LÀ AI? CÁC NGÀI ĐƯỢC TẠO DỰNG NÊN ĐỂ LÀM GÌ?
“LÒNG SÙNG KÍNH ĐỨC MẸ LÀ TẤM VÉ THÔNG HÀNH GIÚP TA VƯỢT THOÁT KHỎI HỎA NGỤC” (St. Ephrem)
TẠI SAO THA NHƯNG LẠI KHÔNG QUÊN. LÝ DO?
CÁC TỔNG LÃNH THIÊN THẦN
CÁC TÔNG ĐỒ ĐÃ SỐNG VÀ CHẾT NHƯ THẾ NÀO SAU KHI CHÚA VỀ TRỜI?
GIÁO HỘI CƠ CHẾ

Giáo Hội Chúa Kitô tức là Hội Thánh mang hai sắc thái sinh hoạt cá biệt nhưng lại liên kết mật thiết với nhau và không thể thiếu hoặc tách lìa nhau. Đó là sinh hoạt nội tâm và sinh hoạt xã hội. Hoặc nói theo cái nhìn có tính cách xã hội, là sinh hoạt tôn giáo và sinh hoạt xã hội. Chúa phán: “Hãy tìm nước Thiên Chúa và sự thánh thiện của Ngài trước” (Mt 6:33). Đồng thời Ngài cũng phán: “Các con hãy đi rao giảng Tin Mừng cho muôn dân” (Mk 16:15). 

Về mặt tâm linh, Giáo Hội thuộc trọn về Chúa Giêsu, và chỉ phục vụ, làm vinh quang một mình Ngài. Giáo Hội là một vương quốc mà Chúa Giêsu đã nói đến khi trả lời tổng trấn Philatô. Philatô đã thắc mắc khi những Thượng Tế và Pharisiêu tố cáo với ông, và cáo buộc rằng Chúa Giêsu đã tự xưng mình là vua. Là vua đương nhiên phải có thần dân, và vương quốc. Nhưng trước mắt ông, Chúa Giêsu lại chỉ có một mình, không thấy ai bênh đỡ, không có quân đội, và không có thần dân, có lẽ ông cũng chưa bao giờ nghe nói đến  một vương quốc hay quốc gia nào mà có một ông vua tên là Giêsu cả. Hoặc giả Giêsu muốn phản loạn, và muốn tự phong mình làm vua? Trong phân vân ấy, ông đã hỏi Chúa Giêsu: “Ông có phải là vua dân Do Thái không? “ (Jn 18:33). Đức Chúa Giêsu đã trả lời ông: “Đúng! Tôi là vua” (Jn 18:37), nhưng hơn thế nữa, Ngài còn khẳng định: “Tôi sinh ra là để làm vua” (Jn 18:37).  Ngoài Chúa ra, chưa có ai trên đời này dám khẳng định một điều như vậy. Tuy nhiên, để cho Philatô, và có lẽ cho mọi người biết, Ngài không phải là vua theo cái nghĩa trần thế, Chúa Giêsu nói tiếp: “Nhưng nước tôi không thuộc về thế gian này. Nếu nước tôi thuộc về thế gian này, thì quân đội tôi sẽ chiến đấu bảo vệ tôi, và không để tôi rơi vào tay ông” (Jn 18:36). 

Những điều trên cho biết, nước Thiên Chúa, Giáo Hội của Chúa là một thực thể vô hình. Những ai thuộc về nước này, ở trong Giáo Hội này chỉ liên lạc và giao dịch với nhau theo cái nghĩa hoàn toàn tinh thần. Con người trần thế, với cái nhìn của trần thế không thể phân tích và so sánh vương quốc tinh thần này. Tuy nhiên, cái thực thể vô hình đó lại gắn liền với cái thực thể hữu hình, và vì thế, Giáo Hội lại mang thêm chiều kích con người, chiều kích xã hội. 

GIÁO HỘI DUY NHẤT, THÁNH THIỆN, CÔNG GIÁO VÀ TÔNG TRUYỀN 

“Tôi tin Giáo Hội duy nhất, thánh thiện, Công Giáo, và Tông Truyền”. Đây là điều thuộc Đức Tin và buộc tôi phải tin. Nếu không tin điều này, tôi không thuộc về Giáo Hội và cũng không phải là người Công Giáo. 

Đối với những Kitô hữu đọc và suy ngắm Lời Chúa thì niềm tin kia không có gì là thắc mắc, vì ai cũng biết rằng, Giáo Hội này là của Chúa Giêsu, và chính do Ngài sáng lập. Sự thánh thiện của nó không phải do cái nhìn và định giá từ bên ngoài và cũng không do con người ban cho nó, mà đến từ chính Đấng là đầu và là người sáng lập Giáo Hội. Đấng ấy là Chúa Giêsu Kitô.   

Sự thánh thiện, duy nhất, và Công Giáo của Giáo Hội có thể nói là thuộc phạm vi thực tại vô hình. Nhưng tính cách Tông Truyền lại được coi như thực tại hữu hình, Ở đây chúng ta thấy một Giáo Hội với phẩm trật và qui củ. Trước hết được điều hành bởi các Tông Đồ mà người đứng đầu các Tông Đồ là Phêrô. Sau này những người kế vị Phêrô được gọi là Giám Mục Rôma hay giáo hoàng. Những người thừa kế các Tông Đồ khác gọi là các giám mục. Và để phụ tá cho các giám mục là các linh mục và phó tế. Và chính ở cái khía cạnh con người này mà Giáo Hội cũng như những ai sống trong Giáo Hội mới cần phải canh tân, học hỏi, và thánh hóa. Lý do vì ở đây Giáo Hội là một tập thể của những con người. 

GIÁO HỘI THÁNH NHƯNG NHỮNG PHẦN TỬ CỦA GIÁO HỘI CHƯA PHẢI LÀ THÁNH 

Ngoài ra những nghi thức phụng vụ, các bí tích, và nhiều hình thức sống đạo khác đã trở thành những nhu cầu và biểu tượng của đức tin nối liền và rất khắng khít giữa hai thực tại tinh thần và trần thế của Giáo Hội. Nhưng giữa lằn danh tinh thần và trần thế của Giáo Hội. Giữa sự thánh thiện được điều hành và hướng dẫn bởi những cá nhân với những đa mê và yếu đuối, người Kitô hữu rất dễ đi từ thắc mắc này đến thắc mắc khác. Rất dễ cảm thấy xung khắc nếu như không vững vàng niềm tin, và không trưởng thành phân biệt đâu là giá trị đích thực của Giáo Hội theo Đức Tin, và đâu là những cái có thể làm sao nhãng, và suy sụp Đức Tin dưới cái nhìn có tính cách trần thế. Nhiều người đã căn cứ vào những hình thức, nghi lễ và lề thói có tính cách bề ngoài để  định giá Đức Tin của mình. Thí dụ, mỗi ngày tham dự bao nhiêu Thánh Lễ. Mỗi ngày rước lễ mấy lần. Mỗi ngày lần được bao nhiêu tràng Mân Côi... Một số khác, muốn tìm hiểu và sống đức tin bằng chính sự thánh thiện của nó, chứ không lệ thuộc vào những vẻ bề ngoài của các hành vi đạo đức. Thí dụ, làm sao để sống và thể hiện đức ái. Làm sao để hiểu, yêu mến, và giới thiệu Giáo Hội, giới thiệu Chúa Giêsu cho những người khác. Làm sao để sống Đức Tin giữa những thách đố của xã hội hiện nay.   

Thật vậy, sống trong thế giới hôm nay, thế giới mà Đức Thánh Cha Gioan Phaolô II đã gọi là “nền văn hóa sự chết”, người Kitô hữu ngày nay không chỉ đọc những câu kinh bề ngoài, những cuộc rước sách linh đình, nhưng còn phải học hỏi, và sống đạo một cách trưởng thành. Chính mức độ trưởng thành ấy sẽ giúp họ vượt qua được những thách đố mà con người ngày nay đang phải đối diện. Thí du.

      -     Quan niệm và lối sống đồng tính luyến ái.

-          Quan niệm và cái nhìn về ly dị.

-          Quan niệm và lối sống của những cặp trai gái sống chung trước khi kết hôn.

-          Quan niệm và những hành động phá thai.

-          Quan niệm và cái nhìn về tình trạng gương xấu của các linh mục và một số giám mục.

-          Quan niệm và cái nhìn về tình trạng linh mục đồng tính.

-          Quan niệm và cái nhìn về những đòi hỏi của một số linh mục muốn lập gia đình.

-          Quan niệm và cái nhìn về đòi hỏi của một số nữ giới muốn lãnh chức linh mục. 

Những thí dụ điển hình trên không phải là những điều tầm thường, nhưng là cốt lõi của ảnh hưởng của nền văn hóa sự chết, đang làm giảm sút và suy sụp Đức Tin của nhiều người. Đây không phải là những vấn nạn có tính cách cá nhân mà là những vấn nạn cho toàn thể Giáo Hội. Nó không thể chỉ được giải quyết qua loa và phó mặc cho Thiên Chúa, hoặc quay lại đổ lỗi cho xã hội. . 

NGƯỜI  KITÔ HỮU TRƯỞNG THÀNH 

Người Kitô hữu trưởng thành có thể nhìn Giáo Hội bằng cái nhìn mà Thánh Phaolô Tông Đồ đã nhìn và đã muốn mọi người nhìn, đó là hình ảnh một thân thể với nhiều chi thể. Giáo dân, tu sỹ nam nữ, phó tế, linh mục, giám mục, hồng y, và giáo hoàng. Mỗi người và mỗi địa vị được coi như những chi thể, những bộ phận riêng biệt nhưng không thể tách rời của toàn thể Giáo Hội. Những chi thể thiêng liêng này được hiện hữu và được sống động là do ơn gọi của chính Thiên Chúa. Ngoài ra, cũng theo Thánh Tông Đồ, thì chi thể nào càng coi như kém cỏi, lại càng cần thiết. Ngài khẳng định không chi thể nào có thể tự mình sống mà không cần đến các chi thể khác: “Nhưng hơn thế, những bộ phận trong thân thể coi như càng yếu đuối, thì lại càng thiết yếu” (1Cor 12:22).   

Bằng một cái nhìn có tính cách xã hội, thì Giáo Hội chính là một cơ chế với những tổ chức rõ ràng và phức tạp. Trải qua hơn 2000 năm, cỗ máy hành chính của Giáo Hội lúc thêm vào, lúc bớt ra một vài con ốc, một vài cái đinh, một vài bộ phận, nó đã trở nên cồng kềnh, phức tạp, và có thể nói rất khó lòng xác định một khi có những trục trặc, đến nỗi ước vọng của chính Chúa Giêsu là mong cho có sự hiệp nhất cho đến nay cũng chưa đạt được cũng chỉ vì những cồng kềnh, và phức tạp ấy. Sự tranh cãi, và ước vọng hiệp nhất giữa Công Giáo với anh em Tin Lành, Chính Thống, Hồi Giáo là những người cùng chung một niềm tin vào Thiên Chúa cho đến nay vẫn còn gặp rất nhiều khó khăn là một thí dụ về cái cơ chế phức tạp và cồng kềnh này. 

Nhưng cái làm cho cơ chế Giáo Hội trở nên phức tạp hơn có lẽ là quyền lợi và địa vị của thành phần lãnh đạo. Nguyên hai chữ “đời đời” dành cho người đã lãnh chức linh mục, giám mục đã là một thách đố lớn lao đối với niềm tin chung cho nhiều người. Đặc biệt, khi có những người tuy mang thân phận yếu hèn, và có nhiều khuyết điểm nhưng vẫn phủ nhận chỉ vì cho rằng mình đã được chọn, và được gọi vào một chức vụ có tính cách đời đời. Không sợ mất địa vị, không sợ ai có thể cất đi khỏi mình cái mà mình đang có là một cám dỗ lớn lao đối với tính tự ái, tự tôn, và tự đại của rất nhiều linh mục, giám mục. Và đó cũng là điều khiến cho tình trạng suy thoái của Giáo Hội nhiều khi xẩy ra không phải do những Kitô hữu, mà phần lớn là do những người có chức thánh nhưng đã không sống xứng đáng với chức vị của mình. Những cuộc ly giáo, những quan niệm sai lầm về tín lý, thần học, tu đức, và nhiều điều phức tạp khác phần lớn xẩy ra do những nhà thần học, do thành phần có chức thánh khởi đầu. Tình trạng phức tạp của Giáo Hội Hoa Kỳ với sự bùng nổ về tội lạm dụng tình dục trẻ em nơi hàng giáo sỹ, và một số giám mục cho đến nay vẫn là một thách đố cho niềm tin của người Kitô hữu hơn là những trường hợp khác thí dụ việc xuất bản và trình chiếu cuốn sách và cuốn phim phản Kitô Giáo The Da Vinci Code. Giáo Hội Việt Nam trong lãnh vực tôn giáo cũng mang một hình thức tương tự, mặc dù ở một khía cạnh khác. 

Vì tôn giáo là một phần trong đời sống của con người, nên tôn giáo mang một tính miễn trừ  có thể gây ra mê tín. Ít ai đụng chạm đến niềm tin, đến tôn giáo mà không bị coi là những kẻ sai lầm hoặc tội lỗi. Tuy nhiên, nếu người Kitô hữu tin vào Chúa Giêsu, và Giáo Hội thì cũng phải có bổn phận làm vững mạnh Giáo Hội bằng đời sống trưởng thành trong vai trò và ơn gọi của mình. Trong cái trưởng thành ấy, người Kitô hữu buộc  phải trọng kính và yêu mến mọi người, cách riêng những người lãnh đạo tinh thần, nhưng không sùng bái và thần thánh họ. Hơn nữa, còn có bổn phận phải đóng góp xây dựng, vì đó là đức ái trọn hảo.

Tác giả: Tiến Sĩ Tâm Lý Trần Mỹ Duyệt

Nguyện xin THIÊN CHÚA chúc phúc và trả công bội hậu cho hết thảy những ai đang nỗ lực "chắp cánh" cho Quê hương và GHVN bay lên!