Trang Chủ Hòa Bình là kết quả của Công Lý và Tình Liên Đới (Is 32,17; Gc 3,18; Srs 39) - Peace As The Fruit Of Justice and Solidarity Quà tặng Tin Mừng
Tiến Sĩ Tâm Lý Trần Mỹ Duyệt
Bài Viết Của
Tiến Sĩ Tâm Lý Trần Mỹ Duyệt
CHỨNG NHÂN PHỤC SINH
CON LỪA (Suy niệm Chúa Nhật Lễ Lá)
CHÚA CỠI LỪA VÀO GIÊRUSALEM
THÁNH GIUSE QUA KINH THÁNH TÂN VÀ CỰU ƯỚC
NHỮNG NGUYÊN NHÂN GÂY ĐỔ VỠ HÔN NHÂN
NAM HAY NỮ, THÀNH PHẦN NÀO CHỦ ĐỘNG LY DỊ NHIỀU HƠN?
CHÚA BIẾN HÌNH TRƯỚC MẶT CÁC ÔNG
NHỮNG CƠN CÁM DỖ CỦA CHÚA GIÊSU
Qua Sa Mạc, Thiên Chúa Dẫn Chúng Ta Tới Tự Do (SỨ ĐIỆP MÙA CHAY 2024 CỦA ĐỨC THÁNH CHA PHANXICÔ)
GỌI EM HAI TIẾNG “MÌNH ƠI!”
NGƯỜI CON HOANG ĐÀNG CỦA TIN MỪNG LUCA
GIÁ TRỊ VÀ VẺ ĐẸP CỦA NGƯỜI NỘI TRỢ
CHÚA MÀ CŨNG KHÙNG!
CHÚNG TÔI ĐÃ THẤY NGÔI SAO CỦA NGƯỜI XUẤT HIỆN BÊN PHƯƠNG ĐÔNG
LỄ TRỌNG ĐỨC MARIA, MẸ THIÊN CHÚA - BÀI GIẢNG CỦA ĐỨC GIÁO HOÀNG BENEDICT XVI - Vương Cung Thánh Đường Vatican - Chúa Nhật, 1 tháng 1 năm 2012
THÁNH GIA NAZARETH MẪU GƯƠNG CÁC GIA ĐÌNH
THIÊN CHÚA ĐÃ HÓA THÂN THÀNH TRẺ THƠ ĐỂ CHÚNG TA CÓ THỂ HIỂU ĐƯỢC NGÀI (Bài giảng của ĐTC Bênêđíctô XVI trong Thánh Lễ Nửa Đêm 2006)
TRÁI TÁO NOEL
MẸ MARIA VÔ NHIỄM NGUYÊN TỘI
ĐỪNG COI THƯỜNG MÙA VỌNG ĐẦU TIÊN, ĐỂ MÙA VỌNG THỨ HAI KHÔNG LÀM CHÚNG TA KHIẾP SỢ
BÀI GIẢNG CỦA THÁNH GIÁO HOÀNG GIOAN PHAOLÔ II Đại Lễ Chúa Giêsu Kitô, Vua Vũ Trụ 22 tháng Mười Một, 1998
SỐNG VỚI LÒNG BIẾT ƠN
CÁC THÁNH TỬ ĐẠO VIỆT NAM
NHÓM TRỪ QUỶ HAY “NHÓM CỦA QUỶ”?
CHÚNG TA LÀ ĐỀN THỜ CỦA THIÊN CHÚA
CÂU HỎI CỦA NGƯỜI KHÔNG TÊN
THÁNH NHÂN LÀ NHỮNG AI? LÀM SAO TÔI CÓ THỂ NÊN THÁNH?
THÁNG 11: THÁNG ĐỀN ƠN VÀ BÁO HIẾU
THÁNH SỬ LUCA
ĐẠO ĐỨC SINH HỌC VÀ LINH HỒN BẤT TỬ
KHẨU NGHIỆP!
THIÊN THẦN LÀ AI? CÁC NGÀI ĐƯỢC TẠO DỰNG NÊN ĐỂ LÀM GÌ?
“LÒNG SÙNG KÍNH ĐỨC MẸ LÀ TẤM VÉ THÔNG HÀNH GIÚP TA VƯỢT THOÁT KHỎI HỎA NGỤC” (St. Ephrem)
TẠI SAO THA NHƯNG LẠI KHÔNG QUÊN. LÝ DO?
CÁC TỔNG LÃNH THIÊN THẦN
CÁC TÔNG ĐỒ ĐÃ SỐNG VÀ CHẾT NHƯ THẾ NÀO SAU KHI CHÚA VỀ TRỜI?
PHỤ HUYNH CẦN LÀM GÌ ĐỂ GIÚP CON EM KHI BỊ BẮT NẠT Ở TRƯỜNG
THÁNH GIUSE THỢ (Lễ Kính 1 tháng 5)
CON NHÌN CHÚA. CHÚA NHÌN CON
THÁNH SỬ MARCÔ (Riêng tặng bạn thân, bác sỹ Marcô Lương Huỳnh Ngân)
CON BẢO THẦY LÀ AI?!

Từ ngày được Chúa Giêsu tuyển chọn và huấn luyện, hôm nay, lần đầu tiên các môn đệ mới qua kỳ thi lên lớp. Kỳ thi này thay thế cho những chạy chọt, xin xỏ của anh em Giacôbê và Gioan, hoặc như những lần gấu ó nhau tranh dành ngôi thứ. Đề tài của cuộc thi là chính Đức Kitô. Hình thức thi là “hỏi và đáp”. Nhưng vì không phải là một khoa thi được sửa soạn và tổ chức có trường sở, và vì đề tài và câu hỏi lần này mang tính chất chìm lắng, thâm sâu từ nội tâm con người, do đó, Chúa Giêsu đã dùng một hoàn cảnh có tính cách bất ngờ. Theo tâm lý, thì những phản ứng bất ngờ như nói lỡ lời là một phản ảnh của tiềm thức, tức là ý tưởng ấy đã có sẵn trong đầu óc. Và Chúa Giêsu đã dùng tâm lý phản tỉnh ấy để trắc nghiệm xem các môn đệ đã hiểu và biết về Ngài bao nhiêu. Ngài muốn biết, Ngài đã chiếm vị trí nào trong suy tư, và trong đời sống của các môn đệ Ngài. Và các ông phải trả lời 2 câu hỏi: 

1-     “Người ta bảo Con Người là ai?” (Mt 16:13).

2-     “Còn các con, các con bảo Thầy là ai?” (Mt 16: 15). 

Thánh ký kể lại, trong khi thầy trò đến địa hạt Cêsarê Philípphê, Chúa Giêsu bất ngờ hỏi các môn đệ: “Người ta bảo Con Người là ai?” (Mt 16:13). Các ông đã dựa vào ý kiến quần chúng trả lời: “Người thì bảo là Gioan Tẩy Giả, kẻ thì bảo là Elia, kẻ khác lại bảo là Giêrêmia hay một tiên tri nào đó” (Mt 16: 14). Nếu quần chúng quan niệm và nhìn Chúa Giêsu như những nhân vật vừa kể, thì quả thật, quần chúng không hiểu gì về Ngài. Nhưng điều đó không quan trọng, điều quan trọng là Ngài muốn biết các môn đệ nghĩ gì về Ngài. Do đó, Ngài hỏi tiếp: “Còn các con, các con bảo Thầy là ai?” (Mt 16: 15), và Thánh ký không ghi lại câu trả lời của các ông. Sự im lặng này có nghĩa là các ông không hiểu Thầy mình tí nào cả. Cũng như đám đông quần chúng, các ông chỉ biết một cách hết sức lơ mơ và hời hợt về Thầy mình. 

Rất may, trong số các ông có một người đã trả lời đúng, và được coi như đỗ thủ khoa: “Thầy là Đức Kitô Con Thiên Chúa Hằng Sống” (Mt 16:16). Vì là một câu trả lời đúng, nên Chúa Giêsu đã trao bằng và lời khen thưởng ngay: “Simon con Gioan, con có phúc, vì chẳng phải xác thịt hay huyết nhục đã cho con biết, nhưng là Chúa Cha trên Trời. Phần Thầy, Thầy cho con biết: Con là đá, trên đá này, Thầy sẽ xây Giáo Hội Thầy, và cửa Hỏa Ngục sẽ không thắng được. Thầy sẽ trao cho con chìa khóa nước trời. Sự gì con cầm buộc dưới đất, trên trời cũng cầm buộc; và sự gì con cởi mở dưới đất, trên trời cũng cởi mở (Mt 16: 18-19) 

Nhưng đừng tưởng Phêrô chỉ nói suông câu nói ấy, và trả lời theo kiểu “chó ngáp phải ruồi”, tức là ăn may đâu. Không phải thế, mặc dù tính tình của Phêrô có bộc trực, nóng nẩy. Và mặc dù khả năng tri thức của Phêrô lúc bấy giờ chưa chắc đã hiểu thấu đáo những gì ông nói về Chúa Giêsu, về Mầu Nhiệm Nhập Thể, và về Thiên Chúa, nhưng lòng mến và sự nhiệt thành đã cho ông cảm nhận được điều ông tuyên xưng, đặc biệt, ý tưởng ấy đến từ Chúa Cha, Đấng đã mạc khải cho ông. Những điều này đã làm nền tảng cho sự dấn thân và trung thành của Phêrô. 

Thật vậy, nếu đọc Thánh Kinh, ta sẽ thấy rằng mặc dù Chúa Giêsu hứa thiết lập Giáo Hội Ngài trên tảng đá Phêrô, nhưng phải đợi đến khi Ngài thật sự thấy được tấm lòng của ông, đó là lần gặp gỡ chót trước khi Chúa về trời. Trên bãi biển Galilê hôm ấy, cũng bằng một thái độ rất tình cờ, Chúa Giêsu đã hỏi Phêrô một lần nữa về câu hỏi mà Ngài đã hỏi các môn đệ trước đó, nhưng bằng một hình thức khác: “Simon, con Gioan, con có mến Thầy hơn những người này không?” (Gio 21:15). Lần này, Simon - Phêrô - có lẽ còn đang mặc cảm và áy náy về sự “phản bội” của mình, nên không dám mạnh miệng nói là “mến thầy hơn những người này”, nhưng chỉ dám trả lời: “Vâng, Thầy biết con mến Thầy” (Gio 21:15), khiến Chúa Giêsu đã phải lập lại thêm hai lần nữa: “Simon, con Gioan, con có mến Thầy không?” (Gio 21: 16-17). Phêrô, với lòng nhiệt thành và tính bộc trực sẵn có đã trút bỏ được cái mặc cảm tội lỗi của mình, nên tin tưởng và thẳng thắn trả lời: “Lậy Thầy, Thầy biết tất cả. Thầy biết con mến Thầy” (Gio 21:18). Và từ đó, Phêrô đã trở thành Giáo Hoàng, đã trở thành đá tảng của Tòa Nhà Hội Thánh mà Chúa Thánh Thần sẽ khởi công xây cất khi Ngài ngự xuống. 

Nếu Chúa Giêsu hôm nay có hỏi mỗi người chúng ta câu hỏi mà Ngài đã hỏi các môn đệ: “Còn các con, các con bảo Thầy là ai?” (Mt 16: 15), và câu hỏi mà Chúa Giêsu đã hỏi riêng Phêrô: “Simon, con Gioan, con có mến Thầy không?” (Gio 21: 16, 17), chắc sẽ có nhiều người “rớt đài”, vì trả lời không được, hoặc trả lời không thật với lòng mình. Và đây là điều mà những ai cho mình là môn đệ Chúa Giêsu phải suy nghĩ lại. Nhiều khi ta tự cho mình biết nhiều về Chúa Giêsu, đọc nhiều về Chúa Giêsu, nghe nhiều và nói nhiều về Chúa Giêsu, nhưng tự thâm tâm, ta chưa cảm nhận, chưa sống, và chưa thực hành những gì mình biết về Chúa Giêsu. Do đó, ta không dám nói như Phêrô: “Thầy biết tất cả. Thầy biết con mến Thầy” (Gio 21:18). 

Là Kitô hữu, ít nhiều ai cũng biết sơ lược về tiểu sử con người mang tên Giêsu: Chúa Giêsu là Ngôi Hai Thiên Chúa. Đấng mặc xác phàm làm con Đức Trinh Nữ Maria và dưỡng phụ Giuse. Sinh tại Belem dưới thời vua Hêrôđê. Tuổi thơ cùng với gia đình sống tỵ nạn bên Ai Cập, và sau đó tái định cư tại Nagiarét. Nghề nghiệp là thợ mộc. Bắt đầu hành đạo lúc 30 tuổi. Bị các trưởng tế, kỳ lão, và luật sĩ ghen ghét. Bị cáo gian và kết án tử hình một cách bất công bởi Philatô lúc 33 tuổi. Bị hành quyết trên đồi Golgotha bằng cách đóng đinh. Phục sinh ngày thứ ba. Lưu lại thêm 40 ngày, và về trời sau đó. Nhưng câu hỏi ở đây là làm sao tôi biết được những điều này là thật. Vì việc Chúa đến trần gian là việc được các Thánh Ký ghi lại trong Tin Mừng, và các biến cố ấy đã xẩy ra cách đây 2000 năm, những việc đó tôi nào có thấy. Hoặc cũng chỉ là đọc qua sách vở, nghe qua người này, người khác. Vậy làm cách nào, và bằng hình thức nào tôi có thể trả lời với chính Chúa câu hỏi mà Ngài muốn hỏi tôi. Tôi có dám bằng chính cuộc sống mình chứng minh và xác tín về những điều này không? Mặt khác, Chúa Giêsu lại muốn nghe chính miệng tôi nói về Ngài: “Còn các con, các con bảo Thầy là ai?”. Do đó, bài học của Phêrô, câu trả lời của Phêrô chính là điều mà Chúa Giêsu muốn tìm thấy nơi mỗi Kitô hữu. Không phải là “người ta bảo”, mà là “Thầy biết tất cả. Thầy biết con sẽ trả lời Thầy là ai”. 

Thầy là gì? Là tất cả suy tư của con, tất cả lẽ sống của con, tất cả hiểu biết của con, tất cả niềm tin, cậy, và mến của con. Thầy biết tất cả. Thầy biết con biết về Thầy như thế đó. Đến đây, chắc cũng sẽ có người thấy “khớp”, và không dám trả lời, bởi vì “thầy biết tất cả”, thì e rằng Thầy cũng biết rõ là con đang nói xạo, đang muốn làm ra vẻ đạo đức, và đang đóng kịch. Thế thì bậy quá. Tội lỗi quá. Lý do đơn giản là đời sống của con không phản ảnh trung thực điều con biết và điều con nói về Thầy. 

- Còn con, con bảo Thầy là ai?

- Thầy là Đức Kitô, Con Thiên Chúa Hằng Sống. 

Câu trả lời này Thánh Phêrô đã trả lời rồi. Kitô hữu hôm nay không cần phải lập lại nữa. Nhưng điều mà mọi người phải làm là đặt lại vấn đề rằng trong cuộc sống thường ngày, nhất là trong hành trình Đức Tin, tôi có tin thật như thế không? Hay cũng chỉ là “người ta bảo”. Đức Giáo Hoàng này dậy. Đức Hồng Y kia nói. Đức Giám Mục này bảo. Linh mục kia giảng. Nhà thần học này, nhà tu đức kia, nhà chú giải Thánh Kinh nọ viết, chứ tuyệt nhiên tôi không hề cảm, không hề nhận thức, và không hề chứng minh xác tín ấy trong đời sống hằng ngày của tôi. 

Theo Chúa lên núi Taborê để được chia sẻ vinh quang sáng láng, tuy vất vả nhưng cũng là một điều kỳ thú. Theo Chúa trong những lúc Chúa làm phép lạ, bẻ bánh, và được trao bánh cho những người khác, tuy có bận rộn, mệt mã nhưng cũng là một điều hãnh diện, và việc này tạo hứng khởi. Theo Chúa để vào Giêrusalem là một đoạn đường đầy hiển hách, và hãnh diện. Nhưng theo Chúa vào vườn Cây Dầu để cảm thông được với Ngài gánh nặng của tội lỗi nhân loại. Theo Chúa vào dinh Philatô để chứng kiến cảnh Chúa bị tra tấn dã man, kết án bất công để hiểu thế nào về cái giá phải trả cho tội lỗi con người. Sau cùng, theo Chúa lên đồi Canvê để chịu đóng đanh, và chết đi cho tội lỗi để cảm nhận được giá trị của Ơn Cứu Độ. Những cái đó mới là điều mà Chúa Giêsu muốn tôi đáp lại qua câu hỏi của Ngài: “Còn con, con bảo Thầy là ai?”. 

Do đó, chỉ khi nào tôi thâm tín và khám phá ra những người chung quanh tôi, những biến cố xẩy ra trong đời tôi để hướng tầm nhìn về với ý nghĩa cứu độ, và nước trời, lúc ấy tôi mới có thể nói như Phêrô đã nói: “Thầy biết tất cả. Thầy biết con mến thầy”. Và lúc ấy câu trả lời: “Thầy là Đức Kitô, Con Thiên Chúa Hằng Sống” mới thực sự là câu trả lời của tôi.

Tác giả: Tiến Sĩ Tâm Lý Trần Mỹ Duyệt

Nguyện xin THIÊN CHÚA chúc phúc và trả công bội hậu cho hết thảy những ai đang nỗ lực "chắp cánh" cho Quê hương và GHVN bay lên!